Bà Hélène Mandroux, Tỉnh Trưởng Montpellier, Ông Christian Nique, Khoa trưởng Đại Học Montpellier



tải về 0.5 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.5 Mb.
#37755
  1   2
Bà Hélène Mandroux, Tỉnh Trưởng Montpellier,

Ông Christian Nique, Khoa trưởng Đại Học Montpellier

Ông Đại Sứ Việt Nam tại UNESCO Vũ Đức Tâm.

Các Bà và Các Ông,


Tôi muốn trước tiên, cám ơn Thạc Sỹ Anna Owhadi-Richardson, chủ tịch hội « Các bạn của Đà-Lạt theo gót chân của Yersin » và Ông Gérard Ghersi, Hiệu Trưởng của Khoa Viện Nhân Học, đã có lòng tốt mời tôi tham dự buổi họp mặt ngày« Tiếng Pháp dùng trên tòan Thế Giới »
Sự gặp gỡ toàn thế giới năm 2007 ngày 20 tháng 3 này dưới chủ đề « Sống chung với nhau, khác nhau » theo như Abdou Diouf, và để tưởng nhớ tại Montpellier lịch sử và những liên hệ giữa Alexandre de Rhodes và Nguyễn Văn Vĩnh, đã đóng góp vào sự tiến triển của tiếng Quốc Ngữ và khai nguồn cho tiếng Phàp dùng ở Việt Nam.
Để vinh danh và nhắc đến những thực hiện và tác phẩm của Ông Cố của tôi Nguyễn Văn Vĩnh, nhiều người khác có khả năng hơn sẽ nói lên một cách không thiên vị và khách quan hơn tôi.
Với sự hiện diện của Bà Qủa Phụ Nguyễn Phùng và các con có mặt ở đây hôm nay, chúng tôi sẽ cố gắng thay mặt cho đại gia đình đã không tham dự được buổi họp mặt, đặc biệt là Chú tôi Ông Nguyễn Lân Bình, cùng với nhóm quay phim của đạo diễn Trần Văn Thủy, đã đến Pháp cách đây không lâu và đã xuống Montpellier vài ngày làm cuộn phim tài liệu về Nguyễn Văn Vĩnh.
Ngày hôm nay năm 2007, với những phương tiện thông tin với vận tốc chớp nhoáng, ví dụ qua những điện thư, những ý kiến và tin tức có thể được truyền từ đầu này sang đầu kia của qủa đất trong vài giây đồng hồ, hơn thế nữa, tiếng nói và hình ảnh qua mạng internet, những phương tiện làm gần gũi nhau hơn mà Cha Ông chúng ta ở thời 1907, một trăm năm về trước không thể tưởng tượng trong giấc mơ viển vông nhất.

Vì thế tôi phải tự đặt mình vào hoàn cảnh xã-hội cuả thời đại cuả Ông Cố tôi. Thời đại mà tôi không được biết nhưng, theo như Lịch Sử qua sách vở, cho thấy là một thời đại trầm bổng sôi nổi của dân tộc Việt Nam.

Thời đại mà tiếng Việt ở lúc khởi thủy bập bẹ, phải chọn lựa giữa cách viết chữ Tàu hay với mẫu tự La-Tinh

Chính trong thời đại và khung cảnh đó mà Nguyễn Văn Vĩnh đã sống qua.

Cụ đã phát ngôn trong một diễn văn, tôi xin dịch lại (tiếng Pháp) :

« Ở thế gian này, xem trong các nước, phàm nước nào đã gọi là nước văn minh, là cũng có văn chương riêng cả, tiếng nói thế nào, chữ viết như thế. »

Theo tôi nghĩ, tất cả cuộc đời của Cụ, đã nhắm vào mục tiêu này.
Nguyễn Văn Vĩnh có một viễn ảnh, một nguyện vọng sôi bỏng muốn lôi kéo dân tộc Việt Nam ra khỏi sự ngu dốt, sự thiếu học, sự nghèo khó, đời sống xã-hội hiểm nghèo.

Nguyễn Văn Vĩnh đã tự chọn cho mình con đường, Cụ đi trên một con lộ mới toanh, không lề lối, không lan can, không có la bàn hướng dẫn.


Thật sự Nguyễn Văn Vĩnh là người tiên phong, mạo hiểm, một hướng đạo làm gương và chỉ dẫn cho hậu thế trong ngành của Cụ làm, tiến triển hệ thống thông tin và truyền bá tư tưởng : In báo.

Công việc rất phức tạp mà ngày hôm nay chúng ta ai cũng có thể với một cái bấm trên con chuột hay đánh lên phiếm của máy vi tính, làm được.

Nguyễn Văn Vĩnh nhấn mạnh sự tin tưởng của Cụ trong câu nói bất hủ:

« Nước Nam ta mai sau hay dở cũng ở chữ Quốc Ngữ. »

Chữ Quốc Ngữ mà ngày hôm nay là phương tiện để nối kết các dân tộc của sứ mình với thế giới ở ngoài. Chữ Quốc Ngữ, cái bảo vật mà Alexandre de Rhodes đã để lại cho chúng ta từ nhiều thế kỷ trước.

Đối với Nguyễn Văn Vĩnh cách mạng Văn Hoá, tiến triển khoa học không tránh được và không thể ngừng được.



Tôi muốn nêu lên ngày hôm nay những điểm đáng ghi nhớ về Cụ Vĩnh như sau :

  1. Tân tiến nhất: Cụ Vĩnh là người Việt Nam đầu tiên gia nhập Hội Nhân Quyền Pháp, Cụ tranh đấu ý kiến tự do của Cụ gần như có thể nói là ngang chướng, đặt tên cho con trai là « luật pháp yếu » Nguyễn Nhược Pháp ?



  2. Tiên Phong, thương người: Cụ Vĩnh được tôn, lúc còn sống, là Thánh Hoàng Làng cuả bốn làng lân cận Hà Nội : Đặc biệt là Đại La, Thanh Trì, Bát Tràng, tôn sùng Cụ là người bảo vệ cho các làng.
    Chẳng qua Cụ muốn nâng cao dân trí cuả dân tộc Việt Nam theo gương cuả Âu Châu : nước Pháp.



  3. Vô vụ lợi: Cụ đã hai lần từ chối Bắc Đẩu Bội Tinh người Pháp muốn trao cho Cụ.



  4. Cá tính tuyệt hảo: Chúng ta có thể nhắc đến công việc dịch truyện Kim Vân Kiều qua ba thứ tiếng, giưã chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp và không chỉ một lần mà nhiều lần để chu toàn, không quên nhắc đến dịch thuật đặc biệt của Ngụ Ngôn Lafontaine.



  5. Đam Mê : Sau khi dịch ra tiếng Việt những Tuyệt Phẩm, cụ đã tự trình diễn cùng với con trai lớn, Nguyễn Hải, Ông Nội cuả tôi, ở nhà hát lớn tại Hà Nội trong các vai chính.



  6. Đối thoại : Trong Tự Do, chắc chắn sự suy nghĩ cuả mỗi người có thể khác nhau, ngay anh em trong một gia đình, một dân tộc này qua dân tộc khác. Vì vậy Cụ Vĩnh đã nghĩ đến chuyện tạo lên những Hội, Trường học, buổi họp thảo trao đổi ý kiến, và không chỉ một chiều mà tất cả các khuynh hướng.

Tôi xin mạn phép đọc ở đây những đoạn trích cuả điếu văn cuả Ông Delmas, chủ tịch Hội Nhân Quyền Pháp ở Hà Nội:





tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương