BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học dưỢc hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 41.17 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích41.17 Kb.
#23568

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------o0o------------

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

1. Tóm tắt mở đầu:

Tên tác giả: Phan Thị Thanh Tâm

Tên luận án: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh và phân tích chiến lược kinh doanh của một số doanh nghiệp dược trên thị trường Việt Nam”.

Ngành khoa học của luận án: Tổ chức Quản lý Dược Mã số: 62.73.20.01

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Dược Hà Nội.

2. Nội dung bản trích yếu

2.1 Mục tiêu của luận án

- Phân tích năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dược của Việt Nam giai đoạn 2004-2008.

- Phân tích chiến lược kinh doanh của một số doanh nghiệp dược, từ đó đề xuất chiến lược cạnh tranh cho công ty Traphaco giai đoạn 2009-2010, đánh giá sau can thiệp vào năm 2011 và khuyến nghị cho các năm tiếp theo.

2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu


  • Để phân tích năng lực cạnh tranh và chiến lược kinh doanh cho một số doanh nghiệp dược của Việt Nam, chúng tôi chọn theo chủ đích 3 doanh nghiệp: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, công ty cổ phần dược Traphaco, ông ty cổ phần dược trung ương Mediplantex.

  • Để phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của 3 doanh nghiệp chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ 2 nguồn dữ liệu:

- Dữ liệu thứ cấp: Phân tích các báo cáo, các số liệu về tình hình hoạt động, nhân sự, tài chính, R&D, xây dựng thương hiệu… tại trụ sở chính của 3 công ty; các số liệu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tình hình sản xuất, chất lượng sản xuất… tại các nhà máy của 3 doanh nghiệp; các số liệu về hoạt động tiêu thụ và bán hàng, hoạt động marketing, tư vấn sử dụng và dịch vụ sau bán…. tại các chi nhánh và trung tâm phân phối.

- Dữ liệu sơ cấp:

+ Phỏng vấn nội bộ: Tiến hành phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo và các cán bộ quản l‎ý của 3 doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu bao gồm : Ban tổng giám đốc, trưởng phó các phòng, ban, trưởng, phó các chi nhánh, giám đốc trung tâm phân phối, giám đốc nhà máy, quản đốc các phân xưởng… để đánh giá về năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp.

+ Phỏng vấn khách hàng: Tiến hành phỏng vấn các giám đốc và trưởng phòng kinh doanh của các công ty dược tại các tỉnh và thành phố là đối tác phân phối của 3 doanh nghiệp để đánh giá về năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.

+ Điều tra tại nhà thuốc: Tiến hành phỏng vấn người bán thuốc tại các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn Hà Nội nhằm điều tra tình hình tiêu thụ thuốc và đánh giá mức độ cảm nhận về sản phẩm của công ty Traphaco.



2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu tiến hành tại 3 trụ sở công ty, 27 chi nhánh, 1 văn phòng đại diện, 5 trung tâm phân phối và 5 nhà máy của 3 doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu và 24 các công ty dược là đối tác phân phối của 3 doanh nghiệp. Tổng cộng luận án tiến hành điều tra và phỏng vấn tại 65 địa điểm nằm ở 56 tỉnh và thành phố trên cả nước.

Nghiên cứu can thiệp đề xuất một số giải pháp áp dụng tại công ty cổ phần dược Traphaco khảo sát tại 377 nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội.

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu:


  • Thiết kế nghiên cứu: Luận án áp dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính:

- Phương pháp mô tả:

+ Mô tả hồi cứu: Hồi cứu các số liệu về các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Việt Nam, của ngành dược và của các doanh nghiệp dược giai đoạn 2001 – 2010.

+ Mô tả cắt ngang: Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả theo 3 giai đoạn của Fred R David bao gồm phân tích năng lực cạnh tranh và phân tích chiến lược kinh doanh của Dược Hậu Giang, Traphaco và Mediplantex.

- Nghiên cứu can thiệp không đối chứng: Đề tài ứng dụng kết quả phân tích đề xuất 2 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Traphaco:

+ Ở giải pháp 1: Phát triển sản phẩm mới theo hướng khác biệt hóa bằng cách thay đổi cặp Sản phẩm – Thị trường.

+ Ở giải pháp 2 : Đánh giá thương hiệu của các sản phẩm mới sau khi áp dụng một số giải pháp can thiệp.

  • Cỡ mẫu nghiên cứu

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu năng lực cạnh tranh của DN dược: Đề tài lựa chọn có chủ đích 3 doanh nghiệp thuận lợi cho quá trình nghiên cứu và đề xuất giải pháp can thiệp là Dược Hậu Giang, Traphaco và Mediplantex.

- Cỡ mẫu đánh giá sau can thiệp: Cỡ mẫu để đánh giá mức độ xâm nhập sản phẩm mới và mức độ hiểu biết về các sản phẩm mới này trong hệ thống bán lẻ, tiến hành phỏng vấn tại các nhà thuốc với cỡ mẫu áp dụng theo công thức:

pq

n = Z2 (1 - /2) 



(p)2

- Với độ tin cậy 95%: Z(1-α/2) = 1,96

- p = 0,4 (p là tỷ lệ nhà thuốc bán được các sản phẩm tiềm năng của Traphaco trong năm đầu tiên tung ra thị trường. Số liệu từ các thống kê của phòng kinh doanh); q = 1- p;  = 0,1

Áp dụng công thức tính được n = 368.8. Làm tròn chọn mẫu 400 nhà thuốc.

Kết quả phỏng vấn 400 nhà thuốc có 23 nhà không hợp tác khi nghiên cứu còn lại phỏng vấn được 377 nhà thuốc thu về 377 phiếu hợp lệ.


  • Kỹ thuật thu thập thông tin:

- Giai đoạn phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Để so sánh khả năng cạnh tranh của 3 doanh nghiệp theo ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM, phỏng vấn trực tiếp ban tổng giám đốc của 3 doanh nghiệp theo 8 tiêu chí đánh giá.

+ Phương pháp phỏng vấn theo bộ câu hỏi:

Phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn cán bộ chủ chốt của 3 công ty theo bộ câu hỏi phỏng vấn theo thang đo Likert với thang điểm 1-5. Các tiêu chí đánh giá được xây dựng thành 11 tiêu chí với 28 chỉ tiêu phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược.

Phỏng vấn bằng phiếu điều tra: Để đánh giá bên ngoài doanh nghiệp, chúng tôi xây dựng 5 tiêu chí đánh giá về marketing trong số 11 tiêu chí đánh giá. Đối tượng phỏng vấn là ban giám đốc và trưởng phòng kinh doanh của các doanh nghiệp đối tác của 3 công ty trong mẫu nghiên cứu. Cách thức là gửi phiếu điều tra qua mail và EMS. Cách đánh giá dựa theo thang đo Likert với thang điểm 1-5.

* Thời gian phỏng vấn và điều tra: trong năm 2008.

- Giai đoạn nghiên cứu can thiệp.

+ Ở giải pháp 1- Điều tra và photo các tài liệu: Điều tra về các sản phẩm mới được nghiên cứu và tung ra thị trường năm 2009 đông thời photo các tài liệu về các đặc tính của sản phẩm.

+ Ở giải pháp 2 - Phỏng vấn theo bộ câu hỏi: Phỏng vấn các nhà thuốc để xác định sản phẩm tiềm năng và xác định chiến lược marketing phù hợp với mỗi sản phẩm. Thời gian phỏng vấn từ 1/3/2011 đến 31/3/2011.

  • Xử lý và phân tích số liệu

- Các kỹ thuật phân tích số liệu:

+ Phân tích năng lực cạnh tranh của 3 doanh nghiệp, luận án sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix). Giai đoạn kết hợp đưa ra các chiến lược khả thi cho 3 doanh nghiệp, luận án sử dụng ma trận SWOT từ đó kết hợp các yếu tố để đưa ra những chiến lược thích hợp và để lựa chọn 1 chiến lược cạnh tranh tối ưu nhất sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix).

+ Ngoài những kỹ thuật trên, đề tài áp dụng 2 mô hình phân tích: Phương pháp phân tích nhân tố: để phân tích môi trường vĩ mô (môi trường chính trị, kinh tế, xã hội) và phân tích môi trường ngành với 5 lực lượng cạnh tranh và Phương pháp phân tích 3C : Phân tích doanh nghiệp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

- Xử l‎ý số liệu.

+ Các số liệu định tính được tổng hợp và phân tích theo từng chủ đề.

+ Các số liệu định lượng được mã hóa và nhập bằng phần mềm Microsotf Excell 2003, xử lý‎ số liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0.

+ Các thuật toán thống kê được ứng dụng:

Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược theo thang đo khoảng cách Likert và đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi đưa vào phân tích, chấp nhận với chỉ số Cronbach's Alpha > 0.8.

Để so sánh các giá trị trung bình, sử dụng phương pháp One-way ANOVA, với các dữ liệu có phân bố chuẩn (sử dụng test Kolmogorov Smirnov để kiểm định, chấp nhận với nếu p >0.05). Nếu các biến không thỏa mãn test Kolmogorov Smirnov với p<0.05 thì sử dụng phương pháp kiểm định phi tham số (sử dụng test Kruskal-Wallis). Để tìm xu hướng phát triển của 3 doanh nghiệp sử dụng phương pháp phân tích biệt số với tiêu chuẩn Wilk λ. Sử dụng test 2 để so sánh nhiều tỉ lệ. Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê với p<0.05.

Sử dụng phương pháp lập bản đồ nhận thức để phân tích mối tương-hợp giữa cảm nhận của các nhà thuốc đối với các sản phẩm mới của Traphaco.

2.3. Kết luận

(1) Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược

* Đã phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp dược:

- Việt Nam có nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định, dân số đông, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược phát triển.

- Ngành Dược Việt Nam là ngành độc quyền nhóm (Olygopone) với các tiêu chuẩn khắt khe của ngành.

- Hội nhập quốc tế giúp doanh nghiệp dược có cơ hội tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên vật liệu, các đối tác để xuất khẩu, nhập khẩu



=> Tác động của môi trường bên ngoài đối với 3 doanh nghiệp: Dược Hậu Giang phản ứng tốt (3.17/5 điểm), Traphaco phản ứng trung bình (2.87/5 điểm), Mediplantex phản ứng yếu (1.97/5 điểm).

* Đã phân tích năng lực bên trong của Dược Hậu Giang, Traphaco và Mediplantex: Năng lực cạnh tranh của Dược Hậu Giang xếp hạng mạnh (4.15 ± 0.234 điểm). Traphaco xếp hạng mạnh (4.12 ± 0.135 điểm), Mediplantex xếp hạng trung bình (3.42 ± 0.323 điểm).

(2) Lựa chọn chiến lược cạnh tranh cho 3 doanh nghiệp

Đã lựa chọn chiến lược cho Dược Hậu Giang: Thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp phía trước và đa dạng hóa tập trung. Chiến lược lựa chọn cho Traphaco: Phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và đa dạng hóa ngang. Chiến lược lựa chọn cho Mediplantex: Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường và phát triển sản phẩm.



(3) Áp dụng giải pháp can thiệp cho công ty cổ phần dược Traphaco.

Đã đề xuất chiến lược cạnh tranh cho Traphaco là : Khác biệt hóa dựa trên sản phẩm và thương hiệu.



Kết quả đánh giá sau can thiệp:

- Có 4 sản phẩm mới được nghiên cứu tung ra thị trường trong năm 2009 là Tottri, Formenton, Bát vị quế phụ và Vidibest. Trong đó Tottri là sản phẩm đạt tỷ lệ Nhận biết-Nhập thuốc-Bán thuốc trên thị trường > 40%, tỷ lệ này ở 3 sản phẩm còn lại <40%.



- Chiến lược quảng cáo và giới thiệu sản phẩm qua trình dược viên có hiệu quả cao hơn so với hoạt động Pr giới thiệu sản phẩm, trong đó quảng cáo trên truyền hình có hiệu quả hơn so với quảng cáo trên báo và tạp chí. Ngược lại việc quảng cáo trên báo, tạp chí và không quảng cáo có hiệu quả như nhau.

Hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Lê Viết Hùng PGS. TS. Vũ Trí Dũng

Nghiên cứu sinh

Phan Thị Thanh Tâm







tải về 41.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương