BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu



tải về 0.59 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.59 Mb.
#160
1   2   3   4   5   6

GIỐNG VND 99-3


1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Đỗ Khắc Thịnh, Đào Minh Sô, Trương Quốc Ánh – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

Phương pháp chọn tạo: Đột biến phóng xạ gamma Co60, trên giống Nàng Hương và chọn lọc phả hệ.

Được công nhận tạm thời năm 2004 theo Quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 7 năm 2004.



2. Những đặc tính chủ yếu

Thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân 90 - 98 ngày, vụ Hè Thu 100 - 105 ngày.

Chiều cao cây 85 – 90 cm, thân cứng trung bình, đẻ nhánh khá, lá đồng thẳng (cấp 3), khối lượng 1.000 hạt 25 – 27g. Hạt gạo dài 7,0 – 7,4 mm, bạc bụng trung bình (caịnh); độ hóa hồ cấp 4 – 5, amyloza 22 – 23 %, cơm mềm, dẻo. Năng suất trung bình vụ Đông Xuân 5 – 8 tấn/ ha, Hè Thu 4 – 6 tấn/ ha.

Hơi kháng rầy nâu, nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn và cháy bìa lá, ít nhiễm đốm vằn, vàng lá, chịu phèn, chịu hạn rất tốt.



3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Thời vụ thích hợp: Hè Thu, Mùa, Đông Xuân.

Phạm vi phân bố: Thích nghi rộng, dễ trồng, chịu được điều kiện khó khăn, đặc biệt thích hợp vùng Đông Nam bộ.

Các lưu ý trong sản xuất: Giống thích nghi rộng, thích hợp trên nhiều chân đất, địa hình; đặc biệt rất thích hợp cho những vùng khó khăn, ít có điều kiện thâm canh về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.



GIỐNG LÚA OM 3242


1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Phạm Thị Mùi và các CTV: Bùi Chí Bửu - Viện lúa ĐBSCL.

Nguồn gốc và phương pháp: Giống lúa OM3242 được chọn lọc và phát triển từ tổ hợp lai IR64/ K26.

Được công nhận tạm thời năm 2004 theo Quyết định số 2182 QĐ/ BNN-KHCN ngày 29/ 7/ 2004.



2. Những đặc tính chủ yếu

Giống có thời gian sinh trưởng ngắn 95 – 100 ngày. Chiều cao cây trung bình 90 – 100 cm, khả năng đẻ nhánh khá, số bông/ khóm cao (9 – 12). Khối lượng 1.000 hạt 27g, hàm lượng amylose hơi cao (25%), độ bạc bụng cấp 1 – 5, chiều dài hạt gạo 7,0 – 7,3 mm. Giống có năng suất trung bình 5 tấn/ha (vụ Hè Thu) và 6 tấn/ha (vụ Đông Xuân).

Giống có tính kháng rầy nâu cấp 5 và bệnh đạo ôn cấp 5.

3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống có khả năng thích ứng rộng, khả năng kháng mặm tương đối khá, phẩm chất tốt, hiện đang được mở rộng trồng ở các vùng phèn ở Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang và Đồng Tháp.


GIỐNG LÚA IR 42 (NN 4 B)

1. Nguồn gốc

Giống lúa IR 42 nhập nội từ Viện Lúa quốc tế, có tên gốc là IR 2071-586-5-6-3.

Được công nhận giống quốc gia năm 1885 theo Quyết định số 10 NN/ QĐ ngày 14 tháng 1 năm 1985.

2. Những đặc điểm chủ yếu

Thời gian sinh trưởng 140 – 150 ngày, ở đất phèn mặn tới 160 ngày; nơi đất tốt 135 ngày.

Chiều cao cây trung bình khoảng 110 cm, đẻ nhánh khỏe, nhiều bông; số hạt chắc/ bông khá cao ( 95 – 105 hạt), gạo ngon ít bạc bụng. IR 42 dễ tính, không đòi hỏi thâm canh cao, trong điều kiện bình thường vẫn cho năng suất khá. Năng suất bình quân 4,0 – 4,5 tấn/ ha; cao nhất có thể đạt 6 – 8 tấn/ ha.

Chịu phèn mặn tốt, kháng rầy nâu típ 2, kháng ngang với bệnh nấm đạo ôn. Nhược điểm là nhiễm bệnh bạc lá và khô vằn.



3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

IR 42 có thể gieo trồng trên đất phèn mặn, mực nước không sâu quá 40 cm; có thể bố trí gieo trồng ở trà lúa Mùa sớm để thu hoạch vào tháng 11 ở những vùng lúa Mùa ĐBSCL.


GIỐNG LÚA IR 29723

1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo: Giống IR 29723 được nhập từ Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), được Viện lúa ĐBSCL nhập nội, chọn lọc và phát triển. Giống đã được khu vực hóa năm 1990 và công nhận giống quốc gia năm 1992 theo Quyết định số 126 NN-KHCN/ QĐ ngày 21 tháng 5 năm 1992.

2. Những đặc điểm chủ yếu

Thời gian sinh trưởng trung ngày, từ 125 – 135 ngày; chiều cao cây trung bình từ 105-110 cm; hạt thon dài, khối lượng 1.000 hạt từ 23 – 25 gram; tỉ lệ gạo 66 – 70 %, ngon cơm, có thể xuất khẩu; nhược điểm là hàm lượng amylose hơi cao. Năng suất trung bình đạt từ 4,0 – 5,0 tấn/ ha; thâm canh cao có thể đạt 6 – 7 tấn/ ha.

Hơi nhiễm rầy nâu, hơi kháng đạo ôn, nhiễm bệnh cháy bìa lá. Khả năng phục hồi sau khi ngập hoặc sau khi bị bệnh kém hơn IR 42. IR 29723 chịu phèn mặc khá tốt.

3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống chịu thâm canh cao, thích hợp chân đất trũng ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang...

Thích hợp gieo cầy trong vụ Mùa hoặc Hè Thu. Vụ Mùa gieo mạ vào tháng 7 – 8, cầy vào tháng 8 – 9, tuổi mạ 25 – 28 ngày.
GIỐNG LÚA OM 5930

1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu, và CTV, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo: OM 5930 có nguồn gốc từ biến dị tế bào soma giống OM 3536, thực hiện vào 2001, dòng triển vọng được chọn bằng Maker và được khảo nghiệm chính thức từ năm 2005.

2. Những đặc điểm chủ yếu

Thời gian sinh trưởng từ 95 – 100 ngày; chiều cao cây trung bình từ 105 – 110 cm; thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá, hạt chắc/ bông cao (150), khối lượng 1.000 hạt 25 – 26 gram; hạt gạo thon dài, chiều dài hạt gạo 7,0 – 7,3 mm, bạc bụng cấp 0, hàm lượng amylose trung bình (22,0 - 22,5 %); tỉ lệ xay xát khá cao, gạo trắng đạt khoảng 70% và gạo nguyên đạt xung quanh 50%. Năng suất trung bình đạt từ 5,0 – 7,0 tấn/ ha; thâm canh cao có thể đạt 7 – 8 tấn/ ha.

Kháng cao rầy nâu (cấp 1), hơi kháng đạo ôn (cấp 3).

3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống chịu thâm canh cao, thích hợp đất phù sa ngọt; với khả năng kháng rầy nâu và bệnh đạo ôn tốt, OM 5930 có thể phát triển để thay thế giống OM 2514, OM 1490 và bổ sung vào cơ cấu giống lúa cao sản chất lượng cao.


GIỐNG LÚA OM 5239

1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu, và CTV, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo: OM 5239 được chọn lọc và phát triển từ tổ hợp lai IR 64/ OM 2395 và được khảo nghiệm chính thức từ năm 2004-2006.

2. Những đặc điểm chủ yếu

Thời gian sinh trưởng từ 95 – 100 ngày; chiều cao cây trung bình từ 95 – 105 m; thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá, hạt chắc/ bông cao (80 - 100), khối lượng 1.000 hạt 26,0 – 26,5 gram; hạt gạo thon dài, chiều dài hạt gạo 7,0 – 7,1 mm, bạc bụng thấp (cấp 1), hàm lượng amylose trung bình đến hơi cao (24,0 – 25,0 %); cơm nở, rời và hơi cứng; tỉ lệ xay xát khá cao, gạo trắng đạt khoảng 68 – 69 % và gạo nguyên đạt từ 45 – 50 %. Năng suất trung bình đạt từ 5,0 – 7,0 tấn/ ha; thâm canh cao có thể đạt 7 – 8 tấn/ ha.

Hơi kháng – hơi nhiễm rầy nâu (cấp 3-5), hơi nhiễm đạo ôn (cấp 5).

3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống lúa OM 5239 thích ứng rộng, phù hợp cả trong điều kiện thâm canh và những vùng khó khăn như Kiên Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Bến Tre, Hậu Giang; giống có thể gieo trồng trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.


GIỐNG LÚA MTL384 (L264-1-4-5-4-2)

1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Bộ môn Tài nguyên Cây Trồng, Viện NC Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ.

Nguồn gốc và phương pháp: Giống lúa MTL384 có tên gốc L264-1-4-5-4-2 được chọn lọc từ các dòng phân ly F6 của tổ hợp lai L264/ MTL142 năm 1999. Giống MTL384 đã được khảo nghiệm Quốc gia trong ba vụ từ Đông Xuân 2004-2005 đến Đông Xuân 2005-2006.

2. Những đặc tính chủ yếu

Thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày trong điều kiện gieo thẳng, 95 ngày trong điều kiện cấy tại ĐBSCL.

Chiều cao cây trung bình 80 – 90 cm, lá thẳng ngắn, thích hợp cho điều kiện thâm canh, số bông/m2 trung bình từ 260 – 290 (lúa cấy). Số hạt chắc/bông thay đổi từ 90 – 100 hạt, trọng lượng 1.000 hạt trung bình 25 – 27 g. Năng suất trung bình thay đổi từ 5,4 – 7,3 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và Hè Thu 5,0 – 5,5 tấn/ha,

MTL 384 có tỉ lệ gạo trắng cao (69 – 70 %) và gạo nguyên cao (54 – 58 %), tỉ lệ bạc bụng thấp. Chiều dài hạt gạo khoảng 6,7 mm, hàm lượng amylose cao (28,2%). Gạo trắng trong, có mùi thơm nhẹ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Kháng rầy nâu trung bình (3-5) và hơi kháng đạo ôn (3-5), chịu phèn khá.

3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

MTL 384 thích nghi tốt cả hai vùng phù sa và đất phèn có cải tạo như Tri Tô (An Giang), Tân Phước (Tiền Giang), Phụng Hiệp (Hậu Giang), Bạc Liêu; giống có thễ gieo trồng trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.


GIỐNG LÚA MTL 392 (L 274-4-5-7-1-1)

1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Bộ môn Tài nguyên Cây Trồng, Viện NC Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ.

Nguồn gốc và phương pháp: được chọn lọc và phát triển từ tổ hợp lai L 274// Lúa thơm cực ngắn / OM 1723. Giống lúa MTL 392 đã được khảo nghiệm quốc gia trong 2 năm, 2005-2006.

2. Đặc điểm nông học

Thời gian sinh trưởng trong điều kiện sạ thẳng từ 90 - 95 ngày; trong điều kiện cấy kéo dài đến 100 ngày.

Giống lúa MTL392 có chiều cao trung bình 95 – 100 cm, lá thẳng, bông dài to, thích hợp cho điều kiện thâm canh, số bông/m2 trung bình từ 300 – 340 bông/m2 (lúa cấy), số hạt chắc/bông thay đổi từ 70 – 100 hạt, trọng lượng 1.000 hạt trung bình 27,0 – 27,5 gam. Năng suất trung bình thay đổi từ 6,5 – 7,5 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và 5,0 – 5,5 tấn/ha trong vụ Hè Thu. Kết quả phân tích phẩm chất hạt cho thấy giống MTL392 có tỉ lệ gạo trắng cao (70,2 %), tỉ lệ gạo nguyên thu hồi cao (58 – 60 %), tỉ lệ gạo bạc bụng thấp (14 - 15% bạc bụng tổng số) trong đó số hạt bạc bụng cấp 9 rất thấp (10%), chiều dài hạt gạo trắng 7,0 mm, hàm lượng amylose thấp (21,0 – 22,0 %), protein cao (11,0%). Gạo trắng trong, có mùi thơm nhẹ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Giống lúa MTL392 kháng rầy nâu (cấp 1,7 – 3,7) và hơi nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5 - 6) trong các thử nghiệm trong nhà lưới tại Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam và Đại học Cần Thơ. Qua sản xuất trong vụ Đông Xuân và Hè Thu 2006 giống MTL392 tỏ ra chống chịu tốt với rầy nâu và bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá tại các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang.



3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống lúa MTL392 thích nghi tốt ở cả hai vùng phù sa và vùng đất phèn có cải tạo như vùng Phụng Hiệp- Hậu Giang. Qua kết quả sản xuất cho thấy giống lúa MTL392 phù hợp cho vùng sinh thái phù sa ngọt ở ĐBSCL, đang phát triển sản xuất mạnh tại các tỉnh Vĩnh Long, Tp. Cần Thơ, Hậu Giang.






Giới thiệu các giống lúa có khả năng chống chịu bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho vụ Đông Xuân 2006-2007 và Hè Thu 2007

(Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL)


STT


Giống nhiễm nhẹ đối với rầy nâu

Tên giống

Khả năng nhiễm bệnh vàng lùn (%) (*)

Nhiễm vi rút khác, lùn xoắn lá (%) (**)

1

OM 4498

10-20

0

2

OM 4495

10-20

0

3

OM 2431 (AS 996)

30-40

0

4

OM 2395

20-30

0

5

OMCS 2000

20-30

0

6

OM 2492

10-20

0

7

OM 576

10-20

0




Những giống có triển vọng khác

1

MTL 382

20-30

0

2

MTL 465

20-30

0

3

OM 4088

40

0

4

OM 5930

20

0

5

OM 3556

30

0

6

OM 4191

40

0

7

OM 3539

20

0

8

OM 6073

40

0

* Bệnh vi-rút vàng lùn có triệu chứng giống bệnh vi-rút Tungro có thể bị nhiễm do 2 đến 3 loại vi-rút như (lùn lúa cỏ, lùn xoắn lá và tungro).

** Có những giống chỉ nhiễm lùn lúa cỏ hoặc lùn xoắn lá với triệu chứng rất điển hình.

Bộ giống lúa chống chịu rầy nâu của Viện Nghiên cứu HTCT –( ĐHCT)



STT

Tên giống

Đặc tính sinh học

Thời vụ thích hợp

TGST (ngày)

Chiều cao (cm)

Trọng lượng 1.000 hạt (g)

Chiều dài hạt gạo (mm)

Năng suất

(tấn/ha)


Khả năng thích nghi

ĐX

HT

1

MTL 384 (L264-1-4-4-4-2)

80 - 85

85 - 90

24 -25

6,7

6 - 8

Hơi kháng đạo ôn, cháy bìa lá, thơm, protein cao

Thích nghi cả vùng ĐBSCL

2

MTL 392 (L274-4-5-1-2-7-1-1)

93 - 95

95

27

7,1

6 - 7

Cơm mềm, dẻo, Protein cao.

Thích nghi vùng đất phù sa

3

MTL 499 (L318-33-99)

90 - 92

90

26

6,8

6 - 8

Hơi kháng đạo ôn, kháng cháy bìa lá.

Thích nghi vùng đất phù sa

4

MTL 325 (IR56381-139-2-2-1-1-C1)

92 - 95

95

25

6,8

6-7

Hơi kháng đạo ôn và cháy bìa lá, mềm cơm.

Thích nghi vùng đất phù sa, đất phèn và mặn nhẹ

5

MTL 250 (IR68077-64-2-2-2-2)

95 - 97

90

26 -28

7

6-8

Cơm mềm dẻo, có mùi thơm

Thích nghi vùng đất phù sa, đất phèn nhẹ

6

MTL 500 (L274-4-17-4-2-2-1-1)

90

95

26,5

7,3

6-7

Kháng đạo ôn, cháy bìa lá, cơm mềm, dẻo

Thích nghi vùng đất phù sa.

Phụ lục 1: Qui trình canh tác lúa cao sản chất lượng cao ứng dụng “3 giảm 3 tăng” để ngăn ngừa rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá

(Áp dụng cho khu vực ĐBSCL, vụ Đông Xuân 2006-2007)

(Tài liệu hướng dẫn của Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ


Thực vật, Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia)

1. Thời vụ

Nguyên tắc chung “xuống giống tập trung, đồng loạt, tránh ló đầu, thò đuôi, phải bảo đảm thời gian cách ly vụ lúa trước ít nhất 1 tháng”

- Thời vụ phải được xuống giống đồng loạt trong cùng một khu vực. Không nên gieo sạ quá sớm hay quá trễ (ló đầu, ló đuôi) trong cùng một thời vụ vì rất dễ gặp rủi ro như vụ ĐX khi gieo sạ sớm vào tháng 10 dl gặp mưa to liên tục vào cuối mùa mưa gây ra sự ngập úng phải gieo sạ lại hoặc nắng hạn thiếu nước vào giai đoạn sau khi gieo sạ ĐX quá trễ vào cuối tháng 1 dl.

- Tập trung xuống giống từ đầu tháng 11/2006 và kết thúc trong tháng 12/2006.

2. Giống lúa

Nguyên tắc chung là ở mỗi địa phương chỉ nên sử dụng 4-5 giống chủ lực, nhưng một giống chủ lực chiếm diện tích không quá 40% diện tích gieo trồng và hạn chế dùng các giống nhiễm rầy nâu, giống lúa thơm, nếp. Giống lúa gieo trồng trong vùng sản xuất lúa chất lượng cao bắt buộc phải dùng giống xác nhận.



Các nhóm giống lúa cần chú ý trong vụ sản xuất ĐX 2006 -2007:

- Nhóm giống chủ lực khuyến cáo sử dụng: OM 4498; OM 4495; AS 996; OM 2395; VNĐ 95-20; OMCS 2000; OM 2517; OM 576; IR 64.

- Nhóm giống lúa có thể xem xét mở rộng sản xuất thử: MTL 474; MTL 385; OM 5930; OM 4900; OM 5932, OM 5796; OM 5637; IR59656-5K-2.

- Nhóm giống khuyến cáo hạn chế sử dụng: OM 1490; OM 2717; VD 20; Jasmine 85; các giống nếp.

Ở mỗi địa phương tùy thuộc vào tình hình cụ thể có thể xây dựng cơ cấu với 4-5 giống chủ lực, 3-4 giống bổ sung.

3. Chuẩn bị đất: 2 phương pháp

- Đất được cày ải phơi từ 10 đến 15 ngày, bơm nước vào trục vùi ngâm nước từ 3-5 ngày, tháo nước vừa đủ để bừa sau đó tháo hết nước, trang phẳng mặt ruộng và đánh rảnh để tiến hàng gieo sạ.

- Đất được xới bằng công cụ khi còn nước, ngâm nước từ 10 đến 15 ngày, trục vùi ngâm nước từ 3-5 ngày, tháo nước vừa đủ để bừa sau đó tháo hết nước, trang phẳng mặt ruộng và đánh rãnh để tiến hàng gieo sạ.



4. Chuẩn bị giống

- Giống được kiểm tra lại tỉ lệ nảy mầm bằng cách lấy nửa kg hạt giống ngâm ủ theo phương pháp bình thường, nếu tỉ lệ nảy mầm chiếm trên 90% là đạt.

- Lượng giống cần thiết để sạ thẳng bằng tay là 12 kg/1.000 m2 (1 công) tương đương 120 kg/ha; nếu dùng công cụ sạ hàng thì lượng giống chỉ cần 8 kg/1.000 m2 (1 công) tương đương 80 kg/ha.

- Dùng nước muối 15% (100 lít nước hòa với 15kg muối ăn) để hạt giống vào rồi dùng tay khuấy đảo để bỏ phần hạt bị lép - lửng hoặc sâu bệnh hại và chỉ lấy phần hạt tốt còn lại.

- Rửa sạch giống và ngâm trong 48 giờ. Lấy giống lên xả lại cho sạch rồi ủ. Trong quá trình ủ giống phải thường xuyên lấy “ngót” (đổ nước lên giống, trộn giống) khoảng 2 giờ một lần.

- Nếu gieo sạ bằng công cụ sạ hàng thì độ dài của “càng” (mầm) từ 1-1,5 cm.

- Nếu như sạ thẳng bằng tay thì “càng” (mầm) có thể dài hơn.

- Khi tiến hành gieo sạ thì nên hợp tác nhiều người cùng sạ thì tốt hơn ngay cả sạ hàng bằng công cụ thì nhiều công cụ cùng gieo sạ sẽ tốt hơn một công cụ vì chậm hạt giống sẽ ra “càng” (mầm) dài hơn.



5. Chăm sóc & bón phân

5.1. Quản lý nước tưới theo kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẻ” của IRRI

Nguyên tắc chung “cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước, và chỉ cần bơm nước vào ruộng cao tối đa là 5 cm”

- Trong tuần đầu tiên sau khi sạ, chỉ cần giữ mực nước ruộng từ bão hòa đến cao khoảng 1cm.

- Mức nước trong ruộng sẽ được giữ cao khoảng 1-3cm theo giai đoạn phát triển của cây lúa và giữ liên tục cho đến bón phân lần 2 (khoảng 20-25 NSKS) giai đoạn này nước là nhu cầu thiết yếu để cho cây lúa phát triển. Mặt khác, giữ nước trong ruộng ở giai đoạn này cũng nhằm hạn chế sự mọc mầm của các loài cỏ. Cần sử dụng thuốc trừ cỏ phù hợp trong giai đoạn này.

- Giai đoạn từ 25 – 40NSKS, là giai đoạn cây lúa đẻ nhánh rộ đến đẻ nhánh tối đa và phần lớn số chồi vô hiệu thường phát triển trong giai đoạn này, vì thế nhu cầu nước chỉ cần vừa đủ. Giữ mức nước trong ruộng từ bằng mặt đất cho đến thấp hơn mặt đất 15 cm (đặt ống nhựa có đục lỗ bên hông, bên trong có chia vạch 5cm để theo dõi mực nước bên trong ống). Cách điều tiết nước này sẽ làm phơi lộ mặt ruộng vì vậy còn gọi là kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẻ”. Đây cũng là giai đoạn mà cây lúa rất dễ bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước không cao hạch nấm khô vằn sẽ không theo nước phát tán trong ruộng, bệnh ít bị lây lan.

- Giai đoạn từ 40 – 45 NSKS, đây là giai đoạn bón phân lần 3 (bón thúc đòng hay còn gọi là bón đón đòng), cần bơm nước vào khoảng 1-3 cm trước khi bón phân nhằm để tránh phân bị ánh sáng làm phân hủy và phân bị bốc hơi, đặc biệt nhất là phân đạm.

- Giai đoạn từ 60 – 70 NSKS, đây là giai đoạn lúa trỗ do vậy cần giữ mực nước trong ruộng (cao 3-5cm) liên tục trong vòng khoảng 10 ngày để đủ nước cho cây lúa trổ và thụ phấn và thụ tinh, vì có nước trong ruộng sẽ tạo cho nhiệt độ trong ruộng không quá nóng, thụ phấn và thụ tinh dễ dàng, hạt lúa sẽ không bị lép hay lửng.

- Giai đoạn từ 70 NSKS đến thu hoạch, đây là giai đoạn lúa ngậm sữa-chắc xanh và chín. chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 1,5 tấc (khi cần thiết có thể bơm nước vào thêm); và phải “xiết nước” 10 ngày trước khi thu hoạch để mặt đất ruộng được khô, dễ ứng dụng cho việc thu hoạch bằng cơ giới hóa.
5.2. Bón phân

Nguyên tắc chung “chỉ bón phân đạm khi cây lúa cần, không bón thừa phân đạm quá mức khuyến cáo, bón cân đối đủ lượng N-P-K theo từng đợt”

- Khi cây lúa cần phân đạm thì biểu hiện qua màu sắc bộ lá (ngã sang màu hơi vàng), chính vì vậy cần dùng bảng so màu lá lúa để xác định đúng thời điểm cây lúa cần bón phân đạm. Đối với hầu hết các giống lúa cao sản đang gieo trồng hiện nay có màu sắc chuẩn trùng với khung màu số 4 (cây lúa đủ đạm). Do vậy, phải dùng bảng so màu lá để theo dõi màu sắc bộ lá vào hai thời điểm chính: 20-25 NSS (bón đợt 2) và 40-45 NSS (bón đợt cuối).



- Bón phân lân và kali theo từng đợt với lượng và thời gian bón theo bảng hướng dẫn


tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương