BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu



tải về 0.59 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.59 Mb.
#160
  1   2   3   4   5   6
BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC TRỒNG TRỌT

Giới Thiệu



ở Đồng bằng sông Cửu Long



NHAØ XUAÁT BAÛN NOÂNG NGHIEÄP

TP. Hoà Chí Minh – 2006

Biên tập
1. Thạc sĩ Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt

2. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống trung ương; Trưởng Trạm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Nam bộ.

3. Kỹ sư Đào Quang Hưng, Phó phòng kỹ thuật, Bộ phận thường trực Cục trồng trọt tại Tp. Hồ Chí Minh.

4. Thạc sĩ Lê Thanh Tùng, Chuyên viên, Bộ phận thường trực Cục trồng trọt tại Tp. Hồ Chí Minh.



LỜI NÓI ĐẦU

Đồng bằng sông Cửu Long với tiềm năng đa dạng, phong phú và là vùng trọng điểm sản xuất lương thực. Sản lượng lúa chiếm khoảng 52% tổng sản lượng lúa của cả nước, hàng năm đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu, sản xuất lúa ở ĐBSCL có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần tích cực trong xuất khẩu.

Tuy nhiên, thời gian qua việc sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng còn biểu hiện sự thiếu ổn định và bền vững. Sự xuất hiện nhiều loại dịch hại với mức bộc phát, lan truyền ngày càng cao và liên tục đã làm suy giảm đáng kể năng suất và sản lượng lúa của toàn vùng, tình hình này đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm, nhất là sử dụng giống và bố trí mùa vụ canh tác phù hợp trong sản xuất lúa ở ĐBSCL hiện nay.

Với mục tiêu giúp cho cán bộ và nông dân trong vùng hiểu biết thêm về việc sử dụng hợp lý giống và bố trí thời vụ phù hợp trong sản xuất lúa Cục Trồng trọt biên soạn tập sách này với mong muốn góp phần hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất lúa có hiệu quả và bền vững.

Dù đã rất cố gắng tập hợp và biên soạn, song tập sách chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến phê bình, đóng góp của quý bạn đọc.

Xin chân thành các ơn các tác giả có những bài viết đã được trích sử dụng trong tập sách này.

Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc

Phần thứ nhất:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ

VÀ SỬ DỤNG GIỐNG LÚA

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I. Sự cần thiết của giống lúa tốt trong sản xuất

  1. Vai trò của giống lúa

Giống lúa vừa là mục tiêu vừa là một biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và phẩm chất hạt gạo trong sản xuất lương thực cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu hiện nay nói chung và ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng.

Trong nhiều năm qua việc lai tạo chọn giống lúa theo 3 hướng chính:



  • Chọn tạo giống có chất lượng gạo ngon phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

  • Chọn tạo giống có năng suất cao, ổn định cho vùng thâm canh.

  • Chọn tạo giống năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh và chống chịu các điều kiện khó khăn.

Việc chọn tạo theo những định hướng như trên đã góp phần làm cho sản xuất cây lúa ở ĐBSCL từng bước ổn định, đảm bảo an ninh lương thực cho toàn vùng và cho cả nước trong nhiều năm qua.

Ngày nay giống vẫn được xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Các nhà khoa học ước tính khoảng 30 – 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực trên thế giới là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt mới.

Những năm 60, ở ĐBSCL hầu như chỉ có những cánh đồng lúa 1 vụ với những giống lúa địa phương cao cây, dài ngày, tuy chất lượng khá nhưng năng suất thấp. Trong thời gian 20 năm trở lại đây, nhiều cơ quan nghiên cứu, trong đó có Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL (Đại học Cần Thơ)… đã cho ra đời nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày, có phẩm chất tốt, đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, cho phép tạo ra những cánh đồng lúa 2 - 3 vụ với năng suất có thể đạt 6 - 7 tấn lúa/ha/vụ, đã thay thế hầu hết những cánh đồng lúa 1 vụ dùng giống lúa địa phương, năng suất thấp, phẩm chất kém.

Những giống lúa cao sản đưa vào canh tác đã từng bước đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan.

Tuy nhiên từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông và vụ Mùa năm 2006 ở các tỉnh phía Nam đã bị rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá gây hại với mức độ càng lúc càng nghiêm trọng làm cho hàng trăm ngàn ha lúa bị giảm năng suất, nhiều nơi phải hủy bỏ. Đa số các giống lúa đang được sử dụng hiện nay ở ĐBSCL đều từ nhiễm nhẹ đến nhiễm rầy nâu, đạo ôn, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

Để tránh sự gây hại của rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa ngoài các biện pháp canh tác như: áp dụng IPM, 3 giảm 3 tăng, vệ sinh đồng ruộng, chuyển đổi mùa vụ... thì công tác giống càng phải được chú trọng hơn. Thực tiễn sản xuất đang đòi hỏi cấp bách phải nghiên cứu tìm ra những giống lúa có năng suất cao, chất lượng đảm bảo xuất khẩu, nhưng đồng thời phải kháng sâu bệnh, tạo ra hạt giống lúa khỏe phục vụ sản xuất, có như vậy mới tạo cho sản xuất lúa an toàn, bền vững lâu dài, giữ vững an toàn lương thực, đảm bảo xuất khẩu, từng bước nâng cao đời sống người nông dân Việt Nam nói chung và nông dân vùng ĐBSCL nói riêng.



2. Hạt giống khỏe

Muốn có cây lúa khỏe thì phải có hạt giống tốt và khỏe mạnh. Gieo trồng hạt giống khỏe, có chất lượng cao là điều kiện cần thiết để cây lúa gieo trồng chịu đựng và vượt qua được biến động của điều kiện thời tiết bất lợi và những điều kiện bất thuận bên ngoài từ đó mới có thể cho năng suất cao và gia tăng chất lượng gạo, nhất là gạo xuất khẩu. 

Hạt giống khỏe là hạt giống phải đạt những yêu cầu sau:

- Hạt giống phải thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn những hạt giống khác, hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lem, lép và không bị dị dạng.

- Tỉ lệ nảy mầm cao và cây mạ phải có sức sống mạnh.

- Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không mang mầm bệnh nguy hiểm.



3. Một số biện pháp cải thiện chất lượng hạt giống khi còn trên đồng ruộng và trong bảo quản

a. Trên đồng ruộng:

+ Kỹ thuật canh tác: Bảo đảm cây lúa sinh trưởng tốt, bón phân cân đối và đầy đủ, quản lý nước tốt, làm sạch cỏ dại, không có lúa rày (lúa cỏ) trên chân ruộng, phòng trừ sâu bệnh tốt ở cuối vụ như bệnh vàng lá, bệnh đốm vằn, bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, lem lép hạt, rầy nâu, bọ xít dài,… để hạn chế gây lép hạt ở tỉ lệ cao và hạn chế vi sinh vật gây bệnh cho hạt.

+ Khử lẫn: Tiến hành khử lẫn ngay từ đầu vụ và sau khi trổ để bảo đảm độ thuần, nhổ bỏ những cây cao, cắt những bông lúa khác so với quần thể như lúa cỏ, lúa von, lúa khác giống.

b. Không chọn những ruộng lúa bị bệnh để làm giống cho vụ sau: như  bệnh lúa von, bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá, bệnh than vàng, bệnh đen hạt, bệnh đốm nâu,…

c. Thu hoạch và cất giữ: Các điều kiện cần có để bảo đảm độ thuần của lúa giống như sau:

- Chuẩn bị công cụ suốt sạch không còn lẫn tạp giống khác, kể cả bao bì đựng lúa giống.

- Chuẩn bị sân phơi riêng, không phơi gần những giống khác.

- Sau khi phơi khô, làm sạch đảm bảo ẩm độ hạt còn 14%, đây là ẩm độ cất giữ tốt nhất.

- Cất giữ nơi thoáng mát, tránh mưa nắng, nếu tồn trữ từ vụ Hè Thu năm trước đến vụ Đông Xuân sau phải chú ý ngăn ngừa sâu mọt để bảo đảm độ nảy mầm cao. Nếu trữ hạt giống trong bao yếm khí thì thời gian trữ sẽ dài hơn (4-6 tháng) không bị sâu mọt.

Trong tình hình sản xuất lúa với mức thâm canh, tăng vụ cao như hiện nay tại ĐBSCL, mối đe dọa của các loại thiên tai, dịch hại ngày càng nguy hiểm hơn, thì việc chọn canh tác những giống lúa phù hợp cho một vùng sản xuất, với việc dùng hạt giống thuần và khỏe mạnh vừa là yếu tố quan trọng vừa là một biện pháp canh tác hàng đầu để góp phần giữ vững và gia tăng năng suất, sản lượng.



II. Tình hình sử dụng giống lúa trong thời gian qua
ở ĐBSCL

Trong 5 năm qua, sản lượng lúa ở ĐBSCL đã tăng trên 3 triệu tấn, từ 15.997.500 tấn năm 2001 lên 19.263.000 tấn năm 2005. Sản lượng vượt trội một phần do tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng, song chủ yếu là do năng suất lúa tăng (từ 4,22 tấn/ha năm 2001 tăng lên 5,03 tấn/ha năm 2005). Những thành tựu to lớn trong sản xuất lúa ở ĐBSCL có sự đóng góp quan trọng của công tác chọn tạo, phát triển giống mới và áp dụng giống xác nhận ngày càng tăng.



Trong giai đoạn 1984 – 2005, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận 57 giống lúa ở phía Nam, trong đó gồm 32 giống lúa được công nhận chính thức và 25 giống công nhận tạm thời. Cơ cấu gieo trồng và diện tích sản xuất 20 giống lúa chủ lực ở ĐBSCL giai đoạn 2003/2004 được tổng hợp và trình bày trong bảng dưới đây (theo số liệu điều tra của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống cây trồng Trung ương).

Bảng 1: 20 giống lúa gieo trồng chủ lực trong Vụ Hè Thu và vụ Mùa năm 2003

Stt

Tên giống

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

1

OM 1490

270.498

12,3

2

OM 576

252.612

11,5

3

OMCS 2000

188.405

8,6

4

IR 50404

159.541

7,3

5

VND 95-20

135.665

6,2

6

OM 3536

103.563

4,7

7

IR 64

93.564

4,3

8

OM 2517

74.805

3,4

9

TNĐB 100

70.455

3,2

10

VD 20

42.953

2,0

11

Jasmine 85

40.889

1,9

12

OM 2717

32.167

1,5

13

IR 59606

30.185

1,4

14

Địa phương

27.160

1,2

15

MTL 250

24.510

1,1

16

ML 48

21.124

1,0

17

AS 996

18.790

0,9

18

OM 2822

14.588

0,7

19

IR 56381

13.111

0,6

20

IR 42

12.698

0,6


Bảng 2: 20 giống lúa gieo trồng chủ lực trong Vụ Đông Xuân 2003 - 2004


STT

Tên giống

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

1

IR 50404

181.188

11,4

2

OM 1490

168.784

10,6

3

VND 95-20

137.827

8,7

4

OM 576

128.780

8,1

5

Jasmine 85

109.620

6,9

6

OMCS 2000

97.784

6,2

7

OM 2517

87.483

5,5

8

IR 64

57.454

3,6

9

OM 3536

54.589

3,4

10

OM 2717

45.491

2,9

11

VD 20

38.766

2,4

12

TNĐB 100

50.972

3,2

13

OM 1723

15.991

1,0

14

Nếp

14.730

0,9

15

MTL 250

13.212

0,8

16

IR5 9606

12.734

0,8

17

OM 2518

11.337

0,7

18

IR5 6381

10.228

0,6

19

AS 996

10.176

0,6

20

Địa phương

9.996

0,6


tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương