BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 455.72 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích455.72 Kb.
#3749
  1   2   3   4   5

BỘ NỘI VỤ
--------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------


Số: 02/2013/TT-BNV

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2013

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ30/2012/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 4 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN

Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện,

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi là Nghị định số 30/2012/NĐ-CP).

2. Thông tư này áp dụng đối với các quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các công dân, tổ chức có liên quan đến tổ chức, hoạt động của các quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP.

Điều 2. Việc thành lập quỹ theo di chúc hoặc theo yêu cầu của người hiến tặng tài sản thông qua hợp đồng ủy quyền

1. Trường hợp thành lập quỹ theo di chúc thì di chúc của người để lại tài sản thừa kế cho công dân, tổ chức Việt Nam với nghĩa vụ thực hiện yêu cầu lập quỹ phải được lập dưới hình thức di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc di chúc bằng văn bản có chứng thực theo quy định của pháp luật.

2. Việc thành lập quỹ theo yêu cầu của người hiến, tặng tài sản thông qua hợp đồng ủy quyền là việc người hiến, tặng tài sản cho bên nhận hiến, tặng tài sản (công dân hoặc tổ chức) với điều kiện bên nhận hiến, tặng tài sản có trách nhiệm đứng ra thành lập quỹ thông qua hợp đồng ủy quyền với vai trò là sáng lập viên thành lập quỹ. Hợp đồng ủy quyền phải bằng văn bản và được công chứng theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp công dân, tổ chức nhận thừa kế hoặc nhận hiến, tặng tài sản không đủ số lượng sáng lập viên thành lập quỹ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP thì công dân, tổ chức nhận thừa kế hoặc nhận hiến, tặng có trách nhiệm bổ sung đủ số lượng sáng lập viên theo quy định, sáng lập viên được bổ sung không phải góp tài sản để thành lập quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP.

Điều 3. Thành lập pháp nhân trực thuộc quỹ

1. Khi quỹ có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập pháp nhân trực thuộc, hoạt động trong những lĩnh vực phù hợp với điều lệ quỹ đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận mà pháp luật đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động (giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, giấy phép kinh doanh hoặc hình thức khác) thì quỹ quyết định thành lập pháp nhân và thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP.

2. Nội dung thông báo gồm:

a) Tên pháp nhân;

b) Địa chỉ trụ sở chính của pháp nhân;

c) Phạm vi, lĩnh vực hoạt động của pháp nhân;

d) Họ và tên, địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

đ) Quyết định thành lập pháp nhân (bản chính);

e) Bản sao các tài liệu: Quy chế hoặc quy định về tổ chức, hoạt động của pháp nhân; quyết định bổ nhiệm người đứng đầu pháp nhân; giấy phép hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (nếu có).

Điều 4. Sáng lập viên, thành viên Hội đồng quản lý quỹ

1. Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi trình cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 30/2012/NĐ-CPcấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.

2. Nhân sự dự kiến là thành viên Hội đồng quản lý quỹ thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi bầu Hội đồng quản lý quỹ và trình cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP công nhận. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý quỹ.

Điều 5. Tạm đình chỉ sử dụng con dấu của quỹ

1. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP quyết định tạm đình chỉ sử dụng con dấu của quỹ khi quỹ bị tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Quỹ được tiếp tục sử dụng con dấu khi cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ hoạt động.

Điều 6. Hướng dẫn mẫu trình bày văn bản

1. Ban hành kèm theo Thông tư này:

a) Danh mục mẫu trình bày văn bản áp dụng cho các quỹ và công dân, tổ chức Việt Nam (Phụ lục I);

b) Danh mục mẫu trình bày văn bản áp dụng cho cơ quan quản lý nhà nước (Phụ lục II).

2. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2013.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Điều 8. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các quỹ xã hội, quỹ từ thiện có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, các quỹ phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./..

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, Viện và các tổ chức thuộc Bộ;
- Sở Nội vụ, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Trang thông tin điện tử Bộ Nội vụ;
- Lưu: VT, Vụ TCPCP, Đ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Dĩnh


 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC MẪU TRÌNH BÀY VĂN BẢN ÁP DỤNG CHO CÁC QUỸ VÀ CÔNG DÂN, TỔ CHỨC VIỆT NAM
(Kèm theo Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

Mẫu 1 - Đơn đề nghị thành lập quỹ

Mẫu 2 - Điều lệ mẫu của quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Mẫu 3 - Cam kết tài sản đóng góp thành lập quỹ

Mẫu 4 - Văn bản đề nghị gia hạn thời gian chuyển quyền sở hữu tài sản đóng góp thành lập quỹ

Mẫu 5 - Đơn đề nghị thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ

Mẫu 6 - Đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ

Mẫu 7 - Thông báo thành lập và hoạt động của chi nhánh (hoặc văn phòng đại diện) của quỹ

Mẫu 8 - Đơn đề nghị giải thể quỹ

Mẫu 9 - Đơn đề nghị đổi tên quỹ

Mẫu 10 - Đơn đề nghị tách quỹ

Mẫu 11 - Đơn đề nghị chia quỹ

Mẫu 12 - Đơn đề nghị hợp nhất quỹ

Mẫu 13 - Đơn đề nghị sáp nhập quỹ

Mẫu 14 - Đơn đề nghị cho quỹ hoạt động trở lại

Mẫu 15 - Báo cáo khắc phục sai phạm dẫn đến việc quỹ bị tạm đình chỉ hoạt động

Mẫu 16 - Báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động của quỹ

 

Mẫu 1 - Đơn đề nghị thành lập quỹ



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ



Thành lập Quỹ ....(1)

Kính gửi: …(2)...

Tôi là ... đại diện các Sáng lập viên thành lập Quỹ …(1)… trân trọng đề nghị …(2)… xem xét, quyết định cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ …(1)… như sau:

1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý thành lập Quỹ

a) Sự cần thiết

…………………………………………………………(3).…………………………………………………

b) Cơ sở pháp lý của việc thành lập Quỹ

…………………………………………………………(4).…………………………………………………

2. Tài sản đóng góp thành lập Quỹ của các Sáng lập viên

…………………………………………………………(5).…………………………………………………



3. Dự kiến phương hướng hoạt động trong giai đoạn 5 năm đầu của Quỹ

…………………………………………………………(6).…………………………………………………



4. Hồ sơ gửi kèm theo Đơn này gồm:

…………………………………………………………(7).…………………………………………………

Thông tin khi cần liên hệ:

Họ và tên: ................................................................................................................................

Địa chỉ liên lạc: ........................................................................................................................

Số điện thoại: ..........................................................................................................................

Đề nghị... (2) ...xem xét, quyết định cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ...(1).../.

 


 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ………

(8)…, ngày … tháng … năm 20…
TM. BAN SÁNG LẬP
TRƯỞNG BAN
(Chữ ký)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên quỹ dự kiến thành lập;

(2) Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ;

(3) Nêu tóm tắt thực trạng lĩnh vực quỹ dự kiến hoạt động, sự cần thiết thành lập quỹ, tôn chỉ, mục đích của quỹ; kinh nghiệm hoặc những công việc của các Sáng lập viên liên quan đến lĩnh vực quỹ dự kiến hoạt động;

(4) Chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quỹ dự kiến hoạt động;

(5) Tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm tiền đồng Việt Nam và tài sản quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP;

(6) Dự kiến phương hướng hoạt động của quỹ: Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng, ban hành các văn bản triển khai thực hiện điều lệ quỹ, triển khai các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của quỹ...;

(7) Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP;

(8) Địa danh.

 

Mẫu 2 - Điều lệ mẫu của quỹ xã hội, quỹ từ thiện(*)



..(1)…..
--------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------


 

ĐIỀU LỆ (HOẶC ĐIỀU LỆ SỬA ĐỔI, BỐ SUNG)
QUỸ
 …(2)
(Được công nhận kèm theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của...)

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi, biểu tượng, trụ sở

1. Tên gọi:

a) Tên tiếng Việt: .................................................................................................................... ;

b) Tên tiếng nước ngoài (nếu có) .............................................................................................. ;

c) Tên viết tắt (nếu có):..............................................................................................................

2. Biểu tượng (logo) của quỹ (nếu có).........................................................................................

3. Trụ sở: Số nhà, đường/phố (nếu có) …, xã/phường …, huyện/quận …, tỉnh/ thành phố …

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

1. Quỹ …(2)… (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ …(3)… hoạt động không vì lợi nhuận, nhằm mục đích …(4)

2. Quỹ được hình thành từ nguồn vốn đóng góp ban đầu của các sáng lập viên và tự tạo vốn trên cơ sở ...(5)... để thực hiện các hoạt động …(6)

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý

1. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc:

a) Không vì lợi nhuận;

b) Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;

c) Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của Quỹ;

d) Theo Điều lệ của Quỹ đã được …(7)… công nhận, tuân thủ pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của ...(8)...về lĩnh vực Quỹ hoạt động;

đ) Không phân chia tài sản của Quỹ trong quá trình Quỹ đang hoạt động.

2. Quỹ có phạm vi hoạt động …(9)

3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Sáng lập viên thành lập Quỹ (10)

Chương II.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ; QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ

Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ

1. Sử dụng nguồn vốn của Quỹ để hỗ trợ, tài trợ cho các đối tượng, các chương trình, dự án phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.

2. Tiếp nhận và quản lý tài sản được tài trợ, viện trợ theo ủy quyền từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng ủy quyền phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.

3. Tiếp nhận tài sản từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn của Quỹ.



Điều 6. Quyền hạn và nghĩa vụ

(Quy định tại Điều 30 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP Căn cứ tôn chỉ, mục đích của quỹ và quy định của pháp luật có liên quan để quy định cụ thể).



Chương III.

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

Điều 7. Cơ cấu tổ chức

1. Hội đồng quản lý Quỹ.

2. Ban Kiểm soát Quỹ.

3. Văn phòng đại diện, chi nhánh, các đơn vị trực thuộc (nếu có).



Điều 8. Hội đồng quản lý Quỹ

1. Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan quản lý của Quỹ, nhân danh Quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Quỹ. Hội đồng quản lý Quỹ có... thành viên do sáng lập viên đề cử, trường hợp không có đề cử của sáng lập viên thành lập Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ tiếp theo và được...(7)...công nhận. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý Quỹ là ... năm. Hội đồng quản lý Quỹ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.

2. Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ;

b) Quyết định các giải pháp phát triển Quỹ; thông qua hợp đồng vay, mua, bán tài sản có giá trị từ ... đồng Việt Nam trở lên;

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ; quyết định thành lập Ban Kiểm soát Quỹ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Quỹ hoặc ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc Quỹ trong trường hợp Giám đốc Quỹ là người do Quỹ thuê; quyết định người phụ trách công tác kế toán và người quản lý khác quy định tại điều lệ Quỹ;

d) Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc, người phụ trách kế toán Quỹ và người làm việc tại Quỹ theo quy định tại Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật;

đ) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính Quỹ;

e) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Quỹ;

g) Quyết định thành lập pháp nhân trực thuộc Quỹ, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện Quỹ theo quy định của pháp luật;

h) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ;

i) Quyết định giải thể hoặc đề xuất những thay đổi về giấy phép thành lập và Điều lệ Quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

k) Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày có quyết định công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận Hội đồng quản lý Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm xây dựng, ban hành: Quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi tiêu của Quỹ; Quy định công tác khen thưởng, kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Quỹ; Quy định về thời giờ làm việc, việc sử dụng lao động và sử dụng con dấu của Quỹ; Quy định cụ thể việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ và quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; Quy định cụ thể việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Quỹ hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với Giám đốc Quỹ;

l) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ:

a) Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ triệu tập và chủ trì. Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ ... một lần, có thể họp bất thường theo yêu cầu của ... số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ. Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ được coi là hợp lệ khi có ... số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham gia;

b) Mỗi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ có một phiếu biểu quyết. Trong trường hợp số thành viên có mặt tại cuộc họp không đầy đủ, người chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ xin ý kiến bằng văn bản, ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt có giá trị như ý kiến của thành viên có mặt tại cuộc họp;

c) Các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ được thông qua khi có ... thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tán thành.



Điều 9. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ

1. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là công dân Việt Nam, là người đại diện theo pháp luật của Quỹ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Quỹ. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bầu và có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ.

2. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ:

a) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ;

b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc để lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;

c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;

d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;

đ) Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ ký các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;

e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

3. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.



Điều 10. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ

1. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bầu và có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ điều hành các hoạt động của Quỹ theo sự phân công của Hội đồng quản lý Quỹ và thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.

Điều 11. Ban Kiểm soát Quỹ

(Căn cứ quy định tại Điều 27 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP để quy định cụ thể)



Điều 12. Giám đốc Quỹ

(Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP để quy định cụ thể)



Điều 13. Phụ trách kế toán của Quỹ

(Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP để quy định cụ thể)



Điều 14. Bộ phận chuyên môn giúp việc (nếu có)

Điều 15. Chi nhánh, văn phòng đại diện

(Căn cứ quy định tại Điều 29 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP để quy định cụ thể)



Chương IV.

VẬN ĐỘNG QUYÊN GÓP, TIẾP NHẬN TÀI TRỢ, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ

Điều 16. Vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ

1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ trong nước và nước ngoài nhằm thực hiện mục đích hoạt động theo quy định của Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản vận động quyên góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho Quỹ phải được nộp ngay vào Quỹ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, đồng thời công khai thông tin qua trang thông tin điện tử của tổ chức (nếu có) để công chúng và các nhà tài trợ có điều kiện kiểm tra, giám sát.

3. Việc tổ chức vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục khó khăn chỉ thực hiện khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân. Hội đồng quản lý Quỹ quyết định tổ chức vận động đóng góp và thực hiện hỗ trợ theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Đối với khoản tài trợ, quyên góp, ủng hộ khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai, cứu trợ khẩn cấp thực hiện chi đầy đủ 100% ngay sau khi nhận được tiền và tài sản. Đối với những khoản tài trợ có mục đích, mục tiêu phải thực hiện đúng theo yêu cầu của nhà tài trợ.

Điều 17. Nguyên tắc vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ

Việc vận động tài trợ, vận động quyên góp tiền, hiện vật, công sức của cá nhân, tổ chức phải trên cơ sở tự nguyện với lòng hảo tâm, Quỹ không tự đặt ra mức huy động đóng góp tối thiểu để buộc cá nhân, tổ chức thực hiện.

Việc quyên góp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ cá nhân, tổ chức đóng góp cho Quỹ phải công khai, minh bạch và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

3. Nội dung vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ phải công khai, minh bạch, bao gồm: Mục đích vận động quyên góp, tài trợ; kết quả vận động quyên góp, tài trợ; việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.

4. Hình thức công khai bao gồm:

a) Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận quyên góp, tài trợ và nơi nhận cứu trợ, trợ giúp;

b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.



Điều 18. Đối tượng, điều kiện nhận hỗ trợ, tài trợ...

Chương V.

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN, TÀI CHÍNH

Điều 19. Nguồn thu

(Căn cứ quy định tại Điều 32 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP để quy định cụ thể)



Điều 20. Sử dụng Quỹ

(Căn cứ quy định tại Điều 33 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP để quy định cụ thể)



Каталог: DATA -> DOCUMENT -> 2016
DOCUMENT -> BỘ CÔng nghiệP
DOCUMENT -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DOCUMENT -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư Số: 10/2015/tt-bkhđt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DOCUMENT -> Ủy ban nhân dân tỉnh phú YÊn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DOCUMENT -> Ủy ban nhân dân tỉnh phú YÊn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DOCUMENT -> BỘ CÔng thưƠng giao thông vận tải tài chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DOCUMENT -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
DOCUMENT -> Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005
DOCUMENT -> BỘ CÔng nghiệp số: 47/2006/QĐ-bcn
2016 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 455.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương