BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu



tải về 0.59 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.59 Mb.
#160
1   2   3   4   5   6

GIỐNG LÚA OM 2517


1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Nguyễn Thị Lang và các CTV: Nguyễn Văn Loãn, Bùi Chí Bửu - Viện lúa ĐBSCL.

Nguồn gốc và phương pháp: Giống lúa OM2517 có nguồn gốc từ tổ hợp lai OM1325/ OMCS94.

Được công nhận giống quốc gia năm 2004 theo Quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/7/2004.



2. Những đặc tính chủ yếu

Giống có thời gian sinh trưởng ngắn 90 - 95 ngày.

Chiều cao cây 90 – 100 cm, khả năng đẻ nhánh khá, số bông/khóm 9/12. Khối lượng 1000 hạt 26 – 28g, hàm lượng amyloza 24 – 25%, độ bạc bụng cấp 1 - 5, chiều dài hạt gạo 7,0 – 7,3 mm. Năng suất trong vụ Hè Thu đạt 5,0 tấn/ha và vụ Đông Xuân đạt 8 tấn/ha.

Giống kháng rầy nâu cấp 5 và bệnh đạo ôn cấp 5.



3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống thích nghi rộng, dễ canh tác, phù hợp với vùng Tứ Giác Long Xuyên và Tây sông Hậu.


GIỐNG LÚA OM 2395-165


1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn gốc: Từ tổ hợp lai IR 63356-6B (dạng hình siêu lúa, năng suất cao, sạch bệnh)/ TN 1(giống thấp cây) và chọn lọc theo phương pháp phả hệ, thực hiện từ năm 1999. Giống OM 2395 được công nhận tạm thời năm 2002 và công nhận chính thức năm 2003.

2. Những đặc tính chủ yếu

Thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày.

Chiều cao cây trung bình 90 – 100 cm; thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá, khối lượng 1000 hạt 27 – 28 gram.

Chống chịu sâu bệnh: kháng rầy nâu (cấp 1), hơi kháng bệnh đạo ôn (cấp 3).

Năng suất trung bình đạt 5 – 7 tấn/ha trong vụ Đông Xuân, 4 – 6 tấn/ ha trong vụ Hè Thu.

Chất lượng gạo: Tỉ lệ xay sát khá cao (gạo lức: 78 – 80 %; gạo tổng số 67 – 69 %; gạo nguyên: 50 – 55 %). Hạt gạo thon dài (7,0 – 7,4 mm), tỉ lệ dài/ rộng (D/R: 3,3), bạc bụng thấp; hàm lượng amyloza khoảng 24 – 25 %.



3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống OM 2395 kháng sâu bệnh tốt, thích ứng rộng, dễ canh tác ngay cả trong vùng khó khăn; năng suất cao và ổn định, chất lượng gạo tốt. OM 2395 có thể gieo trồng cả trong hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, trên đất phù sa ngọt hoặc nhiễm phèn mặn nhẹ ở ĐBSCL.


GIỐNG LÚA OM4498


1. Nguồn gốc

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo và phát triển từ tổ hợp lai: IR64/ OMCS2000// IR64; có sử dụng phương pháp Marker.

Giống OM 4498 đã được Bộ NN và PTNT công nhận tạm thời năm 2005.

2. Những đặc tính chủ yếu

Thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày.

Chiều cao cây đạt 95 – 100 cm.

Chống chịu sâu bệnh: Hơi nhiễm rầy nâu (cấp 5), hơi kháng bệnh đạo ôn (cấp 3); chịu phèn khá.

Năng suất: 6 – 8 tấn/ha.

Chất lượng gạo: Tỉ lệ xay sát cao (gạo lức: 79 -80 %; gạo tổng số 68 – 69 %; gạo nguyên: 50 – 55 %). Hạt gạo thon dài (7,0 – 7,1 mm), tỉ lệ dài/rộng (D/R: 3,3), bạc bụng thấp; hàm lượng amyloza trung bình khoảng 24,5%.



3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Chịu thâm canh trung bình. Thích hợp cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu cho vùng thâm canh cao, hoặc nhiễm phèn nhẹ đến trung bình.



GIỐNG LÚA OM4495



1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Nguyễn Thị Lang và các CTV: Bùi Chí Bửu - Viện Lúa ĐBSCL.

Nguồn gốc và phương pháp: Giống lúa OM4495 có nguồn gốc từ IR64/OM1706//IR64.

Được công nhận tạm thời năm 2004 theo Quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/7/2004.



2. Những đặc tính chủ yếu

Giống có thời gian sinh trưởng ngắn 90 - 95 ngày.

Chiều cao cây 90 – 100 cm, khả năng đẻ nhánh khá, số bông/khóm 8/12. Khối lượng 1.000 hạt 27g, hàm lượng amyloza 24 – 25 %, độ bạc bụng cấp 1-5, chiều dài hạt gạo 7,0 – 7,3 mm. Năng suất giống đạt 5 – 7 tấn/ha.

Giống có tính kháng rầy nâu cấp 5 và bệnh đạo ôn cấp 3, hơi yếu cây.



3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống OM4495 là giống lúa cao sản, ngắn ngày, phẩm chất gạo tốt, được giải thưởng bông lúa vàng Hội chợ Quốc tế Nông nghiệp năm 2003. Giống phù hợp gieo trồng vụ Hè Thu và Đông Xuân tại vùng đất cao các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long dưới điều kiện thâm canh thấp đến trung bình.



Lưu ý: Giống hơi yếu cây, cần bón phân đạm vừa phải và cân đối
GIỐNG LÚA AS 996-9

1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu - Viện lúa ĐBSCL.

Nguồn gốc lai tạo: Được tạo ra từ tổ hợp lai IR64/Oryzarufipugon.

Phương pháp chọn tạo: Lai tạo hữu tính với bốn lần hồi giao.

Được khu vực hóa theo Quyết định số 5218 BNN-KHCN/QĐ ngày 16/11/2000 và công nhận chính thức là giống quốc gia năm 2002 theo Quyết định số 5310 QĐ/BNN – KHCN ngày 29/11/2002.

2. Những đặc tính chủ yếu

Thời gian sinh trưởng 90 – 100 ngày .

Chiều cao cây 80 – 90 cm, thân rạ cứng, đẻ nhánh khá. Có phẩm chất gạo tương đương với IR 64; hạt gạo dài 7,4mm; tỉ lệ dài/rộng 3,4; ít bạc bụng; tỉ lệ amyloza 24,76%; cơm mềm và ngon. Năng suất vụ Đông Xuân 5 - 7 tấn/ha, vụ Hè Thu 4 – 5 tấn/ha tương đương và cao hơn giống lúa IR64.

Chống chịu bệnh đạo ôn cấp 3 và rầy nâu cấp 5, kháng phèn tốt.



3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Thích hợp vụ Đông Xuân và Hè Thu trên đất phù sa và đất phèn.

Các lưu ý trong sản xuất: Chịu thâm canh cao.

GIỐNG LÚA OM 2718


1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Nguyễn Thế Lâm, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Trọng Lương, Trần Thị Thanh Xà, Phạm Văn Sơn và Phạm Văn Ro – Viện lúa ĐBSCL.

Nguồn gốc lai tạo: Giống lúa OM2718 được tạo ra từ cặp lai OM1738/ MCRDB. Trong đó OM1738 tạo ra từ cặp lai OM269/ IR50401. Dòng MCRDB là dòng đột biến từ giống móng chim rơi phóng xạ dưới tia gamma (y60Co) ở liều lượng 20 Krad tại thời điểm 69 giờ sau khi mọc mầm.

Được công nhận tạm thời theo Quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 7 năm 2004.



2. Những đặc tính chủ yếu

Thời gian sinh trưởng 100 ngày trong điều kiện gieo mạ cấy và 90 - 95 trong điều kiện gieo thẳng.

Chiều cao cây 100 – 105 cm, tỉ lệ hạt lép/bông khoảng 12 – 20 %. Khối lượng 1.000 hạt thóc từ 22 – 25g. Năng suất trung bình ở vụ Đông Xuân 5 - 6 tấn/ha, vụ Hè Thu 4 tấn/ha. OM 2718 có gạo hạt dài 7mm, gạo trong k hông bạc bụng, cơm mềm đạt tiêu chuẩn gạo xuất khẩu.

Kết quả đánh giá trong điều kiện nhân tạo cho thấy OM 2718 có tính kháng trung bình với rầy nâu và nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 7), hơi nhiễm rầy nâu (cấp 5).



3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống có tính thích ứng rộng, dễ sản xuất, có thể gieo trồng trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ở vùng bán đảo Cà Mau.

Giống nhiễm rầy nâu và bệnh đạo ôn, vì vậy cần gieo sạ với mật độ vừa phải, áp dụng lượng phân đạm trung bình và cân đối với lân và kali; Giảm diện tích sản xuất ở những vùng có áp lực rầy nâu và bệnh đạo ôn cao.

GIỐNG LÚA JASMINE 85

1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Đỗ Khắc Thịnh, Đào Minh Xô, Trương Thị Hoài Nam và Trần Tiến Khai – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

Nguồn gốc: Jas mine 85 (Dòng lai IR 841-85) được chọn tạo từ tổ hợp lai Pata/ TN 1// Khao dawk Mali của Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI).

Phương pháp chọn lọc: Chọn lọc làm thuần giống, đưa ra khảo nghiệm và sản xuất thử từ năm 1993.



2. Những đặc tính chủ yếu

Thời gian sinh trưởng trong vụ Đông Xuân từ 95 -102 ngày, vụ Hè Thu 100 – 108 ngày; chiều cao cây 85 – 90 cm, khá cứng cây, đẻ nhánh trung bình, lá đòng thẳng; khối lượng 1.000 hạt khoảng 26 – 27 gram. Hạt gạo dài 7,2 – 7,6 mm, trong suốt, không bạc bụng, mạt gạo đẹp; hàm lượng amylose trung bình (20 – 21 %), độ hóa hồ cấp 5, cơm mềm, dẻo có mùi thơm đặc trưng.

Năng suất trung bình trong vụ Đông Xuân từ 5 – 8 tấn/ ha; vụ Hè Thu 3,5 – 4,5 tấn/ ha.

Jasmine 85 nhiễm rầy nâu, nhiễm bệnh đạo ôn và bệnh cháy bìa lá; ít chịu phèn, hạn và nhập úng.



3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Thời vụ gieo trồng thích hợp nhất là vụ Đông Xuân.

Phạm vi phân bố: Thích hợp vùng đất phù sa ngọt ở ĐBSCL hoặc đất xám vùng Đông Nam bộ; phù hợp sản xuất gạo đặc sản cho tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.

Lưu ý trong sản xuất: Giống Jasmine 85 nhiễm nặng cả rầy nâu và bệnh đạo ôn, không nên bố trí cơ cấu quá lớn trong sản xuất; áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp, kết hợp sử dụng giống xác nhận để đảm bảo năng suất và chất lượng lúa.
GIỐNG LÚA VĐ 20 (OMĐS 20)

1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Nguyễn Văn Luật và CTV: Lê Thị Dự, Lê An Ninh, Nguyễn Thị Tâm, Bùi Chí Bửu – Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn gốc và phương pháp: Giống VĐ 20 có nguồn gốc từ Đài Loan, được tuyển chọn theo phương pháp chọn đầu dòng và so sánh các dòng triển vọng. VĐ 20 được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2004 theo Quyết định số 2182 QĐ/ BNN-KHCN ngày 29/ 07/ 2004.

2. Những đặc điểm chủ yếu

Giống có TGST ngắn từ 100 – 115 ngày, có thể trồng nhiều vụ trong năm. Thuộc dạng hình thâm canh thấp. Chiều cao cây 105 – 115 cm, số hạt chắc/ bông khá cao (100 – 120), tỉ lệ lép 15 – 22 %. Khối lượng 1.000 hạt 21 gram, hạt gạo ngắn (5,8 – 6,4 cm), màu sắc vỏ trấu vàng, có sọc; bạc bụng cấp 0. Tỉ lệ gạo nguyên cao (trên 45%); hàm lượng amylose thấp đến trung bình (18,4%); gạo có chất lượng cao cấp, thơm, dẻo phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Năng suất đạt 3 - 4 tấn/ ha trong vụ Hè Thu và 4 – 5 tấn/ ha trong vụ Đông Xuân. Năng suất cao nhất có thể đạt 6 tấn/ ha.

Giống nhiễm rầy nâu (cấp 7) và hơi nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5).

3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống có thích nghi rộng với nhiều vùng sinh thái và có ưu thế cao hơn trong vụ Đông Xuân so với vụ Hè Thu; có thể gieo trồng được trên đất phèn nhẹ. VĐ 20 được sản xuất rộng ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An...




tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương