BỘ CÂu hỏi tham khảO ĐOÀn hộI ĐỘi bộ câu hỏi mang tính chất tham khảo


Câu 679: Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đồng tiền Việt Nam được Quốc hội quyết định cho lưu hành trong cả nước vào thời điểm nào?



tải về 0.79 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.79 Mb.
#21475
1   2   3   4   5   6   7

Câu 679: Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đồng tiền Việt Nam được Quốc hội quyết định cho lưu hành trong cả nước vào thời điểm nào?

Đáp án: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhân dân ta vô cùng phấn khởi vì thoát khỏi cảnh xiềng xích nô lệ của chế độ thực dân và phong kiến để bước vào thời kỳ kiến thiết đất nước.

Bước vào thời kỳ đầu của chế độ mới, Chính phủ và nhân dân ta phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, vừa phải chống giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm vừa phải xây dựng nền tài chính quốc gia. Theo đó, ngày 28/8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định thành lập Bộ Tài chính để phục vụ cho việc chi tiêu của Chính phủ, xây dựng và quản lý việc thu chi ngân sách, từng bước xây dựng và phát triển nền tài chính tiền tệ của nước Việt Nam độc lập.

Nhận thấy rõ những khó khăn của ngành tài chính trong buổi đầu của chế độ mới, Chính phủ và Bộ Tài chính đã có nhiều cố gắng trong việc tìm ra những giải pháp tháo gỡ, trong đó có việc cho phát hành đồng tiền Việt Nam. Chính vì vậy, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần thảo luận và đã quyết định giao cho Bộ Tài chính tổ chức in và phát hành giấy bạc tài chính Việt Nam.

Ngày 31/1/1946, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh lịch sử (Sắc lệnh số 18b) cho phép Bộ trưởng Bộ Tài chính phát hành tờ bạc Việt Nam để thay thế đồng bạc đông dương. Ngày 3/2/1946, cơ quan Tổng phát hành giấy bạc Việt Nam chính thức ra đời và hoạt động ngay sau khi Bộ Tài chính ra Nghị định phát hành lần đầu tiên tại miền Nam Trung Bộ, từ vĩ tuyến 16 trở vào. Sự ra đời của đồng tiền Việt Nam đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta. Kể từ đây, nền tiền tệ của chế độ Thực dân phong kiến đã bị xóa bỏ, thay vào đó là một nền tiền tệ VN độc lập và tự chủ được thiết lập.



Câu 680: Trong gần nửa thế kỷ giao tranh, chúa Trịnh và chúa Nguyễn đã đối đầu nhau như thế nào?

Đáp án: Trong gần nửa thế kỷ giao tranh (1627 – 1672), quân của chúa Trịnh và chúa Nguyễn đã đánh nhau bảy lần vào các năm 1627, 1630, 1643, 1648, 1655 – 1660, 1661 và 1672. Sau 7 lần đánh nhau không phân biệt thắng bại, cuối cùng hai bên phải lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia Nam – Bắc.

Câu 681: Ngày 01/5/1938 đã diễn ra một sự kiện mà theo Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Ngày đó thật là lớn và đối với Đông Dương có thể nói là vĩ đại”, hãy cho biết đó là sự kiện gì?

Đáp án: Ngày 01/5/1938 đã diễn ra cuộc biểu dương lực lượng của 25.000 người lao động và các tầng lớp nhân dân nhân KN ngày Quốc tế lao động tại Hà Nội.

Hàng năm, ngày Quốc tế Lao động trở thành cơ hội để các tầng lớp nhân dân lao động và các tổ chức cách mạng biểu dương lực lượng và tuyên truyền cách mạng dưới nhiều hình thức như mi1ttinh, biểu tình, rải truyền đơn, bãi công,…Nhưng ngày 01/5/1938, lần đầu tiên lễ kỉ niệm được tổ chức công khai, với qui mô chưa từng có. Cuộc mittinh được tiến hành có ý thức kỷ luật và tổ chức cao, thu hút 25.000 người thuộc đủ các ngành các giới, chia thành 25 đoàn (như công nhân đường sắt, thợ may, nông dân, phụ nữ, nhà văn, nhà báo,…), với những biểu tượng riêng cho ngành, giới của mình.



Câu 682: Hãy cho biết tam giác văn hóa Việt Nam bao gồm các nền văn hóa nào?

Đáp án: Tam giác văn hóa Việt Nam bao gồm: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Óc Eo.

Câu 683: Hãy kể tên một số vị tướng tham gia khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Hán vào năm 40?

Đáp án: Năm 40, Hai Bà Trưng phát động và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở tại quê hương. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ngoài Trưng Trắc, Trưng Nhị, còn có rất nhiều người thuộc các tầng lớp, lứa tuổi, từ nhiều địa phương và nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó phần lớn lực lượng tham gia chủ yếu là phụ nữ. Có thể kể tên đó là: nữ tướng Lê Chân, nữ tướng Thánh Thiên (tức Ngọc Lâm), Nàng A (Quách A hay còn gọi là Khâu Ni công chúa), Bà chúa Bầu, Xuân Dương, Bà Vĩnh Huy, Bát Nạn công chúa, Ngọc Quang công chúa, Thiều Hoa công chúa,…

Câu 684:Đội quân tóc dài” là tên gọi của phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Hãy cho biết quá trình hình thành và phát triển của “đội quân” này?

Đáp án: “Đội quân tóc dài” ra đời trong phong trào Đồng Khởi của tỉnh Bến Tre năm 1960 sau khi có Nghị quyết Trung ương số 15 mở ra con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang của cách mạng miền Nam, phát động hàng chục triệu lượt quần chúng yêu nước nổi dậy thành cao trào Đồng Khởi.

Trong cuộc nổi dậy này đã xuất hiện người nữ lãnh đạo tài tình Nguyễn Thị Định. Chị em đã đấu tranh trực diện đòi địch chấm dứt càn quét, bắn giết nhân dân với những khẩu hiệu đấu tranh sắc bén, đã tranh thủ được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, làm cho địch phải lùi bước trước sức đấu tranh của quần chúng.

Trong khí thế của phong trào Đồng Khởi, ngày 8/3/1961, Hội LHPN giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập là ngọn cờ hiệu triệu, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp phụ nữ miền Nam tham gia cùng nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Cũng từ đó, “đội quân tóc dài”- lực lượng đấu tranh ba mũi kiên cường của phụ nữ miền Nam vững bước tiến lên. Đội quân ấy xuất hiện trong cao trào Đồng Khởi Bến Tre sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân” ở đây mang ý nghĩa đầy đủ nhất của danh từ ấy là một số đông người có tuyển chọn, có tổ chức, có huấn luyện, được sàng lọc trong đấu tranh cách mạng và có tiếp viện hậu bị…Đó là đội quân chính trị nên vũ khí chính của nó chính là tinh thần, lý lẽ chứ không phải súng đạn.

Câu 685: Trung ương cục miền Nam ra đời như thế nào?

Đáp án: Sau Đồng Khởi năm 1960, cách mạng miền Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới, Mỹ - Diệm buộc phải bỏ chiến tranh đơn phương chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Tháng 01/1961, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: “ra sức xây dựng mau chóng lực lượng ta cả về hai mặt chính trị và quân sự…đấu tranh chính trị mạnh mẽ…tích cực tiêu diệt sinh lực địch…tạo điều kiện và nắm thời cơ thuận lợi để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam”.

Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng miền Nam, đầu năm 1961, Bộ Chính trị quyết định giải thể Xứ ủy Nam bộ, thành lập Trung ương cục miền Nam.

Ông là nhà tình báo chiến lược của ta có nhiều ảnh hưởng chính trị trong chính quyền Sài Gòn. Cuộc đời hoạt động của ông đã được nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý xây dựng thành nhân vật Nguyễn Thành Luân trong tiểu thuyết “ván bài lật ngửa” nổi tiếng, hãy cho biết ông là ai?

Đáp án: Đó là đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo. Ông là đại tá của hai quân đội đối nghịch trong chiến tranh Việt Nam: Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông là người có nhiều ảnh hưởng chính trị và là một trong những thành viên chủ chốt trong hai cuộc đảo chính bất thành ở Sài Gòn vào những năm 1964 – 1965. Ông sinh ngày 14/2/1922 tại Sài Gòn, nguyên quán Bến Tre. Ông còn có tên là Albert Phạm Ngọc Thuần, còn gọi là Albert Thảo. Mọi người thười gọi ông là Chín Thảo vì ông thứ 8 trong gia đình.



Câu 686: Ông là nhà tình báo chiến lược của ta có nhiều ảnh hưởng chính trị trong chính quyền Sài Gòn. Cuộc đời hoạt động của ông đã được nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý xây dựng thành nhân vật Nguyễn Thành Luân trong tiểu thuyết “ván bài lật ngửa” nổi tiếng, hãy cho biết ông là ai?

Đáp án: Đó là đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo. Ông là đại tá của hai quân đội đối nghịch trong chiến tranh Việt Nam: Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông là người có nhiều ảnh hưởng chính trị và là một trong những thành viên chủ chốt trong hai cuộc đảo chính bất thành ở Sài Gòn vào những năm 1964 – 1965. Ông sinh ngày 14/2/1922 tại Sài Gòn, nguyên quán Bến Tre. Ông còn có tên là Albert Phạm Ngọc Thuần, còn gọi là Albert Thảo. Mọi người thười gọi ông là Chín Thảo vì ông thứ 8 trong gia đình.

Câu 687: Tại sao nói, sự thành lập nhà nước Vạn Xuân đã đánh dấu một bước trưởng thành quan trọng của tinh thần quốc gia dân tộc Việt Nam?

Đáp án: Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự thành lập của Nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó đánh dấu một bước trưởng thành quan trọng của tinh thần quốc gia dân tộc Việt Nam.

Trước hết, cuộc khởi nghĩa đã đoàn kết được các lực lượng phong kiến và bị trị trong nước, đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức chính trị của giai cấp phong kiến. Sau khởi nghĩa, một quốc gia của Việt Nam đã được thành lập. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa chứng tỏ rằng, trong điều kiện thuận lợi, nếu các lực lượng nhân dân Việt Nam biết đoàn kết chiến đấu thì sẽ chiến thắng kẻ thù một cách dễ dàng.

Sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân tuy khoảng thời gian tồn tại không lâu nhưng có một ý nghĩa rất lớn. Đây là nhà nước thứ hai sau nhà nước của Hai Bà Trưng, nhưng nhà nước này có hình thài rõ ràng, dầu hãy còn rất sơ khai và theo mẫu nhà nước Trung Quốc. Đặc điểm và là bước tiến lớn của thời kỳ này là sự hình thành của một quốc gia. Sự ra đời của nhà nước vạn Xuân là một niềm tự hào của nhân dân Việt Nam và nó sẽ là nguồn sức mạnh cổ vũ nhân dân ta sau này liên tục đấu tranh giành độc lập.

Câu 688: Hãy cho biết vài nét về Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức?

Đáp án: Hội nghị Diên Hồng được tổ chức vào đầu năm 1285, đúng vào lúc quân Nguyên đã áp sát biên giới phía Bắc, vận nước đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Hội nghị Diên Hồng được khai mạc vào đúng dịp tết cổ truyền của dân tộc ta cũng sắp tới. Đây chính là thời điểm thuận lợi nhất để triều Trần có thể khơi dậy và cổ vũ ý chí của toàn dân. Các vị bô lão đại diện cho các tầng lớp nhân dân khắp mọi nơi trong cả nước. Hội nghị Diên Hồng không bàn đến những vấn đề có ý nghĩa chiến lược và chiến thuật mà chỉ bàn xem nên đánh hay nên hòa với giặc. Ngoan cường chiến đấu thì mới mong giữ được cơ nghiệp cho mọi nhà. Hòa cũng có nghĩa là phải chấp nhận để cho giặc ngoại xâm dày xéo, phải chịu cảnh nước mất nhà tan.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, đại biểu của nhân dân được cùng với nhà vua thảo luận một vấn đề có ý nghĩa to lớn, liên quan chặt chẽ đến vận mệnh của nước nhà. Trong niềm phấn chấn đặc biệt đó, các vị bô lão đã xin quyết đánh. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “các cụ phụ lão đều hô quyết đánh, vạn người như một, tiếng vang như cùng bật ra từ một cửa miệng vậy”. Hội nghị Diên Hồng là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật tập hợp lực lượng. Từ đây, khối đại đoàn kết toàn dân đánh giặc đã được xác lập. Cũng từ đây, quyết tâm của triều đình nhà Trần đã nhanh chóng biến thành quyết tâm chung của cả nước.



Câu 689: Trong lịch sử, nước ta đã bị bao nhiêu triều đại phong kiến phương Bắc thống trị trong hơn 1.000 năm?

Đáp án: Từ sau thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Nam Việt, nước ta liên tục bị các thế lực phong kiến phương Bắc xâm lược và thống trị, biến Âu Lạc thành quận, huyện, đồng hóa dân tộc, bóc lột nhân dân ta tàn bạo và triệt để. Tuy chính sách đô hộ của chính quyền ngoại bang biểu hiện qua từng thời kỳ khác nhau, lúc rắn, lúc mềm, nhưng mục đích đó vẫn không thay đổi.

Trong hơn 1.000 năm (từ năm 179 TCN đến năm 905) có 9 triều đại phong kiến phương Bắc thay phiên nhau xâm lược và thống trị nước ta: Nam Việt, Tiền Hán, Nhà Tần, Hậu Hán, Đông Ngô, Nhà Tấn, Nam Triều, Nhà Tùy, Nhà Đường.



Câu 690: Nghị quyết của Hội nghị nào có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên xoay chuyển tình thế, dẫn đến cuộc “Đồng Khởi” toàn miền Nam năm 1960?

Đáp án: Đó là nghị quyết số 15. Ngày 13/1/1959, Hội nghị lần thứ 15 của BCH Trung ương Đảng (khóa II) mở rộng khai mạc ở Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ tọa của Hồ Chủ tịch và đồng chí Lê Duẩn. Hội nghị Trung ương đã nghiên cứu trao đổi phân tích về tình hình ta và địch, khảo sát khả năng và lực lượng cách mạng thích hợp nhất miền Nam. Nội dung của Hội nghị tập trung vào các vấn đề nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng, vấn đề kẻ thù chủ yếu nhanh chóng được thống nhất. Những vấn đề gay cấn phải thảo luận nhiều là: - đánh giá địch, đánh giá đế quốc Mỹ; - cách mạng miền Nam, chiến tranh cách mạng và vấn đề bảo vệ hòa bình chung; - Phương pháp cách mạng ở miền Nam. Chưa có hội nghị nào của Trung ương được chuẩn bị công phu, trao đổi sôi nổi, kỹ lưỡng như hội nghị này. Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng khóa II tiến hành suốt cả tháng trời, từ giữa tháng giêng cho đến giữa tháng 2/1959.

Từ khi Nghị quyết số 15 ra đời, cách mạng Việt Nam bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của Trung ương Đảng: Bộ Chính trị thành lập Đoàn vận tải quân sự 559, điều động Sư đoàn 325 mở đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh; huấn luyện quân sự cung cấp vào chiến đấu miền Nam,…Nghị quyết số 15 ra đời có ý nghĩa lịch sử to lớn, quyết định bước ngoặt của cách mạng, đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn sang thế tiến công, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên xoay chuyển tình thế, dẫn đến cuộc Đồng Khởi toàn miền Nam năm 1960.



Câu 691: Bộ phim truyện nào là phim đầu tiên của miền Bắc sau năm 1954, cũng là bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam?

Đáp án: Đó là bộ phim Chung một dòng sông, sản xuất năm 1959 của hai đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân (tức Phạm Kỳ Nam) do hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Mặc dù nội dung còn đơn giản và có sự cố tình sắp đặt của tác giả, nhưng lại trong sáng đã thu hút được rất nhiều thiện cảm của công chúng khán giả. Kịch bản gốc của Chung một dòng sông là kịch bản Tình không giới tuyến của tác giả Cao Đình Báu viết từ đấu năm 1957, nói về mối tình bình dị bị chia cắt của hai nhân vật Hoài và Việt sống trên đôi bờ Sông Bến Hải. Về sau, Cao Đình Báu và Đào Xuân Tùng đã sửa chữa và hoàn chỉnh kịch bản đổi tên thành Chung một dòng sông.

Bộ phim được công chiếu lần đầu là ngày 20/7/1959. Tác phẩm điện ảnh đầu tiên này không những chứa đựng những sáng tạo nghệ thuật, giá trị hiện thực sâu sắc mà còn có một giá trị lịch sử quan trọng, là cột mốc trong quá trình phát triển và đi lên của Điện ảnh cách mạng Việt Nam.



Câu 692: Hãy cho biết đôi nét về những “Con tàu không số” trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

Đáp án: Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt, phong trào Đồng Khởi đang bùng lên mạnh mẽ, cách mạng miền Nam đang chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là phải tăng cường sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam. Trung ương Đảng đã nhận định: miền Nam cần nhiều vũ khí, phải chi viện tối đa cho chiến trường. Lúc này, đường vận chuyển chiến lược trên bộ Trường Sơn 559 mới thành lập, chưa đủ sức vươn tới các tỉnh Nam Bộ. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định phải mở tuyến vận tải bằng đường biểu để mua sắm phương tiện vận chuyển vũ khí, hàng hóa vào chiến trường miền Nam.

Chấp hành Chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, ngày 23/10/1961, Bộ Tổng tư lệnh ra quyết định thành lập Đoàn 759 vận tải quân sự đường biển. Lúc đầu đoàn có 38 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có 20 người do các tỉnh Nam Bộ gửi ra. Đoàn trưởng Đoàn Hồng Phước; Chính ủy là Võ Huy Phúc.

Đường mòn trên biển với sự hoạt động không mệt mỏi của những con tàu không số (được thiết kế như thuyền đánh cá của ngư dân), ngày đêm vận chuyển những tấn hàng, vũ khí, thuốc men, đạn dược,…từ hậu phương lớn miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Cùng với con đường Trường Sơn với những chiếc “xe đạp thồ”, đường Hồ Chí Minh trên biển với hoạt động của những “con tàu không số” là một chiến công hào hùng, một kỳ tích lịch sử, một kinh nghiệm quí báu của Đảng, của quân và dân ta sẽ mãi mãi trường tồn trong lịch sử kháng chiến chống xâm lược của dân tộc, sẽ tồn tại trong ký ức và tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam.

Câu 693: Từ khi Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (1858) cho đến hết thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào?

Đáp án: Từ khi Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam cho đến hết thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã trải qua 7 đời vua:

- Vua Tự Đức (1848 – 1883).

- Vua Dục Đức (1883 – 3 ngày).

- Vua Hiệp Hòa (1883, 4 tháng).

- Vua Kiến Phúc (1883 – 1884).

- Vua Hàm Nghi (1884 – 1885).

- Vua Đồng Khánh (1886 – 1888).

- Vua Thành Thái (1889 – 1907).



Câu 694: “Hịch tướng sĩ” – Áng hùng ca đã góp phần khơi dậy lòng yêu nước và khích lệ tướng sĩ giết giặt cứu nước – được Trần Hưng Đạo viết vào thời điểm cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ hai. Xin cho biết đôi nét về tác phẩm này?

Đáp án: Bài “Hịch tướng sĩ” được Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn viết năm 1284, nguyên tên Dụ chư tỳ tướng hịch văn. Tác phẩm được viết theo thể hịch, gồm 74 vế, tản văn xen biền văn. Văn bản cổ nhất còn lại trong Đại Việt sử ký toàn thư (1697) và Hoàng Việt thi văn tuyển (1839).

Mở đầu bài hịch đem các tấm gương “trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước” đời xưa (trong sử Trung Quốc) và đương thời (trong giới tướng sĩ nhà Tống, nhà Nguyên) để nhắc nhở bổn phận của các tướng sĩ đối với triều đình, cũng là đối với đất nước. Tiếp theo, bài hịch nêu lên nỗi nhục trước họa ngoại xâm. Sau đó, bài hịch cảnh cáo các tướng sĩ về việc họ chưa tận tâm trong nghĩa vụ, về việc họ còn bận tâm với “chọi gà”, “cờ bạc”, “điền viên”, “thê tử”, “sản nghiệp”, “săn bắn”, “dâm thanh”,…rồi phân tích những hậu quả sẽ gặp nếu trong tình thế bị thua trận. Cuối cùng, bài hịch khuyên tướng sĩ gắng sức luyện tập theo sách binh thư để cứu nạn cho đất nước. Lời văn hùng hồn, thống thiết.

Bài hịch đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thu nung nấu tâm can tướng sĩ, được khích lệ bởi bài hịch tất cả quân sĩ đếu một lòng giết giặc, tự thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Thát Đát – vốn là tên người Tuyết ở Mông Cổ). Hịch tướng sĩ ngoài ý nghĩa của một áng văn chính luận thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước, còn có ý nghĩa lớn về tư liệu lịch sử. Đây là một trong số ít những văn kiện chính thức còn sót về các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thời Trần.

Câu 695: Năm 1948, tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của chiến trường Nam Bộ hoạt động ở vùng Đồng bằng Sông Cửu long đáp ứng một yêu cầu về chiến lược trong lúc cả Nam Bộ đã là chiến trường của chiến tranh du kích. Hãy cho biết đó là tiểu đoàn nào?

Đáp án: Đó là tiểu đoàn 307 – tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của chiến trường Nam Bộ hoạt động ở vùng ĐBSCL trong những năm đầu chống thực dân Pháp. Tiểu đoàn 307 ra đời đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang Nam Bộ, mở đầu cho những trận đánh tiêu diệt lớn ở ĐBSCL.

Tiểu đoàn 307 chính thức được thành lập ngày 1/5/1948. Ngày 5/7/1948, tiểu đoàn 307 tổ chức lễ xuất quân tại vùng căn cứ Giồng Luông, thuộc xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Tiểu đoàn liên quân lưu động (tên gọi của tiểu đoàn vào ngày xuất quân, mấy tháng sau đổi tên thành tiểu đoàn 307) đã tuyên thệ. Khi đó, tiểu đoàn còn trang bị thô sơ, súng trường, mã tấu là chủ yếu nhưng với trái tim rực lửa quyết đánh mọi người đều giơ cao nắm tay “nguyện một lòng gìn giữ non sông”. Tiểu đoàn trưởng là đồng chí Đỗ Huy Rừa. Các chiến sĩ tiểu đoàn 307 đều trẻ tuổi, anh dũng và lập nên những chiến công hiển hách, trận Tháp Mười, trận Mộc Hóa, trận La Bang,…Điều đặc biệt làm nên chiến công của tiểu đoàn 307 là sự gắn bó với nhân dân, được nhân dân yêu mến. Đi đến đâu cũng được nhân dân đùm bọc, chở che ủng hộ.



Câu 696: Bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có tên gọi là gì? ra đời trong hoàn cảnh nào?
Đáp án: Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Được sự phân công của cách mạng, bộ ba Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ đã bắt tay vào sáng tác bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, chỉ một tuần lễ sau, ca khúc Giải phóng miền Nam ra đời và bài hát này được chọn làm bài hát chính thức của Mặt trận. Đây cũng chính là bài hát chính thức của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Bài hát Giải phóng miền Nam như tiếng gọi quyết liệt và thân thương, như lời hiệu triệu toàn dân chiến đấu vì hòa bình, thống nhất đất nước. Bài hát bắt đầu bằng lời hiệu triệu “Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước”, điệu nhạc sục sôi, quyết liệt, nhịp đi hùng tráng. Tác giả chỉ dùng một cách triển khai giai điệu, song mạnh mẽ, hiệu quả với ca từ đầy hào phóng về truyền thống Việt Nam “đây Cửu Long hùng tráng, đây Trường Sơn vinh quang…vai sát vai chung một bóng cờ”. Bài hát Giải phóng miền Nam được ghi nhận là một giá trị vững bền cùng năm tháng.



Câu 697: “Nhắm thẳng quân thù mà bắn” đã trở thành khẩu hiệu chiến đấu của toàn quân, toàn dân và thanh niên Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hãy cho biết ai là người đã nói câu nói đó? Nêu hoàn cảnh?

Đáp án: Đó chính là anh hùng Nguyễn Viết Xuân, chỉ huy đại đội 3, pháo cao xạ phối hợp chiến đấu trong đội hình của tiểu đoàn pháo phòng không 14 thuộc sư đoàn 325, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ bầu trời phía Tây Quảng Bình. Sinh năm 1934, 18 tuổi, anh đã dũng cảm vượt vùng tạm chiếm ra vùng tự do, xin đi bộ đội. Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, anh đã cùng đồng đội chiến đấu anh dũng, không ngại hy sinh, gian khổ, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch.

Năm 1964 bị thất bại nặng nề ở chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc nước ta. Nguyễn Viết Xuân với vai trò là một bí thư chi bộ, một chính trị viên đại đội pháo cao xạ, đã nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần kiên quyết tiến công địch. Trong trận đánh ngày 18/11/1964, Mỹ huy động nhiều tốp máy bay đánh phá ác liệt vùng Chalo thuộc miền tây tỉnh Quảng Bình. Ngay đợt đầu, ba chiếc máy bay F.100 bất ngờ lao vào trận địa của đại đội Nguyễn Viết Xuân. Một chiếc đã bị bắn cháy ngay loạt đạn đầu tiên. Cả trận địa nổ súng giòn giã, đánh trả quyết liệt lũ cướp trời, một chiếc thứ hai trúng đạn bốc cháy nhưng một chiếc khác đã phóng một loạt tên lửa. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 hô lớn:



“Các đồng chí! Máy bay Mỹ không có gì đáng sợ, học tập Nguyễn Văn Trỗi, các đồng chí nhắm thẳng quân thù mà bắn!”.

Giữa làn bom đạn địch, tiếng hô dõng dạc của anh vang lên trận địa đã trở thành khẩu hiệu khích lệ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn đơn vị và một chiếc máy bay nữa đã bị hạ gục.



Câu 698 Từ năm 179 TCN đến 905 SCN, trong số những dòng phát triển khác nhau của lịch sử, có hai dòng đối nghịch, luôn diễn ra một cách quyết liệt trên đất nước ta, đó là Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Sau hơn ngàn năm đối đầu không khoan nhượng, dòng chống Bắc thuộc đã thắng. Đây là cả một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ. Trong quá trình đó, không ít các hệ thống chính quyền với những qui mô và tính chất khác nhau đã được lập ra. Gọi đó là những triều vua (gồm vua và những thiết chế chính trị do vua lập ra). Những chính quyền tự chủ tiêu biểu đó là:

- Chính quyền Trưng Nữ vương (40 – 43).

- Chính quyền của Bà Triệu (248).

- Thế thứ chính quyền nhà Tiền Lý (542 – 602).

- Chính quyền Đinh Kiến (687).

- Chính quyền Mai Hắc Đế (722).

- Chính quyền họ Phùng (? – 791).

- Chính quyền Dương Thanh (819 – 820).

- Chính quyền họ Khúc (905 – 930).

- Chính quyền Dương Đình Nghệ (931 – 937).

Trên đây là những hệ thống chính quyền tiêu biểu nhất được thành lập trong hoặc sau thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc, gồm nhiều qui mô và tính chất khác nhau. Hẳn nhiên, đó chưa phải là tất cả, nhưng dẫu nhìn từ bất cứ góc độ nào thì đó cũng chính là tinh hoa của lịch sử chống xâm lăng thời Bắc thuộc.

Câu 699: Dưới triều Nguyễn, có một tác phẩm văn học rất nổi tiếng đã ra đời, đó là Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du. Trình bày đôi nét về tác giả, tác phẩm này?

Đáp án: Trong nền văn chương cổ điển Việt Nam, Truyện Kiều được coi là tác phẩm tiêu biểu nhất. Truyện Kiều là kiệt tác của nhà thơ Nguyễn Du, truyện thơ Nôm viết bằng thể loại lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), gồm 3254 câu thơ. Đây là câu chuyện vốn có thật trong đời sống lịch sử ở Trung Quốc. Theo thiên ký sự này thì Vương Thúy Kiều là một kỳ nữ Lâm Tri, giỏi hát lối mới, thạo ngón hồ cầm, sau tìm cách trốn khỏi nhà xướng ca, đổi tên ra ở bên bờ biển. Câu chuyện Truyện Kiều chủ yếu xoay quanh cuộc đời 15 năm lưu lạc của nhân vật chính là Thúy Kiều.

Nguyễn Du quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Ông thuộc dòng họ trâm anh thế phiệt. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương đậu Tam trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa. Ông mất năm 1820. Ngoài truyện Kiều nổi tiếng ra, Nguyễn Du còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị khác: Văn tế thập loại chúng sinh, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu,…và 03 tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.



tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương