BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ––––– Số: 478



tải về 79.52 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích79.52 Kb.
#21658


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
–––––
Số: 478/QĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––––––––––––––––
Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 1993

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THANH TRA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định 418/HĐBT ngày 7/12/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 1/4/1990 của Hội đồng Nhà nước;

Căn cứ Nghị định 244/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức của hệ thống thanh tra Nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra;

Căn cứ Nghị định 358/HĐBT ngày 28/9/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, sau khi đã thỏa thuận với Tổng Thanh tra Nhà nước.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục và đào tạo.

Điều 2. Bản quy chế này ban hành theo Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ. Chánh thanh tra Bộ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành bản quy chế này.

Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các ngành có quản lý trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo, Chánh văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Hiệu trưởng các trường, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục-đào tạo và các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Giáo dục-đào tạo chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Đã ký)


Trần Hồng Quân

QUY CHẾ

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
THANH TRA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


(Ban hành theo Quyết định số 478/QĐ ngày 11 tháng 3 năm 1993
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)


Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1.

Thanh tra giáo dục và đào tạo thực hiện quyền thanh tra Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả nước nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.



Điều 2.

Hệ thống Thanh tra giáo dục và đào tạo xây dựng theo các cấp quản lý giáo dục và đào tạo, gồm có:

- Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Thanh tra Phòng Giáo dục-Đào tạo quận, huyện và cấp tương đương (dưới đây gọi tắt là thanh tra phòng Giáo dục-Đào tạo huyện).

Điều 3.

Nhiệm vụ chung của các tổ chức thanh tra Giáo dục và Đào tạo:

1. Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo, chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo của Nhà nước, thực hiện các văn bản pháp qui về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với UBND các cấp, cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo các cấp, các tổ chức tôn giáo, kinh tế, xã hội và công dân trong cả nước.

2. Thanh tra việc quản lý ở các trường, các cơ sở giáo dục-đào tạo, việc giảng dạy, giáo dục đào tạo, công tác của giáo viên, cán bộ, công nhân viên, việc học tập của học sinh trong các trường lớp quốc lập, dân lập, bán công và tư nhân.

3. Giải quyết hoặckiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và tố cáo của công dân theo qui định của Pháp lệnh khiếu nại và tố cáo của công dân.

4. Hướng dẫn về nội dung và bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho các tổ chức thanh tra giáo dục và đào tạo cấp dưới.

5. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định phù hợp với yêu cầu quản lý sự nghiệp giáo dục-đào tạo.

Điều 4.

Trong hoạt động, các tổ chức thanh tra giáo dục và đào tạo và các thanh tra viên phải tuân theo pháp luật, các qui định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm tính khoa học, khách quan, công minh và dân chủ.



Chương II
HỆ THỐNG TỔ CHỨC THANH TRA GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO CÁC CẤP


Điều 5.

Thanh tra Bộ là tổ chức Thanh tra NHà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh thanh tra, các thanh tra viên. Khi cần thiết, Bộ trưởng quyết định điều động cán bộ đang công tác ở các đơn vị trực thuộc Bộ làm công tác thanh tra.



Điều 6.

Thanh tra Sở là tổ chức thanh tra Nhà nước về giáo dục và đào tạo của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, chịu sự chỉ đạo về công tác, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ, chịu sự chỉ đạo của thanh tra tỉnh. Thanh tra Sở có Chánh thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên về một số môn học, ngành học, và một số mặt quản lý chủ yếu trong lĩnh vực quản lý giáo dục, đào tạo. Giám đốc Sở bổ nhiệm các cộng tác viên thanh tra để kiêm nhiệm làm công tác thanh tra.



Điều 7.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra của thanh tra Bộ và thanh tra Sở thực hiện theo Pháp lệnh thanh tra ngày 01/04/1990 của HĐNN và Nghị định 244/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).



Điều 8.

Thanh tra phòng Giáo dục-Đào tạo huyện do Trưởng phòng Giáo dục-Đfo tạo điều hành dưới sự chỉ đạo về công tác, tổ chức nghiệp vụ của Thanh tra Sở. Thanh tra PHòng Giáo dục-Đào tạo huyện có các thanh tra viên chuyên ngành Giáo dục-Đào tạo.

Giám đốc Sở bổ nhiệm các cộng tác viên thanh tra để kiêm nhiệm làm công tác thanh tra trong phạm vi huyện.

Chương III
THANH TRA VIÊN VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA

Điều 9.

1. Thanh tra viên giáo dục và đào tạo của thanh tra Bộ, thanh tra Bộ được các cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo qui chế thanh tra viên ban hành tại Nghị định 191/HĐBT ngày 18/6/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định 1177/QĐ ngày 11/6/1992 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn nghiệp vụ của thanh tra viên giáo dục-đào tạo.

2. Thanh tra viên chuyên ngành ở thanh tra giáo dục - đào tạo huyện do Giám đốc Sở bổ nhiệm và cấp thẻ thanh tra viên, thanh tra viên làm công tác dạy và học ở cấp học nào ít nhất phải có trình độ đào tạo đạt chuẩn của giáo viên cấp học đó, đã kinh nghiệm qua giảng dạy ít nhất 5 năm, được công nhận giáo viên giỏi hoặc có năng lực tương đương.

Điều 10.

Cộng tác viên thanh tra là những người đang công tác ở cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo hay giảng dạy ở các trường được Bộ trưởng hay Giám đốc Sở quyết định bổ nhiệm.

Cộng tác viên thanh tra tham gia thanh tra từng vụ việc được Bộ trưởng hay Giám đốc Sở đìeu động trong từng vụ việc.

Cộng tác viên thanh tra thường xuyên thanh tra việc giảng dạy của giáo viên được coi là thanh tra viên kiêm nhiệm do Giám đốc Sở quyết định bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 2 năm và được cấp thẻ thanh tra viên kiêm nhiệm để thanh tra việc dạy và học ở các trường lớp trong phạm vi phân công.

Thủ trưởng đơn vị có cán bộ, giáo viên làm cộng tác viên thanh tra tạo điều kiện thuận lợi để họ thực hiện tốt kế hoạch thanh tra.

Điều 11.

1. Các thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ, thanh tra Sở được hưởng các chế độ, chính sách qui tại Nghị định 191/HĐBT ngày 18/6/1991.

Các cấp quản lý giáo dục thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước ban hành đối với thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.

2. Trong khi thanh tra, các thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra được hưởng mọi chế độ như cán bộ đi công tác và được bồi dưỡng như chế độ tham dự Hội nghị do cơ quan điều động thanh toán.

3. Thanh tra viên kiêm nhiệm mỗi lần thanh tra hoàn thánh hồ sơ kết luận, đánh giá một giáo viên được tính bồi dưỡng tiền dạy thêm như sau: 2 ngày dạy đối với giáo viên Mầm non, 3 buổi dạy đối với giáo viên Tiểu học và 8 tiết dạy đối với cấp 2 trở lên. Khoản bồi dưỡng này do cơ quan điều động thanh toán sau từng đợt thanh tra.

4. Kinh phí hoạt động thanh trằnm trong ngân sách của ngành thuộc danh mục quản lý Nhà nước của từng cấp quản lý giáo dục.



Chương IV
QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA VIÊN VÀ CÁC TỔ CHỨC THANH TRA


Điều 12.

Khi tiến hành thanh tra, các thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ và thanh tra Sở và các đoàn thanh tra được thành lập theo quyết định của các cấp có thẩm quyền, có các quyền qui định tại Pháp lệnh thanh tra và Nghị định 244/HĐBT.



Điều 13.

Thanh tra viên giáo dục-đào tạo thuộc Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện có các quyền như sau:

1. Được tiến hành thanh tra trong phạm vi được phân công phụ trách theo kế hoạch đã duyệt.

2. Yêu cầu các đơn vị được thanh tra cử người giúp việc thanh tra.

3. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thanh tra.

4. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, hồ sơ chuyên môn của cá nhân, báo cáo bằng văn bản hoặc bằng lời nói về các nội dung thanh tra, ghi lại, sao chụp lại các tài liệu, hiện trạng bằng các phương tiện kỹ thuật.

- Dự các tiết dạy hay các hoạt động giáo dục

- Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng được giáo dục, đào tạo của học sinh.

5. Kiến nghị khen thưởng cá nhân hoặc đơn vị có thành tích.

6. Đình chỉ các tiết dạy nếu xét thấy giáo viên cố ý dạy trái chươngt rình của Bộ hoặc không đủ tư cách giảng dạy và yêu cầu các cấp có thẩm quyền giải quyết. Đình chỉ sử dụng các phòng học hay phương tiện giảng dạy, giáo dục xét thấy có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng của học sinh và giáo viên.

7. Kiến nghị Hiệu trưởng đình chỉ các hoạt động của trường hay cơ sở giáo dục và đào tạo trái với qui định của Bộ hoặc gây ảnh hưởng xấu trong nhân dân, gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng của học sinh.

Điều 14.

Thanh tra viên công tác tại các Sở Giáo dục-Đào tạo có các quyền nói ở Điều 12 và Điều 13 và có quyền yêu cầu Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo, Hiệu trưởng các trường hay thủ trưởng các đơn vị trực thuộc xem xét lại chủ trương xét thấy trái với qui định của ngành. Người được yêu cầu nếu thấy không nhất trí thay đổi phải tường trình với Chánh thanh tra Sở.



Điều 15.

Thanh tra viên của Thanh tra Bộ có các quyền nói ở Điều 12 và Điều 13 và có quyền yêu cầu Giám đốc Sở, Hiệu trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ xem xét lại chủ trương xét thấy có dấu hiệu trái với chính sách pháp luật hay các qui định của Bộ. Người được yêu cầu nếu thấy không nhất trí phải tường trình với Chánh thanh tra Bộ.



Điều 16.

Chánh Thanh tra Sở có các quyền:

1. Quyết định thực hiện các cuộc thanh tra thuộc thẩm quyền.

2. Yêu cầu các đơn vị có liên quan cử người tham gia thanh tra.

3. Tạm thời đình chỉ các hoạt động trái với qui định của Bộ, hoặc gây ảnh hưởng xấu trong nhân dân, gây nguy hiểm đến sức khoẻ của giáo viên, học sinh của một trường hay một cơ sở giáo dục-đào tạo và kiến nghị cáccasp có thẩm quyền giải quyết.

4. Kiến nghị các cấp có thẩm quyền đóng cửa các trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục-đào tạo, thuộc thẩm quyền quản lý của Sở nếu xét thấy không đảm bảo điều kiện tối thiểu hoặc hoạt động trái với mục tiêu giáo dục đào tạo của Nhà nước.



Điều 17.

Chánh Thanh tra Bộ có quyền ghi ở Điều 16 và có quyền:

1. Tạm thời đình chỉ việc thi hành, sử a đổi hoặc bãi bỏ các kết luận, quyết định không đúng của thanh tra Sở về các vấn đề thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo.

2. Tạm thời đình chỉ hoạt động trái pháp luật của các trường, cơ sở giáo dục-đào tạo, tạm thời đình chỉ hoạt động một bộ phận của đơn vị nếu xét thấy không bảo đảm các điều kiện tối thiểu về chuyên môn và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý tiếp.



Điều 18.

Các cộng tác viên thanh tra - thanh tra viên kiêm nhiệm khi đi thanh tra có các quyền ghi ở các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 13 và có quyền lập biên bản kết luận, đánh giá đối tượng được thanh tra và kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề qua kết luận của thanh tra. Kiến nghị với Hiệu trưởng đình chỉ các tiết dạy khi thấy giáo viên cố ý dạy trái với trương trình của Bộ hay không còn đủ tư cách giảng dạy; kiến nghị với Hiệu trưởng đình chỉ sử dụng các phòng học, phương tiện giảng dạy nếu xét thấy có thể nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng của giáo viên, học sinh.



Chương V
ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG THANH TRA CỦA CÁC TỔ CHỨC THANH TRA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Điều 19.

Đối tượng và nội dung thanh tra của Thanh tra Bộ:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, việc bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, về tài chính và cơ sở vật chất cho các trường và các cơ sở giáo dục-đào tạo của UBND các cấp, các cơ quan Nhà nước.

- Thanh tra việc quản lý công tác giáo dục và đào tạo bao gồm việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển, việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu, chươngt rình kế hoạch giáo dục và đào tạo, việc quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên, quản lý tài chính và cơ sở vật chất của các Sở Giáo dục-Đào tạo.

- Thanh tra việc thực hiện qui mô đào tạo, cơ cấu ngành học theo mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định, quá trình đào tạo, kết quả đào tạo, việc bảo đảm các điều kiện về cán bộ giảng dạy, về cơ sở vật chất, việc quản lý và bảo đảm các quyền lợi của học sinh, sinh viên của các trường Đại học và Cao đẳng.

Khi phát hiện các vấn đề chuyên môn cần giải quyết, thanh tra Bộ đề nghị Bộ trưởng thành lập các Hội đồng tương ứng để xem xét.

- Thanh tra toàn bộ các cấn đề thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch được giao của các trường và đơn vị trực thuộc Bộ.

- Thanh tra công tác quản lý của các đơn vị thuộc Bộ theo quyết định của Bộ trưởng.



Điều 20.

Đối tượng và nội dung thanh tra của thanh tra Sở:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước, các qui định của Bộ về giáo dục và đào tạo đối với Uỷ ban Nhân dân huyện và các ngành trong tỉnh.

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, các qui định của Bộ về việc thực hiện các công tác của Phòng Giáo dục-Đào tạo.

- Thanh tra việc thực hiện qui mô đào tạo, cơ cấu ngành học theo mục tiêu đã được xác định, việc thực hiện các qui định chuyên môn, việc tuyển sinh và thi Tốt nghiệp, việc bảo đảm các điều kiện về giáo viên, tài chính và cơ sở vật chất của các loại hình trường, lớp và cơ sở giáo dục-đào tạo (quốc lập, dân lập, bán công và tư nhân) thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở Giáo dục-Đào tạo.

- Thanh tra toàn bộ các vấn đề thực hiện chính sách, pháp luật, thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch được giao đối với các trường, lớp, các cơ sở giáo dục và đào tạo trực thuộc Sở.

- Thanh tra việc giảng dạy, công tác của giáo viên, cán bộ, công nhân viên của các trường, cơ sở giáo dục - đào tạo và các đơn vị trực thuộc Sở.

Điều 21.

Đối tượng và nội dung thanh tra của thanh tra Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện.

- Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục và đào tạo của Uỷ ban Nhân dân xã, các tổ chức kinh tế, xã hội, các công dân trong địa bàn huyện.

- Thanh tra việc thực hiện kế hoạch phát triển, qui mô đào tạo, việc bảo đảm các điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất của các loại hình trường, lớp và cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Phòng Giáo dục-Đào tạo, đặc biệt là Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học.

- Thanh tra toàn bộ các vấn đề thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và kế hoạch được giao của các trường và các cơ sở trực thuộc Phòng.

- Định kỳ thanh tra đánh giá giáo viên ở các trường trực thuộc Phòng Giáo dục-Đào tạo chủ yếu là trường Phổ thông và Mẫu giáo.



Chương VI
CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRONG NGÀNH

Điều 22.

1. Hiệu trưởng các trường, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục, đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của mình.

Các hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên, công khai, dân chủ; kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng văn bản và được lưu trữ. Hiệu trưởng hay thủ trưởng phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra này. Trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng hay Thủ trưởng đơn vị lập Tổ kiểm tra để tiến hành kiểm tra.

Ở các trường và các đơn vị có nhiều cán bộ giáo viên, công nhân viên, Hiệu trưởng hay Thủ trưởng đơn vị cử một cán bộ chuyên trách hay kiêm nhiệm làm trợ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Phòng đào tạo (hoặc Phòng Giáo vụ) các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề giúp Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn về giảng dạy, học tập. Khi cần thiết lập các Hội đồng chuyên môn thích hợp để đánh giá việc giảng dạy.

3. Hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường và các cơ sở giáo dục Mầm non tổ chức kiểm tra định kỳ các giáo viên của trường.



Chương VII
HOẠT ĐỘNG THANH TRA

Điều 23.

Hoạt động thanh tra giáo dục và đào tạo có thể:

1. Thanh tra một đơn vị, một cá nhân theo định kỳ hoặc đột xuất.

2. Thanh tra chuyên đề được tổ chức theo từng cấp thanh tra hoặc cả hệ thống thanh tra trên một số đơn vị để xem xét, đánh giá một vấn đề trong công tác giáo dục, đào tạo.

3. Thanh tra do các đoàn thanh tra thực hiện hoặc do thanh tra viên, thanh tra viên kiêm nhiệm độc lập thực hiện, có báo trước hoặc không báo trước cho đối tượng thanh tra.

4. Thanh tra Bộ, thanh tra Sở, Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo cử thanh tra viên phụ trách địa phương hay phụ trách cụm trường trực thuộc để thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục, đào tạo và hỗ trợ các đơn vị trong vùng.



Điều 24.

Các trường Phổ thông, Mầm non và các giáo viên phổ thông, mầm non được thanh tra định kỳ từ 3 đến 5 năm một lần.



Điều 25.

Hàng năm cơ quan thanh tra các cấp lập kế hoạch thanh tra theo yêu cầu của Thủ trưởng ngành, theo đề xuất của các đơn vị quản lý và do chính yêu cầu của tổ chức thanh tra.

Các đoàn thanh tra, phải có quyết định của người phụ trách tổ chức thanh tra hoặc thủ trưởng ngành cùng cấp.

Điều 26.

1. Khi tiến hành thanh tra, các đoàn thanh tra hoặc các thanh tra viên phải xem xét kỹ các hoạt động của đối tượng thanh tra, các hồ sơ tài liệu… dể có cơ sở đánh giá, kết luận chính xác.

2. Kết thúc thanh tra phải có văn bản kết luận, quyết định hoặc kiến nghị xử lý theo quyền hạn.

3. Hồ sơ thanh tra gồm có:

Quyết định thanh tra, các biên bản, các tư liệu, văn bản ksst luận, kiến nghị của thanh tra, quyết định xử lý (nếu có)…. phải được lưu trữ tại tổ chức thanh tra.

Điều 27.

Đối tượng thanh tra có quyền yêu cầu người thanh tra xuất trình giấy tờ bảo đảm tư cách pháp nhân thanh tra, quyền được giải trình trong quá trình thanh tra.

Đối tượng thanh tra phải thực hiện đúng các yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra hoặc người thanh tra, phải cung cấp tài liệu, báo cáo bằng miệng hoặc bằng văn bản, xuất trình các hồ sơ, tư liệu liên quan đến nội dung thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã cung cấp. Đối tượng thanh tra phải ký vào biên bản kết luận thanh tra và cí quyền ghi ý kiến riêng của mình trước khi ký.

Đối tượng thanh tra phải chấp hành các kiến nghị, quyết định của thanh tra. Trong trường hợp không nhất trí với yêu cầu, kiến nghị, quyết định của thanh tra thì có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận văn bản kết luận và được xem xét giải quyết theo qui định của Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong khi chờ đợi giải quyết, phải thực hiện các yêu cầu, kiến nghị đó.



Điều 28.

Các kết luận, kiến nghị của thanh tra giáo dục-đào tạo đối với đơn vị, cá nhân là một căn cứ chủ yếu để xem xét việc khen thưởng, kỷ luật, sử dụng, bồi dưỡng, phong các danh hiệu… và thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, giáo viên.



Chương VIII
CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA TỔ CHỨC THANH TRA GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO

Điều 29.

Bộ trưởng, Giám đốc Sở chỉ đạo xây dựng chươngt rình thanh tra của tổ chức thanh tra cùng cấp, định kỳ nghe tổ chức thanh tra báo cáo để giải quyết các kiến nghị của các tổ chức thanh tra; chậm nhất là một tháng sau khi nhận được kiến nghị của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên; tủ trưởng ngành cùng cấp ra các quyết định cần thiết. Chánh thanh tra phải thực hiện các quyết định của thủ trưởng ngành cùng cấp; nếu chưa nhất trí có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo với tổ chức thanh tra cấp trên; trong khi chờ đợi ý kiến giải quyết vẫn phải chấp hành các quyết định đó.



Điều 30.

Thanh tra giáo dục và đào tạo các cấp thực hiện chương trình công tác của tổ chức thanh tra Nhà nước cùng cấp và báo cáo với các tổ chức đó kết quả thực hiện.

Thanh tra Sở, thanh tra phòng Giáo dục-Đào tạo huyện thực hiện chương trình công tác và hướng dẫn nghiệp vụ của thanh tra giáo dục - đào tạo cấp trên và báo cáo kết quả thực hiện; gửi các văn bản kết luận các cuộc thanh tra của mình lên thanh tra giáo dục cấp trên.

Điều 31.

1. Trong khi tự kiểm tra, Hiệu trưởng, thủ trưởng các đơn vị liên hệ chặt chẽ với tổ chức thanh tra thuộc cấp quản lý trực tiếp để giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ, pháp lý.

2. Hiệu trưởng, thủ trưởng tạo mọi điều kiện để đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên làm việc tại đơn vị mình, giải quyết các vấn đề theo kiến nghị của thanh tra và chịu trách nhiệm kiểm tra các cán bộ thuộc quyền thực hiện các kết luận, kiến nghị của thanh tra. Người thanh tra phải tham khảo ý kiến của thủ trưởng đơn vị trước khi kết luận về hoạt động của một bộ phận hoặc cá nhân thuộc quyền quản lý của thủ trưởng đơn vị ấy.

3. Thanh tra giáo dục - đào tạo các cấp hướng dẫn nghiệp vụ cho các tổ chức thanh tra nhân dân các đơn vị trực thuộc thủ trưởng cùng cấp. Khi cần thiết có quyền yêu cầu thanh tra nhân dân kiểm tra các vụ việc cụ thể ở đơn vị.



Chương IX
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 32.

Cơ quan đơn vị hoặc cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước và của ngành.



Điều 33.

Người nào lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn thanh tra, vì động cơ cá nhân hay thiếu thinh thần trách nhiệm mà có kết luận không đúng đắn trong khi thanh tra hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân; người cản trở, mua chuộc, trả thù nhân viên thanh tra hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về thanh tra thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật.



BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Đã ký)


Trần Hồng Quân



Каталог: Van%20ban -> QUYET%20DINH
Van%20ban -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Van%20ban -> BỘ CÔng an bộ ngoại giao
Van%20ban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 24/2006/NĐ-cp ngàY 06 tháng 3 NĂM 2006 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu củA nghị ĐỊnh số 57/2002/NĐ-cp ngàY 03 tháng 6 NĂM 2002 CỦa chính phủ quy đỊnh chi tiết thi hành pháp lệnh phí VÀ LỆ phí
Van%20ban -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
Van%20ban -> Ủy ban nhân dân phưỜng 4 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Van%20ban -> THÔng tư CỦa bộ ngoại giao số 02/2008/tt-bng ngàY 04 tháng 02 NĂM 2008
Van%20ban -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-cp ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập
Van%20ban -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Van%20ban -> CỦa bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 15/2006/QĐ-bnn ngàY 08 tháng 03 NĂM 2006 ban hành quy đỊnh về quy trìNH, thủ TỤc kiểm dịch đỘng vậT, SẢn phẩM ĐỘng vậT; kiểm tra vệ sinh thú Y
QUYET%20DINH -> Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992

tải về 79.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương