BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học huế trưỜng đẠi học khoa học phạm thị hà


Nghi vấn sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố trong quá trình tinh thần



tải về 2.93 Mb.
trang8/24
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích2.93 Mb.
#39500
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   24
2.1.3.3. Nghi vấn sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố trong quá trình tinh thần

Cũng giống như sự bày tỏ thái độ nghi vấn trong QT:vc và QT:hv, sự bày tỏ thái độ nghi vấn cũng xảy ra đối với QT:tt. Đó là việc khi muốn thể hiện thái độ nghi ngờ về một thông tin nào đó, tác giả có thể sử dụng các thuộc tính chu cảnh (từ nghi vấn) để diễn đạt và đặt nó lên đầu câu nhằm xác định phần Đề đánh dấu.

Ví dụ {2: 40} ...What do you believe in?” “In sleep,” I said. He stood up... [1]

Ví dụ {2: 41} ... How could he know? I’ve always acted so prissy and ladylike and touch-menot around him he probably thinks I don’t care a thing about him except as a friend... [6]

Trong các ví dụ trên, thông tin mà tác giả dùng để thể hiện thái độ nghi vấn về một điều gì đó và cách thức của Cảm thể (you; he) đối với quá trình tinh thần (believe và know) là các thuộc tính chu cảnh: what và how. Chúng xuất hiện như là Đề ngữ trong cấu trúc Đề – Thuyết. Phần còn lại là Thuyết nhằm thuyết giải cho Đề được xác định từ tác tử động từ do và could.

2.1.3.4. Nghi vấn sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố trong quá trình quan hệ

Qua nguồn cứ liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy, sự nghi vấn về nội dung thông tin được nhấn mạnh ở phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố trong hầu hết các quá trình chuyển tác. Đối với quá trình quan hệ, thông tin được nhấn mạnh trong Đề dánh dấu vẫn là những từ chỉ sự nghi vấn thông dụng trong tiếng Anh bắt đầu bằng từ để hỏi có dạng Wh- question. Tuy nhiên, phần thuyết nhằm thuyết giải cho Đề được thể hiện bằng hệ từ “be” trong tiếng Anh, đánh dấu quá trình quan hệ. Đương thể xuất hiện sau QT:qh góp phần thuyết giải cho Thuyết trong cấu trúc.

Ví dụ {2: 42} ... “What else is an Englishwoman good for?”... [1]

Trong ví dụ trên, để bày tỏ sự nghi vấn thêm điều gì (What else) mà một người phụ nữ Anh quốc có thể hỏi,.tác giả đã đặt nó lên đầu câu và làm cho nó trở thành Đề đánh dấu cung cấp thông tin sớm nhất đến người nhận. Các tham tố: QT:qh (is) và Đương thể (Englishwoman) xuất hiện sau Đề và đóng vai trò làm Thuyết cho cấu trúc.

2.1.4. Cảm thán sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố trong các quá trình

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức trình bày

BN

(What/how) + tính/trạng từ



CN + VN

(cụm)danh/đại từ + (cụm) động từ



CTCT

CC

ĐgT + QT:qh

Trong tiếng Anh, câu cảm thán (exclamator sentence) là câu diễn tả một cảm giác (feeling) hay một xúc động (emotion). Câu cảm thán giúp bày tỏ cảm xúc vui, buồn, khen, chê, phẫn nộ hay ngạc nhiên…

Cấu trúc câu cảm thán trong tiếng Anh có rất nhiều loại khác nhau và thường được cấu tạo với HOW và WHAT. Trong những cấu trúc đó có những cấu trúc được thể hiện bằng sự thay đổi trật tự vị trí các thành phần câu so với trật tự cấu trúc chuẩn thông thường trong tiếng Anh. Nói cách khác, một số hình thức đảo trật tự từ trong câu cảm thán chính là sự thể hiện hình thức đảo ngữ trong tiếng Anh.

Ví dụ {2: 43}... Well! So hoops aren’t so wide this year, she thought, scanning the red plaid gown. And, as she took in the black velvet paletot, how short jackets are!... [6]

Ở ví dụ trên, chúng ta thấy trật tự của tính từ (adjective) bị thay đổi so với cấu trúc bình thường là tính từ thường đứng sau động từ “be”. Nhưng với mục đích bày tỏ sự ngạc nhiên và nhấn mạnh vào tính chất ngắn (short) của sự vật (jackets), người nói đã sử dụng hình thức thể hiện bằng một thái độ cảm thán. Theo đó, tính từ (short) được đảo vị trí và kết hợp với chu tố (How) tạo thành Đề đánh dấu. QT:qh được biểu hiện bằng động từ “are” kết hợp với chủ ngữ (jackets) tạo thành Thuyết ngữ thuyết giải cho Đề.

2.2. Kiểu 2: Nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong câu bị động có yếu tố phụ trợ



Sơ đồ tổng quát:

Số lượng: 59/500 (Tỷ lệ: 11.8 %)

CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định/ Phủ định

TN

(cụm)danh/đại từ



(be) + VN + (by) + (CN)

(be) + (cụm)động từ + by + (cụm) danh/đại từ



CTCT

Tham tố đảo

(be) + QT + (by) + (Tham tố)

Trong sơ đồ này, Đề đánh dấu được xác định là các tham tố đảo (Đích thể/ Khiến thể/ Bị thể, Hiện tượng) xảy ra trong các quá trình chuyển tác (quá trình vật chất, tinh thần, hành vi) tương ứng với các thành phần câu (Tân ngữ) trong cấu trúc cú pháp được cụ thể hóa từ Cấu trúc Thức. Đối với sơ đồ này, chúng tôi tiến hành khảo sát nguồn ngữ liệu trên hai Thức (Thức khẳng định, Phủ định). Kết quả khảo sát cho thấy đây là sơ đồ chiếm tỷ lệ 11.8 % câu đảo ngữ trong tổng số nguồn ngữ liệu được khảo sát. Phần Thuyết bao gồm động từ bị động (be), các quá trình chuyển tác và các tham tố (Hành thể, Cảm thể) tham gia vào các quá trình chuyển tác.

2.2.1. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong câu bị động có yếu tố phụ trợ



2.2.1.1. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố Bị thể/ Đích thể/ Khiến thể trong quá trình vật chất

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định

TN

(cụm)danh/đại từ



(be) + VN + by + (CN)

(be) + (cụm)động từ + (by+ (cụm)danh/đại từ)



CTCT

ĐT/KhiT

(be) + QT:vc (hđ/ tđ/ kt/ cg) + (by + HT)

a. QT:vc ( hành động)

Khi muốn nhấn mạnh đối tượng chịu tác động của Hành thể tức Đích thể/Khiến thể, chúng ta đưa chính đối tượng Đích thể/Khiến thể lên vị trí đầu câu và chúng sẽ đóng chức năng Đề đánh dấu cung cấp thông tin về tham tố này. Vì vậy, câu mang ý nghĩa bị động. Đồng thời câu có thể sẽ có sự xuất hiện của động từ bị động là be.

Ví dụ {2: 44}: ...In the town there were more guns, there were some new hospitals, you met British men and sometimes women, on the street, and a few more houses had been hit by shell fire... [1]

Xét cú: a few more houses had been hit by shell fire, và theo mô hình cấu trúc đảo ngữ tương ứng kiểu chuyển tác bị động ta thấy vì muốn nhấn mạnh thành phần Đích thể (a few more houses) mà người ta đưa nó lên vị trí đầu câu làm cho nó trở thành Đề ngữ đánh dấu bị Dung môi (shell fire) tác động thông qua quá trình vật chất hành động được thể hiện bằng QT:vc hành động (hit).



b. QT:vc: (Tạo vật)

Cũng giống như cấu trúc đảo ngữ quá trình vật chất hành động và tác động, quá trình vật chất tạo vật cũng có mô hình tương tự.

Ví dụ {2: 45}... Ellen’s second child, named Susan Elinor, but always called Suellen, was born... [6]

Đích thể – yếu tố được nhấn mạnh, xuất hiện ở vị trí đầu câu cho nên làm thành Đề ngữ có đánh dấu, nhưng là kết quả do Hành thể, một phần của Thuyết – đứng sau động từ bị động “be” tạo nên thông qua quá trình vật chất có tính chất tạo vật. Trong ví dụ trên, Đích thể (Ellen’s second child) được tạo nên nhờ quá trình (was born) nhưng nó đứng vị trí đầu câu tương ứng với vị trí của phần Đề và trở thành Đề có đánh dấu. Phần còn lại bao gồm động từ bị động (was), quá trình vật chất tạo vật (born) làm thành phần Thuyết có chức năng thuyết giải cho Đề.



c. QT:vc (Thuyên chuyển, Chuyển giao)

Có thể nói rằng trong mô hình bị động, đảo ngữ liên quan đến quá trình vật chất có tính đa dạng nhất bởi nó cũng cung cấp thông tin liên quan đến các tham tố như Lợi thể/Tiếp thể trong quá trình vật chất thuyên chuyển/chuyển giao.

Ví dụ {2: 46}... The flies were on the ceiling now and on the electric light bulbs that hung on wires. The lights were only turned on when some one was brought in at night or when something was being done... [1]

Cấu trúc đảo ngữ đối với quá trình vật chất mang tính chuyển giao hay thuyên chuyển như: brought trong ví dụ: The lights were only turned on when some one was brought in at night or when something was being done. Trong đó Tiếp thể (some one) được Hành thể (tham tố ẩn) thực hiện quá trình thuyên chuyển “brought in” lại xuất hiện đầu câu chiếm vị trí đầu câu và trở thành Đề ngữ có đánh dấu cung cấp thông tin cho chính tham tố này. Yếu tố Hành thể (tham tố ẩn) – chủ thể của hành động (brought in) xuất hiện sau động từ bị động (was) trở thành một phần của Thuyết cung cấp thông tin đến sau Đề và thuyết giải cho Đề.



d. QT:vc ( tác động)

Mô hình đảo ngữ theo kiểu bị động còn xảy ra đối với quá trình vật chất tác động.

Ví dụ {2: 47}... They had cut the railroad four miles below the town, but they had been beaten off by the Confederate cavalry; and the engineering corps, sweating in the broiling sun, had repaired the line... [6]

Xét cú: they had been beaten off by the Confederate cavalry. Quá trình vật chất tác động “beaten off” là do Hành thể “the Confederate cavalry” gây ra đối với Đích thể “they”. Tuy nhiên, vì muốn nhấn mạnh Đích thể mà nó được xuất hiện ở đầu câu với tư cách là thông tin trong văn bản chiếm vị trí tương ứng với Đề ngữ trong cấu trúc. Nói cách khác, Đích thể và Hành thể có sự hoán đổi vị trí cho nhau cùng với sự xuất hiện của động từ bị động “had been”. Vì vậy mà câu mang ý nghĩa đảo ngữ bị động.

Tuy nhiên, kiểu đảo ngữ bị động đối với quá trình vật chất không phải khi nào cũng có sự xuất hiện của Hành thể mà có khi chỉ cần sự xuất hiện của ba thành phần Đích thể, tiểu từ bị động “be” và quá trình vật chất như trong ví dụ {2: 46}. Các quá trình vật chất (turned on, brought in, done) chịu tác động của Đích thể (The lights, some one và something). Đích thể chính là thành phần được nhấn mạnh và được xuất hiện đầu câu đồng thời làm Đề ngữ có đánh dấu. Hành thể gây nên các hành động là tham tố không được nhấn mạnh nên chúng có thể không lộ diện.

Trong mô hình đảo ngữ bị động của quá trình vật chất hành động, Đích thể xuất hiện ở đầu câu và làm Đề ngữ cung cấp thông tin về Khiến thể nên yếu tố Dung môi trở thành thông tin đến sau và là một phần trong thành phần còn lại làm Thuyết ngữ. Chúng đóng chức năng thứ yếu trong câu cho nên sự xuất hiện của chúng đôi khi không cần thiết và đôi khi có thể bị che dấu.



e. QT:vc ( khiến tác)

Đối với mô hình khiến tác của câu bình thường, yếu tố Dung môi (Hành thể) thường xuất hiện sau Quá trình. Tuy nhiên, QT:vc khiến tác là một quá trình trung tính. Trong đó, quá trình được thể hiện như thể vừa không vừa có tác nhân bên ngoài và vừa không vừa có tác nhân bên trong [24]. Khiến thể và Dung môi đều được hiện thức hóa qua hình thức. Cấu trúc kinh nghiệm của nó trung hòa hóa hai đặc điểm “tự/nội khiển” và “ngoại khiển”. Như vậy, quá trình vật chất có thể vừa do Khiến thể và vừa do Dung môi tạo ra.

Ví dụ {2: 48}... One candle burned on the table, a tiny spark of light that threw monstrous shadows about the highceilinged room and made the massive sideboards and buffet look like still, crouching beasts... [6]

Trong cú chuyển tác, hành động thường hướng tới đối tượng Đích thể. Đích thể được giải thích như là một tham thể bị tác động bởi quá trình. Xét cú: One candle burned on the table trong ví dụ trên, Đích thể (One candle) đã chịu tác động của quá trình (burned) mà không có sự xuất hiện của động từ bị động (be). Tuy nhiên, vị trí của nó lại xuất hiện ở đầu câu – là vị trí mà Hành thể thường chiếm đóng. Hành thể lại không được đề cập đến trong trường hợp này nhưng từ diễn ngôn, chúng ta thấy chắc chắn có một ai đó (Hành thể) đã tác động vào Đích thể (One candle). Như vậy, câu mang ý nghĩa bị động.



2.2.1.2. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố Hiện tượng trong quá trình hành vi

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định

TN

(cụm)danh/đại từ



(be) + VN + (by + CN)

(be) + (cụm) động từ + (by + (cụm) danh/đại từ)



CTCT

HTg

(be) + QT:hv + (by + ƯT)

Trong quá trình hành vi Hiện tượng có thể trùng khớp với Chủ ngữ và vì thế cấu trúc điển hình của nó có sự thay đổi theo kiểu bị động với sự xuất hiện của động từ bị động “be”.

Ví dụ {2: 49} ... Here at the brickyard we were sheltered from rifle or machine-gun fire by the river bank... [1]

Ví dụ trên cho thấy Ứng thể (tham tố ẩn) thực hiện các hành vi (sheltered) đối với Hiện tượng (we). Như vậy, Hiện tượng (we) là đối tượng do Ứng thể (tham tố ẩn) tác động nhưng lại đứng đầu câu, chiếm vị trí của Chủ ngữ đồng thời làm Đề đánh dấu trong cấu trúc Đề thuyết và cung cấp thông tin đến trước so với những thông tin khác trong cấu trúc. Nhờ sự xuất hiện của tiểu từ bị động “were”, ranh giới giữa Đề và Thuyết cũng được xác định.

2.2.1.3. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố Hiện tượng trong quá trình tinh thần

Cũng giống như sự khẳng định nội dung thông tin được nhấn mạnh bằng chủ đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố Hiện tượng (Phenomenon) trong Quá trình hành vi, khi muốn nhấn mạnh tham tố Hiện tượng trong quá trình tinh thần người ta có thể đảo chính tham tố đó lên vị trí đầu câu và làm cho chúng trở thành Đề đánh dấu. Cảm thể thực hiện QT:tt có thể được hiển lộ hoặc che dấu vì sự xuất hiện của nó nếu có cũng chỉ là một phần trong Thuyết nhằm thuyết giải thêm cho Đề.



Ví dụ {2: 50}...For a confused moment she tried to remember Charles’face - how he had looked when he slipped it on her finger. But the memory was blurred, blurred by the sadden feeling of irritation that memory of him always brought to her...[6]

Trong ví dụ trên, tham tố Hiện tượng (the memory) chính là yếu tố mà tác giả muốn nhấn mạnh và đưa nó lên đầu câu làm thành Đề có đánh dấu trong cấu trúc. Đây cũng là tham tố chịu tác động của QT:tt (blurred),cảm thể (the sadden feeling of irritation) chủ thể thực hiện QT:tt (blurred) nhưng không phải là yếu tố mà tác giả muốn nhấn mạnh nên nó được đưa vào Thuyết và khẳng định nội dung thông tin được nhấn mạnh bằng chủ đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố Hiện tượng (Phenomenon) trong Quá trình tinh thần.

2.2.2. Phủ định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong câu bị động có yếu tố phụ trợ

Sơ đồ tổng quát:

CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức phủ định

TN

(cụm)danh/đại từ



(be + not) + VN + (by) + (CN)

(be + not) + (cụm) động từ + (by) + (cụm)danh/đại từ)



CTCT

Tham tố đảo

(be + not) + QT + (by) + (Tham tố)


2.2.2.1. Phủ định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố Bị thể/ Đích thể/ Khiến thể trong quá trình vật chất

Theo sơ đồ chuyển tác bị động phủ định, mục đích nhấn mạnh là nhằm vào đối tượng (Khiến thể). Vì vậy, tham tố Đích thể (Khiến thể) vẫn đóng chức năng Đề đánh dấu trong cấu trúc. Tuy nhiên, câu sẽ có sự xuất hiện của từ phủ định not sau động từ “be” và bổ sung vào phần Thuyết để thuyết giải tính chất phủ định cho Đề trong cấu trúc.

Ví dụ {2: 51} ...and a smashed permanent bridge that could not be repaired and used because it was in plain sight... [1]

Trong ví dụ trên, Đối tượng Đích thể (a smashed permanent bridge) chịu sự tác động của Hành thể (tham tố ẩn) thông qua quá trình vật chất hành động (repaired and used) nhưng lại xuất hiện ở đầu câu vì lí do đây là đối tượng mà tác giả muốn nhấn mạnh. Điều này làm cho nó - Đối tượng Đích thể (a smashed permanent bridge) trở thành Đề đánh dấu trong cấu trúc. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của từ phủ định not sau động từ tình thái mà câu mang ý nghĩa bị động phủ định.

Cũng giống như sơ đồ đảo ngữ bị động phủ định xảy ra trong quá trình vật chất hành động, đối tượng Khiến thể cũng có thể có hoặc không chịu tác động của quá trình vật chất tác động.

Ví dụ {2: 52} ...Well, I knew I would not be killed. Not in this war... [1]

Trong ví dụ trên, tác giả muốn nhấn mạnh yếu tố Đích thể (I) với thái độ phủ định nên đã đặt nó ở vị trí xuất phát của phát ngôn và làm cho nó trở thành Đề ngữ có đánh dấu trong cấu trúc. Với sự xuất hiện của cụm động từ bị động và yếu tố phủ định (would not be) cùng với quá trình vật chất tác động (killed)ở vị trí tiếp theo sau đã thuyết giải ý nghĩa nhấn mạnh cho Đích thể (I) trong quá trình vật chất tác động, đồng thời làm cho nó trở thành phần Thuyết trong câu.



2.2.2.2. Phủ định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố Hiện tượng trong quá trình tinh thần

Thái độ phủ định trong sơ đồ đảo ngữ bị động còn được chúng tôi tìm thấy đối với sự nhấn mạnh thông tin liên quan đến tham tố Hiện tượng trong quá trình tinh thần.

Ví dụ {2: 53} ...The delay would give her time to quiet her breathing and calm her face so that his suspicions would not be aroused. ... [6]

Trong ví dụ trên, tác giả đã nhấn mạnh tham tố Hiện tượng (his suspicions) với thái độ phủ định nên đã đặt nó ở vị trí xuất phát của phát ngôn và làm cho nó trở thành Đề ngữ có đánh dấu trong cấu trúc. Với sự xuất hiện của cụm động từ tình thái phủ định có động từ “be” đi kèm (would not be) và quá trình tinh thần (aroused) theo sau vị trí của tham tố Hiện tượng đã thuyết giải ý nghĩa nhấn mạnh Hiện tượng (his suspicions), đồng thời làm cho nó trở thành Thuyết trong câu.

2.3. Kiểu 3: Nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo thuộc quá trình hiện hữu trong câu tồn tại có thành phần đảo về phía sau



Sơ đồ tổng quát:

Số lượng: 79/500 (Tỷ lệ: 15.8 %)

CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định/ Phủ định

TrN/ There

TrN/ There



VN + CN

(cụm) động từ + (cụm) danh từ

CTCT

Chu cảnh/ (There)

QT:hh + HHT

Trong sơ đồ này, Đề đánh dấu được xác định là các tham tố đảo hoặc là chủ ngữ giả (there) hoặc là Chu cảnh xảy ra trong các quá trình chuyển tác (quá trình hiện hữu) tương ứng với các thành phần câu (Trạng ngữ hoặc There) trong cấu trúc cú pháp được cụ thể hóa từ Cấu trúc Thức. Đối với sơ đồ này, chúng tôi tiến hành khảo sát nguồn ngữ liệu trên hai Thức (Thức khẳng định, Phủ định). Kết quả khảo sát cho thấy đây là sơ đồ chiếm tỷ lệ 15.8 % câu đảo ngữ trong tổng số nguồn ngữ liệu được khảo sát. Phần Thuyết bao gồm quá trình hiện hữu (be), các tham tố (Hiện hữu thể) nếu Chủ ngữ giả (There) xuất hiện trong phần Đề. Khi Chu cảnh đóng chức năng làm Đề đánh dấu thì phần Thuyết bao gồm Chủ ngữ giả (there) quá trình hiện hữu (be) và các tham tố (Hiện hữu thể).



tải về 2.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương