BỘ ngoại giao



tải về 44.37 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích44.37 Kb.
#17506



BỘ NGOẠI GIAO

_____

Số: 289/QĐ-BNG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________


Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2015




QUYẾT ĐỊNH


Ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Ngoại giao

triển khai Nghị quyết 92/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển

du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới

___
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
Căn cứ Nghị định số 58/2013/NĐ-CP ngày 11/06/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;

Căn cứ Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Ngoại giao triển khai Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.

Điều 2. Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

  • Như Điều 2;

  • Lưu: TCCB, THKT.



KT. BỘ TRƯỞNG


THỨ TRƯỞNG
(đã ký)


Bùi Thanh Sơn


KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ NGOẠI GIAO

triển khai Nghị quyết 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp

đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới

(ban hành kèm theo Quyết định số 289/QĐ-BNG ngày 02/02/2015)

I. Bối cảnh:

Trong những năm qua, du lịch đã có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước1, được Chính phủ coi là một trong những ưu tiên hàng đầu. Nhiều quy hoạch, chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển du lịch đã được ban hành, và gần đây nhất là Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, yêu cầu của đất nước; cơ chế chính sách phát triển du lịch còn chưa hoàn thiện; cơ sở hạ tầng du lịch và giao thông kém phát triển; nguồn khách quốc tế còn phụ thuộc vào một số thị trường; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; liên kết ngành, vùng còn lỏng lẻo; chất lượng sản phẩm du lịch còn hạn chế; an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường chưa đáp ứng yêu cầu; chịu ảnh hưởng của biến động chính trị-an ninh và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực.

Thời gian qua, ngành ngoại giao đã chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp để góp phần phát triển du lịch Việt Nam. Với tư cách thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch2, Bộ Ngoại giao đã tích cực tham gia công tác tham mưu, hoạch định chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển du lịch; chủ động lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư về du lịch trong các hoạt động đối ngoại; hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phát triển du lịch; góp phần tạo thuận lợi trong việc đăng ký và cấp thị thực xuất nhập cảnh cho khách du lịch nước ngoài. Các nỗ lực trên đã mang lại những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước nói chung và cần tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới.

II. Mục đích:

- Nâng cao hiệu quả phối hợp, hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và các Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài (CQĐD) đối với các Bộ, ngành và địa phương, doanh nghiệp liên quan trong phát triển du lịch, coi hỗ trợ phát triển du lịch là một ưu tiên của công tác đối ngoại nói chung và Ngoại giao Kinh tế (NGKT), Ngoại giao Văn hoá (NGVH) nói riêng.

- Đề xuất và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, hoạch định chính sách và triển khai các biện pháp khả thi, hiệu quả, thực chất nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam từ khía cạnh đối ngoại.

- Thiết thực triển khai Nghị quyết 92/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.





  1. Các nhóm biện pháp:

  1. Đóng góp vào xây dựng chiến lược, chính sách về du lịch trên cơ sở phát huy vai trò thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch:

Nghiên cứu, tham mưu, đóng góp ý kiến cho Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phương về các quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch, tập trung vào:

  • Tham mưu về các chính sách thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, hợp tác phát triển du lịch với các thị trường du lịch trọng điểm và tiềm năng.

  • Nghiên cứu và thông tin về các xu thế phát triển du lịch trên thế giới và khu vực, những chiến lược/chính sách của các nước về phát triển du lịch có tác động đến Việt Nam.

  • Tìm hiểu và phổ biến kinh nghiệm quốc tế về đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch có tính liên kết, bền vững; công tác tổ chức và điều hành các dịch vụ du lịch; đào tạo nhân lực trong lĩnh vực du lịch; vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch; xã hội hóa du lịch…

  • Thu thập thông tin, đánh giá phản hồi của khách du lịch đã đến Việt Nam, từ đó phối hợp kiến nghị các giải pháp khắc phục.

Đơn vị chủ trì: Vụ Tổng hợp Kinh tế, các Vụ khu vực, CQĐD.



  1. Phối hợp triển khai quảng bá, xúc tiến du lịch ở nước ngoài:

    1. Tuyên truyền về chính sách, môi trường du lịch của Việt Nam ở nước ngoài:

  • Đẩy mạnh thông tin quảng bá Việt Nam, đặc biệt là tiềm năng du lịch bằng nhiều ngôn ngữ, chú trọng tiếng địa phương, tới các đối tượng khác nhau (chính giới, công ty lữ hành, doanh nhân, nhà nghiên cứu, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…) nhằm tăng cường sự hiểu biết về Việt Nam.

  • Tranh thủ sự ủng hộ của nước sở tại thông qua các kênh hợp tác chính thức, huy động sự tham gia, đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong thông tin quảng bá du lịch Việt Nam.

  • Tranh thủ sự hợp tác của báo chí nước sở tại, thúc đẩy các hình thức hợp tác với các hãng thông tấn, báo chí, truyền thông có uy tín nhằm tăng cường thông tin quảng bá Việt Nam, quảng bá du lịch Việt Nam trên các phương tiện truyền thông sở tại.

  • Chủ động kiến nghị, đề xuất việc mời các đoàn phóng viên vào Việt Nam làm các phóng sự, phim quảng bá Việt Nam và tiềm năng du lịch của các địa phương.

  • Xây dựng ấn phẩm tuyên truyền quảng bá du lịch, trong đó chú trọng các sản phẩm có hàm lượng văn hoá cao, thể hiện bản sắc văn hoá Việt Nam; tăng cường sản xuất các sản phẩm nghe, nhìn kỹ thuật số, xây dựng thư mục ấn phẩm điện tử, dữ liệu thông tin, hình ảnh để CQĐD có thể chủ động trong việc in ấn, trưng bày, triển lãm, trình chiếu tại địa bàn, bảo đảm hiệu quả sử dụng, tiết kiệm, tránh chống chéo, lãng phí.

  • Phối hợp xử lý các tình huống xuất hiện thông tin tiêu cực, bất lợi đối với du lịch Việt Nam.

Đơn vị chủ trì: Vụ Thông tin – Báo chí, CQĐD, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

    1. Quảng bá về các sản phẩm du lịch của Việt Nam:

  • Chủ động đề xuất, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) để quảng bá du lịch, giới thiệu cơ hội đầu tư trong lĩnh vực du lịch trong các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao và tiếp xúc ở các cấp với các đối tác.

  • Triển khai quảng bá du lịch trong các sự kiện Tuần/Ngày Việt Nam ở nước ngoài, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và các sự kiện xúc tiến trong nước như Gặp gỡ Địa phương – Ngoại giao đoàn.

  • Lồng ghép quảng bá du lịch vào quà tặng đối ngoại.

  • Tăng cường hợp tác với các cơ quan/tổ chức quốc tế có uy tín trong lĩnh vực du lịch để nâng cao vị thế, quảng bá du lịch Việt Nam.

  • Vận động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia đầu tư, quảng bá, phát triển du lịch Việt Nam.

Đơn vị chủ trì: Vụ Tổng hợp Kinh tế, Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Cục Lễ tân Nhà nước.

    1. Giám sát, bảo tồn và phát huy các di sản đã được thế giới công nhận; vận động các danh hiệu quốc tế cho các di sản văn hóa, du lịch Việt Nam:

  • Vận động các chuyên gia, các tổ chức quốc tế, các nước liên quan quan tâm, hỗ trợ, ủng hộ Việt Nam trong việc xây dựng và bảo vệ các hồ sơ đệ trình công nhận danh hiệu thế giới (di sản thế giới văn hoá và thiên nhiên, di sản phi vật thể, công viên địa chất toàn cầu, khu dự trữ sinh quyển thế giới…).

  • Phối hợp với Bộ VHTTDL giám sát, bảo tồn, phát huy giá trị danh hiệu đã được công nhận nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, các đơn vị liên quan, CQĐD.

  1. Tạo thuận lợi cho khách du lịch đến Việt Nam và người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài:

    1. Góp phần hoàn thiện Luật xuất nhập cảnh và việc đàm phán, ký kết hiệp định/thoả thuận về thị thực giữa Việt Nam với các nước:

  • Thúc đẩy việc đàm phán, ký điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế với nội dung tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại quốc tế cho công dân Việt Nam và công dân các nước liên quan.

  • Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Luật xuất nhập cảnh 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015).

    1. Tạo thuận lợi cho khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam:

  • Phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nhanh, chính xác thủ tục cấp thị thực, thị thực điện tử.

  • Tiếp tục hoàn thiện, cải tiến việc áp dụng công nghệ thông tin trong thủ tục cấp thị thực cho khách nước ngoài nhập cảnh Việt Nam nói chung và khách du lịch đến Việt Nam nói riêng.

  • Phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời thông báo cho Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam về các trường hợp công dân nước ngoài đi du lịch gặp khó khăn (tai nạn, bị bắt giữ, xét xử…).

3.3. Tạo thuận lợi cho người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài:

  • Kịp thời đưa ra những khuyến nghị, khuyến cáo về các quy định xuất nhập cảnh mới của các nước trên Cổng thông tin điện tử về lãnh sự (www.lanhsuvietnam.gov.vn); cập nhật kịp thời tình hình các nước liên quan, đặc biệt là các thông tin về yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến khách du lịch (dịch bệnh, chiến tranh, tội phạm…).

  • Sớm nghiên cứu thành lập Trung tâm xử lý khủng hoảng nhằm triển khai hiệu quả công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, bao gồm cả đối tượng là khách du lịch.

  • Duy trì, phát triển hiệu quả đường dây nóng bảo hộ công dân 24/7, phối hợp với chính quyền nước sở tại hỗ trợ công dân Việt Nam gặp khó khăn, tai nạn khi ở nước ngoài.

    1. Phối hợp đôn đốc, triển khai các cam kết/thoả thuận quốc tế đã ký kết trong lĩnh vực du lịch

Đơn vị chủ trì: Cục Lãnh sự, Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, CQĐD.

  1. Đóng góp vào phát triển sản phẩm du lịch và môi trường du lịch:

  • Góp phần xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính liên kết thông qua việc thúc đẩy hình thành các tuyến đường bay quốc tế mới, tham gia vào các hiệp hội du lịch quốc tế…

  • Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, kỳ quan thiên nhiên, thắng cảnh du lịch thông qua việc tham gia hiệu quả trong các cơ chế hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong các lĩnh vực liên quan.

  • Phối hợp, cung cấp thông tin và kinh nghiệm quốc tế cho Bộ VHTTDL nhằm đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ du lịch.

  • Phối hợp với Bộ VHTTDL nâng cao hiệu quả thu hút khách du lịch tại các thị trường trọng điểm, đồng thời tăng cường thu hút khách du lịch từ các thị trường tiềm năng.

  • Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức xã hội về du lịch và hiệu quả hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch.

Đơn vị chủ trì: Vụ Tổng hợp Kinh tế, Vụ Thông tin-Báo chí, Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, các Vụ khu vực, CQĐD.

  1. Phân công thực hiện:

  • Các đơn vị trong Bộ xây dựng kế hoạch, sắp xếp nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi phụ trách, báo cáo định kỳ 6 tháng/lần về tình hình thực hiện.

  • Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đưa nhiệm vụ thúc đẩy phát triển du lịch vào kế hoạch công tác hàng năm và lên kế hoạch triển khai.

  • Cục Quản trị - Tài vụ và Quỹ Ngoại giao Kinh tế phối hợp với các đơn vị có liên quan bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định hiện hành. /.

1 Năm 2014, tổng thu từ du lịch đạt 230.000 tỷ đồng.

2 Thành lập tháng 9/1992.


Каталог: public -> upload -> news -> attachs
attachs -> NGÂn hàng nhà NƯỚc việt nam
attachs -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 138
attachs -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
upload -> CÁc yếu tố Ảnh hưỞng đẾn tổn thấT Áp suất do ma sát của dòng chất lỏng khoan trong khoảng không vành xuyến giếng khoan đỨNG
attachs -> Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ
attachs -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 629
attachs -> PHÁt biểu của thủ TƯỚng nguyễn tấn dũng tại phiên thảo luận của hội nghị CẤp cao acmecs 5
attachs -> CÁc dự Án của pvn tại bir seba, algeria: MÔ HÌnh cho hợp tác kinh tế giữa việt nam và khu vựC

tải về 44.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương