BỘ giáo dục và ĐÀo tạo dự Án tăng cưỜng năng lực xây dựng kế hoạch phát triểN giáo dục trung hạn cấp tỉNH, thành phố



tải về 334.57 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích334.57 Kb.
#32361
  1   2   3   4   5   6   7


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HẠN CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
MÔ HÌNH VANPRO

(LƯU HÀNH NỘI BỘ)



HÀ NỘI, 2009

Mục lục

I. Giới thiệu về Mô hình VANPRO 2

II. Tìm hiểu Mô hình 6

III. Các kỹ năng cơ bản để sử dụng Mô hình 8

IV. Một số hướng dẫn kỹ thuật để sử dụng Mô hình 11

V. Các bước tạo ra Phương án Gốc và các Phương án Thay thế 18

VI. Giải thích từ ngữ 20

VII. Danh mục các từ viết tắt 31


I. Giới thiệu về Mô hình VANPRO


Dự án “Tăng cường năng lực xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục trung hạn cấp tỉnh, thành phố” (Dự án BCEP) do CIDA tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới nhằm mục đích nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo cho các cấp tỉnh, thành phố và quận, huyện ở Việt Nam. Nhóm tư vấn của Dự án BCEP đã xây dựng một công cụ lập kế hoạch giáo dục và đào tạo mới gọi là “Mô hình Lập Kế hoạch Giáo dục và Đào tạo cấp tỉnh/huyện” (tên tiếng Anh là Viet Nam Provincial Education Analysis and Projection Model - gọi tắt là Mô hình VANPRO).

Mô hình mới này được phát triển từ “Mô hình Lập kế hoạch Giáo dục và Đào tạo cấp tỉnh, thành phố” do nhóm tư vấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế với sự tài trợ của UNESCO, CIDA và Ngân hàng Thế giới (Mô hình PREP). Dựa trên các bài học thu được từ việc áp dụng thử nghiệm tại 10 tỉnh, thành phố trong các năm 2004-2005, nhóm tư vấn của Dự án BCEP đã thiết kế Mô hình VANPRO cho phù hợp hơn với điều kiện của Việt Nam. Việc xây dựng và phát triển Mô hình mới đã nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Sở Giáo dục và Đào tạo của các địa phương, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Ông Nguyễn Văn Ngữ (Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và đồng thời là Trưởng Ban Quản lý Dự án BCEP), Ông Trương Thanh Hải (Trưởng phòng Kế hoạch - Thống kê, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo), Ông Nguyễn Cao Tùng (Dự án PEDC), và Ông Nguyễn Anh Quân (Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng).

Mô hình VANPRO đã được áp dụng bắt đầu vào năm 2008 tại tất cả 64 tỉnh, thành phố và đã được các nhà quản lý cũng như các chuyên viên lập kế hoạch phát triển giáo dục ở Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Sở Giáo dục và Đào tạo chấp nhận rộng rãi. Trong năm 2009, Mô hình VANPRO được cải tiến hoàn chỉnh. Nhóm tư vấn cũng đã đưa ra một phiên bản Mô hình VANPRO để sử dụng cho cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Phiên bản Mô hình VANPRO hoàn thiện có những đặc điểm mới sau:



  1. Thay đổi trong “cấu trúc Mô hình”

  • Phiên bản Mô hình VANPRO mới dành cho cấp tỉnh bao gồm năm trang tính (trong phiên bản trước chỉ có hai trang), và phiên bản Mô hình VANPRO mới dành cho cấp huyện bao gồm bốn trang tính, các trang tính được đặt tên như sau:

1. MOHINH Trang mô hình chính về lập kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo

2. CTMT Trang mô hình lập kế hoạch Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giáo dục và Đào tạo cấp tỉnh

3. HOCSINH Trang hỗ trợ tính toán số học sinh

4. BH_CĐ_CĐ Trang tính số học sinh đi học lại, chuyển đến, chuyển đi nhằm dự báo số nhập học (số liệu kết quả được liên kết với trang mô hình chính).



5. TS_CD_TCCN Trang hỗ trợ tính toán số sinh viên, học viên tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (trang này không có trong phiên bản VANPRO dành cho cấp huyện).

  • Trang mô hình chính (MOHINH) bắt buộc áp dụng, các trang còn lại nhằm mục đích hỗ trợ tính toán và không mang tính bắt buộc (các trang này được khuyến khích sử dụng tại các tỉnh/huyện phù hợp).

  1. Tích hợp việc lập kế hoạch CTMTQG GD&ĐT vào Mô hình (trang CTMT).

  • Mô hình lập kế hoạch CTMTQG GD&ĐT bao gồm các tính toán cụ thể từng bước về nhu cầu tài chính cho từng dự án tại mỗi cấp học.

  • Các dữ liệu phục vụ cho lập kế hoạch CTMTQG GD&ĐT được lấy từ dữ liệu cơ bản và dự báo kế hoạch của Mô hình VANPRO, các kết quả kế hoạch CTMTQG GD&ĐT cũng được liên kết tự động vào phần chi phí cho các dự án của CTMTQG GD&ĐT tại bảng tóm tắt ở cuối trang MOHINH.

  1. Mở rộng Mô hình cho phù hợp với nhu cầu lập kế hoạch mới ở cấp tỉnh/huyện

  • Bổ sung các tiêu chí mới cho phù hợp với các điều kiện phát triển của Việt Nam

  • Thêm trang tính HOCSINH để hỗ trợ tính toán chính xác số học sinh (lên lớp, lưu ban, bỏ học, đi học lại, chuyển đến, chuyển đi), đặc biệt hữu ích cho các địa phương có tỉ lệ học sinh đi học lại và tỉ lệ di cư cao

  • Thêm các liên kết tự động với trang BH_CĐ_CĐ để tính số học sinh đi học lại và số học sinh chuyển đến, chuyển đi theo khối lớp nhằm dự báo chính xác hơn số nhập học trong kỳ kế hoạch.

Mô hình VANPRO là một bộ công cụ hỗ trợ các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo ở cấp tỉnh/huyện trong việc chuẩn bị kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương, cụ thể là:

  1. Điều chỉnh (chuyển đổi) các mục tiêu và chỉ tiêu quốc gia thành các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp của tỉnh

  2. Điều chỉnh (chuyển đổi) các mục tiêu và chỉ tiêu của quốc gia và của tỉnh để hình thành các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp của huyện

  3. Xây dựng các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể của địa phương (tỉnh/huyện)

  4. Lập kế hoạch về các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu, và dự toán các khoản thiếu hụt về nguồn lực

  5. Xác định các mục tiêu ưu tiên.

Mô hình VANPRO có thể hỗ trợ các công tác sau:

  1. Phân tích hoạt động hiện tại của mỗi cấp học ở tỉnh/huyện

  2. Xác định các phương án hiệu quả về mặt chi phí nhằm cải tiến hoạt động của các cấp học

  3. Lập kế hoạch phát triển theo các khía cạnh chính của từng cấp học

  4. Lập kế hoạch về các nguồn lực và đầu vào cần thiết để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh/huyện

  5. Đánh giá tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu về nguồn lực con người, cơ sở vật chất và tài chính

  6. Xác định các mục tiêu ưu tiên, và đưa ra các chỉ tiêu và kế hoạch hoạt động.

Các cơ quan lập kế hoạch ở cấp tỉnh/huyện và ở cấp Trung ương sử dụng Mô hình này để phân tích thực trạng hiện tại của hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam, của các tỉnh/huyện và xây dựng các kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo trung hạn.

Phiên bản Mô hình VANPRO dành cho cấp tỉnh bao gồm sáu tiểu mô hình (dài trên 60 trang in cỡ A4) cho tất cả các cấp học thuộc quyền quản lý của các Sở Giáo dục và Đào tạo. Các tiểu mô hình bao gồm:



  1. Mầm non (cả nhà trẻ, mẫu giáo và mầm non)

  2. Tiểu học

  3. Trung học cơ sở

  4. Trung học phổ thông

  5. Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp

  6. Giáo dục thường xuyên

Ngoài ra, phần tổng hợp tài chính cho giáo dục và đào tạo của tỉnh được tóm tắt trong tiểu mô hình:

  1. Tóm tắt chi tiêu và tổng hợp thu chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo

Các chỉ tiêu chính về giáo dục và đào tạo của tỉnh được tổng hợp trong tiểu mô hình:

  1. Các chỉ tiêu chính về giáo dục và đào tạo

Tóm tắt nhu cầu tài chính cho các dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT được thể hiện trong tiểu mô hình:

  1. Tóm tắt kinh phí CTMTQG.

* Phiên bản Mô hình VANPRO dành cho cấp huyện có cấu trúc tương tự, bao gồm ba tiểu mô hình cho các cấp học thuộc quyền quản lý của các Phòng Giáo dục và Đào tạo (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở). Ngoài ra, kế hoạch CTMTQG GD&ĐT cấp huyện được xây dựng ở một1 file riêng để lập kế hoạch CTMTQG GD&ĐT, file có tên là CTMT_HUYEN_date(Blank).

Tất cả các tiểu mô hình đều có liên kết với nhau. Ví dụ, số liệu nhập học ở tiểu mô hình Trung học cơ sở (Lớp 6) sẽ được tính toán tự động từ số học sinh hoàn thành Tiểu học ở tiểu mô hình Tiểu học. Bên cạnh đó, mỗi tiểu mô hình vẫn có thể sử dụng riêng lẻ tuỳ theo mục đích phân tích.

Cấu trúc của từng tiểu mô hình cấp học gồm 6 phần như sau:

I. Mô hình về Học sinh

II. Mô hình về Lớp

III. Mô hình về Cơ sở trường

IV. Mô hình về Giáo viên

V. Mô hình về Cở sở vật chất - công lập

VI. Mô hình về Tài chính - chi thường xuyên - trường công lập.

Mô hình dự báo tổng số học sinh và số học sinh nữ cho các cấp học (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông). Tương tự, Mô hình cũng dự báo số học sinh công lập và ngoài công lập cho các cấp học này.

Ở phiên bản Mô hình VANPRO dành cho cấp tỉnh, trang tính (TS_CD_TCCN) dùng để hỗ trợ các tỉnh trong xây dựng kế hoạch tuyển sinh, theo quy định mới về xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng dựa trên số giảng viên quy đổi (Quyết định số 693/QĐ-BGDĐT ngày 7/2/2007 và Công văn hướng dẫn số 1325/BGDĐT-KHTC ngày 9/2/2007). Các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng tại địa phương, không phân biệt cơ quan quản lý trực tiếp, sẽ cung cấp số liệu liên quan cho Sở Giáo dục và Đào tạo để cán bộ kế hoạch nhập vào các ô màu vàng. Kết quả tính toán theo công thức sẽ là đầu vào cho kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo và được liên kết tự động sang phần xây dựng kế hoạch đào tạo Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tại trang “MOHINH”.



tải về 334.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương