BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học huế trưỜng đẠi học khoa học phạm thị hà



tải về 2.93 Mb.
trang11/24
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích2.93 Mb.
#39500
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24
Rộ lên tiếng quạ kêu tao tác ở khoang rừng già trước mặt... [11]

Trong ví dụ trên, vai nghĩa Hành thể (tiếng quạ) nhường vị trí đầu câu khẳng định cho vị từ tạo vật (Rộ lên), yếu tố này trở thành thông tin được nhấn mạnh và làm thành Đề ngữ có đánh dấu trong văn bản góp phần làm phong phú hệ thống mô hình câu đảo ngữ tiếng Việt. Trong không gian tĩnh lặng nơi rừng núi, khi Lồ đang chìm trong cảm xúc lâng lâng, hồn nhiên thì sự xuất hiện của “tiếng quạ” như làm thức tỉnh anh. Ở đây, tác giả muốn nhấn mạnh quá trình tạo âm thanh “rộ lên” của tiếng quạ và tổ chức để cho quá trình tạo âm thanh “rộ lên” xuất hiện trước trong văn bản.

3.1.1.2. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo trong quá trình tinh thần

a. Đảo tham tố Hiện tượng

Các sơ đồ tương ứng:





CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định

TN

(cụm)danh từ/Chủ- vị



CN VN

(cụm)danh/đại từ (cụm)động từ



CTCT

HTg

CT QT:tt (nhận thức/tình cảm/mong muốn)

Các quá trình tinh thần (tình cảm, nhận thức, mong muốn...) trong tiếng Việt có thể được định nghĩa như là những quá trình diễn đạt “những phản ứng tinh thần” đối với một Hiện tượng nào đó như yêu, quí/ mến, thích, ghét, căm, ghê tởm, dọa, sợ, khiếp, biết, hiểu, nghĩ, nhói, dội... Các quá trình này thường được Cảm thể bộc lộ theo mức độ vì vậy nó thường mang ý nghĩa nhấn mạnh.

Trong tiếng Việt, để tạo sự chú ý cho người đọc/nghe đối với một yếu tố thông tin nào đó với thái độ khẳng định, người ta có thể đảo tham tố tương ứng với thông tin đó lên đầu câu. Khi muốn nhấn mạnh thông tin tương ứng với vai Hiện tượng trong cấu trúc chuyển tác quá trình tinh thần nhận thức chúng ta có thể đảo vai này lên vị trí đầu câu và trong cấu trúc mới được hình thành này vai trò vị trí của các tham thể sẽ có sự thay đổi. Yếu tố Hiện tượng sẽ trở thành phần Đề trong cấu trúc Đề – Thuyết và là thông tin được nhấn mạnh trong văn bản.

Ví dụ {3: 6}... Ông đã đốt hết toàn bộ kho tàng báu vật của suốt cuộc đời không ngừng vẽ và vẽ. Đốt sạch không còn bức nào trong cái đêm ông cảm thấy thần chết giục giã. Điều ấy phải lâu sau Kiên mới biết...[17]

Xét câu: Điều ấy phải lâu sau Kiên mới biết. Tham tố Hiện tượng (Điều ấy) – mang ý nghĩa hồi chỉ cho các câu văn đã nêu ở phía trước, được tác giả đưa lên vị trí đầu câu trước cả vai Cảm thể và trở thành thông tin được nhấn mạnh làm thành Đề ngữ có đánh dấu trong cấu trúc Đề – Thuyết với một thái độ khẳng định. Phần còn lại chính là phần Thuyết được xác định từ tham tố Cảm thể (Kiên) rồi đến vị ngữ được xác định là QT:tt nhận thức (mới biết) trong cấu trúc chuyển tác. Như vậy, để nhấn mạnh tham tố Hiện tượng (Điều ấy) tác giả đã đảo nó lên đầu câu và thuyết giải nó bằng phần Thuyết (Kiên mới biết).

Cấu trúc đảo thành phần câu còn xảy ra đối với một số quá trình tinh thần chỉ sự mong muốn và chúng có thể phóng chiếu một Hiện tượng là ý tưởng, điển hình là trong hình thức thông báo lại. Nói cách khác, đó là quá trình đảo ngữ kiểu nhấn mạnh (trích dẫn) trực tiếp – gián tiếp. Trong đó, phần trích dẫn trực tiếp là một cú đóng vai Hiện tượng trong cấu trúc chuyển tác và làm thành phần Đề đánh dấu. Vị trí tiếp theo là Cảm thể mở đầu cho phần Thuyết thực hiện QT:tt mong muốn.

Ví dụ {3: 7}...Hừ! Hắn vẫn chưa tới! Hay là hắn không tới?” - Phơ-rô-pông nghĩ, bối rối... [11]

Ví dụ trên cho thấy cú bị phóng chiếu bao gồm Hiện tượng (Đề đánh dấu) là: - “Hừ! Hắn vẫn chưa tới! Hay là hắn không tới?”

Phóng chiếu bao gồm Cảm thể + QT:tt: mong muốn/ (phần Thuyết) là:- Phơ-rô-pông nghĩ, bối rối.



b. Đảo tham tố thuộc tính chu cảnh

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định

BN

(cụm) giới/trạng từ



CN + VN

(cụm)danh/đại từ + (cụm) động từ



CTCT

TTCC

HT + QT:tt

Ví dụ {3: 8} ... - Cả đời đi đánh nhau, thú nhật, tôi chả thấy cái trò này là có gì vinh. Nhưng do hy vọng nên vẫn còn chịu đựng. Về quê, càng khốn nạn, tôi biết. Người ta chẳng để cho sống đâu... [17]

Ví dụ trên cho thấy đứng đầu câu: Về quê, càng khốn nạn, tôi biết là cụm bổ ngữ chỉ hướng (Về quê, càng khốn nạn). Yếu tố này chính là phần Đề có đánh dấu và trở thành yếu tố được nhấn mạnh cùng với yếu tố chu cảnh ở vị trí tiếp theo. Bởi lẻ, QT:tt nhận thức cũng thường xảy ra trong một không gian hay một thời gian nào đó nhất định. Cảm thể đồng hành với một yếu tố chu cảnh nào đó lại được đặt ở vị trí cuối câu trong cấu trúc chuyển tác và làm thành phần Thuyết (tôi biết). Trong khung cảnh u ám của chiến tranh, tâm trạng của nhân vật Can dường như cũng bị ảnh hưởng bởi con người luôn chịu tác động của hoàn cảnh. Hiện tượng là thuộc tính chu cảnh (về quê) được tác giả nhấn mạnh với thái độ khẳng định nhằm truyền tải đến người nghe/đọc.



c. Đảo tham tố Vị thể

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định

VN + (TrN)

(Cụm) động từ + (Cụm) trạng/ giới từ



CN

Đại từ/ (cụm) danh từ



CTCT

QT:tt + (CC)

CT

Trong giao tiếp bằng Việt, đôi lúc người nói có thể lược bỏ yếu tố ngữ cảnh đóng chức năng khung đề để tạo thành “câu trần thuật khuyết Đề” [Bùi Tất Tươm, 1997: 269], khi vị từ trung tâm tức quá trình nhận thức được thể hiện bằng những động từ chỉ tinh thần có thể xảy ra trong một cảnh huống (chu cảnh tùy chọn). Trong trường hợp này yếu tố được đặt ở vị trí đầu câu đồng thời làm thành phần Đề đánh dấu chính là những vị từ chỉ quá trình nhận thức trong một hoàn cảnh nào đó. Yếu tố chủ ngữ đóng vai Cảm thể đóng một vai trò cần thiết nhưng thường xuất hiện ở vị trí cuối câu và trở thành một phần Thuyết của văn bản.

Ví dụ {3: 9} ...Tiếng chim hoạ mi trong thung lũng rộ lên mở một ngày mới. Pao thoáng nhớ tới con chim mộc. Dội lên trong anh những khoảng khắc hiếm hoi của đời người... [11]

Qua khảo sát các nguồn cứ liệu, kết quả cho thấy đứng đầu câu trong những ví dụ trên những động từ tinh thần như: Dội lên. Vị trí tiếp theo là yếu tố chỉ không gian và thời gian (chu cảnh) như: trong anh. Bởi lẻ, phản ứng tinh thần cũng thường xảy ra trong một không gian hay một thời gian nào đó nhất định. Sự kiện hay sự việc đồng hành với một hành động cụ thể nào đó lại được đặt ở vị trí cuối câu. Đây chính là đặc điểm của câu được mã hóa bởi quá trình tinh thần biểu đạt một cái gì đó đang diễn ra.

3.1.1.3. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo trong quá trình phát ngôn

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định

BN

(cụm)danh/đại từ /Cú



CN + VN + TN

(cụm) danh/đại từ + (cụm) động từ + (cụm)danh/đại từ



CTCT

NT

PNT + QT:pn + (TNT)

Trong tiếng Việt, QT:pn cũng có tiềm năng phóng chiếu, nghĩa là chúng có tiềm năng phát triển thành cú phức thông qua hình thức phóng chiếu một lời nói. Phóng chiếu trong QT:pn có thể thuộc một trong hai hình thức: trích nguyên và được thông báo lại hay còn gọi là trực tiếp – gián tiếp. Khi cú bị phóng chiếu xuất hiện trước cú phóng chiếu (PNT + QT:pn) nhằm mục đích nhấn mạnh, ta có hình thức đảo ngữ giống như đảo thành phần câu. Trong lí thuyết chức năng hệ thống, quá trình phát ngôn được mô tả là một kiểu “hành động hữu ngôn” hay một “hành động phát ngôn” như: hỏi, bảo, lầm bầm, đáp, họi, trả lời, kể, la, hét...

Ví dụ {3: 10}... Cả Dinh dẫn người đưa thư đến gặp Đề Thám.


- Có nên đi không? - Đề Thám hỏi các thủ hạ của mình... [23]

Trong ví dụ trên đây, cú bị phóng chiếu (Đề đánh dấu) – là Ngôn thể (Có nên đi không?) xuất hiện trước cú phóng chiếu (Thuyết ngữ) với các tham thể PNT (Đề Thám) + QT:pn – vị từ nói năng (hỏi) và TNT (các thủ hạ của mình).

Trong quá trình phát ngôn, tham thể PNT là vai diễn cố hữu, luôn tham gia vào quá trình để thực hiện hành động phát ngôn còn vai diễn TNT có khi được che dấu mà không bắt buộc phải xuất hiện trong câu. Trong ví dụ {3:11}, cú phóng chiếu chỉ bao gồm PNT (Can), QTPN (hỏi) và cú bị phóng chiếu “Nghe nói anh sắp được ra Bắc học phải không? .

Ví dụ {3: 11}... Kiên ậm ừ. Mưa mau hơn. Không khí se lạnh. Sắp tối hẳn tới nơi rồi. - Nghe nói anh sắp được ra Bắc học phải không? - Can hỏi ... [17]



3.1.1.4. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo trong quá trình quan hệ

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định

BN

(cụm)danh/ đại từ



VN + CN

(cụm) động từ + (cụm)danh/ đại từ



CTCT

ĐNT/ GT/ ThT

QT:qh (Đồng nhất/ qui gán) + BĐNT/ BH/ ĐgT

Giống với tiếng Anh, các quá trình quan hệ trong tiếng Việt có thể được phân chia thành hai bình diện: “cách thức tồn tại” (mode of being), (được cho là có quan hệ với hệ thống Dạng) và “kiểu tồn tại” (type of being), (được cho là có liên quan đến các kiểu quá trình quan hệ khác nhau như là những sự lựa chọn ban đầu).

Tham gia vào quá trình quan hệ có hai tham thể. Tham thể Đương thể (x) và một tham thể mang đặc điểm của Đương thể được gọi là Thuộc tính thể (a). Đương thể (x) là thực thể tham gia vào quá trình quan hệ và còn gọi là thực thể được qui gán. Thuộc tính thể (a) là đặc điểm, phẩm chất được qui gán cho thực thể ấy. Với quá trình quan hệ sâu định tính (hay qui gán) “x là a” ta thấy “a” là một thuộc tính nào đó của “x”. Vậy “x” là một tham thể mang thuộc tính, được gọi là Đương thể, “a” là một tham thể chỉ ra thuộc tính vốn là của một lớp, một loại nào đó nhưng, đang, hay, đã, được qui gán cho “x”. “a” được gọi là Thuộc tính thể. Trong một số hoàn cảnh nhất định như muốn nhấn mạnh đặc điểm hay phẩm chất của thực thể, người nói có thể đổi vị trí của hai tham thể Đương thể “x” và Thuộc tính thể “a” cho nhau với vị từ trung tâm là hệ từ “là”. Đây cũng chính là một trong những hiện tượng đảo hai diễn tố (đảo ngữ) thường gặp trong tiếng Việt. Những hiện tượng đảo ngữ theo khung tham chiếu này thường có chức năng gây ngạc nhiên và có thể tác động mạnh đến người nhận thông tin vì tính tương phản của cái thông tin mới nằm trong khung đề ngay đầu câu và vì trật tự ngược của thông tin “cũ sau – mới trước”. Trong câu quan hệ, “là” là vị từ quan hệ, đóng vai trò vị từ trung tâm, thiết lập mối quan hệ giữa Bị đồng nhất thể và Đồng nhất thể, Đương thể và Thuộc tính thể.



a. Đảo tham tố ĐNT/ GT trong quá trình quan hệ: đồng nhất

Đối với quá trình quan hệ đồng nhất, việc đảo các tham tố ĐNT/GT với tham tố BĐNT/BH nhằm mục đích nhấn mạnh đối với người đọc/nghe là tham thể Đồng nhất thể hoặc Giá trị. Tham tố này là yếu tố làm thành Đề ngữ có đánh dấu trong cấu trúc Đề - Thuyết.

Ví dụ {3: 12}... Công việc mệt mỏi quá đi cày. Thế mà lương mỗi tháng, chỉ vẻn vẹn có hai chục đồng. Người hiệu trưởng cũ là một người anh họ Thứ... [9]

Trong câu: Người hiệu trưởng cũ là một người anh họ Thứ, thông qua quá trình quan hệ “là”, và cũng là yếu tố phân định ranh giới giữa Đề và Thuyết, các tham thể ĐNT/GT và BĐNT/BH có sự hoán đổi vị trí cho nhau. Quá trình hoán đổi vị trí của các tham thể cũng chính là quá trình đảo các vai nghĩa. Sự đảo các vai nghĩa nhằm mục đích tạo hiệu ứng đối với người đọc/nghe. Ở đây, ĐNT (Người hiệu trưởng cũ) có sự đồng nhất với BĐNT (một người anh họ Thứ). Tuy nhiên, tác giả muốn nhấn mạnh tham thể (Người hiệu trưởng) với thái độ khẳng định nên đã đặt nó ở vị trí đầu câu làm thành Đề đánh dấu. Phần còn lại - Thuyết (là một người anh họ Thứ) nhằm thuyết giải thông tin cho phần Đề.



b. Đảo tham tố ĐNT/ GT trong quá trình quan hệ: Chu cảnh

Quá trình quan hệ chu cảnh liên quan đến chuyển tác quan hệ “ở nơi nào đó”. Mối quan hệ của chúng là quan hệ giữa một thực thể với chu cảnh hay môi trường của nó như thời gian, không gian, phong cách, đồng chu cảnh...BH và GT là những thành phần chỉ thời gian, địa điểm và quá trình được hiện thực hóa bằng các động từ chỉ quan hệ sâu. Là cú đồng nhất nên các tham thể trong các cú này có thể đảo ngược được.

Ví dụ {3: 13}... Ấy là buổi tinh mơ mờ đất, nửa giờ trước khi pháo cấp tập mở màn chiến dịch công phá Sài Gòn. Bên kia cánh đồng hoang ngập đầy cỏ Mỹ là tuyến phòng thủ Củ Chi...[17]

Ví dụ trên cho thấy tham tố GT (Bên kia cánh đồng hoang ngập đầy cỏ Mỹ) và tham tố BH (tuyến phòng thủ Củ Chi) hoán đổi vị trí cho nhau. Tuy nhiên, vì muốn nhấn mạnh tham tố GT liên quan đến địa điểm (Bên kia cánh đồng hoang ngập đầy cỏ Mỹ) mà tác giả đã đảo chúng lên vị trí đầu câu với một thái độ khẳng định, xác định chúng làm phần Đề có đánh dấu cho văn bản. Trên chiến trường, việc xác định vị trí địa lí là vô cùng quan trọng nhằm góp phần mang lại chiến thắng. Có lẽ vì vậy mà tác giả đã nhấn mạnh thông tin đó và truyền tải đến người đọc/nghe một cách nhanh nhất bằng cách đề cập đến nó đầu tiên trong chuỗi thông tin cần diễn đạt.



c. Đảo tham tố ĐNT/ GT trong quá trình quan hê: Sở hữu

Trong quá trình quan hệ sở hữu đồng nhất, các tham thể BH/BSHT và GT/SHT có thể hoán đổi vị trí cho nhau để tạo thành một cấu trúc đảo ngữ mới thông qua quá trình quan hệ. Khi tham tố GT/SHT xuất hiện ở vị trí đầu câu nó sẽ trở thành đề đánh dấu trong cấu trúc Đề – Thuyết.

Ví dụ {3: 14}... - Cái gì? Phương bảo sao? Nói gì như điên vậy. Thử nói rõ xem nào, Phương! Kiên không hiểu. Nỗi xúc động của Phương là trạng thái xa lạ đối với anh, với câu chuyện của hai đứa đêm nay, với mặt hồ này... [17]

Trong câu “Nỗi xúc động của Phương là trạng thái xa lạ đối với anh, với câu chuyện của hai đứa đêm nay, với mặt hồ này”, tham thể BH/BSHT (trạng thái xa lạ đối với anh, với câu chuyện của hai đứa đêm nay, với mặt hồ này.) đã hoán đổi vị trí với tham thể GT/SHT (Nỗi xúc động của Phương) thông qua QT:qh (là). Chính vì vậy, GT/SHT (Nỗi xúc động của Phương) trở thành Đề dánh dấu và là tham tố được nhấn mạnh. Phần còn lại được xác định từ QT:qh (là) làm phần Thuyết trong văn bản.



d. Đảo tham tố thuộc tính thường trực và kết quả trong quá trình quan hê.

Đối với thuộc tính liên quan đến thường trực, người ta có thể dùng hình thức so sánh hơn hoặc so sánh nhất. Nói cách khác, khi muốn nhấn mạnh một thông tin nào đó người ta có thể đặt yếu tố chứa thông tin đó lên đầu câu và đối lập nó với các thông tin còn lại bằng hình thức so sánh.

Ví dụ {3: 15}... Càng trưa, cái vui càng đậm đà, náo nức. Nhưng đông nhất, ồn nhất là đám chọi chim tổ chức ở sân nhà Pao... [11]

Ví dụ {3: 16}... Dong dỏng, thanh nhẹ trong bộ comlê tím than tuy cũ nhưng vừa giặt là cẩn thận, Luận có cái dáng thanh nhã của đàn ông thành phố. Buồn hơn cả vẫn là Đông, một thái cực đối lập với vợ. Đông không chịu sự chi phối của ngoại cảnh....[12]



Xét các cú: đông nhất, ồn nhất là đám chọi chim tổ chức ở sân nhà Pao.

Buồn hơn cả vẫn là Đông, một thái cực đối lập với vợ.

Các cặp thông tin đối lập là:

đông nhất, ồn nhất - đám chọi chim tổ chức ở sân nhà Pao

Buồn hơn - một thái cực đối lập với vợ

Vì muốn nhấn mạnh thông tin (các bổ ngữ/tham tố Biểu hiện) là đặc điểm miêu tả tính chất của các tham thể Giá trị (đám chọi chim tổ chức ở sân nhà Pao và một thái cực đối lập với vợ) mà tác giả đã đặt các các thành phần bổ ngữ/ tham tố Biểu hiện lên đầu câu bằng hình thức nhấn mạnh hơn và nhất. Điều này làm cho câu mang tính chất tiền đảo. Biber (1999) cho rằng việc chuyển ra phía trước có chức năng diễn ngôn chính là: tổ chức dòng thông tin để tạo sự liên kết, biểu đạt ý nghĩa tương phản và cho phép nhấn mạnh thành tố nào đó.

3.1.2. Phủ định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình



3.1.2.1. Phủ định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo trong quá trình vật chất

a. Đảo tham tố Đích thể

Các sơ đồ tương ứng:





CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức phủ định

TN

(cụm)danh/đại từ



yếu tố phủ định + CN + VN + TrN

yếu tố phủ định + (cụm)danh/đại từ + (cụm) động từ + (cụm)trạng từ



CTCT

ĐT

yếu tố phủ định + HT + QT:vc + CC

Trong sơ đồ này, tác giả muốn phủ định sự nhấn mạnh về thông tin liên quan đến chủ đề là Đích thể trong cấu trúc chuyển tác và cũng là phần Đề đánh dấu trong cấu trúc Đề - Thuyết khi mô tả quá trình hành động của Hành thể đối với Đích thể.

Ví dụ {3: 17}:...Anh người nhà nói rằng nó mới, kiểu gia Định, đế cờ lếp, là anh đã làm một lối văn "cổ điển" đẹp lời, chứ nếu theo giọng "tả chân" thì phải nói rằng nó xấu và cũng không có chữ để tả nữa! Đôi giày ấy, chẳng biết cụ mua từ khải Định mấy niên, đến bây giờ, đóng lại đế là lần thứ bốn, mà nó vẫn hoàn không đế...[14]

Trong cú đảo ngữ: Đôi giày ấy, chẳng biết cụ mua từ khải Định mấy niên của ví dụ trên, tác giả nhấn mạnh tham tố Đích thể “Đôi giày ấy” trong quá trình chuyển tác vật chất (mua) và đưa nó lên vị trí đầu câu làm cho nó trở thành Đề đánh dấu với một thái độ phủ định (chẳng biết). Vì vậy, khi giao tiếp nó được tác giả đề cập trước để truyền đạt đến người nghe.

b. Đảo tham tố thuộc tính chu cảnh

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức phủ định

BN (địa điểm)

(cụm)trạng/giới từ



(yếu tố phủ định) + CN + VN

(yếu tố phủ định) + (cụm)danh/đại từ + (cụm)động từ



CTCT

TTCC

(yếu tố phủ định) + HT + QT:vc

Trong sơ đồ này, thành phần bị đảo ra đầu câu là một thuộc tính chu cảnh bắt buộc làm khung đề không gian chỉ địa điểm, lối đi, hướng, đích. Chu cảnh bắt buộc là khung đề thời gian thường đứng trước quá trình vật chất chỉ hành động hoặc đúng trước Hành thể nhằm giới thiệu một sự kiện mới.

Ví dụ {3: 18} ... Mưa bụi vẫn bay tơi tả, hình như ở bóng tối khắp nơi dồn lại quãng phố hẹp này.



tải về 2.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương