BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học huế trưỜng đẠi học khoa học phạm thị hà



tải về 2.93 Mb.
trang5/24
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích2.93 Mb.
#39500
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

- Đối với các cú cảm thán: các cú này có thành phần WH- như what, how, trong cụm danh từ hay cụm trạng từ. What trùng khớp với bổ ngữ, như trong what tremendously easy riddles you ask; thành phần này thường là Bổ ngữ định tính; như trong what a fool he is, how trùng khớp với Phụ ngữ, như trong how fast we are going; hay với một bổ ngữ định tính như trong how foolish he is. Trong tiếng Anh trước kia thành phần Hữu định trong các cú này đứng trước Chủ ngữ; nhưng bởi vì trình tự Hữu định – Chủ ngữ trở nên có quan hệ cụ thể với thức nghi vấn, cho nên trật tự bình thường trong các cú cảm thán trở thành trật tự Chủ ngữ – Hữu định.

- Đối với các cú cầu khiến: Các cú cầu khiến có hệ thông ngôi (person) khác với hệ thống ngôi trong hình thức chỉ định. Chủ ngữ của nó thường là you, me hoặc you and me.

Trong lời nói, người nói bày tỏ sự đánh giá của mình đối với sự thể được nói đến trong lời. Thái độ của người nói đối với người nghe và cách đánh giá của người nói đối với sự thể được nói đến trong lời như vậy được gọi là quan hệ liên nhân.

1.2.4.3. Câu với chức năng văn bản: diễn đạt cách tổ chức một thông điệp

Trong một tình huống cụ thể, câu (cú) phải được tổ chức phù hợp hoặc với những cái đi trước và những cái đi sau trong văn bản (các yếu tố đồng văn bản co-text), hoặc phù hợp với tình huống bên ngoài lời (ngữ cảnh tình huống – context of situation). Trong trường hợp này cú được coi như một thông điệp. Thông điệp được hiểu là tin được mã hóa thành lời nói hoặc lời viết và truyền đi từ người phát đến người nhận (không tính đến thái độ của người nói như khi xét câu làm lời trao đổi, làm thông báo). Cách tổ chức câu như một thông điệp giúp cho chức năng biểu hiện và chức năng lời trao đổi của câu được thực hiện trong từng tình huống cụ thể. Cách tổ chức câu như một thông điệp, một mặt không phá vỡ các quy tắc cú pháp của một ngôn ngữ cụ thể, mặt khác nó không bị ràng buộc quá chặt vào những khuôn hình cú pháp cứng nhắc của một ngôn ngữ. Do đó, cách tổ chức câu như một thông điệp có tính chất rất khái quát và rất linh hoạt. Việc tổ chức câu theo cách khái quát của thông điệp đòi hỏi trước hết phải chọn từ ngữ làm xuất phát điểm của câu. Yếu tố được chọn làm xuất phát điểm cho câu được gọi là phần khởi đề (Theme), phần còn lại là phần thuyết (Rheme), tức là phần diễn giãi có liên quan đến phần Đề. Quan hệ giữa hai phần này là cấu trúc Đề – Thuyết. Cấu trúc cú pháp của câu gồm hai phần: Đề và Thuyết, ứng với sở Đề và sở Thuyết của mệnh đề. Một thông điệp gồm có một Đề ngữ kết hợp với một Thuyết ngữ.

Đề ngữ là thành phần được làm điểm xuất phát điểm của thông điệp; nó là thành phần mà cú liên quan đến. Như là một cách hướng dẫn khái quát, Đề ngữ có thể được xác định như là thành phần xuất hiện đầu tiên trong cú. Đề ngữ là một thành phần trong một hình thể cấu trúc nhất định, được xem như là một tổng thể; tổng thể của tổ chức cú như là một thông điệp. Đây là hình thể Đề ngữ - Thuyết ngữ. Đề ngữ không nhất thiết phải là một cụm danh từ, nó cũng có thể là một cụm trạng từ hay một cú đoạn. Ví dụ:

Đề ngữ

Thuyết ngữ




Once upon a time

there were three bears

Ngày xửa ngày xưa có ba con gấu

Very carefully

she put him back on his feet again

Rất thận trọng cô ta kéo anh ta trở lại

For want of a snail

the shoe was lost

Vì cần một cái đinh mà chiếc giày bị mất

Cùng nhận định một hiện tượng, điểm xuất phát khác nhau sẽ cho ra những câu có Đề khác nhau, và do đó không đồng nghĩa với nhau.

Có hai giả định: Một là Đề ngữ của một cú chỉ bao gồm một thành phần cấu trúc. Hai là, thành phần này chỉ được thể hiện bằng một đơn vị - một cụm danh từ, một cụm trạng từ hay một cú đoạn. Mỗi biến thể bổ sung phổ biến của mẫu thức này là thành phần trong đó Đề ngữ bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai cụm từ tạo nên một cấu trúc đơn lẻ. Bất kì thành phần nào của cấu trúc cú cũng đều có thể được biểu hiện bằng một tổ hợp (complex) gồm hai hoặc nhiều hơn hai cụm từ. Tổ hợp các cụm từ như vậy đóng chức năng Đề ngữ theo cách thông thường. Những Đề ngữ như vậy vẫn nằm trong phạm trù Đề ngữ đơn. Bất kì cụm từ phức hay cú đoạn phức nào cũng đều tạo nên một thành phần đơn lẻ trong cú và tạo thành một cụm danh từ phức. Đây chỉ là một thành phần trong cú, vì vậy nó hình thành nên một đề ngữ đơn. Trong tiếng Anh, thành phần Thức được lựa chọn điển hình làm Đề ngữ trong cú. Bất kỳ cú độc lập nào cũng đều có sự lựa chọn về Thức. Một cú chính hoặc có thức chỉ định hoặc có thức cầu khiến; nếu nó là Thức chỉ định (indicative) thì nó hoặc là thức tuyên bố (declarative) hoặc là thức nghi vấn (interrogative); nếu nó là Thức nghi vấn thì nó hoặc là Thức nghi vấn có cực (kiểu cú yêu cầu trả lời có-không) hoặc thức nghi vấn có nội dung (kiểu câu hỏi có thành phần WH-). Có hai loại đề ngữ đặc trưng sau:



+ Đề ngữ không đánh dấu:

Sự trùng khớp giữa Đề ngữ và Chủ ngữ là Đề ngữ không đánh dấu. Nói cách khác Chủ ngữ là thành phần được lựa chọn để làm Đề ngữ.



+ Đề ngữ đánh dấu:

Theo Halliday [dẫn theo Carl James 27, 110], tính đánh dấu là một khái niệm được các nhà ngôn ngữ dùng để ám chỉ sự lệch chuẩn (markedness is a concept used by linguists to refer to departure from the norm). Ví dụ, trong tiếng Anh có thể đặt một bổ ngữ hay vị ngữ ở vị trí đầu trong một mệnh đề (nhưng không phổ biến) như:



- Beautiful were her eyes

- I knew he was going to cause trouble and cause trouble he did

Một bổ ngữ/ vị ngữ ở vị trí này được đánh dấu cao và được lựa chọn cụ thể để làm nổi bật một thành phần riêng biệt làm chủ đề của mệnh đề hay điểm xuất phát, hơn nữa đây là sự lựa chọn có nghĩa của người nói/ người viết trong quá trình giao tiếp. Như vậy, theo mô hình của Halliday, sự lựa chọn đề được biểu thị bằng cách đặt một trong những thành phần câu ở vị trí đầu của mệnh đề.

Khi một thành phần nào đó xuất hiện ở đầu cú thì nó tạo thành sự lựa chọn Đề ngữ “đánh dấu”. Những đề ngữ đánh dấu như vậy thường thể hiện hoặc một kiểu hoàn cảnh cho cú hoặc một đặc điểm tương phản.

Các nhà ngôn ngữ theo Halliday nhận dạng ba đề được đánh dấu trong tiếng Anh: đề ở vị trí đầu câu, đề vị ngữ và đề nhận dạng.

(i) Đề ở vị trí đầu câu (fronted theme)

Theo Greenbaum và Quirk [21, 407], vị trí đầu câu (fronting) đòi hỏi có một đề được đánh dấu bằng cách chuyển một thành phần mệnh đề lên vị trí đầu mà thành phần này bất thường ở vị trí đó. Cụ thể:



+ Vị trí đầu câu của trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn

Ví dụ:  In China the book received a great deal of publicity

Đây là cấu trúc được đánh dấu nhưng không được đánh dấu cao vì trạng ngữ vốn có vị trí linh hoạt trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt cũng vậy, nhiều nhà ngôn ngữ cho rằng trạng ngữ có thể đứng ở ba vị trí khác nhau (đầu câu, giữa câu và cuối câu) nhưng vị trí phổ biến nhất là đầu câu. Phan Ngọc [67, 84] cho rằng: “Trật tự trong một câu trung hòa tức là câu chỉ thông báo sự việc, không có thêm một ý định chủ quan nào của người nói, không có màu sắc tu từ sẽ được bố trí theo thứ tự: thời gian - vị trí, (chủ - vị - bổ ) công cụ. Vị trí đầu câu của trạng ngữ tiếng Anh cũng có thể biểu thị tính tương phản. Quan trọng hơn là việc đề hóa trạng ngữ chỉ nơi chốn/ thời gian cũng rất phổ biến ở một số kiểu văn bản trong tiếng Anh vì việc đề hóa này tạo ra phương pháp phát triển văn bản.

+ Vị trí đầu câu của tân ngữ hoặc bổ ngữ

Ví dụ: A great deal of publicity the book received in China.



Well -publicized the book was.

Vị trí đầu câu của tân ngữ và bổ ngữ được đánh dấu hơn vị trí đầu câu của trạng ngữ trong tiếng Anh vì tân ngữ và bổ ngữ nói chung đều có vị trí tương đối cố định. Tuy nhiên không giống như trạng ngữ, việc đặt một tân ngữ/bổ ngữ ở vị trí đầu câu không tạo ra phương pháp phát triển văn bản. Trong tiếng Anh, hiệu quả của việc đề hóa tân ngữ [2, 134] là tạo ra sự tương phản và nhấn mạnh thái độ của người nói với thông tin.

Ví dụ: I think I get on with her very well but him I really cannot bear. People like that I just can’t stand. [33, 224]

Điều tương tự cũng xảy ra ở tiếng Việt.

Ví dụ: Những cuộc vui ấy, chị còn nhớ rành rành. [84, 338] 

Tiền thì chúng tôi không dám nhận. [77,120]

Ở tiếng Anh lẫn tiếng Việt, vị trí đầu câu của tân ngữ biểu thị cái đã biết. Tính chất đã biết của nó được thể hịên bằng: định ngữ, mệnh đề, các danh từ riêng, các đại từ nhân xưng. Trường hợp bổ ngữ đứng đầu câu vẫn thấy ở tiếng Anh và tiếng Việt nhưng lại không phổ biến và cũng được nhấn mạnh hơn so với trật tự thông thường.



+ Vị trí đầu câu của vị ngữ

Ví dụ: They promised to publicize the book in China , and publicize it they did.

Trong tất cả lựa chọn đề ở tiếng Anh, đây là sự lựa chọn được đánh dấu nhiều nhất. Ngoài việc đặt vị ngữ đầu câu, sự lựa chọn này liên quan đến việc sắp xếp lại các thành phần mệnh đề và điều chỉnh hình thái nhóm động từ. Các ví dụ có vị ngữ đặt đầu câu có tần số xuất hiện khá thấp: Ở tiếng Việt cũng có cấu trúc có chứa động từ đứng đầu câu nhưng thường có động từ “là”/ “có” nằm giữa động từ và chủ ngữ. Ví dụ:

– Ra sân bay đón đoàn có các đồng chí...

– Đi đầu đoàn biểu tình là công nhân.

Cấu trúc có chứa động từ đứng đầu câu trong tiếng Việt có cấu trúc tương đương trong tiếng Anh như : vị ngữ hóa (có thể là một động từ – ing/tính từ + be + chủ ngữ).

(ii) Đề vị ngữ (predicated theme)

Đề vị ngữ liên quan đến việc sử dụng “cấu trúc -it” (it – structure) còn gọi là cấu trúc chêm xen (cleft structure) để đặt một thành phần gần đầu mệnh đề.

Ví dụ: It was the book that received a great deal of publicity in China. It was a great deal of publicity that the book received in China. It was in China that the book received a great deal of publicity.

Đề vị ngữ là một cấu trúc đánh dấu cho phép người nói/người viết chọn một thành phần như là chủ ngữ vốn là một đề không được đánh dấu của câu tường thuật (declarative clause) tiếng Anh thành một đề được đánh dấu. Các cấu trúc đánh dấu nói trên có thể dịch sang tiếng Việt bằng cách dùng từ “chính”, từ chuyên đánh dấu phần thuật đề (thuyết ngữ) đi trước trong tiếng Việt. Cũng như các đề đánh dấu khác, đề vị ngữ thường hàm ý tương phản.



(iii) Đề nhận dạng (identifying theme)

Đề nhận dạng cũng tương tự như đề vị ngữ. Thay vì sử dụng “cấu trúc – it” , đề nhận dạng đặt một thành phần ở vị trí đề, biến thành phần này thành một danh hoá (nominalization) dùng cấu trúc – Wh hay còn gọi là cấu trúc chêm xen giả (pseudo-cleft structure)

Ví dụ: What the book received in China was a great deal of publicity.

Một trong những chức năng quan trọng của hai cấu trúc trên là báo hiệu thông tin và cả hai đều đánh dấu nhưng khá phổ biến trong tiếng Anh vì chúng có thể cung cấp một chiến lược đề hoá nhằm khắc phục sự hạn chế của trật tự từ lại cho ta biết vị trí tin cũ – tin mới mà không phụ thuộc vào ngữ điệu. Tuy nhiên sự phân biệt là đề vị ngữ thành phần đề được xem là tin mới thì ở đề nhận dạng thành phần đề được xem là tin cũ. Dấu nhấn hay trọng âm cũng cung cấp một tín hiệu về vị trí thông tin trong tiếng Anh nói, vì lẽ đó đề vị ngữ và đề nhận dạng thường có khuynh hướng phổ biến trong văn viết hơn văn nói. Trái lại các hình thái tương đương với 2 cấu trúc này như “chính”, “cái mà”/”điều mà …là…” được dùng trong văn nói cũng như văn viết ở tiếng Việt, nơi trọng âm vốn thường không được xem là một phương thức cho biết vị trí thông tin hoặc nếu có cũng bị “lấn át” bởi thanh điệu.

Thành phần được lựa chọn làm Đề ngữ trong cú còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của Thức. Cụ thể:

- Đề ngữ trong các cú tuyên bố: Trong một cú tuyên bố, mẫu thức đề ngữ điển hình là mẫu thức đề ngữ trùng khớp với chủ ngữ. Sự trùng khớp giữa chủ ngữ và đề ngữ là đề ngữ không đánh dấu. Đề ngữ không trùng với chủ ngữ trong cú tuyên bố là đề ngữ đánh dấu (marked theme). Hình thức phổ biến nhất của đề ngữ đánh dấu là cụm trạng từ hay cú đoạn đóng chức năng phụ ngữ trong cú. Khả năng làm đề ngữ ít nhất là thành phần bổ ngữ; nó là một cụm danh từ nhưng lại không đóng chức năng làm chủ ngữ. Đôi khi, bổ ngữ trong nội bộ một cú đoạn đóng chức năng đề ngữ, đặc biệt trong các tổ hợp có tính thành ngữ giữa giới từ và động từ.



- Đề ngữ trong các cú nghi vấn: Chức năng điển hình của cú nghi vấn là để hỏi; và từ quan điểm của người nói hỏi là một biểu hiện chỉ ra rằng người hỏi muốn được trả lời một điều gì đó. Có hai kiểu câu hỏi chính: kiểu thứ nhất là kiểu mà người nói muốn biết về thái cực (polarity) “có hay không”; kiểu thứ hai là kiểu mà người nói muốn biết về căn cước hay sự nhận diện một thành phần nào đó trong nội dung. Trong cả hai kiểu câu hỏi, thành phần chỉ ra cái mà người nói muốn biết xuất hiện ở đầu cú. Trong câu hỏi cần trả lời có/không, thành phần đóng chức năng đề ngữ là thành phần mang cách diễn đạt thái cực, đó là các tác tử động từ hữu định (finite verbal operator). Tác tử trong tiếng Anh là thành phần thể hiện thái cực khẳng định và phủ định: is/isn’t, do/don’t, can/can’t,... Trong cú nghi vấn có/không tác tử hữu định được đặt trước, trước cả chủ ngữ. Trong câu hỏi có thành phần WH-, câu hỏi tìm kiếm phần thông tin bị thiếu, thành phần đóng chức năng đề ngữ là thành phần yêu cầu phần thông tin này, đó là thành phần WH-. Chính thành phần WH- thể hiện bản chất của phần thông tin thiếu: who (ai), what (cái gì), when (khi nào), how (như thế nào)... Vì vậy trong cú nghi vấn wh- được đặt ở vị trí đầu, bất kể chức năng nào nó có trong cấu trúc thức của cú.: chủ ngữ, phụ ngữ hay bổ ngữ. Các cú nghi vấn thể hiện nguyên tắc đề tính trong đặc điểm cấu trúc của nó. Chính do đặc điểm của nó trong tiếng Anh mà một thành phần nào đó được đứng trước; lí do để giải thích cho hiện tượng này là, do chính bản chất của câu hỏi, thành phần đó có vị thế của Đề ngữ. Mỗi lần người nói không lựa chọn để đặt thành phần này lên đầu; sự xuất hiện của nó ở vị trí đầu cú là mẫu thức thông thường qua đó cú nghi vấn được thể hiện. Nó đã trở thành một phần của hệ thống ngôn ngữ, và việc giải thích cho điều này thể hiện ở ý nghĩa đề ngữ được gắn với vị trí đầu tiên trong cú tiếng Anh. Các cú nghi vấn diễn đạt các câu hỏi. Đề ngữ tự nhiên của một câu hỏi là “tôi muốn được cho biết về một điều gì đó”; câu trả lời được yêu cầu hoặc là một mẫu thông tin hoặc là cách thể hiện thái cực. Vì vậy, việc hiện thực hóa thức nghi vấn bao gồm việc lựa chọn một thành phần chỉ ra kiểu câu trả lời cần thiết, và đặt nó ở đầu cú. Trong cú WH-, đề ngữ chỉ được hình thành bởi thành phần WH-, nghĩa là cụm từ hay cú đoạn trong đó có WH- xuất hiện. Nếu thành phần WH- là một cụm danh từ hay một phần của một cụm danh từ đóng chức năng bổ ngữ trong một cú đoạn, thì cụm danh từ này có thể đóng chức năng đề ngữ cho riêng nó. Trong cú nghi vấn có/không, đề ngữ bao gồm động từ hữu định nhưng nó mở rộng đến tận chủ ngữ. Ví dụ:


Đề ngữ trong cú nghi vấn có thành phần WH-:

Who

killed Cock Robin?




Đề ngữ

Thuyết ngữ




Đề ngữ trong cú phân cực có/không:

Can

you

find me an acre of land?

Đề ngữ 1

Đề ngữ 2

Thuyết ngữ

Đề ngữ đánh dấu trong cú nghi vấn:

After tea

will you tell me a story?

Đề ngữ

Thuyết ngữ

- Đề ngữ trong các cú cầu khiến: Thông điệp cơ bản của một cú cầu khiến là hoặc “tôi muốn bạn làm một cái gì đó” hoặc tôi muốn chúng mình (tôi và bạn) làm một cái gì đó. Chức năng của động từ trong cấu trúc thức (cú như là sự trao đổi) là chức năng vị ngữ, do đó, chính chức năng vị ngữ là đề ngữ không đánh dấu. Trong các cú cầu khiến phủ định, nguyên tắc chủa chúng giống với nguyên tắc của cú nghi vấn có/không. Cầu khiến là kiểu cú duy nhất trong đó vị ngữ (động từ) thường làm đề ngữ. Hiện tượng này không phải là không có thể đối với các kiểu thức khác, nơi mà động từ có thể đặt ở vị trí đầu cú để tạo cho nó có vị thế đề ngữ. Ví dụ: Forget it I never shall. Nhưng đây là một sự lựa chọn đề ngữ đánh dấu trong tất cả các sự lựa chọn.

Thành phần nào của cú được lựa chọn điển hình là Đề ngữ phụ thuộc vào sự lựa chọn Thức. Mẫu thức của nó có thể được trình bày như sau:



Thức của cú

Đề ngữ điển hình (không đánh dấu)

- Tuyên bố

- Nghi vấn có/không

- Nghi vấn bộ phận (tiểu cục) (câu hỏi có thành phần wh- trong tiếng Anh)

- Cầu khiến “bạn”

- Cầu khiến “bạn và tôi”

- Cảm thán



Cụm danh từ đóng chức năng chủ ngữ

Từ đứng đầu cú (tác tử hữu định) của cụm động từ cộng với cụm danh từ đóng chức năng chủ ngữ

Cụm danh từ, cụm trạng từ hay cú đoạn đóng chức năng là thành phần nghi vấn có wh-

Cụm động từ đóng chức năng vị ngữ cộng với hình thức don’t đứng trước nếu là cú phủ định.



Let’s (chúng ta hãy) cộng với hình thức don’t đứng trước nếu là cú phủ định

Cụm danh từ hay cú đoạn đóng chức năng thành phần cảm thán có wh trong tiếng anh



Nguyên tắc phù hợp của cấu trúc đề ngữ là: Đề ngữ thường chứa một và chỉ một trong số những thành phần kinh nghiệm: hoặc là tham thể hoặc là chu cảnh hoặc là quá trình. Một tham thể đóng chức năng đề ngữ tương ứng gần nhất với thành phần chủ đề trong các thành phần chủ đề (thuật đề) và được gọi là đề ngữ chủ đề. Đề ngữ được mở rộng từ đầu cú đến thành phần thứ nhất có chức năng trong chuyển tác và được gọi là đề ngữ chủ đề. Vì vậy, đề ngữ của một cú bao gồm đề ngữ chủ đề và bất kỳ thành phần nào đứng trước nó. Đề ngữ chỉ gồm một thành phần kinh nghiệm và thành phần này có thể đứng sau các chức năng liên nhân và ngôn bản, chúng cũng là một thành phần của đề ngữ. Vị trí điển hình của nó là: Đề ngữ ngôn bản + Đề ngữ liên nhân + Đề ngữ kinh nghiệm. Thành phần đứng sau nó là thành phần thuyết ngữ.

Đề ngữ ngôn bản là bất kỳ tổ hợp nào của: đề ngữ chuyển tiếp, đề ngữ cấu trúc, và đề ngữ liên hợp. Đề ngữ ngôn bản chỉ ra các dấu hiệu di chuyển trong khi bắt đầu giao tiếp, là một phản ứng trong hội thoại, một sự di chuyển sang một điểm khác của cùng một người nói. Đề ngữ cấu trúc là thành phần có tính bắt buộc gồm liên từ và quan hệ từ Wh- . Đề ngữ liên hợp là thành phần phụ ngữ liên hợp, trong đó phụ ngữ đứng trước chủ đề.

Đề ngữ liên nhân là tổ hợp của: Đề ngữ hô ngữ, đề ngữ tình thái và đề ngữ đánh dấu thức. Đề ngữ hô ngữ được dùng để xưng hô, nó có thể xuất hiện ở vị trí nào trong cú và có đề tính nếu nó đứng trước đề ngữ chủ đề. Đề ngữ tình thái là bất kì phụ ngữ tình thái nào và thường đứng trước đề ngữ chủ đề. Đề ngữ đánh dấu thức là tác tử hữu định của động từ nếu nó đứng trước đề ngữ chủ đề hay thành phần nghi vấn Wh- (hay let’s – cầu khiến) khi nó không đứng sau một thành phần kinh nghiệm khác.

Trong luận án này, chúng tôi sẽ kế thừa quan điểm của MAK Halliday về câu để phân tích và làm sáng tỏ hơn các đặc điểm của câu đảo ngữ tiếng Anh và làm cơ sở so sánh đối chiếu với câu đảo ngữ tiếng Việt.

1.2.5. Câu đảo ngữ theo quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống

1.2.5.1. Các quan niệm về câu đảo ngữ trong tiếng Anh theo quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống

Đối với một ngôn ngữ, để có một cấu trúc đảo ngữ thì phải có giả thuyết rằng có một mô hình cơ bản mà từ đó trật tự của chủ ngữ và động từ được đảo ngược. Nếu trật tự từ cơ bản là SVO hay VX xét trên bình diện tổng quát, sự tuân thủ nguyên tắc của trật tự từ phải được đòi hỏi là một hệ quả tự nhiên. Vì vậy, trong tiếng Anh hiện đại, đảo ngữ thể hiện bối cảnh của tình trạng không tuân theo logic của một cấu trúc tiếng Anh như SVO và một trật tự từ cứng nhắc của ngôn ngữ.

Nhìn từ góc độ ngữ pháp chức năng, Downing và Locke (1995, tr.223-230) cho rằng việc chọn một yếu tố làm “đề ngữ” trong một câu là nguyên nhân gây ra hiện tượng đảo ngữ. “Đề ngữ” là cái mà người nói hay người viết chọn làm điểm xuất phát của câu đó. Phần còn lại của thông điệp được gọi là “thuyết ngữ”. Việc lựa chọn yếu tố làm “đề ngữ” có vai trò quan trọng vì nó thể hiện cách thức người nói/viết xúc tiến và phát triển thông điệp. Ngoài ra, đề ngữ còn có chức năng liên kết câu với những gì đi trước nó trong diễn ngôn. Khi một yếu tố nào đó của cấu trúc được đưa lên vị trí đầu câu thì thì yếu tố đó sẽ trở thành “đề ngữ có đánh dấu” (marked theme). Những đề ngữ có mức “đánh dấu” cao nhất chính là những yếu tố tạo ra hiện tượng đảo ngữ. Downing và Locke chia những yếu tố này thành 3 loại sau:

- Những từ ngữ chỉ phương hướng (expressions of direction): Đó là những trạng từ như: here, there, up, down, in out,off, away, across... Những câu đảo ngữ này nhằm tạo hiệu ứng nhấn mạnh vì ý nghĩa chỉ phương hướng được chọn làm xuất phát điểm và chủ đề được đưa xuống vị trí cuối câu.

- Những từ ngữ có nghĩa phủ định: (Expressions with negative meaning): Đó là những trang ngữ như: never, hardly, scarcely, nowhere, on no account, not only, not a thing... có chức năng bổ ngữ trực tiếp được đảo lên vị trí đầu câu.

- Những yếu tố khác như: so, such, neither, nor, only...



Theo quan niệm của Biber (1999), trong tiếng Anh có hai loại cấu trúc đảo ngữ là: đảo toàn phần (subject-verb inversion hay full inversion) khi “chủ ngữ đứng sau toàn bộ vị ngữ” và đảo bán phần (subject – operator inversion hay partial inversion) khi “đứng trước chủ ngữ là tác tử hữu hạn (the operator) chứ không phải là vị từ chính hay toàn bộ vị ngữ. Cụ thể:

Cấu trúc đảo toàn phần: Theo Drubig (1988) và Dorgeloh (1997), hiện tượng đảo ngữ này là nhằm diễn tả sự đánh giá của người nói/viết đối với tính quen thuộc của thông tin trong diễn ngôn và nhằm thể hiện cách thức người nói/viết hướng dẫn sự chú ý của người nghe/đọc, hoặc báo cho người nghe/đọc biết rằng các yếu tố nào đó trong diễn ngôn đang được người nói nhấn mạnh. Sự chỉ dẫn này được thực hiện nhờ vào một sự lựa chọn trật tự từ đã cho thấy rằng “người nói hay người viết đang tác động đến người nghe hay người đọc bằng phương tiện ngôn ngữ” (Halliday,1994). Tính liên kết của đảo ngữ toàn phần trong diễn ngôn có quan hệ với mật thiết với tính quan yếu (relevance) của câu đảo ngữ đối với ngôn cảnh (văn cảnh), tức là phần văn cảnh đi trước và đi sau, và đối với tình huống bên ngoài. Nghĩa bổ sung, tức nghĩa phi nội dung mệnh đề của đảo ngữ toàn phần cũng chính là nghĩa liên nhân (interpersonal meaning) và nghĩa văn bản (textual meaning) theo mô hình tam phân của Halliday (1994) về “ba bình diện nghĩa của câu” hay “ba thứ nghĩa được thể hiện trong ngôn ngữ thành một toàn thể, làm thành cái cơ sở cho cách tổ chức nghĩa của tất cả các ngôn ngữ của nhân loại”.

Cấu trúc đảo bán phần: Theo Drubig (1988) và Dorgeloh (1997), đảo ngữ là một quá trình cú pháp tạo ra các cấu trúc có chức năng giới thiệu các thực thể vào trong diễn ngôn. Theo ông, hiện tượng đảo trợ động từ trong tiếng Anh có liên quan đến sự nhấn mạnh của người nói (speaker – based prominence) đối với các thành tố trong câu, và diễn tả tính biểu cảm trực tiếp (direct emotivity) đối với nội dung được biểu đạt. Tuy nhiên, do tác động của quá trình ngữ pháp hóa mà một số cấu trúc đảo trợ động từ đã trở thành phương tiện thể hiện sự quy chiếu hồi chỉ hoặc khứ chỉ, tức là những phương tiện tạo sự liên kết cho câu và tạo ra một thứ nghĩa bổ sung thuộc các bình diện nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản, bởi vì các cấu trúc đảo trợ động từ cũng thể hiện sự tổ chức của người nói/viết đối với diễn ngôn của mình nhằm báo cho người nghe/đọc về sự nhấn mạnh gắn liền với nội dung mệnh đề; mặt khác, tính liên kết của một số cấu trúc đảo trợ động từ cũng thể hiện tính quan yếu (relevance) của chúng trong văn bản hay diễn ngôn.

1.2.5.2. Các quan niệm về câu đảo ngữ tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống

Trật tự Chủ – Vị (C-V) là một trật tự cú pháp phổ biến của nhiều ngôn ngữ trên thế giới trong đó có tiếng Việt. Việc đảo trật tự trong cấu trúc luôn tạo nên hiệu quả đặc biệt đói với ngữ cảm của người nghe. Do đó, mọi hiện tượng đảo trong tiếng Việt đều là những hiện tượng bất thường (trừ kết cấu V-C trong câu tồn tại với vị từ có), và hoàn toàn là hệ quả của các yếu tố ngữ dụng. Cấu trúc Chủ – Vị thay đổi, cấu trúc Đề – Thuyết thay đổi, tất cả là do sự tác động bởi sự thay đổi của cấu trúc thông tin và tiêu điểm thông tin. Tác giả Lý Toàn Thắng (1981) cho rằng khả năng có hiện tượng đảo trật tự từ chỉ xảy ra với những vị từ biểu thị hành động, trạng thái, tính chất lâm thời và có ý nghĩa tồn tại. Đó là những vị từ chỉ trạng thái động (thay đổi trạng thái, xuất hiện, tiêu biến); những vị từ chỉ tư thế, tình trạng tồn tại trong không gian; những vị từ mang tính tượng thanh, tượng hình.

Xét trên giác độ của cấu trúc thông tin, khi một trật tự bình thường được đảo mà ý nghĩa cơ bản của câu không mất đi thì câu có tiêu điểm được nhấn mạnh, nhằm tăng cường tính biểu cảm cho lời nói để lôi kéo sự chú ý của người nghe. Do vậy, có sự thay đổi trong cấu trúc thông tin mà cụ thể là cấu trúc tiêu điểm. Tuy nhiên, không phải cấu trúc tiêu điểm của mỗi câu có trật tự C-V đảo đều giống nhau. Có những câu khi đảo, vị ngữ được nhấn mạnh, và do đó tiêu điểm thông tin là vị ngữ. Nhưng cũng có khi tiêu điểm lại nằm trước chủ ngữ do chủ ngữ được nhấn mạnh. Cũng có khi trật tự bình thường của Chủ – Vị được đảo lại là để nhấn mạnh cả hai thành phần này.

- Đảo trật tự C-V, vị ngữ được nhấn mạnh: Vị ngữ được nhấn mạnh trong một kết cấu có trật tự đảo là khi vị từ chỉ trạng thái, sự xuất hiện hay tiêu biến của một đối tượng đã biết và đã xác định.

- Đảo trật tự C-V, chủ ngữ được nhấn mạnh: Có những trường hợp đảo là để nhấn mạnh sự tập trung chú ý vào chủ ngữ. Chủ ngữ được nhấn mạnh khi ở vào vị trí bất thường, khi Chủ ngữ là một đối tượng bất kỳ chưa biết đối với người nghe, hoặc hoàn toàn mới trong ngữ cảnh đối với cả người nghe và người nói như trong ví dụ:

Từ trong rừng chạy ra hai con ngựa. & Hai con ngựa chạy ra từ trong rừng.

- Đảo trật tự C-V, cả chủ ngữ và vị ngữ đều được nhấn mạnh

Cũng có những trường hợp trật tự C-V đảo nhưng không chỉ riêng thành phần nào được nhấn mạnh mà giá trị biểu cảm tác động đều lên toàn câu, cả Chủ, Vị đều được nhấn mạnh, do đó cả hai thành phần này đều nằm trong tiêu điểm. Điều này thường xảy ra khi: vị từ được thể hiện bởi những từ mang tính tình thái có giá trị biểu cảm cao vốn là một hình thức đánh dấu nội dung ngữ nghĩa. Chẳng hạn nói “sừng sững” thay cho nói “đứng”, “chễm chệ” thay cho “ngồi”... còn chủ ngữ có thể là cái đã biết hay chưa biết nhưng phải được nhấn mạnh bằng một cách thức nào đấy, chẳng hạn như được cá thể hóa, được xác định về số lượng, tính chất...

Ví dụ: Trong phòng bập bùng ánh lửa. & Trong phòng ánh lửa bập bùng.

Vị từ “bập bùng” là từ có giá trị tu từ cao khi mô tả trạng thái của đối tượng; còn đặc tính tương phản của chủ ngữ cũng được làm nổi bật, đối lập với những đối tượng khác như “ánh lửa”, chứ không phải “ngọn lửa” hay “đốm lửa”.

Với chủ trương cấu trúc Đề – Thuyết là cấu trúc cú pháp cơ bản của câu trong tiếng Việt, Cao Xuân Hạo cho rằng sự thay đổi vị trí của các thành tố trong câu tiếng Việt thể hiện sự khác nhau về phương diện Chủ đề. Trong đó, Đề xuất hiện ở vị trí đầu câu và thường được mã hóa bằng các thành phần câu khác nhau và được thể hiện như sau:

- Đề tương phản và hiện tượng đảo

Đề được đánh dấu là Đề mang tiêu điểm tương phản. Không phải tất cả các loại Đề đều được đánh dấu. M.A.K. Halliday cho rằng Đề không đánh dấu khi Chủ đề trùng với Chủ ngữ. Khi Chủ đề mang tiêu điểm thông báo, nó phải được đặt trong thế đối lập với một yếu tố khác trong hoặc ngoài phát ngôn.

Ví dụ: Tôi thì tôi xin chịu; Ai làm được, chứ tôi xin chịu.

Đề ngữ được đánh dấu mang tiêu điểm thông báo có liên quan đến trật tự từ. Đề ngữ đánh dấu có tác dụng lưu ý người nghe đến một vấn đề sắp nói trong mối liên hệ đối lập với những điều đã nói trước đó. Yếu tố thể hiện bằng hình thức Đề ngữ có thể dùng để nhấn mạnh cho bổ thể hay vị ngữ hay trạng ngữ, và tạo nên một thế nhấn mạnh tương phản cho Đề. Ở một trật tự thông thường có đánh dấu, câu chỉ có một tiêu điểm. Trong khi đó, ở cấu trúc có Đề tương phản thường có trên một tiêu điểm: một tiêu điểm trên phần Đề và một hoặc hơn một tiêu điểm khác trên phần Thuyết.

- Chủ đề tương phản là bổ tố

Trật tự câu có một bổ tố đứng ở đầu, có thể coi là đảo nếu phân tích theo cấu trúc Chủ – Vị, nhưng Bổ tố lại có quan hệ Đề – Thuyết với vế thứ hai của câu, thường là một kết cấu Chủ-Vị, do đó, nó có một vị thế ngang hàng với phần thứ hai của câu. Ở đây thể hiện mối quan hệ về ngữ nghĩa chứ không phải là quan hệ hình thức cú pháp nữa. Mô hình của quan hệ Đề – Thuyết của bổ tố và cụm Chủ – vị kia được thể hiện theo mô hình mà tác giả Lý Toàn Thắng đưa ra là “N2-N1-V”, trong đó N2 là bổ ngữ, N1 là chủ ngữ, và V là vị ngữ. Ví dụ: Thư (thì) tôi đã viết.

Mô hình câu như thế này là một kiểu cấu trúc phổ biến trong tiếng Việt. Trên quan điểm cấu trúc ngữ nghĩa của câu, cái được đưa đưa ra làm Chủ đề để bàn luận trong phần Thuyết tuy là cái đã biết nhưng nó lại có ý nghĩa quan trọng. Bản thân sự xuất hiện của nó ở vị trí đầu câu thể hiện một sự quan tâm đặc biệt của người nói hướng tới người nghe với mục đích thu hút sự chú ý của người nghe. Tại sao không nói: “Tôi đã viết thư” mà lại nói: “Thư tôi đã viết”, vì trong ngữ cảnh phát ngôn người nói muốn đối lập “thư” với một yếu tố nào đó bên ngoài.

Chủ đề được nhấn mạnh, được làm nổi bật lên làm tăng tính tương phản cho vấn đề sắp đề cập đến.

Từ một góc nhìn khác, các bổ tố là chủ đề tương phản thường có thể đưa trở lại được đưa vị trí về sau động từ.

Ví dụ: Cái nhà này, họ xây đấy & Họ xây cái nhà này đấy (Dẫn theo Hồ Lê)

- Đề tương phản là một trạng tố

Cũng giống như hình thức đảo bổ tố, khi đảo trạng tố sẽ tạo nên một sự thay đổi về nội dung ý nghĩa của câu, đồng thời khiến cho cấu trúc cú pháp của câu cũng thay đổi theo. Tiêu điểm ở phần Thuyết có thể là Tiêu điểm bộ phận, có thể là vị ngữ tiêu điểm.

Ví dụ: Căn nhà này, tôi ở đã ba năm.

- Đề tương phản là vị tố

Đề do một vị từ đảm nhận là vì vị từ này thường được nhắc lại trong phần Thuyết hoặc được thuyết minh bằng một vị từ khác ở phần Thuyết. Đề loại này có tác dụng nhấn mạnh hoặc tương phản đặc biệt cho yếu tố vị từ. Sự tương phản đặc biệt này còn thể hiện ở sự xuất hiện của các hư từ như thì, mà và một số tiểu từ tình thái khác. Có thể phân biệt một vài trường hợp khác nhau trong cấu trúc Chủ-Vị và cấu trúc tiêu điểm trên phần Thuyết như sau:

+ Trường hợp 1: Thuyết là một kết cấu Chủ – Vị đầy đủ, trong đó có thể có một số chỉ tố tình thái. Ví dụ: Đẹp thì cái áo này đẹp hơn.

+ Trường hợp 2: Vị từ ở phần Đề được thuyết minh bởi một vị từ khác (thường phải một tính từ) nằm trên phần Thuyết. Ví dụ: Khóc thì thằng cu này to nhất.

Có thể nói rằng, vấn đề cấu trúc Đề – Thuyết và các thành phần cấu trúc cú pháp liên quan rất đa dạng và phong phú với nhiều quan điểm lí giải khác nhau. Trong phần trình bày ở trên chúng tôi cố gắng dựa trên quan điểm dụng học để xác định cấu trúc tiêu điểm của một vài cấu trúc câu có Đề ngữ liên quan đến trật tự cú pháp lệch chuẩn của ba loại thành phần cú pháp câu: bổ ngữ, trạng ngữ và vị ngữ của tiếng Việt.

1.2.5.3. Câu đảo ngữ theo quan điểm của luận án

Câu đảo ngữ được xem xét dưới góc độ đảo trật tự các vai nghĩa hay các tiêu điểm thông tin do mục đích giao tiếp điều chỉnh và chi phối. Vì vậy mà các thành phần câu không xuất hiện theo cấu trúc chuẩn. Các vai nghĩa có thể xuất hiện ở những vị trí khác nhau trong mỗi quá trình khác nhau tùy theo mục đích của người nói/viết. Chính sự hiện diện ở những vị trí khác nhau của các vai nghĩa tạo nên những quá trình đảo ngữ khác nhau.




tải về 2.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương