BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ TÀi chính học viện tài chíNH



tải về 0.93 Mb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu21.07.2016
Kích0.93 Mb.
#2109
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

—–—–—–



TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 62.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 9/2015





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

—–—–—–



VŨ BÁ ANH
TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 62.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: GS.,TS. Nguyễn Đình Đỗ

HÀ NỘI, 9/2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.


NGHIÊN CỨU SINH


Vũ Bá Anh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

BCTC

Báo cáo tài chính

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DN

Doanh nghiệp

ĐH

Đại học

HTTT

Hệ thống thông tin

KS

Khảo sát

KT

Kế toán

PM

Phần mềm

PMKT

Phần mềm kế toán

PTTK

Phân tích, thiết kế

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TH

Tin học

TK

Tài khoản


DANH MỤC HÌNH VẼ

Sơ đồ

Tên sơ đồ


Trang

1.1

Chu trình quản lí SXKD của DN

22

1.2

Các thành phần của HTTT KT trong DN

32

1.3

Kiến trúc tổng quát một mạng Internet

51

3.1

Chu trình phát triển HTTT kế toán

121

3.2

Trình tự kế toán máy chưa cải tiến

135

3.3

Trình tự kế toán máy đã cải tiến

137

3.4

Sơ đồ mã hóa các đối tượng quản lí

148

3.5

Sơ đồ tổ chức hệ thống phần cứng

160

3.6

Quy trình tổ chức quản lí sản xuất

176

3.7

Quy trình kế toán tổng hợp

177

3.8

Quy trình ghi sổ và lập báo cáo

178

3.9

Quy trình hợp nhất báo cáo tài chính

179


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng biểu

Tên bảng biểu


Trang

2.1

Kết quá KS trình độ cán bộ KT trong DN

75

2.2

Kết quả KS quy mô và và mô hình kế toán trong DN

77

2.3

Kết quả KS tình hình đối chiếu dữ liệu

80

2.4

Kết quả KS việc lưu trữ dữ liệu

82

2.5

Kết quả khảo sát về chứng từ kế toán trong DN

83

2.6

Kết quả KS về hình thức sổ kế toán

95

2.7

Kết quả KS về in sổ kế toán

98

2.8

Kết quả KS về báo cáo kế toán

100

2.9

Kết quả KS hệ thống phần cứng máy tính

104

2.10

Kết quả KS về lựa chọn PMKT

107

2.11

Kết quả KS tình hình sử dụng PMKT

109

2.12

Kết quả KS nguyên nhân triển khai PMKT

111

3.1

Nội dung các chu trình kế toán trong DN SXKD

181

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

1

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỂ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

20

1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH

20

1.1.1. Khái niệm hệ thống thông tin

20

1.1.2. Khái niệm thông tin kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

21

1.1.3. Khái niệm, vai trò hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

22

1.2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

25

1.2.1. Luận cứ để xác định cấu trúc hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin

25

1.2.2. Cấu trúc hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin

31

1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

53

1.3.1. Tổ chức con người

54

1.3.2. Tổ chức dữ liệu kế toán

55

1.3.3. Tổ chức thủ tục kế toán

56

1.3.4. Tổ chức hệ thống phần cứng

57

1.3.5. Tổ chức phần mềm kế toán

57

1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

58

1.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn ở các nước phát triển

58

1.4.2. Bài học cho Việt Nam về tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng CNTT

62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

64

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

65

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM

65

2.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp

66

2.1.2. Nhận thức, trình độ của cán bộ quản lí và nhân viên

68

2.1.3. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

69

2.1.4. Xu thế sáp nhập doanh nghiệp

71

2.1.5. Mặt bằng ứng dụng công nghệ thông tin

72

2.1.6. Quản lí đa tệ trên nhiều thứ tiếng, nhiều chính sách

73

2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DN SẢN XUẤT KINH DOANH HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

75

2.2.1. Thực trạng tổ chức con người trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

75

2.2.2. Thực trạng về tổ chức dữ liệu kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

79

2.2.3. Thực trạng về tổ chức thủ tục kế toán

82

2.2.4. Thực trạng hệ thống phần cứng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

103

2.2.5. Thực trạng tổ chức phần mềm kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

105

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

112

2.3.1. Về tổ chức con người

112

2.3.2. Về tổ chức dữ liệu kế toán

112

2.3.3. Về tổ chức thủ tục kế toán

114

2.3.4. Về tổ chức hệ thống phần cứng

116

2.3.5. Về tổ chức lựa chọn và sử dụng phần mềm kế toán

117

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

118

Chương 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

120

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

120

3.1.1. Phát triển hệ thống thông tin kế toán theo chuẩn

120

3.1.2. Phát triển hệ thống thông tin kế toán nhanh

124

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

126

3.2.1. Hoàn thiện tổ chức con người

126

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức dữ liệu kế toán

131

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức thủ tục kế toán

134

3.2.4. Hoàn thiện tổ chức hệ thống phần cứng

156

3.2.5. Hoàn thiện tổ chức hệ thống phần mềm kế toán

161

3.3. CHUẨN HÓA QUY TRÌNH, CHU TRÌNH KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH

175

3.3.1. Quy trình tổ chức quản lí sản xuất

176

3.3.2. Quy trình kế toán tổng hợp

177

3.3.3. Quy trình ghi sổ và lập báo cáo kế toán

178

3.3.4. Quy trình hợp nhất báo cáo tài chính

179

3.3.5. Các chu trình kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

180

3.4. CÁC KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

182

3.7.1. Đối với Nhà nước

182

3.7.2. Đối với DN SXKD

183

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

184

KẾT LUẬN

185

CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

187

TÀI LIỆU THAM KHẢO

188

PHỤ LỤC

192


MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đất nước ta đang trong giai đoạn từng bước, từng khâu ứng dụng CNTT trong công tác quản lí và điều hành từ trung ương đến địa phương, từ các tập đoàn kinh tế đến các DN vừa và nhỏ. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Đối với các DN SXKD, muốn tăng cường khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế để tồn tại và phát triển, nhất thiết phải biết tận dụng các thành tựu của khoa học kĩ thuật và trước hết là thành tựu của CNTT trong quản lí và sản xuất. Trong các hệ thống nói chung và các DN nói riêng, việc ứng dụng CNTT thường được bắt đầu từ khâu quản lí và quan trọng nhất là quản lí tài chính dựa trên các thông tin được cung cấp bởi hệ HTTT KT. Muốn vậy, DN cần được trang bị một cách hệ thống và đầy đủ những nhận thức về việc tổ chức HTTT KT trong điều kiện ứng dụng CNTT.

Trong công cuộc cải cách hành chính ở nước ta, Chính phủ điện tử sẽ chính thức được công nhận với đầy đủ tư cách pháp lí. Việc hoàn thiện tổ chức HTTT KT DN trong điều kiện ứng dụng CNTT, về mặt lí luận, sẽ đóng góp thêm cho kho tàng lí luận về khoa học tổ chức HTTT quản lí mới được hình thành trên thế giới và ở Việt nam; Về mặt thực tiễn, sẽ góp phần nhanh chóng đưa các DN hoà chung với mô hình chính phủ điện tử.

Đối với các DN SXKD hiện nay ở nước ta, việc tổ chức HTTT KT trong điều kiện ứng dụng CNTT còn tùy tiện, ngẫu hứng do nhận thức chưa đầy đủ về tổ chức HTTT và CNTT. Khi phát triển HTTT KT, DN thường chỉ phát triển ở một vài khâu, một vài thành phần của hệ thống theo cảm tính mà chưa có một giải pháp đồng bộ, chỉnh thể để HTTT phát huy hiệu quả đầy đủ các đặc tính ưu việt vốn có của CNTT. Việc tổ chức HTTT KT tốt trong điều kiện ứng dụng CNTT sẽ cho phép cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin kế toán, góp phần quản trị DN ngày càng hiệu quả hơn cả về chi phí và chất lượng. Việc nghiên cứu tổ chức HTTT KT trong điều kiện ứng dụng CNTT sẽ trang bị cho các DN những kiến thức cần thiết khi phát triển hệ thống của mình để xây dựng HTTT KT mới theo chuẩn hoặc cải tạo nhanh HTTT KT đã có tại DN. Tổ chức HTTT KT trong điều kiện ứng dụng CNTT cũng đòi hỏi DN phải có những đối sách thích hợp để tăng cường nhận thức và trình độ của cán bộ quản lí và nhân viên, nhằm tiến tới một xã hội công nghiệp, hiện đại.

Như vậy, về mặt lí luận, từ HTTT KT thủ công hoặc thủ công có trợ giúp của PMKT, chuyển sang ứng dụng CNTT trong toàn hệ thống, quá trình tổ chức HTTT KT cần được nghiên cứu để cải tiến và hoàn thiện; Về mặt thực tiễn, trong điều kiện ứng dụng CNTT, việc nghiên cứu vấn đề tổ chức HTTT KT có ý nghĩa thiết thực và cấp bách đối với các DN SXKD.

Nhận thức được những vấn đề trên, cùng với sự định hướng của các nhà khoa học hướng dẫn, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án: “Tổ chức Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin” .

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tổng quát là: Cung cấp một hệ thống nhận thức đầy đủ, chỉnh thể về tổ chức HTTT KT trong DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT. Các mục tiêu cụ thể như sau:

- Tổng quát hóa các vấn đề có tính lí luận và thực tiễn về tổ chức HTTT KT trong DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT;

- Đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức HTTT KT trong DN SXKD ở Việt Nam trong điều kiện ứng dụng CNTT.

Trong tương lai, để tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, tác giả luận án sẽ tiếp cận theo hướng tích hợp HTTT KT với các HTTT khác trong DN để hình thành một giải pháp quản lí tổng thể trong quản lí và điều hành DN.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tổ chức HTTT KT trong DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT. Dựa trên cơ sở lí luận và khảo sát những vấn đề thực tiễn về tổ chức HTTT KT trong DN SXKD ở nước ta, luận án phân tích và đánh giá thực trạng, làm rõ những vấn đề về hoàn thiện tổ chức HTTT KT trong DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT.

Trong luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc tổ chức HTTT KT trong DN SXKD chưa sử dụng phần mềm giải pháp tổng thể ERP; Luận án cũng không nghiên cứu các DN áp dụng chế độ kế toán đặc thù, như: Ngân hàng, DN tài chính, Tập đoàn bưu chính viễn thông, ...; Luận án chỉ đi sâu nghiên cứu HTTT kế toán tài chính, không nghiên cứu HTTT KT quản trị. Luận án cũng không nghiên cứu các HTTT KT thủ công, không nghiên cứu các thuật toán, chương trình cụ thể trong xây dựng PMKT cho HTTT KT trong DN SXKD mà chỉ đưa ra các giải pháp tổ chức hệ thống.

4. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC



a. Tổng quan nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu về tổ chức HTTT kế toán trong DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT bao gồm: Giáo trình và sách chuyên khảo; Các đề tài nghiên cứu là luận án tiến sĩ, thạc sĩ và các bài báo, đề tài khoa học về vấn đề này. Cụ thể như sau:



  • Các công trình nghiên cứu là giáo trình và sách chuyên khảo

Trong danh mục các công trình nghiên cứu liên quan đến “Tổ chức HTTT kế toán trong DN SXKD”, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây: “Giáo trình HTTT quản lí” (2000) của Trường đại học Kinh tế Quốc dân; “Giáo trình HTTT Kế toán” (2004) của trường đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh; "Giáo trình Tổ chức công tác kế toán" (2013) của Học viện Tài chính; “Hệ thống thông tin quản lí” (2007) của Học viện Tài chính; Cuốn "Hệ thống thông tin kế toán" của tác giả Nguyễn Mạnh Toàn và Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2011), NXB Tài chính; Cuốn "Hệ thống thông tin kế toán" (2014) của các tác giả Thiều Thị Tâm, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Quang Huy, Phan Đức Dũng (2014), NXB Thống kê.

Về cơ bản, các công trình đều tập trung vào hai vấn đề chính: Tổng quan về hệ thống thông tin quản lí nói chung và hệ thống thông tin kế toán nói riêng; Phát triển hệ thống thông tin quản lí (kế toán) trong DN. Nói chung, việc nghiên cứu về “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán” ở nước ta đã đi chậm hơn các nước phát triển một bước khá dài. Các tài liệu, giáo trình và công trình nghiên cứu về vấn đề này thường được tiếp cận theo hướng của các nước phát triển, như: Mỹ, Anh, Canada, Auxtralia, ... nên tương đối đồng nhất về nội dung. Cụ thể, bao gồm các vấn đề sau đây:



Một là, về khái niệm, đặc điểm của HTTT kế toán DN.

Các công trình đều đưa ra khái niệm về HTTT kế toán: “Là hệ thống thu thập, lưu trữ, xử lí và cung cấp thông tin kế toán trong DN”. Tùy theo mục mục tiêu cung cấp thông tin phục vụ cho các tổ chức bên ngoài hay trong nội bộ DN mà HTTT kế toán bao gồm:



  • HTTT KT tài chính: Thông tin này được thu thập, lưu trữ và xử lí theo các quy định, chế độ, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán hiện hành để cung cấp thông tin tài chính chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài DN sử dụng.

  • HTTT KT quản trị: Hệ thống này cung cấp các thông tin kế toán với mục đích quản trị và điều hành trong nội bộ DN để dự báo các sự kiện kinh tế sẽ xảy ra cùng với các ảnh hưởng tài chính của chúng đối với DN cũng như quản trị thực hiện mục tiêu tài chính của đơn vị.

Hai là, về các thành phần của HTTT kế toán trong DN .

Theo nhóm tác giả ở Học viện Tài chính, tác giả Nguyễn Mạnh Toàn và Huỳnh Thị Hồng Hạnh, tác giả Thiều Thị Tâm và đồng sự: Các HTTT kế toán đều thuộc loại hệ thống mở, có mục đích, sử dụng chu trình IPO (Input-Processing-Output); Cách nhìn nhận này xuất phát từ quá trình vận hành HTTT. Vì thế, HTTT kế toán bao gồm tối thiểu ba thành phần: Con người, Thủ tục và Dữ liệu, trong đó con người thực hiện theo các thủ tục kế toán để biến đổi dữ liệu kế toán nhằm tạo ra thông tin để cung cấp cho người dùng. Khi HTTT kế toán ứng dụng CNTT sẽ bao gồm 5 thành phần, đó là: Con người, Dữ liệu, Thủ tục, Phần cứng và Phần mềm. Trong đó: Phần cứng bao gồm các hệ thống máy tính, mạng máy tính và các thiết bị ngoại vi; Dữ liệu là các thông tin kế toán thu thập được lưu trữ theo một phương thức nhất định trên máy tính; Thủ tục là tập hợp các chỉ dẫn dựa trên các quy định, quy tắc, chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành và được thực hiện theo trình tự nhất định. Thủ tục ở đây bao gồm tất cả các yêu cầu phải thực hiện từ việc: Lựa chọn hình thức sổ kế toán, tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, việc lập chứng từ và tổ chức luân chuyển chứng từ, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán, ...; Phần mềm là một tập hợp các mệnh lệnh viết cho máy tính để yêu cầu máy tính thực hiện thủ tục kế toán thay con người.

Con người bao gồm tập hợp các nhân viên kế toán với tư cách chủ động vận hành hệ thống. Các nhân viên kế toán thường được chia thành các nhóm theo chức năng nhiệm vụ kế toán trong DN, bao gồm: Kế toán tổng hợp; Kế toán bán hàng và nợ phải thu; Kế toán mua hàng và nợ phải trả; Kế toán vốn bằng tiền; Kế toán hàng tồn kho; Kế toán thuế và các khoản phải nộp khác; Kế toán chi phí, giá thành; Kế toán tiền lương; Kế toán tài sản cố định.

Theo quan điểm của nhóm tác giả ở ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Kinh tế Đà Nẵng, việc tổ chức một HTTT KT trong DN được phân chia thành tổ chức 4 chu trình, đó là:



  • Chu trình Doanh thu: Là chu trình kế toán liên quan đến các nghiệp vụ: Nhận và xử lí đơn hàng, lập hóa đơn bán hàng, nhận tiền thành toán, xử lí hàng bán bị trả lại hoặc xóa nợ.

  • Chu trình Chi phí: Là chu trình kế toán các hoạt động mua hàng và thanh toán tiền;

  • Chu trình Chuyển đổi: Là chu trình kế toán về các tài sản có sự dịch chuyển giá trị, như là: Kế toán hàng tồn kho, Kế toán tiền lương, Kế toán chi phí sản xuất.

  • Chu trình Tài chính: Là chu trình kế toán về vốn vay và vốn chủ sở hữu, về tài sản cố định.

Tác giả nhận thấy, cách nhìn nhận để phân chia HTTT KT để từ đó xây dựng hệ thống giữa các nhóm tác giả có những điểm khác biệt, Tuy nhiên, vẫn đồng nhất ở cùng một chỗ là: Đều xác định đủ các thành phần để thực hiện được toàn bộ công tác kế toán tài chính trong DN, trong đó, theo quan điểm của nhóm tác giả ĐH Kinh tế Tp. Hồ chí Minh thì đi theo thiên hướng về quản trị từng chu trình hoạt động SXKD, nhóm tác giả ở Học viện Tài chính và ĐH Kinh tế Quốc dân thì theo thiên hướng quản trị theo từng loại tài khoản của Hệ thống tài khoản thống nhất của Nhà nước đã ban hành. Do vậy, tác giả cho rằng các quan điểm trên về cơ bản là như nhau và đảm bảo nguyên tắc kế toán, tuy vậy, theo tác giả, việc tổ chức hệ thống thành các chu trình không chỉ giải quyết xử lí nghiệp vụ mà quan trọng hơn, nó làm dễ dàng cho tổ chức và đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ.

Ba là, về quá trình hoạt động của HTTT kế toán trong DN.

Tất cả các quan điểm của các nhóm nhà khoa học tại ĐH Kinh tế Tp. Hồ chính Minh, ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính đều xác định, quá trình hoạt động của HTTT kế toán trong DN bao gồm các bước:



  • Lập chứng từ và ghi nhận hoạt động. Đây là bước thu thập dữ liệu ban đầu về các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh trong DN. Kết thúc bước này, HTTT thu được các chứng từ gốc.

  • Ghi nhật kí. Từ các chứng từ gốc đã kiểm tra tính đúng đắn, hợp lệ, kế toán tiến hành phân tích sự kiện để xác định các đối tượng kế toán bị ảnh hưởng, từ đó lập định khoản kế toán. Trên cơ sở nghiệp vụ đã được định khoản, kế toán ghi vào các sổ nhật kí chung (với các nghiệp vụ ít xảy ra) hoặc nhật kí chuyên dùng (với các nghiệp vụ thường xuyên xảy ra).

  • Ghi sổ tài khoản. Sau giai đoạn ghi nhật kí, kế toán chuyển các dữ liệu này vào các tài khoản kế toán tổng hợp thích hợp – gọi là ghi sổ cái. Trường hợp đối tượng kế toán cần được theo dõi chi tiết hơn nhờ các thông tin bổ sung khác (số lượng, đơn giá, thời hạn thanh toán, ...) thì sẽ sử dụng sổ kế toán chi tiết.

  • Thực hiện bút toán điều chỉnh. Cuối kì kế toán, cần thực hiện các bút toán điều chỉnh như khấu hao TSCĐ, phân bổ, trích trước, kết chuyển kết quả kinh doanh, ... Việc này thực hiện theo quy trình ghi nhật kí rồi chuyển ghi tài khoản kế toán.

  • Kiểm tra số liệu kế toán. Quá trình phân tích, ghi chép kế toán có thể có sự nhầm lẫn nên kế toán cần kiểm tra lại dữ liệu ghi trên sổ. Cách thường dùng để kiểm tra là lập các bảng cân đối tài khoản, bảng kê chi tiết để đối chiếu, kiểm tra. Ngoài ra, kế toán còn tiến hành đối chiếu sổ sách với thực tế hay với những nguồn ghi chép độc lập khác có liên quan như ngân hàng, khách hàng, ...

  • Lập báo cáo kế toán. Đây là bước cuối cùng và quan trọng nhất của quy trình xử lí dữ liệu kế toán. Báo cáo KT có hai loại: Báo cáo tài chính theo quy định bắt buộc và báo cáo KT quản trị được thiết kế theo yêu cầu của nhà quản lí DN. Báo cáo KT sau khi được lập sẽ được chuyển đến người sử dụng theo phương thức, theo kênh thông tin phù hợp với quy định của Nhà nước và chính sách của DN.

Tác giả nhận thấy, các nhóm tác giả của các trường đều chỉ nêu quy trình hoạt động của HTTT KT trong điều kiện kế toán thủ công. Trên thực tế, khi HTTT KT ứng dụng CNTT thì quy trình có nhiều sự thay đổi. Chẳng hạn, bước lập chứng từ: Chứng từ có thể được lập trên giấy rồi nhập vào máy tính để có chứng từ máy hoặc lập chứng từ trên máy rồi in ra; Bước ghi nhật kí và ghi sổ tài khoản: Khi ứng dụng CNTT, để lập báo cáo KT, không cần hai bước này vì máy tính trực tiếp lấy dữ liệu từ tệp chứng từ máy đưa ra báo cáo. Các sổ KT sẽ được in ra từ máy tính với tư cách tương đương báo cáo chỉ có vai trò với con người chứ không có vai trò gì trong việc lập báo cáo KT.

Bốn là, về trình tự phát triển HTTT kế toán trong DN.

Các nhóm tác giả ở ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và Học viện Tài chính đều thống nhất chung một trình tự phát triển, gồm 7 bước sau đây:



  • Bước 1: Khảo sát hệ thống. Đây là bước thu thập các thông tin, các yêu cầu của HTTT KT trong DN.

  • Bước 2: Phân tích HTTT KT. Đây là bước sử dụng các công cụ phân tích thông qua việc xây dựng sơ đồ ngữ cảnh của bài toán, từ đó xây dựng ma trận thực thể-chức năng, biểu đồ phân cấp chức năng, phân tích các tiến trình, ...

  • Bước 3: Thiết kế HTTT KT. Bước này thực hiện việc thiết kế CSDL logic, CSDL vật lí và thiết kế các giao diện cùng các modul của PMKT.

  • Bước 4: Thực hiện. Đây là bước xây dựng PMKT để thực hiện bài toán. Trong bước này, phải xây dựng các thành phần chủ yếu sau: CSDL, thư viện lớp đối tượng (nếu cần), các giao diện, các báo cáo và một thực đơn chính bao quát toàn bộ chức năng của phần mềm kế toán trong HTTT KT.

  • Bước 5: Kiểm thử. Là bước chạy thử phần mềm KT dựa trên các bộ dữ liệu giả định xây dựng trước để đối chiếu với kết quả đã có nhằm phát hiện những modul chưa thỏa mãn yêu cầu.

  • Bước 6: Cài đặt. Đây là bước cài đặt PMKT lên hệ thống máy tính để đưa vào sử dụng.

  • Bước 7: Huấn luyện, bảo hành và bảo trì.

Tác giả nhận thấy, về cơ bản, đây là các bước để ứng dụng CNTT vào việc phát triển một HTTT KT. Các nhóm tác giả đều thừa nhận các thành phần khác (con người, dữ liệu, thủ tục, phần cứng) trong HTTT KT như một lực lượng tiền đề có sẵn để từ đó, chỉ phát triển phần mềm kế toán.
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương