BỘ giao thông vận tải cụC ĐĂng kiểm việt nam



tải về 28.45 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích28.45 Kb.
#17013


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM


Số: 710A/ĐKVN-VAR






CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc








Hà nội, ngày 26 tháng 05 năm 2010



HƯỚNG DẪN

Thực hiện các quy định về thiết bị, dụng cụ kiểm định

tại các đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới


  • Căn cứ Quyết định số 26/2008/QĐ-BGTVT ngày 04/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam;

  • Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009 của Bộ Giao thông vận tải Quy định điều kiện đối với Trung tâm Đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

  • Căn cứ Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009 của Bộ Giao thông vận tải về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

  • Căn cứ Thông tư số 22/2009/TT-BGTVT ngày 06/10/2009 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn thực hiện việc trang bị, lắp đặt, quản lý, sử dụng và kiểm tra, đánh giá các thiết bị, dụng cụ kiểm định tại các đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới như sau:

  1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

    1. Hướng dẫn này áp dụng cho việc trang bị, lắp đặt, sử dụng thiết bị, dụng cụ kiểm định của các đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới.

    2. Hướng dẫn này làm cơ sở để thực hiện việc quản lý, kiểm tra, đánh giá thiết bị, dụng cụ kiểm định của các đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới.

  2. Trang bị, lắp đặt thiết bị, dụng cụ kiểm định

    1. Dây chuyền kiểm định phải được trang bị đầy đủ thiết bị kiểm định, dụng cụ kiểm tra như quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT và có kiểu loại thống nhất trong toàn mạng lưới Đăng kiểm xe cơ giới trên cả nước.

    2. Những thiết bị còn thiếu, thiết bị chưa có chương trình phần mềm điều khiển, không kết nối được với mạng máy tính phải được bổ sung đầy đủ trước ngày 10 tháng 8 năm 2012 (theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT). Các kiểu loại thiết bị đã được trang bị trước đây chưa phù hợp phải có kế hoạch nâng cấp, thay thế theo Hướng dẫn này.

    3. Các thiết bị kiểm định trước khi được trang bị, lắp đặt trên dây chuyền phải thông qua Cục Đăng kiểm Việt Nam chấp thuận về kiểu loại, tính năng kỹ thuật, sơ đồ bố trí và hệ thống chương trình phần mềm điều khiển hoạt động kèm theo để đảm bảo tính thống nhất.

    4. Thiết bị kiểm định phải được lắp đặt theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất thiết bị và đảm bảo về số lượng, kiểu loại, tính năng kỹ thuật, sơ đồ bố trí đã được chấp thuận.

  3. Sử dụng thiết bị, dụng cụ kiểm định

    1. Chỉ được sử dụng thiết bị kiểm định đã được kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu để kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT&BVMT) xe cơ giới.

    2. Chỉ những đăng kiểm viên đã qua đào tạo, có chứng chỉ mới được phép sử dụng thiết bị để kiểm tra ATKT&BVMT xe cơ giới và phải vận hành thiết bị theo đúng quy trình kiểm tra đã được hướng dẫn.

    3. Đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới phải lập Sổ quản lý thiết bị kiểm định theo mẫu trong Phụ lục 01 của Hướng dẫn này, niêm yết nội quy hướng dẫn sử dụng thiết bị tại vị trí lắp đặt và thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn sử dụng điện, an toàn lao động và an toàn phòng chống cháy nổ.

    4. Trong quá trình sử dụng, đơn vị Đăng kiểm và đăng kiểm viên trực tiếp sử dụng thiết bị phải thực hiện đầy đủ các chế độ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật, độ chính xác của thiết bị giữa các kỳ kiểm tra, đánh giá hàng năm.

    5. Khi phát hiện thiết bị có hiện tượng hư hỏng ảnh hưởng đến tính năng, độ chính xác của thiết bị, đơn vị Đăng kiểm phải ngừng hoạt động thiết bị, lập biên bản, thực hiện việc sửa chữa khắc phục và báo cáo về Phòng Kiểm định xe cơ giới.

    6. Đơn vị Đăng kiểm phải cập nhật, sử dụng phần mềm thiết bị và phần mềm kiểm định phiên bản mới nhất theo quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    7. Nghiêm cấm các hành vi sau:

  1. Vận hành thiết bị không tuân thủ nội dung, quy trình, quy định.

  2. Sử dụng thiết bị, dụng cụ kiểm tra bị hư hỏng, không đảm bảo độ chính xác hoặc chưa được kiểm tra, đánh giá để kiểm định ATKT&BVMT xe cơ giới.

  3. Sử dụng phiên bản phần mềm điều khiển thiết bị đã bị loại bỏ, phiên bản phần mềm nâng cấp chưa được chấp thuận hoặc kiểm định khi mạng máy tính nội bộ bị hư hỏng.

  4. Bố trí người vận hành thiết bị kiểm định không đúng với quy định.

  5. Tự ý tác động, điều chỉnh thiết bị, can thiệp vào phần mềm, cơ sở dữ liệu hoặc vận hành thiết bị sai quy trình gây ra sai lệch về kết quả kiểm tra.

  1. Kiểm tra, đánh giá thiết bị và dụng cụ kiểm định

    1. Các hình thức kiểm tra, đánh giá:

  • Kiểm tra, đánh giá lần đầu để đưa thiết bị mới được lắp đặt đi vào hoạt động.

  • Kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện 1 năm/lần đối với tất cả các thiết bị để xem xét, xác nhận tính năng, độ chính xác của thiết bị trong quá trình sử dụng.

  • Kiểm tra, đánh giá bổ sung khi có thay đổi vị trí dây chuyền kiểm định hoặc khi tiến hành sửa chữa thiết bị có ảnh hưởng đến tính năng, độ chính xác.

  • Kiểm tra đột xuất nhằm bảo đảm việc sử dụng thiết bị đúng theo quy định.

    1. Nội dung kiểm tra, đánh giá:

  • Số lượng, kiểu loại, thông tin nhận dạng;

  • Bố trí, lắp đặt;

  • Tình trạng hoạt động: Sự làm việc, độ chính xác;

  • Khả năng kết nối và truyền số liệu kết quả kiểm tra;

  • Chế độ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa và vệ sinh công nghiệp;

  • Chế độ quản lý: Nội quy sử dụng, các sổ sách theo dõi và báo cáo sử dụng.

    1. Biên bản kiểm tra, đánh giá thiết bị:

  • Biên bản tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá thiết bị được lập theo mẫu số 03 kèm theo Quyết định 084/QĐ-ĐK ngày 24/03/2006 của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.

  • Biên bản kiểm tra độ chính xác của thiết bị được lập theo mẫu trong Phụ lục 02 của Hướng dẫn này.

  1. Tổ chức thực hiện

    1. Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày ký ban hành, bãi bỏ Quyết định số 034/QĐ-ĐK ngày 14/02/2007 và các văn bản đã ban hành có nội dung trái với Hướng dẫn này.

    2. Phòng Kiểm định xe cơ giới có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    3. Các đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới có trách nhiệm trang bị, lắp đặt, quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, dụng cụ kiểm định tại đơn vị theo nội dung của Hướng dẫn này.


CỤC TRƯỞNG

Nơi nhận:

  • Bộ GTVT (để báo cáo);

  • Các Sở GTVT ( để phối hợp);

  • Các Phó Cục trưởng (để chỉ đạo);

  • Các đơn vị Đăng kiểm XCG (để t/h);

  • Lưu VAR, VP.


Trịnh Ngọc Giao





tải về 28.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương