BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chính



tải về 0.71 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.71 Mb.
#3547
  1   2   3   4   5   6   7   8

BỘ NỘI VỤ - BỘ TÀI CHÍNH
-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số: 01/2015/TTLT-BNV-BTC

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2015


THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2014/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ



Căn cứ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;

Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 108/2014/NĐ-CP).

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quản lý và sử dụng biên chế

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành, địa phương):

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc trong việc quản và sử dụng biên chế đã thực hiện tinh giản và biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã giải quyết nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật;

b) Được sử dụng tối đa không quá 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và 50% số biên chế giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật (trừ cán bộ, công chức cấp xã) trong năm của Bộ, ngành, địa phương để tuyển dụng mới công chức, viên chức;

c) Tổng hợp biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã thực hiện tinh giản và biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã giải quyết nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Nội vụ.

2. Các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, tổ chức rà soát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng biên chế tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc; có phương án bố trí, sắp xếp biên chế sử dụng vượt so với quy định tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sư nghiệp công lập.

Điều 2. Trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP

Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ; công chức, viên chức) có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc tối thiểu bằng số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành, cụ thể như sau:

1. Những người làm việc trong điều kiện bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 30 ngày.

2. Những người làm việc trong điều kiện bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc 40 ngày.

3. Những người làm việc trong điều kiện bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 60 ngày.

4. Những người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 40 ngày.

5. Những người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 50 ngày.

6. Những người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 70 ngày.

Chương II

PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ

Điều 3. Tiền lương tháng để tính chế độ

1. Tiền lương tháng để tính chế độ là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, cộng với các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có), cụ thể như sau:

a) Tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh được tính bằng hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh nhân với mức lương cơ sở (trước đây gọi là mức lương tối thiểu chung);

b) Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) được tính bằng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nhân với mức lương cơ sở;

c) Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được tính bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với hệ số bậc lương cuối cùng trong ngạch nhân với mức lương cơ sở;

d) Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) được tính bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với tổng của hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), tỷ lệ % (quy theo hệ số) của phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và nhân với mức lương cơ sở;

đ) Mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) được tính bằng hệ số chênh lệch bảo lưu nhân với mức lương cơ sở.

Hệ số tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại các văn bản: Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP); Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát; Nghị quyết số 823/2009/UBTVQH ngày 03 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11; Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán viên nhà nước.

Riêng đối với các đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, hệ số mức lương được tính theo quy định tại bảng hệ số mức lương của viên chức quản lý chuyên trách ban hành kèm theo Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; trước ngày 01/5/2013 tính theo quy định tại bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước.

Mức lương cơ sở để tính chế độ trước ngày 01 tháng 5 năm 2010 là 650.000 đồng; từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 đến ngày 30 tháng 4 năm 2011 là 730.000 đồng; từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 đến 30 tháng 4 năm 2012 là 830.000 đồng; từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 đến 30 tháng 6 năm 2013 là 1.050.000 đồng; từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 là 1.150.000 đồng. Mức lương cơ sở trong các thời điểm tiếp theo do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương tháng làm căn cứ để tính chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Điểm b Khoản 1 Điều 7 và Khoản 4 Điều 8 Thông tư liên tịch này được tính bằng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này thực lĩnh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác của năm năm cuối (60 tháng) trước thời điểm tinh giản. Đối với những trường hợp chưa đủ năm năm công tác, thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác.

3. Tiền lương tháng hiện hưởng để làm căn cứ tính các chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch này là tiền lương của tháng liền kề trước thời điểm tinh giản biên chế.

Điều 4. Thời gian để tính chế độ

1. Thời gian để tính chế độ là thời gian làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các hội được tính hưởng bảo hiểm xã hội và đóng bảo hiểm xã hội (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người), nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. Nếu thời gian tính chế độ có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là 1/2 năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 1 năm.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A 35 tuổi, thuộc diện tinh giản biên chế, thôi việc từ ngày 01/02/2015, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 9 năm và 9 tháng, hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo mã ngạch 01.003, bậc 3 (3,00) từ ngày 01/5/2012.

- Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thâm niên công tác cho Ông A được tính bằng bình quân tiền lương thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ 01/02/2010 đến 31/01/2015.

- Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo ngạch, bậc của ông A từ ngày 01/02/2010 đến 31/01/2015 như sau:

+ Từ ngày 01/02/2010 đến 30/4/2010 (03 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.735.500 đồng;

+ Từ ngày 01/5/2010 đến 30/4/2011 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.949.100 đồng;

+ Từ ngày 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.216.100 đồng;

+ Từ ngày 01/5/2012 đến 30/6/2013 (14 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 3 (3,00). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.150.000 đồng;

+ Từ ngày 01/7/2013 đến 31/01/2015 (19 tháng), hệ số lương mã ngạch là 01.003 bậc 3 (3,00). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.450.000 đồng.

- Tiền lương bình quân thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là: (1.735.500 đồng x 03 tháng + 1.949.100 đồng x 12 tháng + 2.216.100 đồng x 12 tháng + 3.150.000 đồng x 14 tháng + 3.450.000 đồng x 19 tháng)/60 = 2.747.315 đồng/tháng.

Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội cho ông A là: 2.747.315 đồng.

- Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 10 năm.

2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức phạm tội bị tòa án tuyên án phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ mà vẫn được cơ quan, đơn vị bố trí làm việc thì thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thi hành án cũng được tính vào thời gian công tác để tính chế độ.

3. Thời điểm để tính tuổi đời hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi và thời gian nghỉ hưu trước tuổi được tính theo ngày tháng năm sinh.

Ví dụ 2:

a) Ông Nguyễn Văn G, sinh ngày 13/3/1957, thuộc diện tinh giản biên chế, thời điểm tinh giản biên chế ngày 01/3/2015, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 25 năm 2 tháng. Tại thời điểm 01/3/2015, ông G gần đủ 58 tuổi, nên ông G được hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này.

b) Bà Nguyễn Thị H, sinh ngày 25/02/1962, thuộc diện tinh giản biên chế, thời điểm tinh giản biên chế ngày 01/3/2015, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 23 năm. Tại thời điểm 01/3/2015, bà H đã trên 53 tuổi, nên bà H được hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch này.

Điều 5. Chính sách về hưu trước tuổi

1. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ra còn được hưởng các chế độ sau:

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có số tháng lẻ không đủ năm thì tính trợ cấp như sau:

a.1. Số tháng lẻ từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được trợ cấp 01 tháng tiền lương;

a.2. Số tháng lẻ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được trợ cấp 02 tháng tiền lương.



Tiền trợ cấp tính cho thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định

=

Số tháng được trợ cấp (tính theo thời gian nghỉ trước tuổi quy định)

x

Tiền lương tháng

b) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội;

c) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng) kể từ năm thứ hai mươi mốt trở đi.



Trợ cấp do có tên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội

=

Số năm được trợ cấp (tính từ năm thứ 21 trở đi có đóng bảo hiểm xã hội)

x 1/2 x

Tiền lương tháng

Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn Đ 52 tuổi 2 tháng, thuộc diện tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/02/2015, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 28 năm 2 tháng (20 năm + 08 năm 2 tháng), trong đó ông có 16 năm làm việc ở huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng (nơi có hệ số phụ cấp khu vực 0,7), hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo mã ngạch 01.003, bậc 9 (4,98) từ ngày 01/5/2014.

- Tiền lương tháng để tính trợ cấp về hưu trước tuổi cho Ông Đ được tính bằng bình quân tiền lương thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/01/2015.

- Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo ngạch, bậc của Ông Đ từ 01/02/2010 đến 31/01/2015 như sau:

+ Từ 01/02/2010 đến 30/4/2010 (03 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 7 (4,32). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.808.000 đồng;

+ Từ 01/5/2010 đến 30/4/2011 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 7 (4,32). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.153.600 đồng;

+ Từ 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 8 (4,65). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.859.500 đồng;

+ Từ 01/5/2012 đến 30/6/2013 (14 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 8 (4,65). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 4.882.500 đồng;

+ Từ 01/7/2013 đến 30/4/2014 (10 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 8 (4,65). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 5.347.500 đồng;

+ Từ 01/5/2014 đến 31/01/2015 (09 tháng), hệ số lương mã ngạch là 01.003, bậc 9 (4,98). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 5.727.000 đồng.

- Tiền lương bình quân thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là: [2.808.000 đồng x 3 tháng + 3.153.600 đồng x 12 tháng + 3.859.500 đồng x 12 tháng + 4.882.500 đồng x 14 tháng + 5.347.500 đồng x 10 tháng + 5.727.000 đồng x 9 tháng]/60 = 4.432.570 đồng/tháng.

Tiền lương tháng để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi cho Ông Đ là 4.432.570 đồng.

- Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 28 năm.

- Ông Đ nghỉ hưu trước: 55 tuổi - 52 tuổi 2 tháng = 2 năm 10 tháng.

2 năm nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp số tháng tiền lương là: 2 x 3 = 06 tháng;

10 tháng lẻ nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp 02 tháng tiền lương.

- Ông Đ được hưởng các khoản trợ cấp sau:

+ Trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định: (6 tháng + 2 tháng) x 4.432.570 đồng = 35.460.560 đồng;

+ Trợ cấp do có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội là: 5 tháng x 4.432.570 đồng = 22.162.850 đồng;

+ Trợ cấp do có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (08 năm 02 tháng) là: 08 năm x 1/2 x 4.432.570 đồng = 17.730.280 đồng.

Tổng số tiền trợ cấp ông Đ được lĩnh : 35.460.560 đồng + 22.162.850 đồng + 17.730.280 đồng = 75.353.690 đồng.

2. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ra còn được hưởng các chế độ quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Điểm a Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có số tháng lẻ không đủ năm thì tính trợ cấp như Điểm a Khoản 1 Điều này.

Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn B, 55 tuổi 8 tháng, thuộc diện tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/02/2015, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 33 năm 9 tháng (20 năm +13 năm 9 tháng), hệ số lương hiện hưởng theo chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính (viên chức loại A2, nhóm 1), bậc 3 (5,08) từ ngày 01/5/2014; hệ số phụ cấp chức vụ 0,4 từ ngày 01/7/2013.

- Tiền lương tháng để tính trợ cấp về hưu trước tuổi cho Ông B được tính bằng bình quân tiền lương thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/01/2015.

- Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo chức danh nghề nghiệp, ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ (gọi tắt là mức tiền lương theo ngạch, bậc) của Ông B từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/01/2015 như sau:

+ Từ ngày 01/02/2010 đến 30/4/2010 (03 tháng), hệ số lương mã ngạch 13.091, bậc 1 (4,40). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.860.000 đồng;

+ Từ ngày 01/5/2010 đến 30/4/2011 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 13.091, bậc 1 (4,40). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.212.000 đồng;

+ Từ ngày 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 13.091, bậc 2 (4,74). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.934.200 đồng;

+ Từ ngày 01/5/2012 đến 30/6/2013 (14 tháng), hệ số lương mã ngạch 13.091, bậc 2 (4,74). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 4.977.000 đồng;

+ Từ ngày 01/7/2013 đến 30/4/2014 (10 tháng), hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính, bậc 2 (4,74), hệ số phụ cấp chức vụ 0,4. Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 5.911.000 đồng;

+ Từ ngày 01/5/2014 đến 31/01/2015 (09 tháng), hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính, bậc 3 (5,08), hệ số phụ cấp chức vụ 0,4. Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 6.302.000 đồng.

- Tiền lương bình quân thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là: [(2.860.000 đồng x 3 tháng) + (3.212.000 đồng x 12 tháng) + (3.934.200 đồng x 12 tháng) + (4.977.000 đồng x 14 tháng) + (5.911.000 đồng x 10 tháng) + (6.302.000 đồng x 9 tháng)]/60 = 4.664.007 đồng/tháng.

Tiền lương tháng để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi cho ông B là 4.664.007 đồng.

- Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 34 năm.

- Ông B nghỉ hưu trước: 60 tuổi - 55 tuổi 8 tháng = 4 năm 4 tháng

4 năm nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp số tháng tiền lương là: 4 x 3 = 12 tháng;

4 tháng lẻ nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp 01 tháng tiền lương.

- Ông B được hưởng các khoản trợ cấp sau:

+ Trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định: (12 tháng + 1 tháng) x 4.664.007 đồng = 60.632.091 đồng;

+ Trợ cấp do có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội là: 5 tháng x 4.664.007 đồng = 23.320.035 đồng;

+ Trợ cấp do có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (13 năm 9 tháng làm tròn là 14 năm) là: 14 năm x 1/2 x 4.664.007 đồng = 32.648.049 đồng.

Tổng số tiền trợ cấp ông B được lĩnh là: 60.632.091 đồng + 23.320.035 đồng + 32.648.049 đồng = 116.600.175 đồng.

3. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.

4. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.

Điều 6. Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước, được hưởng các khoản trợ cấp sau:

1. Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng.

2. Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).



Каталог: uploads -> text
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
text -> Nghị định số 16/2012/NĐ-cp ngày 12 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
text -> Căn cứ Nghị định số 36/2003/ NĐ-cp ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương