BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn tú anh hiệu quả SỬ DỤng mỳ Ăn liền từ BỘt mỳ TĂng cưỜng VI chấT Ở NỮ CÔng nhân bị thiếu máu tại khu công nghiệp nhẹ CỦa tỉnh vĩnh phúc luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG


ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU, THIẾU NĂNG LƯỢNG TRƯỜNG DIỄN Ở NỮ CÔNG NHÂN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NHẸ TỈNH VĨNH PHÚC



tải về 0.98 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.98 Mb.
#21734
1   2   3   4   5   6   7   8   9

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU, THIẾU NĂNG LƯỢNG TRƯỜNG DIỄN Ở NỮ CÔNG NHÂN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NHẸ TỈNH VĨNH PHÚC.

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra tỷ lệ công nhân bị thiếu năng lượng trường diễn là 37,6%, ở mức nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo qui định của WHO, trong đó mức thiếu nhẹ (BMI từ 17,0 – 18,49) chiếm 27% còn lại là gày mức trung bình là 7,8% và quá gầy 2,8%. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn chung toàn quốc năm 2000 (26,3%) ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, trong đó nhóm tuổi 20-24 là 30,2%, nhóm 25-29 là 28,7%, nhóm 30-34 là 25,8%. Xu hướng liên quan với tuổi này cũng giống với điều tra toàn quốc là nhóm tuổi 20-24 bị thiếu năng lượng trường diễn nhiều nhất, sau đó đến nhóm 25-30 tuổi [42].

Khẩu phần thực tế của các đối tượng nghiên cứu:

Hai yếu tố chính là khẩu phần và cường độ làm việc của các đối tượng ở nhóm tuổi nữ 20-30 có thể lý giải điều này: các đối tượng ở lứa tuổi (20-30 tuổi) xây dựng gia đình và nuôi con nhỏ đang là giai đoạn phải làm việc nhiều nhất vì cuộc sống của gia đình riêng, mặt khác khẩu phần ăn của các đối tượng này thường chưa đáp ứng đủ nhu cầu làm việc và nuôi con nhỏ. Điều này được minh chứng từ nghiên cứu của chúng tôi trong đó khẩu phần ăn của các đối tượng còn thiếu khoảng 15% nhu cầu năng lượng, nhiều vi chất dinh dưỡng khác cũng thiếu 20-40% so với nhu cầu. Qua kết quả điều tra cho thấy đa số đối tượng ở trọ (chiếm 54,4%) và có đến 77% chưa lập gia đình, điều này cho thấy sự thiếu ổn định cuộc sống của các đối tượng, đồng nghĩa với việc khẩu phần ăn không được đáp ứng đầy đủ. Bên cạnh đó có 35% số đối tượng có thời gian làm việc dưới 6 tháng dẫn đến thu nhập sẽ ở mức thấp và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bữa ăn.



Thiếu năng lượng trường diễn:

Theo Tổ chức Y tế thế giới, suy dinh dưỡng (Malnutrition) bao gồm nhóm bệnh thiếu năng lượng trường diễn (thiếu dưỡng chất thời gian dài), thừa cân béo phì, và thiếu vi chất dinh dưỡng. Trong đó, tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu dưỡng chất khá phổ biến ở nước ta. Nguyên nhân chính do khẩu phần ăn không đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Mặt khác, ở độ tuổi này các bệnh mạn tính kèm theo gây đau mỏi, không muốn ăn, hệ tiêu hóa suy giảm, mất cảm giác thèm ăn, hấp thu kém...

Với tỷ lệ 37,7% có mức BMI<18,5 thuộc mức cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó 10,6% ở mức thiếu trung bình (BMI<17) và nặng (BMI<16,5). Tỷ lệ này cao hơn các kết quả điều tra gần đây của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người trung niên và cao tuổi nước ta khoảng 20-30%, có nơi lên tới >40%. [40]

Khác với cộng đồng dân cư bình thường, trong cộng đồng công nhân này có 0,3% (5 đối tượng) có BMI ở mức thừa cân độ 1 (BMI từ 25-30); không gặp trường hợp nào có BMI >30, trong khi ngoài cộng đồng tại các thành phố tỷ lệ thừa cân béo phì lên tới 10-20% . [40]

Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy thiếu năng lượng trường diễn có liên quan ý nghĩa với tuổi của công nhân, tuổi càng cao tỷ lệ gày càng nhiều. Qua phỏng vấn của chúng tôi, có tới 60% công nhân làm việc trong vòng 1 năm, chỉ có khoảng 30% đã làm việc trên 1 năm. Điều này giải thích rằng sự gắn bó lâu dài của công nhân với nhà máy trong điều kiện hiện nay là rất ít. Thật sự với mức lương xung quanh 1,5 triệu đồng tại thời điểm điều tra, làm việc theo ca rất vất vả, lương nhiều khi trả chậm, đóng bảo hiểm chưa cao, bữa ăn tại nhà máy còn khiêm tốn ở mức 5000đ/xuất…thì chưa thật sự thu hút tinh thần, niềm say mê làm việc của công nhân. Cũng qua phỏng vấn, nhiều công nhân nhận định sức khỏe của mình càng giảm sút so với khi bắt đầu vào làm việc, không mong muốn làm việc lâu dài do chưa có sự gắn bó quyền lợi của công nhân với nhà máy.

Hậu quả của thiếu năng lượng trường diễn của công nhân là không tốt cho sức khỏe, làm giảm năng xuất lao động. Thiếu dinh dưỡng dẫn đến những biến chứng khó lường trên sức khỏe của độ tuổi này. Chức năng hàng loạt các bộ phận bị tác động, suy yếu: giảm sức mạnh ở cơ, tim mạch, hệ nội tiết, phổi, tụy, chức năng nhận thức… Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính cũng tăng cao. Nếu cơ thể đang bị tổn thương, vết thương lâu lành, giảm tác dụng của thuốc, tăng nguy cơ nhiễm trùng, do đó chi phí điều trị phải cao hơn. [18]

Một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao tình trạng dinh dưỡng là mỗi người phải có kiến thức về dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn phù hợp với mỗi bữa ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng), hoặc ăn trên 15 loại thực phẩm mỗi ngày. Thực tế, với cuộc sống hiện tại, không phải ai cũng thực hiện được điều đó.

Trong cơ chế quản lý kinh tế hiện nay tại các khu công nghiệp, vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi cho công nhân còn rất mờ nhạt, hầu như chưa có vai trò quan trọng như các nhà máy cơ quan do nhà nước quản lý. Do vậy trong tương lai, chăm lo quyền lợi cho công nhân nữ tại các nhà máy tư nhân và tại các khu công nghiệp cần được các cơ quan chức năng chú ý hơn.



Thiếu máu do thiếu sắt:

Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy, ngoài việc thiếu năng lượng, tỷ lệ thiếu máu khá phổ biến ở đối tượng điều tra (21,9%). So với các số liệu điều tra toàn quốc năm 2008 (28,8%) thì thiếu máu trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn [41], tương đương với nghiên cứu năm 2008 tại Hải Dương, tương tự số liệu điều tra tại phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Hà Nội năm 2006. Cao hơn số liệu thiếu máu ở TP Hồ Chí Minh năm 2008. [26]

Kết quả của chúng tôi cho thấy khẩu phần của công nhân thấp về lượng sắt, kẽm, acid folic, Protein, tương quan ý nghĩa với thiếu máu. Trên thực tế, lượng sắt chỉ đạt 68,8% nhu cầu khuyến nghị.

Thiếu folat ở phụ nữ tuổi sinh đẻ:

Không giống như nhiều chất dinh dưỡng khác, trên thực tế folat có trong tất cả các thực phẩm. Hiện nay những số liệu có sẵn về lượng folat trong nhiều thực phẩm cho phép tính toán được lượng folat trong chế độ ăn. Phần lớn các thực đơn được tính toán để cung cấp folat từ 200 – 400mcg/ngày. Một khó khăn khi tính toán lượng folat trong thực phẩm là folat rất nhạy cảm với sự phân hủy của nhiệt độ, tia cực tím hoặc oxy hoá. Trong quá trình nấu hoặc chế biến tỷ lệ mất có thể từ 50 - 90%, có khi là 100% khi nấu ở nhiệt độ cao và nhiều nước. [106]

Những nguồn thực phẩm có chứa folat được coi là "cao" khi cung cấp ít nhất là 55mcg/bữa ăn, "khá cao" 33 - 54mcg/bữa ăn, hoặc "trung bình" từ 11 - 32mcg/bữa ăn. Mầm lúa mỳ có 178mcg/100g là một trong những thực phẩm tập trung folat nhiều nhất, tiếp theo là gan, thận và men bia, những thực phẩm này đóng một vai trò quan trọng trong bữa ăn. Tuy vậy, rau và hoa quả cũng đóng góp một lượng lớn folat vào khẩu phần hàng ngày. Cam và nước cam có hàm lượng folat rất cao vì acid có trong cam bảo vệ folat không bị phân hủy. Những loại rau có hàm lượng folat rất cao là măng tây, cải xoăn, rau xanh, spinach; những hoa quả có hàm lượng folat khá cao là dâu tây, lê, dưa hấu. Đậu, lạc, các loại hạt cũng là những thực phẩm có hàm lượng folat rất cao. Sữa là thực phẩm có hàm lượng folat thấp (6mcg/100ml). [54], [55]

Quá trình chế biến và chuẩn bị thực phẩm có thể phá hủy 50 - 90% lượng folat có trong thực phẩm. Folat rất dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ, quá trình oxy hóa, và ánh sáng tia cực tím. Do đó, điều quan trọng là ăn trái cây tươi và rau nấu chín tới (hoặc ăn sống). Nếu rau phải được nấu chín, cần phải nấu nhanh và cho nước với lượng tối thiểu như hấp, xào, hoặc lò vi sóng. Vitamin C trong thực phẩm giúp bảo vệ folat không bị phá hủy bởi quá trình oxy hóa [70], [111], [141].

Thiếu folat gây ra ảnh hưởng đầu tiên đến các mô có tốc độ phân chia tế bào nhanh như các tế bào có tuổi thọ ngắn và tỷ lệ thay đổi nhanh chóng ví dụ tế bào hồng cầu, tế bào tiêu hoá. Vì vậy, một trong những dấu hiệu chính của thiếu folat là thay đổi trong giai đoạn đầu của sự tổng hợp tế bào hồng cầu, là những tế bào có đời sống trung bình 120 ngày. Nếu không có folat, các tế bào tiền thân trong tủy xương không thể phân chia bình thường để trở thành các tế bào hồng cầu trưởng thành bởi vì không thể hình thành ADN mới. Các tế bào phát triển lớn hơn bởi vì có ARN hình thành liên tục, thường dẫn đến tăng tổng hợp protein và các thành phần tế bào khác để tạo ra các tế bào mới. Hemoglobin tổng hợp cũng tăng lên. Tuy nhiên, khi đó là thời gian cho các tế bào phân chia, các tế bào bị thiếu ADN để cho quá trình phân bào bình thường. Các tế bào như vậy, vẫn duy trì ở hình dạng lớn, và không trưởng thành trong tủy xương, được biết đến như tế bào nguyên hồng cầu khổng lồ. Không giống như bình thường, các tế bào hồng cầu trưởng thành, tế bào nguyên hồng cầu khổng lồ giữ lại hạt nhân của nó. Một khi các tế bào này vào máu, chúng được gọi là tế bào to. Điều này dẫn đến một dạng thiếu máu được gọi là thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (hoặc tế bào to). [130]

Các tế bào lớn, chưa trưởng thành cũng xuất hiện dọc theo toàn bộ chiều dài của ống tiêu hóa trong tình trạng thiếu folat mãn tính. Điều này xảy ra bởi vì những tế bào trong ống tiêu hoá thường xuyên được thay đổi, có nghĩa là các tế bào mới sản xuất ADN cho nhanh chóng. Trong trường hợp thiếu folat, quá trình phân chia tế bào trong ống tiêu hoá bị ảnh hưởng. Sự thay đổi này góp phần làm giảm khả năng hấp thụ của đường ruột và xảy ra tiêu chảy liên tục. Tổng hợp tế bào bạch cầu cũng bị phá vỡ bởi sự thiếu hụt folat bởi vì các tế bào này bị vỡ nhanh chóng trong phản ứng miễn dịch (ví dụ: nhiễm trùng). Như vậy, chức năng miễn dịch có thể bị giảm trong khi thiếu hụt folat.

Trong thời kỳ có thai, do nhu cầu tăng cao đặc biệt từ 3 tháng giữa của thai kỳ khi thai nhi phát triển nhanh, dẫn đến dự trữ folat trong cơ thể của người mẹ cạn kiệt nếu không được bổ sung thêm. Nguy cơ thiếu folat ở phụ nữ có thai cao hơn 10 lần so với không có thai. Bà mẹ thiếu folat có thể gây ra những dị tật ống thần kinh. Thuật ngữ dị tật ống thần kinh bao gồm nhiều tình trạng gây ra do sự hình thành không bình thường của ống thần kinh trong thời kỳ bào thai bao gồm dị tật nứt đốt sống, thiếu một phần não (hoặc không có não) và thoát vị não. Khoảng 2000 trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng hàng năm ở Hoa Kỳ. Người bị tật nứt đốt sống có thể có biểu hiện bại liệt, não úng thuỷ. Trẻ em sinh ra thiếu một phần não sẽ bị tử vong không lâu sau khi sinh. Dinh dưỡng folate đầy đủ là rất quan trọng cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bởi vì ống thần kinh bắt đầu đóng 21 ngày sau khi thụ thai và được hoàn thành vào ngày 28, là thời gian mà nhiều phụ nữ thậm chí chưa nhận thức được rằng họ đang mang thai. Có lẽ 70% các khiếm khuyết này có thể tránh được bằng cách uống bổ sung acid folic để có được tình trạng folate đầy đủ trước khi thụ thai. Kết quả các nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả phụ nữ có chế độ ăn đa dạng cũng có thể không tiêu thụ đầy đủ acid folic để phòng chống dị tật ống thần kinh (400mcg/ngày), trừ khi chú ý đặc biệt tới nguồn acid folic tổng hợp [49], [52].

Chỉ số xác định mức folat trong huyết thanh và huyết tương sẽ nhậy hơn, xác định được tình trạng thiếu folat từ trước khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Chế độ ăn thiếu folat dẫn đến mức folat trong huyết thanh và huyết tương giảm xuống chỉ trong 1 tuần. Điều này mâu thuẫn với việc cần một thời gian là 15 - 17 tuần để nhìn thấy những thay đổi về số lượng hoặc kích cỡ tế bào hồng cầu. Do vậy, mức folat trong huyết tương và huyết thanh là chỉ số đầu tiên tốt nhất để xác định tình trạng thiếu folat, trong khi đó những thay đổi về kích cỡ và số lượng hồng cầu là chỉ số tốt phản ánh lượng folat có trong dự trữ của cơ thể . Bên cạnh chỉ số trực tiếp đánh giá tình trạng folat, chỉ số gián tiếp homocystene vẫn được sử dụng. Khi thiếu folat, quá trình chuyển hóa của cơ thể bị ngừng trệ và kết quả là Homocysteine tăng lên trong máu. Căn cứ vào sự tăng lên này có thể biết tình trạng folat của cơ thể. [64]

Kết quả đánh giá tình trang dinh dưỡng thiếu máu, yếu tố liên quan cho thấy rằng truyền thông hướng dẫn về kiến thức dinh dưỡng cho công nhân, hỗ trợ bữa ăn phụ buổi sáng trước giờ làm việc, hoặc bữa ăn phụ (bánh mỳ, mỳ ăn liền) có tăng cường vi chất sắt, kẽm, folic... là rất thiết thực, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng khẩu phần ăn, góp phần nâng cao tình trạng sức khỏe của công nhân và năng xuất lao động cho nhà máy. [23]


    1. HIỆU QUẢ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT, THIẾU KẼM VÀ ACID FOLIC SAU KHI TĂNG CƯỜNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀO BỘT MỲ Ở PHỤ NỮ LỨA TUỔI SINH ĐẺ.

Thiết kế nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh gía hiệu quả của việc sử dụng mỳ ăn liền, được chế biến từ bột mỳ có tăng cường 5 loại vi chất theo khuyến nghị của Bộ Y tế năm 2003 [1]. Lượng mỳ ăn liền được tính toán là 100g/ngày, tương đương với khoảng 85-90gam bột mỳ khô (do có khoảng 10-15g phụ gia khác được đưa thêm vào mỳ ăn liền trong quá trình sản xuất). Với lượng bột mỳ và vi chất tăng cường như vậy, sẽ cung cấp thêm khoảng 30% nhu cầu sắt, 70-80% nhu cầu Folic, và 30% nhu cầu kẽm hàng ngày cho người trưởng thành [3], [59]. Theo tính toán của Ngân hàng châu Á về hiệu quả của chương trình can thiệp tăng cường vi chất vào bột mỳ ở Việt Nam trong thời gian 5 năm, với hiệu quả trung bình từ 10-30%, với độ bao phủ khoảng 25% dân số, thì có thể cứu sống được trên 2200 người bị tử vong do các bệnh liên quan thiếu sắt và folic, và giảm thiệt hại về kinh tế khoảng 90 triệu USD [112].

Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra hiệu quả của can thiệp vào khoảng 60-70%, chứng minh rõ nếu chương trình được triển khai ở Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả cao về sức khỏe và kinh tế, ngay khi triển khai trên diện rộng, với mức tiêu thụ thấp hơn, và chỉ số hiệu quả thấp hơn theo như tính toán của ADB. Bột mỳ ở Việt nam được người dân tiêu thụ ngày càng nhiều hơn, được nhập khẩu và chế biến tập trung tại các nhà máy lớn, do vậy nhà nước dễ quản lý và kiểm tra chất lượng khi có điều luật về tăng cường vi chất bắt buộc.

Trong chiến lược tăng cường vi chất vào bột mỳ, mục đích chính là nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt và thiếu acid folic, hiện đang là vấn đề ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước trên thế giới, kể cả Việt Nam. Hiện nay có gần 100 nước đã có nghị định tăng cường vi chất vào bột mỳ, trong đó khoảng 50 nước tăng cường vi chất là bắt buộc [87]. Nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả rõ rệt của chương trình tăng cường bắt buộc sau vài năm triển khai như Canada, Chi lê, Mỹ… đã làm giảm tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật ống thần kinh, giảm tỷ lệ thiếu máu [71], [90]. Bộ Y tế Việt Nam đã lựa chọn tăng cường 5 loại vi chất (sắt, folat, kẽm, B1, B2) với lý do thiếu kẽm cũng là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam, người Việt Nam tiêu thụ khá nhiều gạo, tỷ lệ chất bột đường cao cần nhu cầu B1, B2 cao, mặt khác gạo ở Việt Nam ngày càng được xay sát trắng hơn, do vậy làm mất nhiều vitamin B1, B2 hơn. Mặt khác với thành phần 5 loại vi chất tăng cường vào bột mỳ chỉ làm tăng <1% giá thành (1,5USD/ tấn bột mỳ), chấp nhận được bởi nhà sản xuất cũng như người tiêu thụ [43].

Trong thành phần vi chất bổ sung vào bột mỳ, sắt là thành phần được tranh luận và nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây [11] , [19], [32]. Hợp chất sắt nào có giá thành hạ, tỷ lệ hấp thu cao, không làm thay đổi đặc tính cảm quan của bột mỳ? Ferrous Sulfate có giá thành hạ, hấp thu tốt nhưng dễ làm thay đổi mầu, mùi vị của bột mỳ theo thời gian bảo quản [102], [121], [138]; FeNaEDTA có độ hấp thu cao hơn 2-3 lần các loại sắt khác, không thay đổi mầu, mùi vị của sản phẩm nhưng giá thành đắt hơn 4-5 lần [92], [94], [124]. Sắt khử, sắt Electroytic là những loại sắt được chế biến theo quy trình điện phân, không ở dạng hợp chất, được cơ thể hấp thu và sử dụng qua thành ruột, tuy nhiên tỷ lệ hấp thu không cao và phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của các hạt tách được, ví dụ các hạt < 40 có tỷ lệ hấp thu cao, trong khi các hạt có kích thức từ 80 trở lên có tỷ lệ hấp thu rất thấp [89]. Kết quả nghiên cứu về hiệu quả của các loại sắt khử và Electroytic cũng được một số tác giả chứng minh, tuy nhiên kết quả không thật ổn định [53], [137].

Fe Fumarate là hợp chất được sử dụng rộng rãi để tăng cường sắt vào thực phẩm với các đặc tính: có giá thành và độ hấp thu tương đương Fe Sulfate, tuy nhiên do đặc tính không tan trong nước nên không làm thay đổi mùi vị của sản phẩm trong quá trình bảo quản [90], [91]. Bởi vậy Fe Fumarate là ứng cử viên được một số nước lựa chọn tăng cường vào bột mỳ [93], [140]. Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy nhóm bột mỳ tăng cường sắt Fumarate có hiệu quả tốt hơn nhóm sắt Electroytic, do vậy đây là cơ sở khoa học quan trọng để đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng sắt Fumarate trong chương trình tăng cường vi chất vào bột mỳ ở Việt Nam.

Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy bột mỳ tăng cường vi chất cải thiện rõ rệt tình trạng kẽm của cơ thể. Đa số các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy thiếu máu do thiếu sắt thường kèm theo thiếu kẽm [34]. Ăn mỳ ăn liền tăng cường vi chất trong thời gian 6 tháng đã giảm tỷ lệ thiếu kẽm 23-25% so với trước can thiệp, trong khi nhóm uống viên sắt/folic không có hiệu quả này. Kẽm có nhiều tác dụng trong việc thúc đẩy tăng trưởng ở trẻ em, đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, cần cho chức năng miễn dịch, phòng và điều trị tiêu chảy…không những ở trẻ em mà ngay cả ở người lớn [61]. Do vậy việc lựa chọn thêm kẽm trong thành phần tăng cường vào bột mỳ ở Việt Nam là cần thiết, góp phần làm tăng hiệu quả của chương trình.

Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy hiệu quả rõ rệt đến thay đổi tình trạng Folat của các đối tượng can thiệp. Một số yếu tố và bàn luận có thể liên quan đến kết quả này:

1) Hàm lượng acid folic trong mỳ ăn liền bị giảm đáng kể do chế biến mỳ ăn liền và trong thời gian bảo quản (giảm 35-40% sau 3 tháng bảo quản, kết quả nêu trong báo cáo khác), do vậy có thể dẫn đến hàm lượng Folic tiêu thụ thấp trong khẩu phần bổ sung; sự giảm sút hàm lượng folic cũng tương tự với các quan sát ở Mỹ, Canada, Chi lê, giảm 26%, 42% và 40% theo thứ tự tương ứng [71], [90]. Trong quá trình nấu hoặc chế biến tỷ lệ mất có thể từ 50 - 90%, có khi là 100% khi nấu ở nhiệt độ cao và nhiều nước.

2) Homocystein tuy không phải là chỉ số trực tiếp, mà là chỉ số gián tiếp sử dụng đánh giá tình trạng folate [131]. Chỉ số này có thể phụ thuộc vào tình trạng vitamin B12, B6; rất có thể thiếu vitamin B12 và B6 cũng là vấn đề thảo luận trong nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.

3) Tuy không thấy hiệu quả cải thiện nồng độ Homocystein trong 2 nhóm ăn mỳ ăn liền, hiệu quả dương tính được quan sát thấy ở nhóm uống viên sắt/acid folic hàng tuần, điều đó chứng tỏ chỉ số Homocystein vẫn có giá trị phản ánh tình trạng Folic, tương tự kết qủa nghiên cứu gần đây ở Trung Quốc [88], tuy nhiên có thể hàm lượng Folic từ mỳ ăn liền trong nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn để làm thay đổi nồng độ Homocystein trong huyết thanh. Nhận định này phù hợp với khuyến nghị của WHO gần đây về việc cần thiết phải nâng cao nồng độ Folic (gấp 2 lần) bổ sung vào bột mỳ so với những khuyến nghị trước đây [135].

Do thói quen ăn uống của người Việt nam có tỷ lệ bột đường cao nên nhu cầu vitamin B1 và B2 cao. Hơn nữa, tình trạng xay xát gạo trắng cũng làm mất đi lượng lớn vitamin B1 từ thực phẩm. Ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, ở công nhân làm việc thể lực vất vả, nhu cầu của cơ thể về B1 cũng tăng thêm… Nếu nhiều điều kiện nguy cơ xảy ra ở những đối tượng đã thiếu vitamin B1 tiềm tàng thì sẽ phát triển các triệu chứng lâm sàng thiếu vitamin B1.

Chính vì vậy, quy định của Bộ y tế về hàm lượng bổ sung vitamin B1 và B2 vào bột mỳ nhằm bù đắp các thiếu hụt này. Tuy nhiên trong khuôn khổ điều kiện nghiên cứu của mình, chúng tôi chưa nghiên cứu đánh giá được hiệu quả của bổ sung vitamin B1 và B2.

Những kết quả trên cho thấy sử dụng bột mỳ có tăng cường vi chất theo khuyến nghị của Bộ Y Tế là biện pháp có hiệu quả cao cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm hiện nay. Trong chiến lược tăng cường vi chất vào bột mỳ ở Việt Nam, nên chọn sắt Fumarate, có thể tăng nồng độ Folat cao hơn khuyến nghị hiện hành của Bộ Y Tế, phù hợp khuyến nghị mới của WHO 2009.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN


    1. Giá trị dinh dưỡng, đặc tính cảm quan và sự chấp nhận của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ đối với mỳ ăn liền được sản xuất từ bột mỳ tăng cường vi chất:

Bột mỳ tăng cường vi chất có các giá trị dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế.

Mỳ ăn liền ngay sau sản xuất, sau 3 tháng và 6 tháng sản xuất không bị ô nhiễm vi sinh vật, 4 trong 5 chỉ số dinh dưỡng (Protein, Lipid, Fe, Zn) không bị suy giảm trong quá trình chế biến và bảo quản; chỉ số acid folic bị giảm mạnh sau chế biến, và hầu như còn không đáng kể từ sau 3 tháng bảo quản sản phẩm.

Mỳ ăn liền sản xuất từ bột mỳ tăng cường vi chất có điểm cảm quan chung ở mức khá (17,5-17,7 điểm/ điểm 20), được các đối tượng chấp nhận tốt, không có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa trong 7 ngày sử dụng sản phẩm.


    1. Tình trạng thiếu máu, thiếu năng lượng trường diễn ở nữ công nhân tại 2 nhà máy công nghiệp nhẹ Tỉnh Vĩnh Phúc.

Tỷ lệ công nhân thiếu NLTD là 37,6%, trong đó chủ yếu là mức vừa và nhẹ. Tỷ lệ thiếu máu của công nhân là 21,9%, thiếu ở mức nhẹ là 19,1%, mức vừa và nặng là 3%.

Khẩu phần ăn của công nhân còn thiếu nhiều chất dinh dưỡng (đạt 50-90%) nhu cầu khuyến nghị, như năng lượng, đạm, sắt, folat, vitamin B.

Thiếu máu liên quan ý nghĩa với lượng đạm động vật, năng lượng, sắt và folat khẩu phần.

Thiếu năng lượng trường diễn liên quan với tuổi đối tượng, với năng lượng và lượng sắt khẩu phần thấp.



    1. Hiệu quả cải thiện thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm và thiếu acid folic ở nữ công nhân trong độ tuổi sinh đẻ sau khi sử dụng mỳ ăn liền được sản xuất từ bột mỳ tăng cường vi chất

Tiêu thụ mỳ ăn liền sản xuất từ bột mỳ có tăng cường vi chất theo khuyến nghị của Bộ Y tế trong thời gian 6 tháng đã làm tăng ý nghĩa nồng độ Hb (tăng 6,4-11,7g/L) (p<0,01), kẽm thuyết thanh (14,2-18 mcg/dL); giảm rõ rệt tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt (giảm 60,5-65,9%), tỷ lệ thiếu kẽm (giảm 9,1-11,6% ) ở đối tượng nữ công nhân thiếu máu. Chưa thấy rõ hiệu quả rõ rệt cải thiện tình trạng folat.

Bột mỳ tăng cường sắt Fumarate có hiệu quả tốt hơn so với tăng cường sắt Electrolytic trong việc cải thiện tình trạng sắt và kẽm. Bổ sung viên sắt/folat hàng tuần cải thiện tốt hơn về tính trạng sắt và folate so với hai nhóm ăn bột mỳ, tuy nhiên không hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu kẽm.

KIẾN NGHỊ

1. Các giá trị dinh dưỡng của sản phẩm mỳ ăn liền sản xuất từ bột mỳ tăng cường vi chất đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế về tăng cường vi chất vào bột mỳ, trừ hàm lượng acid folic bị giảm mạnh trong thời gian bảo quản ở nhiệt độ phòng. Cần tiến hành nghiên cứu về tính ổn định của các vi chất trên các sản phẩm khác nhau, được chế biến từ bột mỳ bổ sung vi chất, cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng sản phẩm trên người.

2. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu ở phụ nữ lứa tuổi sinh để trong các nhà máy công nghiệp tăng cao. Khẩu phần ăn chưa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Cần có các biện pháp quan tâm để phát hiện sớm tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ khi khám sức khỏe định kỳ, nhằm có các biện pháp can thiệp.

3. Sử dụng bột mỳ có tăng cường vi chất theo khuyến nghị của Bộ Y Tế là biện pháp có hiệu quả cao cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm hiện nay. Trong chiến lược tăng cường vi chất vào bột mỳ ở Việt Nam, nên chọn sắt Fumarate, có thể tăng nồng độ Folat cao hơn khuyến nghị hiện hành của Bộ Y Tế, phù hợp khuyến nghị mới của WHO 2009.


ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Cung cấp số liệu về nồng độ vi chất, tính ổn định theo thời gian bảo quản, cũng như hiệu quả của sử dụng sản phẩm, loại Fe fumarate có hiệu quả tốt hơn Fe Electroytic… là một trong những cơ sở khoa học để Bộ Y tế xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng”, năm 2011, trong đó có việc lựa chọn loại vi chất cũng như hàm lượng vi chất bổ sung vào bột mỳ.

2. Đã đưa ra số liệu sơ bộ về tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng của công nhân đang làm việc tại nhà máy công nghiệp hiện nay: tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 37,6% thuộc mức nặng về YNSKCĐ; thiếu máu là 21,9%; khẩu phần ăn còn thiếu khoảng 15% nhu cầu năng lượng, 10% nhu cầu protein. Một số vitamin và chất khoáng chỉ đạt 20-60% nhu cầu như B1, PP, acid folic, calci, sắt, kẽm.

3. Đã chứng minh sử dụng mỳ ăn liền với lượng 100g/ngày trong thời gian 6 tháng, từ bột mỳ tăng cường 5 vi chất theo khuyến nghị của Bộ Y tế năm 2003, có hiệu quả giảm rõ rệt tình trạng thiếu máu (giảm 65,9%), thiếu sắt (giảm 25%), thiếu kẽm (giảm 25%), chưa thấy cải thiện tình trạng folate. Kết quả của nghiên cứu là một trong những tài liệu cần thiết để các nhà chính sách tham khảo khi đưa ra chiến lược bổ sung vi chất bắt buộc vào bột mỳ ở Việt Nam.


Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương