BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư BÁo cáo nghiên cứu về pháp luậT ĐẦu tư CỦa một số NƯỚC



tải về 285.88 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích285.88 Kb.
#18800
  1   2   3   4   5   6


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Hà Nội, tháng 3 năm 2014
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

PHẦN THỨ NHẤT 6

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ 6

I. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 6

II. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 8

III. HÌNH THỨC ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ 9

1. Về căn cứ và thể thức áp dụng: 9

2. Về hình thức hạn chế ĐTNN: 9

3. Chính sách ưu đãi đầu tư 10

4. Các chính sách bảo đảm đầu tư 11

IV. MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 11

V. THỦ TỤC ĐẦU TƯ 11

PHẦN THỨ HAI 13

KHẢO SÁT QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ 13

CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 13

I. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 13

1. Trung Quốc 13

2. Indonesia 13

3. Thái Lan 14

4. Malaysia 14

5. Philippines 14

II. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 15

1. Trung Quốc 15

2. Indonesia 16

3. Thái Lan 16

4. Malaysia 16

5. Philippines 18

III. HÌNH THỨC ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ 20

1. Trung Quốc 20

2. Indonesia 20

3. Thái Lan 21

4. Malaysia 22

5. Philippines 23

IV. MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 23

1. Trung Quốc 23

2. Indonesia 24

3. Thái Lan 25

4. Malaysia 25

5. Philippines 25

V. THỦ TỤC ĐẦU TƯ 25

1. Trung Quốc 25

2. Indonesia 31

3. Thái Lan 32

4. Malaysia 37

5. Philippines 39

VI. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC 42

1. Trung Quốc 42

2. Indonesia 42

3. Thái Lan 43

4. Malaysia 43

5. Philippines 44

PHỤ LỤC I 46

DANH SÁCH CÁC NƯỚC CÓ LUẬT ĐẦU TƯ 46

PHỤ LỤC II 51

DANH SÁCH MỘT SỐ NƯỚC KHÔNG CÓ LUẬT ĐẦU TƯ HOẶC LUẬT ĐẦU TƯ CHỈ QUY ĐỊNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52




PHẦN MỞ ĐẦU


Báo cáo này khảo sát quy định về đầu tư của 5 quốc gia trong khu vực ChâuÁ gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines. Đây là các nước đang phát triển, có điều kiện phát triển tương đồng với Việt Nam. Ngoài ra, Báo cáo cũng có những đánh giá tổng quan đối với các hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài đang tồn tại(cả ở các nước đang phát triển và các nước phát triển) để có một cái nhìn toàn diện đối với chính sách quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài trên thế giới.

Trong phạm vi Báo cáo, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước nói trên. Các quy định riêng đối với hoạt động đầu tư trong nước và hoạt động đầu tư nước ngoài thông qua sàn giao dịch chứng khoánkhông được đề cập trong Báo cáo.

Nội dung Báo cáo chia làm 2 phần: Phần I là những đánh giá tổng quan về pháp luật đầu tư, phần II Báo cáo tập trung nghiên cứu quy định cụ thể của các nước được khảo sát trên cơ sở 6 tiêu chí cụ thể như sau:


  1. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài

  2. Hình thức đầu tư và loại hình doanh nghiệp

  3. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư

  4. Cơ quan quản lý về đầu tư

  5. Thủ tục đầu tư

  6. Một số vấn đề khác

Ngoài việc tập trung nghiên cứu pháp luật về đầu tư nước ngoài của các nước được khảo sát theo các tiêu chí nêu trên, trong phần đánh giá tổng quan, Báo cáo cũng đề cập đến chính sách đầu tư nước ngoài của một số nước phát triển (như Hoa Kỳ, Canada, Australia, Vương Quốc Anh) để có được một cái nhìn bao quát về chính sách quản lý đầu tư nước ngoài trên thế giới.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

BKPM Hội đồng điều phối đầu tư Indonesia

BOI Hội đồng đầu tư

CJV Liên doanh hợp tác

EJV Liên doanh cổ phần

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IEAT Ban quản lý các dự án công nghiệp Thái Lan

JV Liên doanh

MIDA Cơ quan phát triển công nghiệp Malaysia

MOC Bộ Thương mại Trung Quốc

WFOE Doanh nghiệp toàn bộ vốn ĐTNN

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

TNHH Trách nhiệm hữu hạn


PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

I. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI


Tùy thuộc vào nhu cầu quản lý, trình độ lập pháp và hệ thống pháp luật, các nước trên thế giới có những hệ thống quy định khác nhau điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài. Theo thống kê, trong số 40 quốc gia trên thế giới có một hoặc một số đạo luật trực tiếp quy định về hoạt động đầu tư (không kể Việt Nam),1có 10 nước có đạo luật riêng chỉ áp dụng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, bao gồm: Afghanistan, Albania, Bhutan, Bosnia and Herzegovina, Hàn Quốc,Trung Quốc, Công hòa Iran và Marshall Islands, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Philippines.

Căn cứ vào nội dung đạo luật của các nước, có thể chia hệ thống pháp luật về đầu tư của các nước thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Các nước có một đạo luật điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư. Một số nước thuộc nhóm này bao gồm: Canada, Indonesia, Đức và Việt Nam. Đối với các nước này, Luật Đầu tư bao gồm các nội dung liên quan đến hầu hết các hoạt động của quá trình đầu tư. Ví dụ: Luật Đầu tư Indonisia quyđịnh các nội dung như nguyên tắc chung thực hiện đầu tư, các hình thức đầu tư, đối xử với nhà đầu tư, lao động, lĩnh vực đầu tư, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, giấy phép đầu tư, quản lý đầu tư, đặc khu kinh tế, giải quyết tranh chấp.2Đối với Canada, phạm vi điều chỉnh của Luật hẹp hơn, chỉ giới hạn trong việc quy định về thẩm quyền quản lý, thủ tục đầu tư, quản lý những dự án có khả năng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, tổ chức và hoạt động của pháp nhân thành lập bởi nhà đầu tư, xử lý vi phạm.3Luật Đầu tư Philippines cũng quy định hầu hết các vấn đề về đầu tư, tuy nhiên, các nội dung này được quy định rất vắn tắt.4Luật Đầu tư của Đức ngoài việc quy định những nội dung trực tiếp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Đức còn giải quyết mối quan hệ giữa các quy định về đầu tư của Đức với các quy định của Liên minh Châu Âu.5Riêng trường hợp Trung Quốc, nước này có 6 đạo luật khác nhau quy định về hầu hết các vấn đề đối với hoạt động đầu tư nước ngoài dựa trên những hình thức đầu tư khác nhau. Nhìn chung trong nhóm này, Luật Đầu tư là đạo luật quan trọng nhất điều chỉnh các hoạt động liên quan tới quá trình đầu tư. Các đạo luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại hoặc các luật chuyên ngành chỉ quy định cụ thể hơn những nội dung đặc thù.

- Nhóm 2: Các nước có một hoặc một số đạo luật khuyến khích vào bảo hộ đầu tư. Nhóm này phổ biến hơn so với Nhóm thứ nhất, gồm một số đại diện: Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Iran, Bangladesh, Pakistan và Philippine. Trong nhóm này quy định về tổ chức, hoạt động, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quản lý và nhiều nội dung khác liên quan đến đầu tư được quy định tại pháp luật chuyên ngành. Luật Đầu tư chủ yêu tập trung quy định các nội dung liên quan đến khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Ví dụ: Luật Khuyến khích đầu tư Hàn Quốc quy định các cam kết về bảo đảm đầu tư của nhà nước, các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, khu vực khuyến khích đầu tư nước ngoài, một số nội dung liên quan đến quản lý hoạt động đầu tư, sử dụng công nghệ và xử lý vi phạm trong đầu tư. Đạo luật này cũng quy định một vài nội dung cơ bản liên quan đến thủ tục thực hiện đầu tư tại Hàn Quốc.6Tương tự như vậy, Luật khuyến khích đầu tư Malaysia cũng chủ yếu tập trung vào các vấn đề về ưu đãi đầu tư, quyết định những lĩnh vực, sản phẩm cần khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư. 7Luật khuyến khích và bảo hộ đầu tư tư nhân nước ngoài của Pakistan chỉ bao gồm 11 Điều, quy định về lĩnh vực đầu tư, phê chuẩn hoạt động đầu tư, bảo hộ đầu tư, chuyển lợi nhuận về nước,miến giảm thuế, tránh đánh thuế hai lần và hỗ trợ giải quyết khó khăn. Có thể thấy, đối với các nước thuộc nhóm 2, Luật Đầu tư hầu như chỉ tập trung vào việc cam kết bảo hộ và định hướng hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực, địa bàn, sản phầm mà nước nhận đầu tư mong muốn. Những nội dung cụ thể liên quan đến quá trình triển khai hoạt động đầu tư được quy định trong các luật khác.

- Nhóm 3: Nhóm thứ 3 gồm các nước còn lại. Những nước này thường không có một đạo luật riêng biệt về đầu tư (Ví dụ: Vương quốc Anh,8 Thái Lan)9 hoặc nếu có cũng chỉ quy định về các hoạt động sáp nhập, mua lại hoặc đầu tư thông qua thị trường chứng khoán (Ví dụ: Nhật,10 Australia11, Hoa Kỳ12). Về cơ bản, những nước này khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế.Quá trình thực hiện hoạt động đầu tư được tiến hành như đối với nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chống độc quyền và những giới hạn của các quy định về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp để đảm bảo duy trì tính cạnh tranh cho môi trường đầu tư. Ngoài ra, để bảo hộ nhà sản xuất trong nước, nước sở tại có thể ban hành những danh mục cấm đầu tư, hạn chế đầu tư hoặc những lĩnh vực chưa mở cửa đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Như vậy, nếu xét về nguồn luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài, có sự khác biệt rất lớn giữa các nhóm quốc gia. Nội dung của đạo luật về đầu tư thường được thiết kế phù hợp với mục tiêu quản lý, trình độ quản lý và đặc thù của hệ thống pháp luật từng quốc gia.



Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 285.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương