BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 3.18 Mb.
trang35/37
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.18 Mb.
#930
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   37

bline 671. Mẫu biên bản vụ việc


TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH (1)

­

Số.../BB - ....(2)



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....(3)..., ngày ... tháng..... năm 200
line 672


BIÊN BẢN

Vline 625ề việc ........ (4)................
- Thời gian và địa điểm tiến hành lập biên bản.

- Thành phần tham gia lập biên bản

- Diễn biến sự việc xảy ra.

- .......................................................(5).................................................................




.........(6)...........

Nơi nhận:

- ..........

- ..........

- Lưu: ......



.........(7)...........

(Ký tên, đóng dấu)

Họ tên đầy đủ



c. Mẫu biên bản về việc giao nhận hàng hóa


TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH (1)

­line 638

Số.../ BB - ....(2)



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Đline 639ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
....(3)..., ngày ... tháng..... năm 200


BIÊN BẢN

Vline 637ề việc giao nhận hàng hóa
- Căn cứ Hợp đồng mua bán hàng hóa số …/HĐMB ngày…., về việc cung cấp…………giữa Công ty ………, và Công ty TNHH ………….;

- Căn cứ việc giao nhận hàng thực tế,

Hôm nay, ngày ….., tháng …, năm …., tại Văn phòng Công ty …., chúng tôi gồm có :

Đại diện bên A (bên nhận): CÔNG TY ……………………………

- Bà ……….. Chức vụ : …………..

- Ông ……… Chức vụ : …………..

Đại diện bên B (bên giao) : CÔNG TY TNHH ………………………

- Bà ……….. Chức vụ : …………..

- Ông ……… Chức vụ : …………..

Hai bên chúng tôi đã tiến hành giao nhận …………., theo hợp đồng mua bán hàng hóa số …/ HĐMB ngày …, tháng …., năm …., với số lượng và quy cách như sau :



STT

Danh mục

ĐVT

Màu

Số lượng

1













2













Bên B đã giao ………., theo đúng chất lượng và quy cách như hợp đồng đã thỏa thuận, cụ thể:

-…………………………………………………………………………

-………………………………………………………………………..

Biên bản giao nhận được lập thành ...bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ … bản.





ĐẠI DIỆN BÊN NHÂN



ĐẠI DIỆN BÊN GIAO

Họ và tên

Họ và tên


dline 673. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng


TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH (1)

­

Số.../ BB - ....(2)



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....(3)..., ngày ... tháng..... năm 200
line 674


BIÊN BẢN

Thanh lý hợp đồng

line 642

- Căn cứ Hợp đồng số …., ngày…., tháng …., năm …, giữa Công ty …. và Công ty …..;

- Căn cứ tình hình thực tế giao nhận hàng,

Hôm nay, ngày ….., tháng …, năm …., tại ……………., chúng tôi gồm có:



Bên A : CÔNG TY ………

Địa chỉ :……………

Điện thoại : ………..

Do Ông :…………... Chức vụ : ………….. đại diện



Bên B : CÔNG TY ………

Địa chỉ :……………

Điện thoại : ………..

Do Ông :…………... Chức vụ : ………….. đại diện

Sau khi thực hiện xong hợp đồng, hai bên đồng ý thanh lý hợp đồng nội dung như sau:

Điều 1. Bên B đã thực hiện gia công may cho bên A theo đúng hợp đồng đã ký như sau:

Tên hàng



Số lượng theo HĐ

Số lượng thực hiện

Đơn giá

(USĐ)


Thành tiền

(USĐ)




















Tổng cộng :

(Ghi bằng chữ:………………………………………………………)



Điều 2.

- Bên B đã giao đủ số lượng hàng theo hợp đồng đã ký kết.

- Bên A đã thanh toán đủ số tiền trong hợp đồng.

Điều 3.

Hai bên B thống nhất thanh lý hợp đồng gia công, không còn vướng mắc.



Điều 4.

Biên bản được lập thành ….., bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ … bản.



ĐẠI DIỆN BÊN NHÂN



ĐẠI DIỆN BÊN GIAO

Họ và tên

Họ và tên

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Lý thuyết

- Phân tích các đặc điểm của văn bản quản lý nhà nước. Cho các ví dụ minh họa.

- So sánh khái niệm văn bản quản lý nhà nước và khái niệm văn bản quản lý hành chính nhà nước.

- Kể tên các nhóm văn bản trong hệ thống văn bản quản lý nhà nước và phân tích đặc điểm của từng nhóm. Cho các ví dụ minh họa.

- Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt. Cho các ví dụ cụ thể.

- Bằng các ví dụ cụ thể, hãy phân tích yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước.

- Nêu và phân tích những yêu cầu về thể thức đối với văn bản quản lý nhà nước.

- Trình bày quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quản lý nhà nước và nêu rõ sự cần thiết phải thực hiện theo quy trình này.

- Nêu phương pháp, kỹ thuật soạn thảo quyết định cá biệt.

- Kể tên các loại công văn chủ yếu và công dụng của các loại đó. Phân biệt công văn đề nghị với tờ trình, công văn có tính chất thông báo với thông báo.

- Trình bày mẫu công văn, mẫu văn bản có tên loại và phân tích sự khác nhau giữa hai mẫu trình bày này.

- Nêu phương pháp, kỹ thuật soạn thảo các loại văn bản hành chính thông thường.

2. Thực hành dự thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước cụ thể


  1. Quyết định của một cơ quan về việc:

- Tuyển dụng nhân viên mới.

- Bổ nhiệm cán bộ, công chức.

- Khen thưởng cán bộ công chức.

- Xử lý một hay một số văn bản sai phạm.



  1. Văn bản của một cơ quan:

- Đề nghị cơ quan khác phối hợp thực hiện một hoạt động nào đó.

- Đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

- Đề nghị đóng góp ý kiến cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.


  1. Văn bản của một cơ quan thông tin cho các đơn vị trực thuộc về một hoạt động chuẩn bị tiến hành tại cơ quan đó.

  2. Văn bản của một cơ quan gửi cơ quan, đơn vị trực thuộc nhắc nhở việc đảm bảo tiến độ và nội dung công việc được giao.

đ) Văn bản của một cơ quan trả lời cơ quan khác về một vấn đề mà cơ quan đó quan tâm.

  1. Văn bản của một cơ quan, đơn vị mời cấp trên đến tham dự một sự kiện nào đó do cơ quan, đơn vị đó tổ chức.

g) Văn bản của một cơ quan chỉ đạo cấp dưới thực hiện một công việc nào đó; Văn bản của cơ quan giới thiệu chức danh, chữ ký của Chánh văn phòng (hay Trưởng phòng hành chính) mới được bổ nhiệm trong cơ quan đó.

    1. Văn bản của một cơ quan, đơn vị:

- Đề nghị phê duyệt kế hoạch tổ chức một hoạt động nào đó.

- Đề nghị phê duyệt dự thảo một văn bản nào đó.



    1. Văn bản của một cơ quan, đơn vị:

- Tổng kết công tác trong một năm.

- Sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ trong 6 tháng.

- Trình bày tình hình thực hiện nhiệm vụ trong một tháng.

k) Văn bản của một cơ quan ghi lại:

- Diễn biến cuộc họp bình xét thi đua cuối năm.

- Việc bàn giao tài sản, tài liệu trong cơ quan.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình: Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản, Học viện Hành chính

2. Giáo trình: Hành chính văn phòng, Học viện Hành chính.

3. Sách tham khảo: Hướng dẫn soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước. Lưu Kiếm Thanh. NXB Thống kê, Hà Nội, 2004.

4. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

5. Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư.

6. Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư.

7. Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT/BNV-VPCP về hướng dẫn về cách trình bày thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

8. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

9. Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch.

10. Luật lưu trữ (Luật số 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011).

Chuyên đề 15

KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO

1. Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG VIẾT BÁO CÁO

Báo cáo là một loại văn bản dùng để trình bày một sự việc hoặc các kết quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức trong một thời gian nhất định, qua đó cơ quan, tổ chức có thể đánh giá tình hình thực tế của việc quản lý, lãnh đạo định hướng những chủ trương mới phù hợp.

Báo cáo trong quản lý nhà nước là loại văn bản dùng để phản ánh tình hình thực tế, trình bày kết quả hoạt động công việc trong hoạt động của cơ quan nhà nước, giúp cho việc đánh giá tình hình quản lý, lãnh đạo và đề xuất những biện pháp, chủ trương quản lý mới. Vì thế, báo cáo mang những đặc điểm cơ bản như sau:

- Về chủ thể ban hành: Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có quyền và nghĩa vụ ban hành báo cáo nhằm phục vụ mục đích, yêu cầu công việc cụ thể. Khác với các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo không mang tính xử sự chung, không chứa đựng các quy định mang tính bắt buộc thực hiện và bất kỳ một biện pháp chế tài nào. Báo cáo là loại văn bản dùng để mô tả sự phát triển, diễn biến của một công việc, một vấn đề do nhu cầu của hoạt động quản lý và lãnh đạo đặt ra. Việc viết báo cáo của các tổ chức nhà nước hay tư nhân để tổng kết, đánh giá kết quả công việc, hoặc báo cáo về một sự việc, vấn đề nào đó gửi cho cơ quan, tổ chức là việc làm cần thiết cho quá trình tổ chức quản lý của nhà nước.

- Về lý do viết báo cáo: Báo cáo có thể được viết định kỳ nhưng cũng có thể được viết theo yêu cầu của công việc của cơ quan quản lý (vì lý do đột xuất, bất thường). Các cơ quan cấp trên tiếp nhận báo cáo và dùng nó như một phương tiện để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc để tổng kết công tác theo từng thời kỳ hay từng phạm vi nhất định.

- Về nội dung báo cáo: Trong các bản báo cáo thường mang những nội dung khác nhau do tính chất của sự việc buộc phải báo cáo theo yêu cầu hoặc công việc mà đối tượng dự định báo cáo quyết định. Nội dung báo cáo vì vậy rất phong phú. Nội dung báo cáo trình bày, giải thích về các kết quả hoạt động, những ưu điểm, những khuyết điểm, nguyên nhân của nó và những bài học kinh nghiệm để phát huy hoặc để ngăn ngừa cho thời gian tới. Nội dung báo cáo cũng có thể là trình bày về một sự việc đột xuất xảy ra hoặc báo cáo về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức về một lĩnh vực hoạt động trong một khoảng thời gian xác định (5 năm, 10 năm,..).

Hoạt động quản lý là một chuỗi tác động không ngừng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu do chủ thể đề ra. Các hoạt động quản lý sau là sự tiếp nối, dựa trên kết quả của những tác động quản lý trước đó. Với tính chất là loại văn bản mang tính mô tả, trình bày về công việc, hoạt động viết báo cáo có ý nghĩa cho cả người nhận báo báo và người gửi báo cáo.

1.1. Báo cáo là phương tiện truyền dẫn thông tin, là căn cứ để cơ quan cấp trên ra quyết định quản lý

Trong quá trình thực hiện các hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu, việc ra quyết định đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, các quyết định trong quản lý của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều phải dựa trên những căn cứ nhất định. Báo cáo là một loại văn bản hành chính thông thường nhưng có khả năng mang lại những thông tin thiết thực cho việc ra quyết định của chủ thể quản lý. Chính vì lẽ đó, hoạt động viết báo cáo của cấp dưới gửi lên cấp trên sẽ giúp cơ quan, tổ chức cấp trên nắm được tình hình hoạt động của các cơ quan, tổ chức cấp dưới trước khi ra quyết định, nhằm hướng hoạt động quản lý đến các mục tiêu đã định. Mặt khác, thông qua báo cáo, cơ quan quản lý cấp trên có thể kiểm chứng được tính khả thi, sự phù hợp hay bất cập của chính sách do chính họ ban hành để sửa đổi kịp thời. Các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác, báo cáo chuyên đề là những tư liệu quan trọng giúp cho các cơ quan chuyên ngành, các nhà khoa học nghiên cứu tổng kết các vấn đề thực tiễn của xã hội, của tự nhiên để tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, xã hội một cách chính xác.



1.2. Báo cáo là phương tiện giải trình của cơ quan cấp dưới với cơ quan cấp trên

Với tính chất là loại văn bản mô tả sự việc, trong nội dung các bản báo cáo phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, trình bày, giải thích về các kết quả hoạt động, những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân của nó và những bài học kinh nghiệm để phát huy hoặc để ngăn ngừa trong thời gian tới. Qua báo cáo, cơ quan cấp trên nhận định đúng về kết quả công việc của cấp dưới, những khó khăn vướng mắc mà cấp dưới gặp phải để giúp đỡ tháo gỡ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong thực hiện công tác giữa cấp trên và cấp dưới. Về nguyên tắc, nội dung báo cáo phải trung thực và khi phân tích đúng các nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, đề cập về phương hướng, nhiệm vụ của đơn vị mình, người viết báo cáo có thể tạo ra những tư vấn hiệu quả cho cấp trên tham khảo và đưa ra quyết định. Ở một góc độ khác, cũng thông qua hoạt động viết báo cáo, chính cấp viết báo cáo (cấp dưới) sẽ phân tích, đánh giá nguyên nhân của những khó khăn, kiểm chứng chính sách của các cấp ban hành, trong đó có chính sách do chính họ ban hành để sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý công việc.



2. CÁC LOẠI BÁO CÁO VÀ YÊU CẦU CỦA BÁO CÁO

2.1. Các loại báo cáo

Báo cáo là loại văn bản hành chính thông thường và rất phong phú. Dựa trên những tiêu chí khác nhau có thể chia báo cáo ra thành các loại khác nhau.

- Căn cứ vào nội dung báo cáo có thể chia thành: báo cáo chung và báo cáo chuyên đề.

+ Báo cáo chung: là báo cáo nhiều vấn đề, nhiều mặt công tác cùng được thực hiện trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan. Mỗi vấn đề, mỗi mặt công tác được liệt kê, mô tả trong mối quan hệ với các vấn đề, các mặt công tác khác, tạo nên toàn bộ bức tranh về hoạt động của cơ quan. Báo cáo này cho phép đánh giá toàn diện về năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan.

+ Báo cáo chuyên đề: là báo cáo chuyên sâu vào một nhiệm vụ công tác, một vấn đề quan trọng. Các vấn đề, các nhiệm vụ khác không được đề cập hoặc nếu có thì chỉ được thể hiện như các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cần được báo cáo. Báo cáo chuyên đề chỉ đi sâu đánh giá một vấn đề cụ thể trong hoạt động của cơ quan. Mục đích của báo cáo chuyên đề là tổng hợp, phân tích, nhận xét và đề xuất giải pháp cho vấn đề được nêu trong báo cáo.

- Căn cứ vào tính ổn định của quá trình ban hành báo cáo có thể chia thành: báo cáo thường kỳ và báo báo đột xuất.

+ Báo cáo thường kỳ hay còn gọi là báo cáo theo định kỳ: là báo cáo được ban hành sau mỗi kỳ được quy định. Kỳ hạn quy định viết và nộp báo cáo có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay nhiệm kỳ. Đây là loại báo cáo dùng để phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động của cơ quan trong thời hạn được báo cáo. Thông thường loại báo cáo này là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá hoạt động của cấp dưới, phát hiện khó khăn, yếu kém về tổ chức, nhân sự, cơ chế hoạt động, thể chế, chính sách, từ đó đưa ra những chủ trương, biện pháp phù hợp để quản lý.

+ Báo cáo đột xuất: là báo cáo được ban hành khi thực tế xảy ra hay có nguy cơ xảy ra các biến động bất thường về tự nhiên, về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao. Cơ quan nhà nước có thể báo cáo theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc khi xét thấy vấn đề phức tạp vượt quá khả năng giải quyết của mình, cần có sự hỗ trợ của cấp trên hay cần phải phản ánh tình hình với cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có biện pháp giải quyết kịp thời. Loại báo cáo này được dùng để thông tin nhanh về những vấn đề cụ thể làm cơ sở cho các quyết định quản lý nhanh nhạy, phù hợp với các tình huống bất thường trong quản lý. Yêu cầu về tính chính xác và kịp thời của các thông tin mới nhất trong loại văn bản này được đặc biệt coi trọng.

- Căn cứ theo mức độ hoàn thành công việc có thể chia thành: báo cáo sơ kết và báo cáo tổng kết;

+ Báo cáo sơ kết: Là báo cáo về một công việc đang còn được tiếp tục thực hiện. Trong quản lý, có những công việc đã được lập kế hoạch, lên chương trình từ trước, có những công việc được thực hiện ngoài kế hoạch khi phát sinh những tình huống không dự kiến trước. Dù trong trường hợp nào thì quá trình thực hiện cũng có thể nảy sinh những vấn đề không thể dự liệu được hoặc đã được dự liệu chưa chính xác. Để hoạt động quản lý có chất lượng cao, việc thường xuyên nắm bắt tình hình thực tế, đánh giá thuận lợi, khó khăn, rút kinh nghiệm, đề ra những biện pháp mới, điều chỉnh hoạt động quản lý cho phù hợp với thực tế là điều cần thiết. Báo cáo sơ kết giúp cho cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo sát sao, kịp thời, thiết thực đối với hoạt động của cấp dưới.

Các báo cáo sơ kết công tác: Nội dung báo cáo trình bày kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định của toàn bộ kế hoạch công tác. Để phục vụ quản lý công việc của cơ quan, tổ chức trong kế hoạch năm, có thể chia báo cáo sơ kết công tác thành các loại:

Báo cáo sơ kết công tác tháng của cơ quan, tổ chức: Nội dung báo cáo công tác sơ kết tháng trình bày kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức trong thời gian một tháng. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng đã được phê duyệt của cơ quan, tổ chức cấp trên để thống kê, xem xét, đánh giá các kết quả đã thực hiện, đưa ra kế hoạch cần thực hiện trong tháng tiếp theo. Thời gian báo cáo sơ kết thực hiện kế hoạch công tác tháng được tiến hành vào những ngày cuối tháng.

Báo cáo sơ kết công tác quý: nội dung báo cáo sơ kết công tác quý trình bày kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức trong thời gian 3 tháng. Một năm kế hoạch công tác chia thành 4 quý theo thứ tự thời gian. Quý I: Từ tháng 1 đến hết tháng 3; Quý II: Từ tháng 4 đến hết tháng 6; Quý III: Từ tháng 7 đến hết tháng 9; Quý IV: Từ tháng 10 đến hết tháng 12. Do đó, mỗi năm báo cáo sơ kết công tác quý đề có 4 bản báo cáo. Thời gian báo cáo sơ kết công tác quý được thực hiện vào những ngày cuối quý.

Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm: Nội dung báo cáo công tác sơ kết 6 tháng đầu năm trình bày những kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức trong 6 tháng đầu năm, vạch ra những ưu điểm, những hạn chế cần khắc phục và nhiệm vụ còn phải làm trong 6 tháng còn lại của năm đó.

+ Báo cáo tổng kết: là loại văn bản được ban hành sau khi đã hoàn thành hoặc đã hoàn thành một cách căn bản một công việc nhất định. Khác với báo cáo sơ kết có mục đích tiếp tục hoàn thành công việc một cách tốt nhất, trong báo cáo tổng kết, mục đích là để đánh giá lại quá trình thực hiện một công việc, so sánh kết quả đạt được với mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, rút kinh nghiệm cho các hoạt động quản lý cùng loại hoặc tương tự về sau từ việc lập kế hoạch hoạt động đến tổ chức thực hiện các hoạt động đó trên thực tế.

Báo cáo tổng kết thường gắn vào một thời gian nhất định, thường là một năm, 5 năm, 10 năm, 15 năm,..

Nội dung của báo cáo tổng kết năm sẽ trình bày tất cả các mặt công tác của cơ quan, tổ chức trong một năm thực hiện kế hoạch; nêu rõ các số liệu cụ thể đã đạt được của các chỉ tiêu, kế hoạch cấp trên giao. Trong báo cáo tổng kết năm thường nêu lên kết quả phấn đấu một năm của tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, các ưu điểm và yếu kém, rút ra bài học kinh nghiệm cho những năm tới, khen thưởng những đơn vị, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch công tác. Trong báo cáo tổng kết năm cần dành một phần để nói về phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm tới của cơ quan, tổ chức. Vì vậy, báo cáo sơ kết công tác năm của cơ quan, tổ chức được biên soạn đầy đủ, công phu, được lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, cá nhân, cán bộ chủ chốt trong cơ quan, tổ chức.

2.2. Yêu cầu của báo cáo

Trên thực tế tồn tại nhiều loại báo cáo nhưng điểm chung của các loại báo cáo thể hiện ở hình thức mô tả thực tế và mục đích là nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước. Tuy không có giá trị pháp lý rõ rệt như thông tin trong các biên bản được lập tại đúng thời gian và địa điểm xảy ra sự việc đối với các vụ việc cụ thể nhưng báo cáo vẫn là một kênh thông tin quan trọng ảnh hưởng đến giá trị của các quyết định quản lý. Đáng lưu ý là báo cáo cung cấp thông tin cho các quyết định quản lý nhưng báo cáo chính là sự tự phản ánh của chính cơ quan ban hành báo cáo. Do đó, để đạt được mục tiêu đề ra một bản báo cáo phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:



2.2.1. Về nội dung

- Bố cục của báo cáo phải đầy đủ, rõ ràng;

- Thông tin chính xác, đầy đủ không thêm hay bớt thông tin;

- Báo cáo phải trung thực, khách quan, chính xác;

Với tính chất mô tả nhằm mục đích cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, báo cáo cần phải đúng với thực tế. Điều đó có nghĩa, thực tế như thế nào thì viết như thế ấy, không thêm thắt, suy diễn. Người viết báo cáo không được che giấu khuyết điểm hay đề cao thành tích mà đưa vào những chi tiết, số liệu không đúng trong thực tế.

- Báo cáo cần phải có trọng tâm và cụ thể;

Báo cáo là cơ sở để các cơ quan cấp trên và người có thẩm quyền tổng kết, đánh giá tình hình và ban hành các quyết định quản lý, vì vậy, không được viết chung chung, tràn lan hay vụn vặt mà phải cụ thể và có trọng tâm, xuất phát từ mục đích, yêu cầu của bản báo cáo cũng như yêu cầu của đối tượng cần nhận báo cáo.

- Nhận định đúng những ưu điểm và hạn chế diễn ra trong thực tế;

- Xác định đúng nguyên nhân của những thành công và nguyên nhân của những hạn chế đối với vấn đề cần báo cáo;

- Chỉ ra những bài học kinh nghiệm xác đáng, không chung chung;

- Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ cho thời gian tới một cách mạch lạc và có căn cứ, phù hợp với điều kiện thời gian và nguồn lực thực tế, có tính khả thi cao.



2.2.2. Về hình thức

- Sử dụng đúng mẫu báo cáo theo quy định của cơ quan, đơn vị (nếu có) hoặc tự xây dựng mẫu báo báo phù hợp với mục đích, nội dung của vấn đề cần báo cáo;

- Bản báo cáo được trình bày sạch sẽ, không có lỗi chính tả hay lỗi kỹ thuật máy tính (khoảng trống hay lỗi font chữ,..);

- Sử dụng cách hành văn đơn giản đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với văn phong hành chính thông dụng.



2.2.3. Về tiến độ, thời gian

Báo cáo phải đảm bảo kịp thời. Mục đích chính của báo cáo là phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước, của các tổ chức và doanh nghiệp, vì thế, sự chậm trễ của các báo cáo sẽ ảnh hưởng đến việc ban hành quyết định quản lý của các cơ quan công quyền hoặc sự chậm trễ báo cáo trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, báo cáo cần thiết phải được ban hành một cách nhanh chóng, kịp thời.




tải về 3.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương