BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 42/2012/tt-bgdđt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.24 Mb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.24 Mb.
#728
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Yêu cầu của chỉ số:

Liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để:

- Huy động người theo học các chương trình đáp ứng yêu cầu người học;

- Cập nhật kiến thức, kỹ năng;

- Chuyển giao công nghệ.

Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, huy động người theo học các chương trình đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng và chuyển giao công nghệ;

- Hợp đồng (hoặc thỏa thuận) mở lớp đào tạo, bồi dưỡng;

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ;

- Các văn bản liên quan đến việc mở các lớp học chuyển đổi nghề, áp dụng hoặc phổ biến công nghệ;

- Các minh chứng khác (nếu có).

c) Liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để hỗ trợ tìm việc làm cho học viên.

Yêu cầu của chỉ số:

Liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để hỗ trợ tìm việc làm cho học viên.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để hỗ trợ tìm việc làm cho học viên;

- Danh sách học viên đã được hỗ trợ, tìm việc làm;

- Các minh chứng khác (nếu có).



V. TIÊU CHUẨN 5: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

1. Thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân

a) Có kế hoạch hoạt động chuyên môn chi tiết cho từng năm học, học kỳ, tháng, tuần.



Yêu cầu của chỉ số:

Có kế hoạch hoạt động chuyên môn chi tiết cho từng năm học, học kỳ, tháng, tuần.



Gợi ý các minh chứng:

- Kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần;

- Các văn bản điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần;

- Các minh chứng khác (nếu có).

b) Thực hiện kế hoạch thời gian năm học, khóa học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định.

Yêu cầu của chỉ số:

- Thực hiện kế hoạch thời gian năm học, khóa học;

- Thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập.

Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc thực hiện kế hoạch, thời gian năm học, khóa học;

- Sổ kế hoạch và chương trình hoạt động;

- Sổ kế hoạch giảng dạy;

- Hợp đồng liên kết đào tạo;

- Các minh chứng khác (nếu có).

c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Yêu cầu của chỉ số:

Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.



Gợi ý các minh chứng:

- Sổ nghị quyết của trung tâm có nội dung rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập;

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá công tác rà soát việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập;

- Các minh chứng khác (nếu có).



2. Xây dựng và thực hiện các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn

a) Chủ động xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng ngắn hạn thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.



Yêu cầu của chỉ số:

Chủ động xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng ngắn hạn thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đáp ứng:

- Nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân;

- Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng ngắn hạn thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn của trung tâm;

- Phiếu khảo sát và tổng hợp nhu cầu học tập hằng năm;

- Hợp đồng liên kết đào tạo các lớp bồi dưỡng ngắn hạn;

- Các minh chứng khác (nếu có).

b) Các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ được thực hiện theo thời gian linh hoạt và các phương thức tổ chức dạy học đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

Yêu cầu của chỉ số:

Các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ được:

- Thực hiện theo thời gian linh hoạt;

- Phương thức tổ chức dạy học đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ được thực hiện theo thời gian linh hoạt và các phương thức tổ chức dạy học đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người học;

- Đánh giá của các tổ chức, cá nhân (phiếu hỏi ý kiến, thư góp ý,…) về các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ được thực hiện theo thời gian linh hoạt và các phương thức tổ chức dạy học đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người học;

- Các minh chứng khác (nếu có).

c) Thực hiện các chương trình đã được phê duyệt; định kỳ rà soát, đánh giá mức độ phù hợp của các chương trình để điều chỉnh cho phù hợp.

Yêu cầu của chỉ số:

- Thực hiện các chương trình đã được phê duyệt;

- Định kỳ rà soát, đánh giá mức độ phù hợp của các chương trình để điều chỉnh cho phù hợp.

Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc thực hiện các chương trình và việc định kỳ rà soát, đánh giá mức độ phù hợp của các chư ơng trình;

- Biên bản các cuộc họp của trung tâm để rà soát, đánh giá mức độ phù hợp của các chương trình;

- Biên bản các cuộc kiểm tra, đánh giá mức dộ phù hợp các các cấp quản lý về mức độ phù hợp của các chương trình;

- Các minh chứng khác (nếu có).

3. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục

a) Dành thời gian cho học viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể thao phù hợp.



Yêu cầu của chỉ số:

Dành thời gian cho học viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể thao phù hợp.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc dành thời gian cho học viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể thao;

- Kế hoạch và kết quả của các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể thao;

- Hình ảnh (nếu có);

- Các minh chứng khác (nếu có).

b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, kỹ năng sống cho học viên với các hình thức đa dạng và phù hợp.



Yêu cầu của chỉ số:

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện công tác giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, kỹ năng sống cho học viên;

- Hình thức tổ chức đa dạng và phù hợp.

Gợi ý các minh chứng:

- Sổ kế hoạch và chương trình hoạt động;

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, kỹ năng sống cho học viên;

- Hình ảnh (nếu có);

- Các minh chứng khác (nếu có).

c) Đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phân công chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng; chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.



Yêu cầu của chỉ số:

- Đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phân công chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng;

- Chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.

Gợi ý các minh chứng:

- Kế hoạch thực hiện chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc thực hiện chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;

- Hình ảnh (nếu có);

- Các hình thức khen thưởng của cơ quan có thẩm quyền về thành tích của trung tâm thực hiện tốt chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;

- Các minh chứng khác (nếu có).



4. Đảm bảo các yêu cầu khi liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân

a) Đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý phù

hợp với yêu cầu của từng ngành liên kết đào tạo.

Yêu cầu của chỉ số:

- Cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo yêu cầu;

- Cán bộ quản lý đảm bảo yêu cầu.

Gợi ý các minh chứng:

- Danh mục các trang thiết bị của trung tâm;

- Hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức của cán bộ quản lý trung tâm;

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc đảm bảo yêu cầu khi liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy văn bằng;

- Hợp đồng ký kết (hoặc thỏa thuận) giữa trung tâm với các cơ sở liên kết đào tạo;

- Các minh chứng khác (nếu có).

b) Quản lý giáo viên thỉnh giảng, quản lý học viên để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Yêu cầu của chỉ số:

Quản lý giáo viên thỉnh giảng, quản lý học viên để đảm bảo chất lượng đào tạo.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc quản lý giáo viên thỉnh giảng, quản lý học viên để đảm bảo chất lượng đào tạo;

- Sổ ghi đầu bài;

- Sổ dự giờ;

- Sổ giáo viên chủ nhiệm lớp;

- Sổ kế hoạch giảng dạy;

- Sổ gọi tên và ghi điểm;

- Các minh chứng khác (nếu có).

c) Thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng liên kết đào tạo; thực hiện chế độ báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về việc liên kết đào tạo.

Yêu cầu của chỉ số:

- Thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng liên kết đào tạo;

- Thực hiện chế độ báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về việc liên kết đào tạo.

Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng liên kết đào tạo;

- Các báo cáo của trung tâm với cơ quan có thẩm quyền về liên kết đào tạo;

- Hợp đồng liên kết đào tạo;

- Thanh lý hợp đồng giữa trung tâm với các cơ sở liên kết đào tạo;

- Đánh giá của các đơn vị, cá nhân về việc thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng liên kết đào tạo;

- Các minh chứng khác (nếu có).

5. Kết quả giáo dục và hiệu quả giáo dục

a) Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học viên theo học chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông đáp ứng mục tiêu giáo dục.



Yêu cầu của chỉ số:

Kết quả xếp loại của học viên theo học chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông đáp ứng mục tiêu giáo dục về:

- Học lực;

- Hạnh kiểm.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung về kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học viên theo học chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông;

- Sổ gọi tên và ghi điểm;

- Học bạ (đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông);

- Các minh chứng khác (nếu có).

b) Học viên học các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.



Yêu cầu của chỉ số:

Học viên học các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá học viên học các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;

- Các minh chứng khác (nếu có).

c) Học viên hoàn thành các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ góp phần đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.



Yêu cầu của chỉ số:

Học viên hoàn thành các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ góp phần đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá về việc học viên đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

- Danh sách học viên hoàn thành chương trình;

- Ý kiến đánh giá của các tổ chức xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp về khả năng của học viên đã hoàn thành chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

- Các minh chứng khác (nếu có).

Trên đây là yêu cầu và gợi ý tìm minh chứng cho các chỉ số trong tiêu chí của các tiêu chuẩn đánh giá trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các cơ quan quản lý cần hướng dẫn các trung tâm giáo dục thường xuyên sử dụng văn bản này để tham khảo, tránh áp dụng máy móc.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên) theo địa chỉ: 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; điện thoại: 04.38683361, fax: 04.38684995, e mail: phongkdclgdpt@moet.edu.vn để được giải đáp./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- TT. Nguyễn Vinh Hiển (để b/c);

- Cục trưởng (để b/c);

- Các vụ, cục có liên quan thuộc Bộ (để p/h);

- Lưu: VT, KTKĐCLGD.



KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

Ngô Thành Hưng


TÓM TẮT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TỰ ĐÁNH GIÁ

CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

(Theo Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012)



PHẦN I: QUY TRÌNH THỰC HIỆN TỰ ĐÁNH GIÁ

I. THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Hội đồng tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên do hiệu trưởng (giám đốc) ra quyết định thành lập (phụ lục I), có số lượng thành viên, thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 24 và Điều 25 của Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012.

2. Để triển khai tốt công tác tự đánh giá, chủ tịch hội đồng tự đánh giá cần:

a) Thành lập nhóm thư ký có từ 2 đến 3 người. Nhóm trưởng là một thành viên trong hội đồng tự đánh giá;

b) Thành lập các nhóm công tác, mỗi nhóm có từ 2 đến 5 người. Nhóm công tác thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do chủ tịch hội đồng phân công. Nhóm trưởng là một thành viên trong hội đồng tự đánh giá;

c) Huy động toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục tham gia hoạt động tự đánh giá.

3. Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc thảo luận để đi đến thống nhất. Mọi quyết định chỉ có giá trị khi ít nhất 2/3 thành viên trong hội đồng nhất trí.

II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Kế hoạch tự đánh giá (Phụ lục II) do chủ tịch hội đồng tự đánh giá phê duyệt gồm các nội dung:

a) Mục đích và phạm vi tự đánh giá;

b) Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên;

c) Tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá cho hội đồng tự đánh giá và cán bộ giáo viên, nhân viên;

d) Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động;

e) Dự kiến các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí;

g) Xác định thời gian biểu cho từng hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai tự đánh giá và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể).

2. Kế hoạch tự đánh giá cần được xây dựng cụ thể, chi tiết và phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục. Phải xác định rõ công việc và thời gian hoàn thành, tránh chung chung và hình thức.

3. Định kỳ, đánh giá việc thực hiện kế hoạch để điều chỉnh, bổ sung.



III. THU THẬP, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH CÁC MINH CHỨNG

1. Khái niệm:

Minh chứng (MC) là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, hiện vật ... đã và đang có của cơ sở giáo dục gắn với các chỉ số để xác định từng chỉ số đạt hay không đạt yêu cầu. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích, từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.

2. Thu thập minh chứng

a) Minh chứng được thu thập trong hồ sơ lưu trữ của cơ sở giáo dục, của các cơ quan có liên quan, hoặc bằng khảo sát, điều tra, phỏng vấn những người có liên quan và quan sát các hoạt động giáo dục trong nhà trường;

b) Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác;

c) Căn cứ nội hàm (yêu cầu) của từng chỉ số trong các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, cá nhân hoặc nhóm công tác tiến hành thu thập minh chứng.

3. Sử dụng và lưu trữ các minh chứng

a) Mỗi phân tích, mô tả trong phần Mô tả hiện trạng của báo cáo tự đánh giá đều phải có MC chứng phù hợp với từng nội hàm của chỉ số và ghi ký hiệu đã được mã hóa vào sau mỗi phân tích, mô tả, nhận định. Minh chứng đã mã hóa được lập thành danh mục mã minh chứng (Phụ lục III);

b) Mỗi MC chỉ cần một bản (kể cả những minh chứng được dùng cho nhiều chỉ số, tiêu chí và tiêu chuẩn), không cần nhân thêm bản để tránh lãng phí. MC dùng cho nhiều tiêu chí thì mang ký hiệu của tiêu chí được sử dụng lần thứ nhất;

c) Cần tập hợp, sắp xếp MC trong các hộp (cặp) theo thứ tự mã hóa để dễ tìm kiếm. Những MC đang sử dụng cho công tác quản lý, công tác dạy và học thì lưu trữ, bảo quản tại nơi đang sử dụng nhưng cần có bảng ghi chú cụ thể để tiện lợi trong việc tra cứu, tìm kiếm;

d) Đối với MC phức tạp, cồng kềng (như hệ thống hồ sơ, sổ sách; các văn bản, tài liệu, tư liệu có số lượng lớn và số trang nhiều; các hiện vật,…) đơn vị có thể lập các biểu, bảng tổng hợp, thống kê các dữ liệu, số liệu để thuận tiện cho việc sử dụng. Không “phục chế” MC;

4. Lưu ý

Trong trường hợp không tìm được minh chứng cho một chỉ số, tiêu chí nào đó (hỏa hoạn, thiên tai hoặc do nhiều năm trước không lưu hồ sơ,...), hội đồng tự đánh giá có thể tìm các cách khác để khẳng định thành quả của nhà trường và làm rõ trong báo cáo tự đánh giá.



IV. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC CỦA TIÊU CHÍ

Việc đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí được thực hiện thông qua Phiếu đánh giá tiêu chí (Phụ lục IV). Phiếu đánh giá tiêu chí là tài liệu ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm công tác theo từng tiêu chí và là cơ sở để tổng hợp thành báo cáo tự đánh giá.

1. Viết Phiếu đánh giá tiêu chí

Căn cứ vào các minh chứng đã được Hội đồng tự đánh giá lựa chọn phù hợp với nội hàm của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí, cá nhân hoặc nhóm công tác viết Phiếu đánh giá tiêu chí. Kết quả đánh giá mỗi tiêu chí được thể hiện trong một Phiếu đánh giá tiêu chí;

2. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí

a) Việc đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí căn cứ vào kết quả các nội dung trong Phiếu đánh giá tiêu chí;

b) Tiêu chí được xác định là đạt khi tất cả các chỉ số của tiêu chí đều đạt. Chỉ số được đánh giá là đạt khi tất cả các nội hàm (yêu cầu) của chỉ số được xác định là đạt.

V. VIẾT BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Kết quả tự đánh giá được trình bày dưới dạng một bản báo cáo theo cấu trúc và hình thức thống nhất quy định tại mục II Công văn hướng dẫn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD. Báo cáo tự đánh giá là văn bản phản ánh thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục, là sự cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục. Báo cáo tự đánh giá do hiệu trưởng (giám đốc) đơn vị phê duyệt sau khi đã được hội đồng tự đánh giá thông qua.

2. Báo cáo tự đánh giá cần mô tả ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ các hoạt động giáo dục liên quan đến toàn bộ các tiêu chí, trong đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và các biện pháp cải tiến chất lượng, kế hoạch thực hiện, thời hạn hoàn thành.

3. Báo cáo tự đánh giá được trình bày lần lượt theo các tiêu chuẩn. Đối với mỗi tiêu chí cần có đầy đủ các phần: Mô tả hiện trạng; điểm mạnh; điểm yếu; kế hoạch cải tiến chất lượng; tự đánh giá. Nội dung cơ bản của các Phiếu đánh giá tiêu chí (từ mục 1 đến mục 4) đã được hội đồng tự đánh giá chấp thuận được dùng để xây dựng báo cáo tự đánh giá.

4. Kết quả đánh giá từng tiêu chí được tổng hợp vào Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá (Phụ lục V).

VI. CÔNG BỐ BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Dự thảo báo cáo tự đánh giá được công bố công khai trong thời gian 15 ngày làm việc tại cơ sở giáo dục để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, giáo viên và nhân viên. Hội đồng tự đánh giá thu thập, xử lý các ý kiến thu được để hoàn thiện báo cáo.

2. Cơ sở giáo dục cần công bố công khai, rộng rãi báo cáo tự đánh giá sau khi đã hoàn thiện. Báo cáo tự đánh giá và các minh chứng được lưu trữ đầy đủ, ít nhất là trong một chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục.

Sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá và nếu có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT thì cơ sở giáo dục đăng ký đánh giá ngoài và đăng ký công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Nếu chưa đủ điều kiện thì cơ sở giáo dục phải có văn bản cam kết với cơ quan quản lý trực tiếp về việc phấn đấu nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong một thời hạn nhất định và được cơ quan quản lý trực tiếp chấp thuận.



PHẦN II: NỘI DUNG VÀ CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

Nội dung chính của báo cáo tự đánh giá gồm 3 phần (Cơ sở dữ liệu; Tự đánh giá; Phụ lục):



A. CƠ SỞ DỮ LIỆU

Gồm các nội dung: Thông tin chung; Cơ sở vật chất, tài chính của cơ sở giáo dục.

Ý nghĩa của phần Cơ sở dữ liệu:

Giúp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh,… có một cái nhìn tổng thể về cơ sở giáo dục. Đồng thời, có thể so sánh với các cơ sở giáo khác để thấy rõ đơn vị mình mạnh chỗ nào ? Yếu chỗ nào,…;

Cung cấp cho các bộ quản lý giáo dục, chính quyền địa phương để ra các quyết sách liên quan đến giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

B. TỰ ĐÁNH GIÁ

Phần này mô tả hiện trạng, so sánh, đánh giá, phân tích các hoạt động của cơ sở giáo dục theo Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, kế hoạch cải tiến chất lượng. Nội dung được trình bày theo cấu trúc sau:



I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đây là phần tóm tắt giúp người đọc có cái nhìn tổng thể về cơ sở giáo dục. Phần đặt vấn đề cần thể hiện rõ:

+ Tình hình chung của đơn vị (thông tin về cơ sở vật chất, tài chính, về công tác quản lý,...);

+ Mục đích, lý do tự đánh giá;

+ Quá trình tự đánh giá và những vấn đề nổi bật trong báo cáo tự đánh giá.

II. TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Mô tả hiện trạng

Cần mô tả, phân tích, đánh giá hiện trạng những việc đã làm được, chưa làm được của cơ sở giáo dục theo nội hàm của từng chỉ số trong tiêu chí. Việc mô tả và phân tích phải đi kèm với các minh chứng (đã được mã hoá).

2. Điểm mạnh

Nêu những điểm mạnh nổi bật của cơ sở giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí. Những điểm mạnh đó phải được khái quát trên cơ sở nội dung của phần Mô tả hiện trạng.

3. Điểm yếu

Nêu những điểm yếu nổi bật của cơ sở giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí, đồng thời giải thích rõ nguyên nhân của những điểm yếu đó. Những điểm yếu này phải được khái quát trên cơ sở nội dung của phần Mô tả hiện trạng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Kế hoạch cải tiến chất lượng phải thể hiện rõ việc phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Kế hoạch phải cụ thể và có tính khả thi, tránh chung chung (cần có các giải pháp cụ thể, thời gian hoàn thành và các biện pháp giám sát). Kế hoạch phải thể hiện quyết tâm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.

5. Tự đánh giá: Đánh giá tiêu chí đạt hoặc không đạt.

Sau khi tự đánh giá lần lượt từ tiêu chí đầu đến tiêu chí cuối của mỗi tiêu chuẩn, cơ sở giáo dục phải có những kết luận riêng cho mỗi tiêu chuẩn. Kết luận về tiêu chuẩn không quá một trang.

III. KẾT LUẬN

Kết luận được trình bày ngắn gọn nhưng phải nêu đủ những thông tin sau:

Số lượng và tỉ lệ % các chỉ số đạt và không đạt.

Số lượng và tỉ lệ % các tiêu chí đạt và không đạt.

Cấp độ đánh giá mà nhà trường đạt được.

Các kết luận khác (nếu có).



C. PHỤ LỤC

Là phần cuối của báo cáo tự đánh giá, tập hợp toàn bộ các số liệu (các bảng biểu tổng hợp, thống kê; danh mục mã hoá các minh chứng, Phiếu đánh giá tiêu chí...).



KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

NĂM HỌC 2013 – 2014

Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên trong toàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ Tự đánh giá chất lượng giáo dục theo đúng tiến độ thời gian như sau:

1) Tháng 9/2013:

- Trường THPT, Trung tâm GDTX: Thành lập Hội đồng tự đánh giá và hoàn thành Kế hoạch tự đánh giá;

- Phòng GDĐT: Tập huấn nghiệp vụ Tự đánh giá chất lượng giáo dục cho các trường Tiểu học và THCS;

2) Tháng 10/ 2013:

- Trường THPT, Trung tâm GDTX: Hoàn thành thu thập, phân tích, xử lý các minh chứng;

- Trường Tiểu học và THCS: Thành lập Hội đồng tự đánh giá và hoàn thành Kế hoạch tự đánh giá;

3) Tháng 11/2013:

- Trường THPT, Trung tâm GDTX: Hoàn thành viết Phiếu đánh giá tiêu chí;

- Trường Tiểu học và THCS: Hoàn thành thu thập, phân tích, xử lý các minh chứng;

4) Tháng 12/2013:

- Trường THPT, Trung tâm GDTX: Tổng hợp báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo (theo mẫu đính kèm);

- Trường Tiểu học và THCS: Hoàn thành viết Phiếu đánh giá tiêu chí;

5) Tháng 01/2014:

- Trường THPT, Trung tâm GDTX: Hoàn thành “Báo cáo tự đánh giá” và công khai chất lượng giáo dục theo quy định tại Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT;

- Trường Tiểu học và THCS: Báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo; Các Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo (theo mẫu đính kèm);

6) Tháng 02/2014:

Trường Tiểu học và THCS hoàn thành “Báo cáo tự đánh giá” và công khai chất lượng giáo dục theo quy định tại Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT.



Tiếp sau hội nghị tập huấn , Sở sẽ có Công văn chính thức phân công các đoàn kiểm tra chéo tiến độ thực hiện nhiệm vụ Tự đánh giá chất lượng giáo dục của các đơn vị./.


Каталог: Data -> News
News -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
News -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
News -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
News -> Bch đOÀn tp. HỒ chí minh số: 191- bc/TĐtn-btn đOÀn tncs hồ chí minh
News -> TRƯỜng đẠi học lạc hồng khoa cnh-tp
News -> Nghị quyết của quốc hội số 23/2003/QH11 ngàY 26 tháng 11 NĂM 2003 VỀ nhà ĐẤT DO nhà NƯỚC ĐÃ quản lý, BỐ trí SỬ DỤng trong quá trình thực hiện các chính sáCH
News -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định về trang phục đối với Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng
News -> BỘ chính trị ĐẢng cộng sản việt nam
News -> ĐOÀn tncs hồ chí minh

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương