Bộ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệP &ptnt



tải về 3.02 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/79
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2022
Kích3.02 Mb.
#52758
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   79
1 Toàn văn LA Đinh Ngọc Bách

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Sử dụng đực lai cuối cùng là phổ biến trong chăn nuôi lợn ở các nước trên thế 
giới. Các dòng đực lai tổng hợp cuối cùng có ưu thế lai cao và cho giá thành sản 
xuất con giống thấp. Trong những năm gần đây, việc sử dụng đực lai cuối cùng với 
mục đích kết hợp được nhiều các đặc tính tốt từ các dòng thuần trong hệ thống sản 
xuất lợn thịt thương phẩm ngày càng trở nên phổ biến trong hệ thống sản xuất lợn 
thương phẩm ở Việt Nam.
Các giống lợn thuần thường được sử dụng trong lai tạo, tạo đực lai cuối cùng 
trong thời gian qua chủ yếu là uroc, Pietrain, Landrace và Hampshire. Lợn uroc 
có thân hình vững chắc, bốn chân to kh e, vững chắc, ngực sâu, rộng, mông vai 
phát triển và cân đối, chất lượng thịt tốt (thịt mềm do mô nạc xen lẫn với mô mỡ 
dắt), t lệ nạc cao (56-58%), có khả năng tăng khối lượng từ 750-800 g/ngày, t lệ 
mỡ giắt cao, tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng thấp. Lợn Pietrain có mầu lông 
da trắng đan xen lẫn từng đám đen trắng không đồng đều trên cơ thể, mông nở, lưng 
rộng, đùi to, có t lệ nạc cao nhất trong các giống lợn ngoại (60 - 62%); Khả năng tăng 
khối lượng từ 550 - 600 gram/ngày. Tuy nhiên, giống lợn này k m thích nghi với điều 
kiện nóng ẩm. o vậy, lợn Pietrain thường sử dụng lai với uroc để tạo đực cuối cùng 
nhằm nâng cao năng suất thịt mông và t lệ nạc. Lợn Landrace có phần mông đặc biệt 
phát triển, mình dài, vai-lưng-mông-đùi rất phát triển. Giống lợn này có t lệ nạc từ 54 
- 56%, lợn có khả năng tăng khối lượng từ 750-800 g/ngày. 
Một vài nghiên cứu trong nước gần đây, đã được tiến hành để tạo ra tổ hợp 
đực lai cuối cùng từ các giống lợn trên (Nguyễn Thị iễn. 2010 Nguyễn Hữu Tỉnh 
và cs., 2015). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị iễn. (2010), mới chỉ 
tạo được đực lai cuối cùng PD (50% Pietrain và 50% Duroc) có t lệ nạc đạt 58-
59%, đã được Bộ NN & PTNT công nhận là tiến bộ năm 2010. Trong nghiên cứu 
của Nguyễn Hữu Tỉnh và cs., (2015), đã sử dụng 3 đực thuần uroc, Pietrain và 
Landrace trong công thức lai tạo thuận nghịch để xác định tổ hợp lai tốt nhất giữa 
các dòng thuần uroc, Pietrain và Landrace làm cơ sở để chọn tạo dòng đực tổng 
hợp cuối cùng. Bước đầu tạo 2 tổ hợp đực lai cuối cùng Dx(PD) (75% uroc và 



25% Pietrain) và L (50% uroc và 50% Landrace) cùng có tốc độ tăng trưởng 
trên 720 gram/ngày, tiêu tốn thức ăn dưới 2,8 kg và t lệ nạc đạt trên 58%, phục vụ 
sản xuất lợn thịt ở khu vực Nam Bộ. 
Ngoài ra, một số công ty nước ngoài ở Việt Nam như CP Group, France 
Hy rid còn đưa ra một số tổ hợp lai Duroc x Hampshire, Duroc x Large White
Pietrain x Large White dưới các tên thương mại như SP, Master có tốc độ tăng khối 
lượng từ 700 - 750 gam/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,6-2,7 kgTA/kgTKL, dày mỡ lưng 
từ 11-11,5 mm và t lệ nạc từ 59-60%. Các kết quả nghiên cứu này, còn tương đối 
thấp so với thành tựu nghiên cứu của thế giới (từ 800 - 900 gram/ngày). 
Các nghiên cứu về các tổ hợp đực lai trong nước, chủ yếu được tập trung ở các 
tỉnh Nam Bộ hoặc ở vùng Đồng Bằng sông Hồng và cũng mới chỉ dừng lại ở giai 
đoạn tạo ra các tổ hợp đực lai. Sử dụng 3 giống D, P, L trong các tổ hợp lai, tạo đực 
lai cuối cùng phục vụ cho sản xuất đàn thương phẩm có khả năng sinh trưởng, chất 
lượng thịt cao ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc thì chưa có nghiên cứu nào 
được tiến hành một cách đầy đủ và có hệ thống.. 
Thực tiễn cho thấy, lợn và P đang được người chăn nuôi ưa chuộng cả về 
khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt cũng như t lệ nạc, màu sắc lông da v.v. Lợn 
đực giống L, tuy khả năng sinh trưởng không cao bằng lợn đực giống và P nhưng 
chúng chiếm t lệ khá lớn trong cơ cấu đàn. o vậy, hướng nghiên cứu mở ra là 
làm sao tạo được những con lợn giống có năng suất sinh trưởng và sinh sản tốt. 
Việc sử dụng nguồn nguyên liệu di truyền tại địa phương, tạo ra các tổ hợp đực lai 
có năng suất sinh trưởng sau đó tiến hành chọn lọc và ổn định dòng để tạo ra những 
dòng lợn đực có chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái và kinh tế chăn nuôi 
tại các vùng. Bên cạnh đó, nhằm làm phong phú thêm nguồn gen lợn đực giống cao 
sản cuối cùng thích hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam, giảm chi phí nhập 
khẩu nguồn gen lợn cao sản từ nước ngoài, thì việc nghiên cứu sử dụng nguồn gen 
lợn giống thuần D, P và L cho lai tạo, để tạo ra các tổ hợp đực lai cuối cùng đưa vào 
sản xuất, tạo lợn lai thương phẩm có năng suất chất lượng cao là hết sức cần thiết. 
Để đáp ứng được yêu cầu về đực lai cuối cùng phục vụ cho sản xuất ở vùng 
Trung du miền núi phía Bắc, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Lai tạo tổ hợp đực 

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương