BỘ lao đỘng – thưƠng binh và XÃ HỘI



tải về 81.56 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích81.56 Kb.
#6627


BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

line 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

line 4


Số: /2015/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2015
THÔNG TƯ


Hướng dẫn thực hiện Điều 76 của Luật Bảo hiểm xã hội và

một số điều của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015

của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội

về bảo hiểm xã hội tự nguyện

line 2

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội,

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Điều 76 của Luật Bảo hiểm xã hội và một số điều của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện Điều 76 của Luật Bảo hiểm xã hội và một số điều của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây được viết tắt là Nghị định số 134/2015/NĐ-CP).



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Phương án 1: Đối tượng áp dụng của Thông tư này là đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

Phương án 2: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;

2. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

3. Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

4. Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân;

5. Người tham gia khác.

Các đối tượng quy định trên sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Chương II

CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Mục 1

CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
Điều 3. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng

1. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

2. Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 1 tháng đến 6 tháng tính là nửa năm; từ 7 tháng đến 11 tháng tính là một năm.

Ví dụ 1: Ông A có 28 năm 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội, hưởng lương hưu từ tháng 10/2016, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông A là 28 năm 3 tháng, số tháng lẻ 3 tháng được tính là nửa năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông A là 28,5 năm.

- 15 năm đầu tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28,5 là 13,5 năm, tính thêm: 13,5 x 2% = 27%;

- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông A là: 45% + 27% = 72%.

Ví dụ 2: Bà B có 26 năm 10 tháng đóng bảo hiểm xã hội, hưởng lương hưu từ tháng 5/2017, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà B là 26 năm 10 tháng, số tháng lẻ 10 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của bà B là 27 năm.

- 15 năm đầu tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27 là 12 năm, tính thêm: 12 x 3% = 36%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 36% = 81%;

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà B được tính mức tối đa bằng 75%.



Ví dụ 3: Ông C có 29 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội, hưởng lương hưu từ tháng 6/2019, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông C là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ 7 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông C là 30 năm.

- 17 năm đầu tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 18 đến năm thứ 30 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;

- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông C là: 45% + 26% = 71%.

Ví dụ 4: Bà D có 28 năm 01 tháng đóng bảo hiểm xã hội, hưởng lương hưu từ tháng 2/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà D là 28 năm 01 tháng, số tháng lẻ 01 tháng được tính là nửa năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của bà D là 28,5 năm.

- 15 năm đầu tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28,5 là 13,5 năm, tính thêm: 13,5 x 2% = 27%;

- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà D là: 45% + 27% = 72%;

Điều 4. Tính hưởng chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.



Ví dụ 5: Ông Đ có 10 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trước đó có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Như vậy, thời gian tính hưởng chế độ hưu trí của ông Đ là 10 năm + 15 năm = 25 năm.

2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.



Ví dụ 6: Trường hợp ông Đ ở Ví dụ 5, có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là 25 năm, trong đó có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của ông Đ là 60 tuổi.

3. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc.



Ví dụ 7: Bà E có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là 22 năm, trong đó có 20 năm 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong 20 năm 3 tháng thì có 16 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7. Như vậy, điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu của bà E là đủ 50 tuổi.

4. Trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội mà bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì điều kiện hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.



Ví dụ 8: Bà G là Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã, có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đủ 55 tuổi, sau đó bà G bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm 2 năm thì có nguyện vọng hưởng lương hưu. Như vậy, bà G được hưởng lương hưu với thời gian tính hưởng lương hưu là 17 năm.

5. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.



Ví dụ 9: Ông H có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 5.100.000 đồng/tháng và có 10 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 200.000.000 đồng. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông H là:


Điều 5. Thời điểm hưởng lương hưu

1. Thời điểm hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Ví dụ 10: Bà I tính đến tháng 11 năm 2016 đủ 55 tuổi và có 20 năm 9 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, thời điểm hưởng lương hưu của bà I được tính kể từ tháng 12/2016.

b) Từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.



Ví dụ 11: Trường hợp bà G ở Ví dụ 8 sau khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đến hết tháng 2/2018 được 2 năm thì dừng đóng và có yêu cầu hưởng lương hưu. Như vậy, thời điểm hưởng lương hưu của bà G được tính từ tháng 3/2018.

2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại điểm .. khoản ... Điều ... Thông tư này để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.



Ví dụ 12: Ông K tính đến hết tháng 3 năm 2017 đủ 60 tuổi và có 18 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội, ông K có nguyện vọng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, đến tháng 6 năm 2017 ông K đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Như vậy, thời điểm hưởng lương hưu của ông K được tính kể từ tháng 7/2017.

Mục 2

CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

Điều 6. Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Thời gian tính hưởng chế độ tử tuất được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP



Ví dụ 13: Ông L có 52 tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trước đó có 10 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Như vậy, thời gian tính hưởng chế độ tử tuất của ông L là 52 tháng + 10 tháng = 62 tháng.

2. Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng khi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.



Ví dụ 14: Ông L ở Ví dụ 13, có thời gian tính hưởng chế độ tử tuất là 62 tháng, trong trường hợp ông L chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng.

3. Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.



Chương III
QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 7. Phương thức đóng

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

2. Riêng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), ngoài lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này còn được lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng).

Ví dụ 16: Tính đến tháng 8/2016, ông M đủ 60 tuổi và có 8 năm đóng bảo hiểm xã hội. Ông M có nguyện vọng tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng và lựa chọn phương thức đóng 2 năm một lần cho giai đoạn từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018. Tháng 9/2018 ông M có đủ 10 năm đóng bảo hiểm xã hội và đóng một lần cho 10 năm còn thiếu. Như vậy, tính đến hết tháng 9/2018, ông M 62 tuổi 01 tháng và có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Thời gian tính hưởng lương hưu của ông M kể từ tháng 10/2018.

Ví dụ 17: Tính đến tháng 3/2017, bà N đủ 55 tuổi và có 16 năm đóng bảo hiểm xã hội. Bà N có nguyện vọng tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng và lựa chọn phương thức đóng 6 tháng một lần. Đến tháng 3/2018 bà N 56 tuổi và có 17 năm đóng bảo hiểm xã hội, do có khoản tiền từ rút sổ tiết kiệm, tháng 4/2018 bà N lựa chọn phương thức đóng một lần cho 3 năm còn thiếu. Như vậy, tính đến hết tháng 4/2018, bà N 56 tuổi 01 tháng và có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Thời gian tính hưởng lương hưu của bà N kể từ tháng 5/2018.

Điều 8. Mức đóng

1. Mức đóng hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.



Ví dụ 18: Bà P đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 3/2016 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 1.000.000 đồng/tháng, phương thức đóng hằng tháng. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng của bà P sẽ là 22% x 1.000.000 đồng/tháng = 220.000 đồng/tháng.

2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.



Ví dụ 19: Tháng 9/2016, bà P đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn với mức thu nhập tháng lựa chọn là 1.000.000 đồng/tháng nhưng theo phương thức đóng 6 tháng một lần. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 6 tháng của bà P sẽ là 6 tháng x 22% x 1.000.000 đồng/tháng = 1.320.000 đồng.

3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP được xác định theo công thức sau:



Trong đó:

- T1: Mức đóng một lần cho n năm về sau (đồng).

- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%).

- n: Số năm đóng trước do người tham gia bảo hiểm xã hội chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.

- i: Tham số có giá trị từ 1 đến (n×12).

Ví dụ 20: Ông Q đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 9/2016 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 1.000.000 đồng/tháng, phương thức đóng 2 năm một lần. Giả định lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm 2015 là 0,6%/tháng. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 2 năm (từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018) của ông Q sẽ là:


= 4.933.208 đồng

4. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- T2: Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu (đồng).

- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%).

- t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.

- i: Tham số có giá trị từ 1 đến t.

Ví dụ 21: Trường hợp bà N ở Ví dụ 17, tháng 4/2018 lựa chọn phương thức đóng một lần cho 3 năm còn thiếu với mức thu nhập tháng lựa chọn là 2.000.000 đồng/tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm 2017 là 0,8%/tháng và mức thu nhập tháng bà N lựa chọn cao hơn mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm tháng 4/2018. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 3 năm (36 tháng) còn thiếu của bà N sẽ là:


= 18.418.822 đồng

5. Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được xác định bằng tổng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của phương thức đóng mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có), được xác định theo công thức sau:




Trong đó:

- HT: Số tiền hoàn trả (đồng).

- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%).

- n: Số năm đã đóng trước do người tham gia bảo hiểm xã hội chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.

- t: Số tháng còn lại của phương thức đóng mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng.

- i: Tham số có giá trị từ (n×12-t) đến (n×12).

Ví dụ 22: Trường hợp ông Q ở Ví dụ 20, tại thời điểm tháng 9/2016 đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 2 năm về sau (từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018). Tuy nhiên, từ tháng 01/2018, ông Q tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, số tiền hoàn trả cho ông Q được xác định bằng tổng số tiền đã đóng cho các tháng từ tháng 01/2018 đến tháng 8/2018 là:


= 1.566.365 đồng

Điều 9. Thay đổi phương thức đóng, mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.



Ví dụ 23: Ông S tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 8/2016 và đăng ký với tổ chức bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng hằng quý, mức thu nhập tháng lựa chọn là 700.000 đồng/tháng. Sau đó ông S có nguyện vọng được chuyển phương thức đóng sang 6 tháng một lần và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 1.000.000 đồng/tháng. Thì việc thay đổi trên được thực hiện sớm nhất là từ tháng 11/2016.

Điều 10. Thời điểm đóng

1. Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

2. Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

Ví dụ 24: Trường hợp Ông S ở Ví dụ 23 lựa chọn phương thức đóng 6 tháng một lần bắt đầu từ tháng 11/2016. Như vậy, thời điểm đóng bảo hiểm xã hội của ông S được thực hiện trong thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 2/2017.

Điều 11. Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

2. Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng.

Ví dụ 25: Bà T thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 01/2018 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 800.000 đồng/tháng, phương thức đóng hằng tháng. Giả định mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn tại thời điểm tháng 01/2018 là 700.000 đồng/tháng. Số tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng của bà T sẽ là:

22% x 800.000 đồng/tháng – 25% x 22% x 700.000 đồng/tháng= 137.500 đồng/tháng.

- Từ tháng 01/2020 bà T không còn thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, khi đó vẫn với mức thu nhập tháng lựa chọn là 800.000 đồng/tháng, phương thức đóng hằng tháng. Giả định mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn tại thời điểm tháng 01/2020 vẫn là 700.000 đồng/tháng. Số tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng của bà T từ tháng 01/2020 sẽ là:

22% x 800.000 đồng/tháng – 10% x 22% x 700.000 đồng/tháng= 160.600 đồng/tháng.

- Trường hợp bà T tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện liên tục theo phương thức đóng hàng tháng thì thời gian dừng hỗ trợ tiền đóng đối với bà T từ tháng 01/2028. Trong khoảng thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2027.
Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2016. Các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

2. Bãi bỏ Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn, bổ sung kịp thời./.



Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Tổng bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;

- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;

- Công báo;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Wetsite Bộ LĐTBXH;

- Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ LĐTBXH;

- Lưu: VT, VL (30).



BỘ TRƯỞNG

Phạm Thị Hải Chuyền



Каталог: DuThao
DuThao -> BỘ y tế Số: /tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DuThao -> Luật giao thông đường thủy nội địa sau 8 năm thực hiện
DuThao -> BỘ CÔng an bộ TÀi chính
DuThao -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DuThao -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
DuThao -> VIỆn khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
DuThao -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DuThao -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự thảo
DuThao -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
DuThao -> Tcvn …: 2013 Mục lục

tải về 81.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương