BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ ngoại giao



tải về 20.77 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.09.2016
Kích20.77 Kb.
#32405




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC



TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Đề tài: Đặc điểm quan hệ giữa các nước lớn trong hệ thống đa cực thời kỳ 1918 – 1939 (hệ thống Versailles-Washington).

Người thực hiện: Lê Đức Trung

Lớp/Khoá: Cao học XII (2011-2013)

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Giảng viên: TS. Đỗ Sơn Hải

Hà Nội, tháng 02 năm 2012


NỘI DUNG

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế. Kết cục của chiến tranh đã tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới. Chiến trường chính của cuộc chiến tranh diễn ra ở châu Âu, vì thế các cường quốc châu Âu đều bị suy yếu. Hai nước tư bản lâu đời Anh và Pháp tuy chiến thắng nhưng nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh và trở thành con nợ của Mĩ. Italia, một đồng minh ốm yếu trong chiến tranh, bị xâu xé bởi cuộc đấu tranh gay gắt trong nước và khủng hoảng kinh tế. Ba đế quốc rộng lớn ở châu Âu là Nga, Đức, Áo - Hung lần lượt sụp đổ. Đế quốc Đức và Áo - Hung bại trận, bị tàn phá nặng nề và những cuộc cách mạng bùng nổ đã đẩy các nước này vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Trong khi đó các cường quốc ở ngoài châu Âu như Mỹ và Nhật không bị tàn phá bởi chiến tranh đã vươn lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước tư bản ở châu Âu. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc thay đổi rõ rệt, ngày càng bất lợi cho các nước tư bản châu Âu vốn chiếm vị trí trung tâm trong thế giới tư bản chủ nghĩa trước đây. Đồng thời thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cũng tạo ra một chuyển biến căn bản của tình hình thế giới. Chủ nghĩa tư bản không còn tồn tại như một hệ thống duy nhất thống trị thế giới nữa. Sự tồn tại của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã trở thành một thách thức to lớn đối với thế giới tư bản chủ nghĩa.

Trong bối cảnh đó, để giải quyết những vấn đề do chiến tranh đặt ra, các hội nghị hoà bình được triệu tập. Hệ thống hoà ước Versailles và sau đó là Hệ thống hiệp ước Washington đã được ký kết nhằm tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phù hợp với tương quan lực lượng mới. Quan hệ giữa các nước lớn trong giai đoạn này nổi lên một số đặc điểm chính sau đây:

- Về tổng thể, quan hệ của cả hệ thống nói chung và quan hệ giữa các nước lớn nói riêng trong giai đoạn này thể hiện rõ tính lỏng lẻo. Đặc điểm này có căn nguyên từ sự sắp xếp bất hợp lý và sự hạn chế về tính pháp lý của các hiệp ước, các tổ chức và chủ thể trong quan hệ quốc tế. Một số nhân tố quan trọng như Nga, Đức không được các nước lớn khác tôn trọng đúng mức trong quan hệ quốc tế. Các luật chơi được đặt ra nhưng không được tuân thủ nghiêm ngặt, không có độ bền vững, chỉ tồn tại được một thời gian ngắn và sau đó dần mất đi giá trị.

- Giữa các nước lớn còn tồn tại quá nhiều mâu thuẫn, đặc biệt có những mâu thuẫn mới nổi lên trong quan hệ quốc tế mà các nước lớn không thể giải quyết được. Các nước cường quốc thắng trận đều có những mưu đồ tham vọng riêng trong việc phân chia quyền lợi và thiết lập trật tự thế giới sau chiến tranh. Pháp mong muốn làm suy kiệt hoàn toàn nước Đức cả về quân sự và kinh tế nhằm đảm bảo an ninh và địa vị bá chủ của Pháp ở lục địa châu Âu. Nhưng Anh và Mĩ lại chủ trương phải duy trì một nước Đức tương đối mạnh để đối phó với phong trào cách mạng đang lên cao ở các nước châu Âu và âm mưu bá chủ châu Âu của Pháp. Có thể nói xu thế chủ đạo trong giai đoạn này là các nước lớn ra sức đấu tranh bành chướng nhưng luôn có sự cân bằng quyền lực.

- Mối quan hệ giữa các nước lớn giai đoạn này chủ yếu dựa trên mối quan tâm riêng của mỗi nước, thiếu tính toàn diện cả về chủ thể tham gia và nội dung. Các nước lớn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống quan hệ quốc tế giai đoạn này ít có lợi ích chung. Hệ thống quốc tế lúc này nổi lên nhiều trung tâm quyền lực nhưng các trung tâm này ít chịu ràng buộc lẫn nhau, chủ yếu theo hình thức phân vùng ảnh hưởng theo các khu vực địa lý. Vấn đề của nước nào, khu vực nào do chính nước ấy, khu vực ấy tự giải quyết.

- Lợi ích trực tiếp của các nước lớn trong quan hệ quốc tế giai đoạn này là lãnh thổ, thuộc địa, bồi thường chiến tranh và chiếm đóng. Các lợi ích về an ninh và mở rộng ảnh hưởng chính trị chưa được đề cao như trong hệ thống đa cực sau này. Hầu hết các nước lớn trong Hệ thống Versailles-Washington đều đặc biệt chú trọng đến việc củng cố và tăng cường sức mạnh quân sự.

- Quan hệ giữa các nước lớn trong giai đoạn này mang nặng tính chính trị, đặc điểm này thể hiện rõ nhất khi có nhân tố nước Nga Xô viết xuất hiện. Ngay sau khi nước Nga Xô viết ra đời, các nước đế quốc đã tập hợp lực lượng, phối hợp hành động với mưu đồ bóp chết nước Nga Xô viết. Cuối tháng 11 - 1917 đại diện của các nước đế quốc, trong đó bốn nước Mĩ, Anh, Pháp, Nhật giữ vai trò chủ yếu, đã họp tại Pari để bàn bạc về biện pháp thực hiện mưu đồ đó. Tháng 12 năm 1917, đại diện các nước tư bản đã nhóm họp tại Pari thông qua một nghị quyết không công nhận nước Nga Xô viết, thoả thuận về việc ủng hộ cho các lực lượng phản cách mạng ở Nga và phân chia nước Nga thành các khu vực ảnh hưởng của mình. Theo đó, Anh sẽ nắm quyền kiểm soát vùng Cápcadơ, Acmênia, Grudia và vùng sông Đông; Pháp chiếm Betxarabia, Crưm và Ucraina; Mĩ và Nhật nắm khu vực Xibia và Viễn Đông; Rumani (được Pháp hỗ trợ) đánh chiếm Betxarabia. Đầu năm 1918, quân đội Anh, Pháp, Mĩ đổ bộ lên hải cảng Muốcmăngxcơ; quân đội Nhật, rồi sau đó là Mĩ chiếm Vơlađivôxtốc; quân Anh kéo đến Tuốcmênixtan và Ngoại Cápcadơ... Bộ chỉ huy tối cao các nước Hiệp ước sử dụng 60 ngàn binh lính của Quân đoàn Tiệp Khắc để chống phá nước Nga Xô viết. Tháng 5/1918, Quân đoàn Tiệp Khắc cùng với các thế lực phản cách mạng nổi loạn, chiếm toàn bộ vùng Xibia rộng lớn và nhiều thành phố dọc sông Vônga. Đặc biệt các nước đế quốc còn tăng cường can thiệp và giúp đỡ các lực lượng phản cách mạng ở Nga…

- Một đặc điểm đáng lưu ý nữa trong quan hệ giữa các nước lớn giai đoạn này là không hề có một cơ chế nào được thiết lập nhằm điều chỉnh quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế. Chính sách kinh tế, thương mại của các nước lớn, đặc biệt là Anh và Pháp thể hiện rõ tính cô lập, khép kín trong phạm vi hệ thống thuộc địa của mỗi nước.

Tóm lại, hệ thống đa cực Versailles-Washington là do một số nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất lập ra. Hệ thống quốc tế tồn tại nhiều trung tâm quyền lực, phân chia ảnh hưởng theo khu vực và đấu tranh với nhau trong thế tương đối cân bằng. Quan hệ giữa các nước lớn giai đoạn này thể hiện rõ tính phiến diện, lỏng lẻo và đầy mâu thuẫn. Mối liên kết về kinh tế, thương mại hầu như không có mà chủ yếu mang nặng tính chính trị. Những mâu thuẫn này đã phát triển đến đỉnh điểm khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm dẫn đến sự phá vỡ hàng loạt các cơ chế của hệ thống Versailles-Washington, tạo tiền đề cho sự ra đời của một trật tự thế giới mới – hệ thống hai cực Yalta ở giai đoạn sau đó./.




Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id190496 229274
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜi mở ĐẦU
UploadDocument server07 id190496 229274 -> I. objectives
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Kieåm tra hoïc kì I moân: hoùa hoïc khoái 11 (2011-2012) Thôøi gian 45’ ÑEÀ 1 Caâu 1
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Chuyên đề: VI sinh vậT Ứng dụng trong xử LÝ phế thải I. Nguồn gốC phế thảI 1/ Phế thải là gì ?
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Ngaøy soaïn : Ngaøy daïy : I
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Noäi dung cô baûn cuûa cuoäc Duy taân Minh Trò Về chính trị
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Giáo án sử 8 Tuần: 12 Ngày soạn: 06/11/2011
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 200 câu hỏi về môi trường (Phần 4) (03-07-2096 15: 37)
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 1. Cn b ng c¸c ph­¬ng tr×nh ph¶n øng sau
UploadDocument server07 id190496 229274 -> TỔ HÓa trưỜng thpt lê quý ĐÔn tam kỳ CÂu hỏI Ôn tập hoá chưƠng đIỆn ly. LỚP 11

tải về 20.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương