BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chính



tải về 464.28 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích464.28 Kb.
#461
  1   2   3   4

BỘ NỘI VỤ - BỘ TÀI CHÍNH
*****


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Số: 02/2007/TTLT-BNV-BTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2007

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 132/2007/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 08 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ



Căn cứ Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính huớng dẫn một số điểm cụ thể như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng, phạm vi áp dụng chính sách tinh giản biên chế

Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến cấp huyện; một số chức danh quản lý trong công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và trong nông, lâm trường quốc doanh sắp xếp lại theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng tinh giản biên chế, bao gồm:

a) Những người dôi dư sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức, biên chế để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, biên chế và tài chính mà không thể bố trí công việc khác phù hợp tại cơ quan, đơn vị đó;

b) Những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo gồm: cán bộ bầu cử và bổ nhiệm, do sắp xếp tố chức hoặc không tái cử nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu, không bố trí được theo vị trí công việc mới;

c) Những cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của vị trí công việc đang đảm nhận nhưng không có vị trí công tác khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại được để chuẩn hóa về chuyên môn; những cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị không hợp lý và không thể bố trí, sắp xếp được công việc khác;

d) Những người không hoàn thành nhiệm vụ đối với công việc được giao trong hai năm liền kề gần đây do năng lực chuyên môn nghiệp vụ yếu hoặc sức khỏe không bảo đảm hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật kém nhưng chưa đến mức buộc thôi việc theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức;

đ) Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban Kiểm soát của các công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của các nông, lâm trường quốc doanh sắp xếp lại theo quy định của Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, có tên trong phương án giải quyết lao động dôi dư, không tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, nông lâm trường quốc doanh đó hoặc trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước khác;

Các chức danh quản lý doanh nghiệp, nông, lâm trường nêu tại điểm này nếu cơ quan có thẩm quyền quyết định là thành viên của Ban thanh lý doanh nghiệp, sau khi Ban thanh lý doanh nghiệp giải thể , không bố trí được công việc khác thì cũng được áp dụng chính sách tinh giản biên chế quy định tại Thông tư này.



2. Đối tượng chưa áp dụng chính sách tinh giản biên chế

Chưa áp dụng chính sách tinh giản biên chế đối với các trường hợp sau:

a) Đang trong thời gian điều trị, điều dưỡng tại bệnh viện có xác nhận của Giám đốc bệnh viện;

b) Đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

3. Đối tượng không được áp dụng chính sách tinh giản biên chế

a) Những người tự ý bỏ việc hoặc đi học tập, công tác, nghỉ phép ở nước ngoài quá thời hạn từ 30 ngày trở lên không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

b) Cán bộ, công chức, viên chức không trong diện tinh giản biên chế nhưng tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc hoặc chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước do nhu cầu cá nhân;

c) Cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.



4. Chính sách và cơ sở, phương pháp tính toán

Chính sách và cơ sở, phương pháp tính toán để giải quyết chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong diện sắp xếp tinh giản biên chế thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư này và không áp dụng chính sách, cơ sở, phương pháp tính toán theo quy định các văn bản khác.



II. CƠ SỞ TÍNH TOÁN MỨC TRỢ CẤP CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG TINH GIẢN BIÊN CHẾ

1. Tiền lương

a) Tiền lương tháng bao gồm tiền lương theo ngạch, bậc; các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có)

Trong đó:

- Tiền lương theo ngạch, bậc là hệ số lương theo ngạch, bậc nhân với mức lương tối thiểu chung;

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo là hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) nhân với mức lương tối thiểu chung;

- Phụ cấp thâm niên vượt khung là tỷ lệ % được hưởng (nếu có) nhân với tổng của hệ số lương theo ngạch bậc, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), tỷ lệ % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và nhân với mức lương tối thiểu chung;

- Mức chênh lệch bảo lưu bằng hệ số chênh lệch bảo lưu nhân với mức lương tối thiểu chung;

- Hệ số lương và phụ cấp lương trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 được tính theo hệ số tiền lương và phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 05 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang và Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 05 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tiền lương có hiệu lực thi hành trước ngày 01 tháng 10 năm 2004; từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi được tính theo hệ số tiền lương và phụ cấp lương chuyển xếp quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 205/2004/NĐ – CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tiền lương có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 10 năm 2004.

Tiền lương tối thiểu chung để tính chế độ cho giai đoạn trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 là 210.000 đồng; giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2003 đến ngày 30 tháng 09 năm 2005 là 290.000 đồng; giai đoạn từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 đến 30 tháng 09 năm 2006 là 350.000 đồng; giai đoạn từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 đến trước thời điểm điều chỉnh tiền lương tối thiểu tiếp theo là 450.000 đồng, Tiền lương tối thiểu chung để tính chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức dôi dư trong các giai đoạn tiếp sau do Chính phủ quy định.

b) Tiền lương tháng làm căn cứ để tính các chế độ trợ cấp quy định tại khoản 1, điểm b, khoản 2, 3, điểm d khoản 4 mục III được tính bằng bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của năm năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản. Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 5 năm công tác, thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác.

c) Tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương của tháng liền kề trước thời điểm tinh giản biên chế.

2. Thời gian tính hưởng trợ cấp

a) Số năm công tác để tính trợ cấp là số năm được tính hưởng bảo hiểm xã hội và số năm có đóng bảo hiểm xã hội (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người). Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là ½ năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 1 năm.

b) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức phạm tội bị toà án tuyên án phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ mà vẫn đựợc cơ quan, đơn vị bố trí làm việc thì thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thi hành án cũng được tính vào thời gian công tác tình hưởng trợ cấp.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A 35 tuổi, thuộc diện tinh giản biên chế, thôi việc từ ngày 01/09/2007, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 8 năm và 8 tháng, hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo mã ngạch 01.003, bậc 3 (3,00) từ ngày 01/01/2006.

Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thâm niên công tác cho Ông A được tính bằng bình quân tiền lương thực thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ ngày 01/09/2002 đến 01/09/2007.

Diễn biến hệ số lương theo ngạch, bậc và mức lương tối thiểu của ông A từ ngày 01/9/2002 đến 01/9/2007.

- Từ 01/9/2002 đến 31/12/2002 (04 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 1 (1,86), mức lương tối thiểu chung là 210.000 đồng

- Từ 01/01/2003 đến 30/09/2004 (21 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 2 (2,1), mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng

- Từ 01/10/2004 đến 30/09/2005 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 2 (2,67), mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng

- Từ 01/10/2005 đến 31/12/2005 (3 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 2 (2,67), mức lương tối thiểu chung là 350.000 đồng

- Từ 01/01/2006 đến 30/9/2006 (09 tháng), hệ số lương mã ngạch là 01.003, bậc 3 (3,00), mức lương tối thiểu chung là 350.000 đồng

- Từ 01/10/2006 đến 01/09/2007 (11 tháng), hệ số lương mã ngạch là 01.003, bậc 3 (3,00), mức lương tối thiểu chung là 450.000 đồng

Tiền lương bình quân thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là: [(1,86 x 210.00 đồng x 04 tháng) + (2,1 x 290.000 đồng x 21 tháng) + (2,67x 290.000 đồng x 12 tháng) + (2,67 x 350.000 đồng x 03 tháng) + (3,00x 350.000 đồng x 09 tháng) + (3,00 x 450.000 đồng x 11 tháng)]/60 = 845.775 đồng/tháng

Như vậy tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thâm niên công tác cho ông A là 845.775 đồng

Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 9 năm.



3. Thời điểm hưởng lương hưu hàng tháng đối với những đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 mục III Thông tư này tính từ tháng liền kề sau tháng đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn G 59 tuổi, có 19 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội (tính đến ngày 31/11/2007), thuộc diện tinh giản biên chế từ ngày 01/12/2007, cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội một lần cho 05 tháng ông G còn thiếu để đủ 20 năm từ tháng 12/2007 đến tháng 4/2008. Ông G được hưởng lương hưu kể từ ngày 01/05/2008.

III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ CỤ THẾ

1. Chính sách đối với những người nghỉ hưu trước tuổi

a) Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài việc hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, còn được hưởng thêm 3 khoản trợ sau:

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi. Trường hợp thời gian nghĩ hưu sớm có số tháng lẻ không đủ năm thì tính trợ cấp như sau:

+ Số tháng lẻ đủ 6 tháng trở xuống được trợ cấp 01 tháng tiền lương;

+ Số tháng lẻ trên 6 tháng đến duới 12 tháng được trợ cấp 02 tháng tiền lương.


Tiền trợ cấp tính cho thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định

=

Số tháng được trợ cấp (tính theo thời gian nghỉ trước tuổi quy định)

x

Tiền lương tháng

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội;

- Được trợ cấp ½ tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểu xã hội (đủ 12 tháng) kể từ năm thứ hai mươi mốt đóng bảo hiểm trở đi.



Tiền trợ cấp do có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội

=

Số năm được trợ cấp (tính từ năm thứ 21 trở đi có đóng bảo hiểm xã hội)

x 1/2 x

Tiền lương tháng

Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn B, 56 tuổi 7 tháng, thuộc diện tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/08/2007, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 33 năm 02 tháng (20 năm + 13 năm 2 tháng ), hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo mã ngạch 01.002, bậc 3 (5,08) từ ngày 01/10/2005; hệ số phụ cấp chức vụ 0,4 từ ngày 01/01/2005.

Tiền lương tháng để tính trợ cấp về hưu trước tuổi cho Ông B được tính bằng bình quân tiền lương thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ 01/08/2002 đến 01/08/2007.

Diễn biến hệ số lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ và mức lương tối thiểu chung của ông B từ 01/08/2002 đến 01/08/2007 như sau:

- Từ 01/08/2002 đến 31/09/2002 (02 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.002 bậc 1 (3,35) mức lương tối thiểu chung là 210.000 đồng

- Từ 01/10/2002 đến 31/12/2002 (3 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.002 bậc 2 (3,63), mức lương tối thiểu chung là 210.000 đồng

- Từ 01/01/2003 đến 30/09/2004 (21 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.002 bậc 2 (3,63), mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng

- Từ 01/10/2004 đến 30/09/2005 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.002, bậc 2 (4,74), mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng

- Từ 01/10/2005 đến 30/09/2006 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch là 01.002, bậc 3 (5,08), hệ số phụ cấp chức vụ 0,4, mức lương tối thiểu chung là 350.000 đồng

- Từ 01/10/2006 đến 01/08/2007 (10 tháng), hệ số lương mã ngạch là 01.002, bậc 3 (5,08), hệ số phụ cấp chức vụ 0,4, mức lương tối thiểu chung là 450.000 đồng

Tiền lương bình quân thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là:

[(3,35 x 210.000 đồng x 2 tháng) + ( 3,63 x 210.000 đồng x 3 tháng) + ( 3,63 x 290.000 đồng x 21 tháng) + (4,74 x 290.000 đồng x 12 tháng) + ((5.08 + 0,4) x 350.000 đồng x 12 tháng) + ((5.08 + 0,4) x 450.000 đồng x 10 tháng)]/60 = 1.499.350 đồng/tháng

Như vậy tiền lương tháng để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi cho ông B là 1.499.350 đồng

Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 33 năm.

Ông B nghỉ hưu trước: 60 tuổi – 56 tuối 7 tháng = 3 năm 5 tháng

Do vậy, Ông B được hưởng các khoản trợ cấp sau:

- Trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định:

[(3 năm x 3 tháng) + 1 tháng] x 1.499.350 đồng = 14.993.500 đồng

- Trợ cấp do có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội là:

5 tháng x 1.499.350 đồng = 7.496.750 đồng

- Trợ cấp do có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (12 năm 8 tháng) là :

13 năm x ½ x 1.499.350 đồng = 9.745.775 đồng

Tổng số tiền trợ cấp ông B được lĩnh là:

14.993.500 đồng + 7.496.750 đồng + 9.745.775 đồng = 32.236.025 đồng

b) Các đối tượng tinh giản biên chế quy định tại điểm đ khoản 1 mục I Thông tư này nếu đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chính sách, chế độ như đối tượng quy định tại điểm a khoản này;

c) Các đối tượng tinh giản biên chế quy định tại điểm a, b khoản này nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã đủ 19 năm 6 tháng trở lên đến dưới 20 năm thì cơ quan, đơn vị sẽ đóng một lần số tháng còn thiếu, với mức lương bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động trước khi tinh giản vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài việc hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng thêm các khoản trợ cấp như đối tượng quy định tại điểm a khoản này.

Mức đóng của cơ quan, đơn vị vào quỹ hưu trí và tử tuất cụ thể như sau:

- Trường hợp đối tượng trên thuộc diện tinh giản biên chế từ ngày 31 tháng 12 năm 2009 trở về trước, thì cơ quan, đơn vị sẽ đóng một lần vào quỹ hưu trí tử tuất với mức sau:


Số tháng còn thiếu

x

[Tiền lương tháng hiện hưởng]

x

16%

- Trường hợp đối tượng trên thuộc diện tinh giản biên chế từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, thì cơ quan, đơn vị sẽ đóng một lần vào quỹ hưu trí tử tuất với mức sau:

Số tháng còn thiếu

x

[Tiền lương tháng hiện hưởng]

x

18%

Ví dụ 4: Ông Lê Văn C, 58 tuổi, thuộc diện tinh giản biên chế từ ngày 01/09/2007, có hệ số lương ngạch, bậc theo mã ngạch 01.003, bậc 6 là 3,99 từ 01/02/2005, nhưng ông mới đóng bảo hiểm xã hội được 19 năm 7 tháng.

Cơ quan, đơn vị đóng một lần vào quỹ hưu trí tử tuất 5 tháng còn thiếu cho đủ 20 năm (từ tháng 09/2007 đến tháng 01/2008) để giải quyết chế độ hưu trí cho ông C, với mức như sau:

5 tháng x 3,99 x 450.000 đồng x 16% = 1.436.400 đồng

Tiền lương tháng để tính trợ cấp về hưu trước tuổi cho ông C được tính bằng bình quân tiền lương tháng theo ngạch bậc thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ ngày 01/09/2002 đến 01/09/2007.

Diễn biến hệ số lương theo ngạch, bậc và mức lương tối thiểu của ông C từ 01/09/2002 đến 01/09/2007 như sau:

- Từ ngày 01/9/2003 đến 31/12/2002 (4 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 5 (2,82), mức lương tối thiểu chung là 210.000 đồng

- Từ 01/01/2003 đến 30/09/2004 (21 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 5 (2,82), mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng

- Từ 01/10/2004 đến 30/01/2005 (4 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 5 (3,66), mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng

- Từ 01/02/2005 đến 30/09/2005 (8 tháng), hệ số lương mã ngạch là 01.003, bậc 6 (3,99), mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng

- Từ 01/10/2005 đến 30/09/2006 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch là 01.003, bậc 6 (3,99), mức lương tối thiểu chung là 350.000 đồng

-Từ 01/10/2006 đến 01/09/2007 (11 tháng), hệ số lương mã ngạch là 01.003, bậc 6 (3,99), mức lương tối thiểu chung là 450.000 đồng

Tiền lương bình quân thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản của Ông C là:

[(2,82 x 210.00 đồng x 4 tháng) + ( 2,82 x 290.000 đồng x 21 tháng) + ( 3,66 x 290.00 đồng x 4 tháng) + ( 3,99 x 290.000 đồng x 8 tháng) + ( 3,99 x 350.000 đồng x 12 tháng) + (3,99 x 450.000 đồng x 11 tháng)]/60 = 1.149.548 đồng/tháng

Như vậy tiền lương tháng để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi cho ông C là 1.149.548 đồng

Ông C nghỉ hưu trước 2 năm, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 19 năm 7 tháng làm tròn là 20 năm. Do vậy, Ông C được hưởng các khoản trợ cấp sau:

- Trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định:

2 năm x 3 tháng x 1.149.548 đồng = 6.897.290 đồng

- Trợ cấp do có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội là:

5 tháng x 1.149.548 đồng = 5.747.740 đồng

Tổng số tiền trợ cấp ông C được lĩnh là: 6.897.290 đồng + 5.747.740 đồng = 12.645.030 đồng

Tổng số tiền mà ngân sách nhà nước cấp để thực hiện việc tinh giản biên chế cho ông C là: 1.436.400 đồng + 12.645.030 đồng = 14.081.430 đồng.

Ông C được hưởng lương hưu kể từ ngày 01/02/2008.



2. Chính sách đối với những người chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước, được hưởng các khoản trợ cấp sau:

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng.

b) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).



Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn A 35 tuổi, chuyển sang các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước từ ngày 01/09/2007, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 8 năm và 8 tháng, có hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo mã ngạch 01.003, bậc 3 là 3,00 từ ngày 01/01/2006.

Tiền lương tháng hiện hưởng là:

3,00 x 450.000 đồng = 1.350.000 đồng

Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thâm niên công tác cho ông A được tính như ví dụ 1 là: 845.775 đồng

Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 9 năm

Ông A được hưởng các khoản trợ cấp sau:

- Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng là:

3 tháng x 1.350.000 đồng = 4.050.000 đồng

- Trợ cấp thôi việc theo thâm niên công tác là:

½ x 845.775 đồng x 9 năm = 3.805.988 đồng

Tổng số tiền trợ cấp khi ông A chuyển sang cơ sở ngoài công lập là:

4.050.000 đồng + 3.805.988 đồng = 7.855.988 đồng



3. Chính sách đối với những người thôi việc ngay

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế nghỉ thôi việc ngay, được hưởng các chế độ sau:

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).



Ví dụ 6: Bà Nguyễn Thị E 48 tuổi, nhân viên đánh máy thuộc diện tinh giản biên chế, được giải quyết thôi việc ngày từ ngày 01/09/2007, có hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo ngạch công chức loại C2, bậc 8 (2,76) từ ngày 01/10/2006, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội 18 năm 2 tháng.

Tiền lương tháng hiện hưởng của bà E là: 2,76 x 450.000 đồng = 1.242.000 đồng

Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thâm niên công tác cho bà E được tính bằng bình quân tiền lương tháng theo ngạch, bậc thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng), kể từ 01/09/2002 đến 01/09/2007.

Diễn biến hệ số lương theo ngạch, bậc và mức lương tối thiểu để tính lương tháng theo ngạch, bậc của bà E từ 01/09/2002 đến 01/09/2007 như sau:

- Từ ngày 01/09/2002 đến 30/09/2002 (1 tháng) hệ số lương ngạch nhân viên đánh máy, bậc 5 (1,71), mức lương tối thiểu chung là 210.000 đồng

- Từ ngày 01/10/2002 đến 31/12/2002 (3 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên đánh mày bậc 6 (1,80), mức lương tối thiểu chung là 210.000 đồng

- Từ 01/01/2003 đến 30/09/2004 (21 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên đánh máy, bậc 6 (1,80),mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng

- Từ 01/10/2004 đến 30/9/2005 (12 tháng), hệ số lương ngạch công chức loại C2, bậc 7 (2,58), mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng

- Từ ngày 01/10/2005 đến 30/09/2006 (12 tháng), hệ số lương ngạch công chức loại C2, bậc 7 (2,58), mức lương tối thiểu chung là 350.000 đồng

- Từ 01/10/2006 đến tháng 01/09/2007 (11 tháng), hệ số lương ngạch công chức loại C2, bậc 8 (2, 76), mức lương tối thiểu chung là 450. 000 đồng

Tiền lương bình quân của 05 năm cuối ( 60 tháng) trước khi tinh giản là: [(1,71 x 210.000 đồng x 1 tháng) + ( 1,80 x 210.000 đồng x 3 tháng) + ( 1,80 x 290.000 đồng x 21 tháng) + (2,58 x 290.000 đồng x 12 tháng) + ( 2,58 x 350.000 đồng x 12 tháng) + (2,76 x 450.000 đồng x 11 tháng)]/60 = 765.523 đồng/tháng

Tiền lương tháng để tính trợ cấp theo thâm niên công tác cho bà E là : 765.523 đồng

Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 18 năm.

Bà E được hưởng các khoản trợ cấp sau:

- Trợ cấp tìm việc: 03 x 1.242.000 đồng = 3.726.000 đồng

- Trợ cấp thôi việc: 1,5 x 765.523 đồng x 18 năm = 20.669.121 đồng

Tổng số tiền bà E nhận được khi thôi việc là:

3.726.000 đồng + 20.669.121 đồng = 24.395.121 đồng



Каталог: phongtccb -> VB%20phap%20qui -> Thong%20tu
VB%20phap%20qui -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 110/2004/NĐ-cp ngàY 08 tháng 4 NĂM 2004 VỀ CÔng tác văn thư
VB%20phap%20qui -> Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
Thong%20tu -> BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Thong%20tu -> Số: 35/2006/ttlt/bgdđt-bnv cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VB%20phap%20qui -> Số 116/2003/NĐ-cp ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ Về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
VB%20phap%20qui -> Ban chấp hành trung ưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Thong%20tu -> THÔng tư CỦa bộ giáo dục số 49 tt/gd ngàY 29 tháng 11 NĂM 1979 quy đỊnh chế ĐỘ CÔng tác củA giáo viên trưỜng phổ thôNG
Thong%20tu -> THÔng tư liên tịch bộ y tế BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chính số 02/2006/ttlt-byt-bnv-btc ngàY 23 tháng 01 NĂM 2006 HƯỚng dẫn thực hiện quyếT ĐỊnh số 276/2005/QĐ-ttg ngàY 01/11/2005 CỦa thủ TƯỚng chính phủ quy đỊnh chế ĐỘ phụ CẤP ƯU ĐÃi theo nghề ĐỐi với cán

tải về 464.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương