BỘ khoa học và CÔng nghệ



tải về 2.29 Mb.
trang18/23
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.29 Mb.
#944
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

6.6. Hệ thống điện

6.6.1. Trình bày thông tin về hệ thống điện được quy định tại Mục 6.1. Ngoài ra, cần bổ sung các thông tin cụ thể sau đây:

- Các phân khu hệ thống điện;

- Luận chứng việc phù hợp với tiêu chí thiết kế của các hệ thống điện liên quan tới an toàn bảo đảm tính dự phòng, phân cách vật lý, độc lập và có khả năng kiểm tra;

- Biện pháp bảo vệ thiết bị điện, bao gồm quy định bỏ qua việc bảo vệ này trong điều kiện sự cố;

- Lưới điện sử dụng, sự kết nối giữa lưới điện này với các lưới điện khác và các điểm kết nối tới hệ thống điện trong nhà máy (hoặc tới trạm phân phối điện);

- Đánh giá sự ổn định và tin cậy của lưới điện trong mối tương quan với vận hành an toàn nhà máy;

- Vị trí vật lý của trung tâm phân phối phụ tải điện cùng với quy định về thông tin liên lạc giữa trung tâm phân phối phụ tải, trung tâm điều hành tải chính ngoài NMĐHN và các nhà máy điện khác;

- Các phương tiện chính điều chỉnh điện áp và tần số của lưới điện ngoài NMĐHN; bản vẽ mô tả đường truyền tải điện có các điểm kết nối của lưới điện chính.

6.6.2. Hệ thống điện ngoại vi

Trình bày thông tin liên quan tới hệ thống điện ngoại vi, bao gồm:

- Hệ thống điện ngoại vi, trong đó nhấn mạnh đến hệ thống kiểm soát và bảo vệ tại nơi kết nối với hệ thống điện trong nhà máy, gồm: cách bố trí thiết bị đóng ngắt điện, ngắt kết nối điện tự động và bằng tay;

- Quy định thiết kế nhằm bảo vệ nhà máy khỏi sự nhiễu loạn điện ngoại vi và duy trì cấp điện tới hệ thống bổ trợ của NMĐHN;

- Độ tin cậy của lưới điện và các đặc trưng thiết kế cần thiết để hạn chế mất điện lưới.

6.6.3. Hệ thống điện trong nhà máy

6.6.3.1. Hệ thống điện xoay chiều

Trình bày thông tin về hệ thống điện xoay chiều, bao gồm:

- Hệ thống điện sử dụng đi-ê-zen hoặc sử dụng hơi từ tuốc-bin;

- Cấu hình máy phát điện;

- Hệ thống điện xoay chiều chống ngắt.

Các yêu cầu về điện cho mỗi phụ tải điện xoay chiều của NMĐHN, bao gồm:

- Tải trong trạng thái ổn định;

- Tải động cơ khi khởi động ở thang kV-A;

- Điện áp danh định;

- Sụt áp cho phép để thực hiện đầy đủ chức năng của các thiết bị, hệ thống trong thời gian yêu cầu;

- Các bước và thời gian cần thiết để đạt được đủ công suất cho mỗi tải;

- Tần số danh định và sự dao động tần số cho phép;

- Số lượng các kênh của hệ thống an toàn kỹ thuật và số lượng tối thiểu các kênh để hệ thống này được cấp điện đồng thời.

Ngoài ra, cần bổ sung thông tin liên quan về hệ thống điện xoay chiều trong nhà máy để chứng minh rằng:

- Trong trường hợp xảy ra sự cố trong cơ sở thiết kế đồng thời với mất điện ngoại vi, hệ thống an toàn kỹ thuật cần thiết vẫn được cấp điện kịp thời từ máy phát đi-ê-zen khẩn cấp hoặc nguồn dự phòng khác mà không xảy ra hiện tượng quá tải hay gián đoạn với các giả định được quy định tại Mục 7;

- Các nguồn điện xoay chiều khẩn cấp tại chỗ và di động bổ sung theo bài học sau sự cố Fukushima;

- Thiết bị đóng ngắt điện của hệ thống điện xoay chiều trong nhà máy được bố trí để bảo đảm sự phân phối tin cậy nguồn điện khẩn cấp cho các hệ thống an toàn kỹ thuật và tải hệ thống điện xoay chiều chống ngắt;

- Nguồn điện xoay chiều chống ngắt cấp điện liên tục cho các hệ thống an toàn chính, hệ thống đo và điều khiển liên quan tới an toàn kể cả khi mất nguồn điện ngoại vi giả định;

- Tốc độ suy giảm tần số tối đa và giới hạn giá trị tần số dưới đối với sự suy giảm khả năng bơm nước làm mát lò phản ứng được luận chứng và bảo đảm số lượng tối thiểu các kênh thuộc hệ thống an toàn kỹ thuật được khởi động đồng thời khi hệ thống này có nhiều hơn hai kênh.

6.6.3.2. Hệ thống điện một chiều

Trình bày thông tin về hệ thống điện một chiều được quy định tại Mục 6.1. Ngoài ra, cần bổ sung thông tin cụ thể về hệ thống này, bao gồm:

- Đánh giá khả năng suy giảm công suất điện của ắc-quy/pin trong thời gian dài;

- Tải xoay chiều chính (gồm bộ chuyển hệ thống điện xoay chiều chống ngắt và tải xoay chiều không liên quan tới an toàn);

- Biện pháp bảo vệ chống cháy trong khu vực chứa ắc-quy hoặc pin một chiều và hệ thống dây cáp liên quan.

Xác định các yêu cầu về điện cho mỗi tải một chiều của nhà máy, bao gồm:

- Tải ở trạng thái ổn định và khi dao động trong điều kiện khẩn cấp;

- Chuỗi tải;

- Điện áp danh định;

- Sụt điện áp cho phép;

- Số lượng các kênh của hệ thống an toàn kỹ thuật và số lượng tối thiểu các kênh để hệ thống này được khởi động đồng thời.

6.7. Hệ thống bổ trợ NMĐHN

6.7.1. Hệ thống cấp nước

Trình bày thông tin được quy định tại Mục 6.1 cho hệ thống cấp nước của nhà máy. Hệ thống cấp nước của nhà máy bao gồm:

- Hệ thống cấp nước cho vận hành nhà máy;

- Hệ thống làm mát cho các hệ thống bổ trợ của lò phản ứng;

- Hệ thống nước dự phòng để khử khoáng;

- Môi trường tản nhiệt cuối cùng;

- Cơ sở lưu trữ nước từ thiết bị ngưng tụ.

6.7.2. Hệ thống bổ trợ cho hoạt động của lò phản ứng

Trình bày thông tin được quy định tại Mục 6.1 cho các hệ thống bổ trợ cho quá trình hoạt động của lò phản ứng. Các hệ thống bổ trợ bao gồm:

- Hệ thống nén khí;

- Hệ thống lấy mẫu trong và sau sự cố;

- Hệ thống thoát nước trên sàn và thoát nước trên thiết bị;

- Hệ thống kiểm soát lượng nước và hóa tính;

- Hệ thống làm sạch;

- Hệ thống kiểm soát axit boric.

6.7.3. Hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí và làm mát

Trình bày thông tin được quy định tại Mục 6.1 cho hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí và làm mát. Cần lưu ý hệ thống thông gió cho phòng điều khiển, khu vực bể chứa nhiên liệu đã cháy, khu vực chứa chất thải phóng xạ, khu vực hỗ trợ, tòa nhà tuốc-bin (đối với lò phản ứng nước sôi) và các hệ thống an toàn kỹ thuật.

6.7.4. Hệ thống bổ trợ khác

Trình bày thông tin về hệ thống bổ trợ khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn nhà máy mà không nằm trong các phần khác của Báo cáo PTAT-DAĐT, bao gồm: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, hệ thống nước làm mát, hệ thống khởi động, hệ thống bôi trơn, hệ thống lấy và xả khí đốt cho máy phát điện đi-ê-zen.



6.8. Hệ thống chuyển đổi năng lượng

Thông tin về hệ thống chuyển đổi năng lượng tùy thuộc vào loại NMĐHN. Mô tả các thông tin dưới đây hoặc thông tin tương tự:

- Yêu cầu về hiệu suất của máy phát tuốc-bin trong các trạng thái vận hành bình thường và trong điều kiện sự cố;

- Đường hơi chính và các van kiểm soát, thiết bị ngưng tụ chính và hệ thống xả của thiết bị ngưng tụ chính, hệ thống bịt kín tuốc-bin, hệ thống đi tắt không qua tuốc-bin, hệ thống làm sạch nước ngưng tự, hệ thống nước tuần hoàn, hệ thống xả bình sinh hơi;

- Chương trình kiểm soát hóa tính của nước và đánh giá vật liệu chế tạo hệ thống đường hơi, đường ống cấp nước và hệ thống ngưng tụ.

6.9. Hệ thống phòng cháy và chữa cháy

6.9.1. Trình bày thông tin về hệ thống phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Mục 6.1. Ngoài ra, cần cung bổ sung các thông tin dưới đây nhằm chứng minh đã thực hiện các yêu cầu phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế NMĐHN:

- Áp dụng nguyên lý bảo vệ nhiều lớp trong các sự kiện cháy và có biện pháp ngăn ngừa, phát hiện, dập lửa và cô lập đám cháy;

- Xem xét việc lựa chọn vật liệu, phân cách vật lý các hệ thống dự phòng, khả năng kháng chấn của thiết bị và sử dụng các lớp rào chắn để cách ly các kênh dự phòng;

- Yêu cầu bảo đảm an toàn cháy nổ cho nhân viên.

6.9.2. Phân tích, đánh giá mức độ thành công của hệ thống phòng cháy và chữa cháy.



6.10. Hệ thống xử lý và lưu giữ nhiên liệu

6.10.1. Trình bày các thông tin được quy định tại Mục 6.1 về hệ thống xử lý và lưu giữ nhiên liệu, bao gồm chi tiết sự bố trí các hệ thống che chắn, xử lý, lưu giữ, làm mát, giao nhận và vận chuyển nhiên liệu hạt nhân.

6.10.2. Nhiên liệu chưa sử dụng

Trình bày thông tin về hệ thống xử lý và lưu giữ nhiên liệu chưa sử dụng được quy định tại Mục 6.1. Ngoài ra, cần bổ sung các thông tin chi tiết nhằm chứng minh nhiên liệu chưa qua sử dụng được lưu giữ an toàn và an ninh trong mọi thời điểm:

- Đánh giá hệ thống đóng gói, kiểm đếm nhiên liệu, hệ thống lưu giữ, thiết bị ngăn ngừa tới hạn, kiểm soát tính nguyên vẹn, kiểm soát sự ăn mòn của nhiên liệu;

- Đánh giá các biện pháp bảo đảm an ninh nhiên liệu.

6.10.3. Nhiên liệu đã cháy

Trình bày thông tin về hệ thống xử lý và lưu giữ nhiên liệu đã cháy được quy định tại Mục 6.1. Ngoài ra, cần bổ sung các thông tin chi tiết nhằm chứng minh nhiên liệu đã cháy được lưu giữ an toàn và an ninh tại mọi thời điểm:

- Quy định về bảo vệ phóng xạ, ngăn ngừa tới hạn;

- Quy định về kiểm soát tính nguyên vẹn nhiên liệu, bao gồm: quy định ứng phó với nhiên liệu bị hỏng, kiểm soát sự ăn mòn của vỏ nhiên liệu do bị ôxy hóa, kiểm soát thành phần và hóa tính của nhiên liệu, làm mát nhiên liệu;

- Hệ thống kiểm đếm nhiên liệu, an ninh nhiên liệu;

- Phương pháp đóng gói và vận chuyển nhiên liệu.



6.11. Hệ thống xử lý chất thải phóng xạ

6.11.1. Trình bày thông tin về hệ thống xử lý chất thải phóng xạ được quy định tại Mục 6.1. Ngoài ra, cần bổ sung các thông tin sau:

- Thiết kế của nhà máy nhằm kiểm soát an toàn, thu gom, phân loại, xử lý, chế biến, lưu giữ và loại bỏ chất thải phóng xạ dạng rắn, lỏng và khí sinh ra từ mọi hoạt động tại địa điểm trong suốt vòng đời NMĐHN;

- Đặc trưng thiết kế của cấu trúc, hệ thống và bộ phận để thực hiện các chức năng trên;

- Thiết bị theo dõi sự rò rỉ hoặc phát tán chất thải phóng xạ;

- Đánh giá khả năng chất thải phóng xạ bị hấp phụ hoặc hấp thụ và đưa ra biện pháp ứng phó cần thiết với nguy cơ này.

6.11.2. Mô tả các nguồn phát sinh chất thải phóng xạ.

6.11.3. Dẫn chiếu chéo tới phần của Báo cáo PTAT-DAĐT về bảo vệ bức xạ và các khía cạnh vận hành của hệ thống quản lý chất thải phóng xạ.



6.12. Các hệ thống liên quan tới an toàn khác

Mô tả các hệ thống khác có chức năng an toàn, có khả năng hỗ trợ hệ thống an toàn (có trước và được bổ sung sau sự cố Fukushima) hoặc có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống an toàn.



6.13. Hệ thống bảo vệ thực thể của NMĐHN

Mô tả hệ thống bảo vệ thực thể cho NMĐHN bao gồm hệ thống các thiết bị kiểm soát tiếp cận, phát hiện đột nhập, trì hoãn và ứng phó.

Luận chứng thiết kế của hệ thống bảo vệ thực thể để thực hiện hiệu quả các chức năng cơ bản của một hệ thống bảo vệ thực thể dựa trên phân tích dữ liệu nguy cơ trong cơ sở thiết kế tại địa điểm NMĐHN.

7. Phân tích an toàn

7.1. Tổng quan

7.1.1. Mục này của Báo cáo PTAT-DAĐT mô tả các kết quả phân tích an toàn nhằm đánh giá an toàn nhà máy khi xảy ra sự cố khởi phát giả định dựa trên các tiêu chí an toàn và giới hạn về phát thải phóng xạ.

Phân tích an toàn bao gồm phân tích an toàn tất định và phân tích an toàn xác suất được thực hiện đối với các trạng thái: vận hành bình thường, trạng thái bất thường, sự cố trong cơ sở thiết kế, sự cố ngoài thiết kế và một số sự cố nghiêm trọng được lựa chọn.

7.1.2. Mục này cần cung cấp đủ thông tin để:

- Luận chứng cơ sở thiết kế của các hạng mục quan trọng về an toàn;

- Bảo đảm thiết kế đáp ứng các giới hạn về liều bức xạ và phát thải phóng xạ cho mỗi trạng thái NMĐHN.



7.2. Mục tiêu an toàn và tiêu chí chấp nhận

7.2.1. Dẫn chiếu tới các nguyên lý và mục tiêu về an toàn hạt nhân, bảo vệ bức xạ và an toàn kỹ thuật áp dụng cho thiết kế cụ thể của nhà máy được quy định tại Mục 5.1 và 5.2.

7.2.2. Xác định tiêu chí chấp nhận cụ thể cho các cấu trúc, hệ thống và bộ phận đối với từng nhóm sự cố khởi phát giả định và loại phân tích (phân tích an toàn tất định hoặc phân tích an toàn xác suất). Các tiêu chí chấp nhận này phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

- Sự kiện có tần suất xảy ra cao phải dẫn tới hậu quả nhỏ;

- Sự kiện có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng phải có xác suất xảy ra rất thấp.

7.2.3. Luận chứng và lập tài liệu về các tiêu chí chấp nhận cụ thể.



7.3. Nhận dạng và phân nhóm các sự cố khởi phát giả định

7.3.1. Mô tả các phương pháp nhận dạng sự cố khởi phát giả định. Cần xem xét các sự cố khởi phát do lỗi của con người. Đối với mỗi phương pháp nhận dạng, cần chứng minh sự cố khởi phát giả định được nhận dạng theo cách tiếp cận hệ thống.

7.3.2. Mô tả và luận chứng cơ sở phân nhóm sự kiện. Phân nhóm các sự cố khởi phát giả định nhằm:

- Luận chứng cơ sở xác định phạm vi các sự kiện được xem xét;

- Giảm bớt số lượng các sự cố khởi phát giả định cần phân tích chi tiết, tạo thành một nhóm các sự kiện chung nhất trong một nhóm sự kiện được sử dụng trong phân tích an toàn, nhưng không bao gồm các sự kiện dẫn tới đáp ứng giống nhau của các hệ thống về khía cạnh thời gian, ứng phó của hệ thống nhà máy hay phát thải phóng xạ;

- Cho phép áp dụng các tiêu chí chấp nhận khác nhau khi phân tích các phân nhóm sự kiện khác nhau.

Việc phân nhóm các sự kiện theo tác động của sự kiện đối với nhà máy được thực hiện theo quy định tại Mục 7.3.5 và 7.3.6. Việc phân nhóm các sự kiện theo tần suất dự kiến xảy ra được thực hiện theo quy định tại Mục 7.3.7.

7.3.3. Danh mục các sự cố khởi phát giả định trong Báo cáo PTAT-DAĐT phải bao gồm các trạng thái bất thường, sự cố trong cơ sở thiết kế và sự cố ngoài thiết kế. Cần phân tích sâu hơn một số sự cố trong cơ sở thiết kế và sự cố ngoài thiết kế nếu giả định có thêm các lỗi bổ sung và dẫn đến sự cố gây phá hủy nghiêm trọng vùng hoạt hay phát thải phóng xạ ra bên ngoài.

7.3.4. Việc phân nhóm sự kiện phải xem xét, đánh giá các vấn đề sau:

- Nguồn gốc xảy ra sự kiện, bao gồm cả nguy hại bên trong và nguy hại bên ngoài ở tất cả các chế độ vận hành NMĐHN;

- Các điều kiện vận hành nhà máy khác nhau, như điều khiển bằng tay hay điều khiển tự động;

- Các điều kiện khác nhau tại địa điểm, như có hoặc mất toàn bộ nguồn điện ngoại vi, khả năng tương tác giữa nguồn phát điện và lưới điện, khả năng tương tác giữa các tổ máy trong cùng địa điểm v.v.;

- Sai hỏng trong các hệ thống, như bể lưu giữ nhiên liệu đã cháy và thùng lưu giữ khí phóng xạ v.v..

7.3.5. Danh mục các sự cố khởi phát giả định bên trong nhà máy cần được phân tích và trình bày trong Báo cáo PTAT-DAĐT bao gồm tối thiểu các sự kiện sau:

- Tăng hay giảm khả năng tải nhiệt;

- Tăng hay giảm dòng chất làm mát vùng hoạt;

- Thay đổi bất thường về độ phản ứng và công suất;

- Tăng hay giảm lượng chất làm mát trong vùng hoạt;

- Phát tán vật liệu phóng xạ từ các hệ thống phụ hay từ các bộ phận;

- Các sự kiện: mất các hệ thống hỗ trợ, ngập lụt bên trong nhà máy, hỏa hoạn và cháy nổ, vật phóng trong nhà máy, sụp đổ cấu trúc, rơi vật nặng, va đập mạnh đường ống, hiệu ứng bắn tia nước với tốc độ lớn, lỗi tín hiệu cô lập boong-ke lò dẫn đến mất chất làm mát bơm chính;

- Các sự kiện quan trọng khác cần phân tích.

7.3.6. Danh mục các sự cố khởi phát giả định bên ngoài nhà máy cần phân tích và trình bày trong Báo cáo PTAT-DAĐT bao gồm tối thiểu các sự kiện sau:

- Các điều kiện tự nhiên như lũ lụt, động đất, núi lửa, gió mạnh và các điều kiện thời tiết cực đoan;

- Các mối nguy hại do hoạt động của con người gây ra như hỏa hoạn, nổ, máy bay đâm, phát tán chất độc sinh học hay chất độc hóa học, tràn khí và chất lỏng ăn mòn, giao thoa sóng điện từ, hư hại hệ thống lấy nước, nguy hại có nguyên nhân từ các hoạt động giao thông gần nhà máy và tại khu vực đấu nối với hệ thống điện quốc gia.

7.3.7. Sự cố khởi phát giả định được phân nhóm theo tần suất dự kiến xảy ra, cụ thể như sau:

- Trạng thái bất thường: 10-2 - 1 lần/năm vận hành;

- Sự cố trong cơ sở thiết kế: 10-4 - 10-2 lần/năm vận hành;

- Sự cố ngoài thiết kế: 10-6 - 10-4 lần/năm vận hành;

- Sự cố nghiêm trọng: nhỏ hơn 10-6 lần/năm vận hành.

7.4. Yếu tố con người

Mô tả và luận chứng các phương pháp tiếp cận có tính đến hành động của con người trong phân tích an toàn tất định và phân tích an toàn xác suất.

Mô tả và luận chứng các phương pháp được lựa chọn để mô hình hành động của con người trong phân tích an toàn tất định và phân tích an toàn xác suất.

7.5. Phân tích an toàn tất định

7.5.1. Phải sử dụng phân tích an toàn tất định để đánh giá và luận chứng an toàn nhà máy. Phân tích an toàn tất định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phân tích phải dự đoán được sự đáp ứng của nhà máy khi xảy ra các sự cố khởi phát giả định trong các trạng thái vận hành cụ thể đã được xác định trước. Mỗi phân tích phải áp dụng quy tắc và tiêu chí chấp nhận cụ thể;

- Phân tích an toàn tất định cần tập trung phân tích các khía cạnh về nơtron, thủy nhiệt, kết cấu và bức xạ bằng các công cụ tính toán khác nhau;

- Phân tích an toàn tất định cho mục đích thiết kế cần sử dụng phương pháp bảo thủ;

- Các chương trình tính toán mô phỏng tốt nhất được chấp nhận sử dụng cho phân tích an toàn tất định trong trường hợp chương trình tính toán đó có kết hợp với việc lựa chọn dữ liệu đầu vào theo hướng bảo thủ hợp lý hoặc có kết hợp với đánh giá độ tin cậy của kết quả phân tích.

7.5.2. Mô hình hóa, chương trình tính toán

Mô tả các mô hình, chương trình tính toán được sử dụng để tính toán các thông số nhà máy, các giả thiết chung liên quan tới các thông số này, khả năng hoạt động của hệ thống, thao tác của nhân viên vận hành trong các sự kiện được phân tích.

Luận chứng các bước đơn giản hóa quan trọng.

Mô tả các giả thiết về điều kiện biên và điều kiện ban đầu cho các loại sự cố khởi phát giả định khác nhau. Mô tả phương pháp được sử dụng nhằm bảo đảm các giả thiết nêu trên đã đạt được đủ giới hạn an toàn cho mỗi nhóm sự cố khởi phát giả định.

7.5.3. Đánh giá và thẩm định chương trình tính toán

Trình bày tóm tắt chung về quá trình đánh giá và thẩm định các chương trình tính toán, có dẫn chiếu tới các báo cáo chuyên đề. Các báo cáo chuyên đề phải đầy đủ và chi tiết để có thể đánh giá, thẩm định mức độ tin cậy của các chương trình tính toán.

Cần xác định chương trình tính toán được sử dụng và chứng minh khả năng áp dụng chương trình tính toán cho mỗi sự kiện cụ thể, có dẫn chiếu tới các tài liệu hỗ trợ.

Tài liệu đánh giá và thẩm định chương trình tính toán cần được dẫn chiếu đến chương trình thực nghiệm hỗ trợ liên quan và các dữ liệu vận hành nhà máy thực tế; kèm theo mô tả chi tiết và dữ liệu thí nghiệm về các hiện tượng được mô phỏng.

Các dữ liệu thí nghiệm phải đầy đủ và chi tiết để có thể tính toán lại nếu cần thiết.

7.5.4. Mô tả tài liệu hướng dẫn thiết lập phương pháp và mô hình, lựa chọn trạng thái vận hành của hệ thống và hệ thống hỗ trợ, các thao tác của nhân viên vận hành và thời gian trễ mang tính bảo thủ.

7.5.5. Phân tích vận hành bình thường

Mô tả kết quả phân tích quá trình vận hành bình thường nhằm chứng minh:

- Nhà máy có khả năng vận hành an toàn trong vận hành bình thường;

- Liều bức xạ đối với nhân viên và dân chúng nằm trong giới hạn cho phép;

- Liều phát thải theo kế hoạch và phát tán vật liệu phóng xạ từ nhà máy nằm trong giới hạn cho phép.

Các trạng thái được phân tích trong vận hành bình thường bao gồm:

- Khởi động lò thông thường từ trạng thái dừng lò tới trạng thái tới hạn và đạt công suất tối đa;

- Vận hành công suất, bao gồm vận hành ở công suất tối đa và công suất thấp;

- Thay đổi công suất vùng hoạt, bao gồm chế độ phụ thuộc vào tải và trở lại công suất tối đa sau một thời gian ở công suất thấp;

- Dừng lò tại công suất vận hành;

- Dừng lò nóng;

- Giảm quá trình làm mát;

- Nạp nhiên liệu trong quá trình vận hành bình thường;

- Dừng lò ở chế độ nạp nhiên liệu hoặc trong điều kiện bảo dưỡng khác dẫn tới mở biên chịu áp chất làm mát hoặc biên boong-ke lò;

- Xử lý nhiên liệu mới và nhiên liệu đã cháy.

7.5.6. Phân tích trạng thái bất thường và sự cố trong cơ sở thiết kế

Mô tả kết quả phân tích về trạng thái bất thường và sự cố trong cơ sở thiết kế nhằm chứng minh sai hỏng cho phép của thiết kế kỹ thuật và tính hiệu quả của các hệ thống an toàn.

Xác định các thông số nhà máy quan trọng đối với kết quả phân tích an toàn, bao gồm:

- Công suất và phân bố công suất trong vùng hoạt;

- Nhiệt độ vùng hoạt;

- Mức ôxy hóa hoặc biến dạng của lớp vỏ thanh nhiên liệu;

- Áp suất trong hệ thống sơ cấp và thứ cấp;

- Các thông số của boong-ke lò;

- Nhiệt độ và dòng;

- Hệ số độ phản ứng;

- Các thông số động học lò phản ứng và độ hiệu dụng của thiết bị kiểm soát độ phản ứng.

Xác định các đặc trưng của hệ thống bảo vệ, bao gồm: các điều kiện vận hành mà tại đó hệ thống được khởi động; thời gian trễ và khả năng của hệ thống sau khi khởi động theo thiết kế. Chứng minh các đặc trưng này phù hợp với yêu cầu về chức năng chung, nguyên tắc và tiêu chí thiết kế của hệ thống được quy định tại Mục 6.

Đối với mỗi nhóm sự cố khởi phát giả định, cần phân tích một số các sự cố khởi phát giả định mà đại diện cho đáp ứng chung của nhóm các sự kiện. Mô tả cơ sở lựa chọn các sự kiện đại diện này.

Trong một số trường hợp, cần thực hiện nhiều phân tích khác nhau cho một sự cố khởi phát giả định đơn lẻ nhằm chứng minh việc đáp ứng các tiêu chí chấp nhận khác nhau. Trình bày kết quả các phân tích này.

Đối với mỗi nhóm sự cố khởi phát giả định cụ thể, cần trình bày các thông tin dưới đây:

- Sự cố khởi phát giả định: mô tả các sự cố khởi phát giả định, phân nhóm của sự kiện đó và các tiêu chí chấp nhận cần được đáp ứng;

- Các điều kiện biên: mô tả chi tiết cấu hình vận hành nhà máy trước khi xảy ra sự cố khởi phát giả định, mô hình cụ thể, các giả thiết đặc trưng cho sự kiện và chương trình tính toán được sử dụng, sự sẵn sàng của hệ thống và thao tác của nhân viên vận hành được sử dụng trong phân tích;

- Trạng thái ban đầu: trình bày dưới dạng bảng giá trị của các thông số quan trọng và điều kiện ban đầu. Cần giải thích về cách lựa chọn các giá trị này và mức độ bảo thủ khi phân tích sự cố khởi phát giả định cụ thể;

- Xác định các sai hỏng giả định bổ sung: giả thiết xảy ra sai hỏng đơn giả định và luận chứng cơ sở để lựa chọn sai hỏng này;

- Đánh giá đáp ứng của nhà máy: trình bày về trạng thái nhà máy theo mô hình và trình tự thời gian xảy ra các sự kiện chính. Trình bày về thời gian khởi động hệ thống riêng lẻ, bao gồm thời gian dừng lò và thời gian can thiệp của nhân viên vận hành. Trình bày sự thay đổi của các thông số chính dưới dạng đồ thị theo hàm của thời gian trong quá trình xảy ra sự kiện. Cần lựa chọn phân tích các thông số phù hợp để có được cái nhìn toàn cảnh về diễn biến sự kiện trong phạm vi các tiêu chí chấp nhận được xem xét. So sánh kết quả tính toán các thông số liên quan với các tiêu chí chấp nhận và đưa ra kết luận về việc đáp ứng tiêu chí. Trình bày về tình trạng của các lớp che chắn vật lý và mức độ đáp ứng các chức năng an toàn;

- Đánh giá hậu quả phóng xạ: trình bày kết quả đánh giá hậu quả phóng xạ. Cần so sánh kết quả chính với các tiêu chí chấp nhận và đưa ra kết luận rõ ràng về việc đáp ứng các tiêu chí chấp nhận;

- Nghiên cứu độ nhạy và phân tích độ tin cậy: trình bày kết quả về phân tích nhạy và phân tích độ tin cậy để chứng minh độ tin cậy của kết quả phân tích sự cố.

7.5.7. Phân tích sự cố ngoài thiết kế

Phải thực hiện phân tích để chứng minh thiết kế của nhà máy có thể loại trừ khả năng xảy ra một số sự cố ngoài thiết kế nhất định.

Lựa chọn các sự kiện thuộc nhóm sự cố ngoài thiết kế dựa trên:

- Kết quả phân tích an toàn xác suất hoặc các phân tích sai hỏng khác nhằm xác định các điểm yếu tiềm tàng của nhà máy;

- Các sự kiện do xảy ra đồng thời nhiều hơn một sai hỏng đơn mà không được tính là sự cố trong cơ sở thiết kế như: mất điện toàn nhà máy, quá trình chuyển tiếp không thể dừng lò, sự kiện trong thiết kế xảy ra đồng thời với sai hỏng của hệ thống bảo vệ hay hệ thống an toàn kỹ thuật, sự kiện dẫn tới phóng xạ đi tắt thoát ra ngoài boong-ke lò.

Mô tả và luận chứng cơ sở lựa chọn các sự kiện thuộc nhóm sự cố ngoài thiết kế trong Báo cáo PTAT-DAĐT.

Phân tích sự cố ngoài thiết kế cần sử dụng mô hình và giả thiết mô phỏng tốt nhất. Trường hợp không thực hiện được mô hình và giả thiết này, cần sử dụng giả thiết mang tính bảo thủ hợp lý, có tính đến độ không chắc chắn về các quá trình vật lý được mô hình hóa.

Nội dung của báo cáo phân tích sự cố ngoài thiết kế tương tự như trong phân tích trạng thái bất thường và sự cố trong cơ sở thiết kế quy định tại Mục 7.5.6, có bổ sung các nội dung sau:

- Mục tiêu của phân tích sự cố ngoài thiết kế và tiêu chí chấp nhận chi tiết;

- Sai hỏng giả định bổ sung trong kịch bản sự cố và luận chứng cơ sở lựa chọn sai hỏng này;

- Khi tính đến thao tác của nhân viên vận hành, cần chứng minh rằng nhân viên vận hành có thông tin tin cậy, đủ thời gian để thực hiện các thao tác cần thiết, tuân thủ các quy trình;

- So sánh kết quả chính với các tiêu chí chấp nhận cụ thể và kết luận rõ về mức độ đáp ứng tiêu chí chấp nhận.

7.5.8. Phân tích sự cố nghiêm trọng

Mô tả đầy đủ chi tiết phân tích sự cố có khả năng gây hư hại nghiêm trọng vùng hoạt và phát thải chất phóng xạ ra bên ngoài. Đánh giá, luận chứng và dẫn chiếu các ảnh hưởng của sự cố nghiêm trọng tới nhà máy và luận giải thiết kế làm giảm thiểu hậu quả của các sự cố (nếu xảy ra). Thiết kế cần luận giải bao gồm cả các hệ thống thiết bị để phòng ngừa và giảm thiểu hậu quả của sự cố nghiêm trọng.

Phân tích chi tiết hậu quả của chuỗi sự cố nghiêm trọng, bao gồm: cháy hydrô, nổ hơi, tương tác giữa chất làm mát với nhiên liệu nóng chảy và các sự cố nghiêm trọng khác.

Trình bày kết quả phân tích sự cố nghiêm trọng được sử dụng để xây dựng chương trình quản lý sự cố và chuẩn bị kế hoạch ứng phó khẩn cấp cho nhà máy. Xác định và tối ưu hóa các biện pháp quản lý sự cố để giảm thiểu hậu quả của sự cố và cung cấp dữ liệu đầu vào cho xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp cho sự cố nghiêm trọng.

Dẫn chiếu đến các phần liên quan có sử dụng kết quả phân tích sự cố nghiêm trọng trong Báo cáo PTAT-DAĐT.



Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 2.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương