BỘ CÂu hỏi tham khảO ĐOÀn hộI ĐỘi bộ câu hỏi mang tính chất tham khảo


Câu 669: Hãy cho biết niên đại của thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam?



tải về 0.79 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.79 Mb.
#21475
1   2   3   4   5   6   7

Câu 669: Hãy cho biết niên đại của thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam?

Đáp án: Dựa vào các nguồn tư liệu mới phát hiện và kết quả nghiên cứu, nhiều nhà khảo cổ học và sử học cho rằng thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam – thời Hùng Vương đã trải qua 4 giai đoạn nối tiếp nhau liên tục và ngày càng cao trên cơ sở kế thừa thành quả giai đoạn trước. 4 giai đoạn đó phản ánh quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước và quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.

- Giai đoạn Phùng Nguyên: tồn tại vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II TCN, thuộc sơ kỳ thời đại đồng thau. Giai đoạn này chưa có công cụ bằng đồng.

- Giai đoạn Đồng Đậu ở vào khoảng nửa sau thiên niên kỷ II TCN, thuộc trung kỳ thời đồng thau. Đây là giai đoạn phát triển kế tiếp và cao hơn giai đoạn Phùng Nguyên. Người thời Đồng Đậu vẫn dùng đồ đá trong sản xuất và đời sống là chủ yếu, nhưng hiện vật bằng đồng thau đã chiếm khoảng trên dưới 20% số công cụ và vũ khí. Kỹ thuật làm đồ gốm và luyện kim phát triển hơn.

- Giai đoạn Gò Mun: tồn tại vào nửa đầu thiên niên kỷ I TCN. Đặc điểm của giai đoạn này là đồ đá giảm sút rõ rệt, chỉ chiếm 48% trong tổng số hiện vật, đồ đồng thau chiếm tỷ lệ cao, trên 50% tổng số công cụ và vũ khí. Đây là giai đoạn hậu kỳ thời đại đồng thau.

- Giai đoạn Đông Sơn: tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ VII TCN đến thế kỷ I SCN. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ sự phát triển rực rỡ của đồ đồng sang sơ kỳ đồ sắt.

Câu 670: Trong lịch sử Việt Nam, sự kiện “Loạn 12 sứ quân” xảy ra vào thời điểm nào?

Đáp án: Trong thời kỳ Hậu Ngô Vương, cát cứ đã bắt đầu xuất hiện, các thế lực yếu bị tiêu diệt nhanh, các thế lực mạnh tồn tại được lâu hơn. Năm 965, cả nước chỉ còn 12 thế lực mạnh, sử cũ gọi đó là “Loạn 12 sứ quân”.

Câu 671: Trước khi dựng cờ khởi nghĩa, Lê Lợi cùng các hào kiệt thân tín đã tổ chức hội thề Lũng Nhai nổi tiếng trong lịch sử. Sự kiện này diễn ra như thế nào?

Đáp án: Theo phong tục cổ truyền, các danh tướng thường thường làm lễ thề nguyện trước khi xuất quân và ở nước ta cũng vậy. Vào đầu tháng hai năm Bính Thân (1416), trước khi xuất trận, Lê Lợi đã long trọng tổ chức một cuộc hội thề tại Lũng Nhai (tỉnh Thanh Hóa) mà sử sách gọi đó là Hội thề Lũng Nhai. Tham dự hội thề này, ngoài Lê Lợi còn có mười tám bậc hào kiệt thân tín và có sự chứng kiến của đông đảo nhân dân trong vùng.

Chọn đúng giờ Ngọ, Lê Lợi khăn áo chỉnh tề, tiến lên đàn tế và cất cao lời thề rằng: “Trại chủ Lam Sơn là Lê Lợi cùng bọn Lê Lai, Nguyễn Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Trịnh Khả, Trương Lôi, Trịnh Đồ, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Chích, Võ Uy, Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú, Trần Võ, Trần Nguyên Hãn, Lê Lý, Lê Sát, Lê Ngân họp nhau kết nghĩa ăn thề nguyện đồng cam cộng khổ, sống chết có nhau, quyết trừ loạn lớn, cứu trăm họ khỏi hầm tai vạ. Nếu ai manh tâm phản trắc, làm sai lời ước thì trời đất, quỷ thần phù hộ, khiến cho nghiệp lớn chóng thành, muôn dân sớm được thấy lại uy nghi nước cũ”.



Hội thề Lũng Nhai thực chất là buổi lễ ra mắt, được tổ chức theo một dạng thức đặc biệt của các lãnh tụ Lam Sơn. Việc tổ chức hội thề này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đoàn kết gắn bó keo sơn và ý chí chiến đấu sắt đá của nghĩa quân Lam Sơn trước khi xuất trận.

Câu 672: Bạn biết gì về chiến thắng của Nguyễn Trung Trực trên sông Nhật Tảo năm 1861?
Đáp án: Ngày 10/12/1861, nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy đã làm nên một chiến công lừng lẫy, đánh một trận mưu trí và táo bạo, đốt cháy chiến hạm L’Esperance (Hy Vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (hay còn gọi là sông Nhựt Tảo), diệt toàn bộ quân địch trên tàu gồm 17 lính Pháp và 20 tên Việt gian. Sự kiện này được ca ngợi sự kiện này là “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa”.

Câu 673: “Trời Gia Định ngày chiều ráng bắn, âm hồn theo con bóng dật dờ;

Đất Biên Hòa đêm vắng trăng lờ, oan quỉ nhóm ngọn đèn trời hiu hắt”

Hãy cho biết những câu thơ xúc động trên do ai sáng tác và phản ánh sự kiện lịch sử gì?
Đáp án: Những câu thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trong bài “Tế lục tỉnh sĩ dân vận vong văn”, phản ánh nhân dân ta bị thực dân Pháp tàn sát trong sự kiện Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.

Câu 674: Hãy cho biết tên hiệu “Ông già Bến Ngự” là muốn nhắc đến nhân vật nào? hãy cho biết đôi nét về nhân vật này?
Đáp án: Đó chính là Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn San) hiệu là Sào Nam, sinh ngày 26/12/1867 ở làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà Nho nghèo. Ngay từ nhỏ, Phan Bội Châu đã nổi tiếng thông minh, 8 tuổi đã thông thạo các loại văn cử tử, 13 tuổi đi thi huyện, đỗ đầu; 16 tuổi đỗ đầu xứ, nên cũng được gọi là xứ San. Phan Bội Châu còn là một người rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động và từng là một chàng trai hát phường vải có tài. Ông là một sĩ phu yêu nước, là người khởi xướng phong trào đưa thanh niên Việt Nam ra nước ngoài học tập vào đầu thế kỷ XX, thành lập Hội Duy Tân (1904) và lãnh đạo phong trào Đông du. Từ 1905 – 1908, ông đã tổ chức cho gần 200 thanh niên yêu nước xuất dương sang Nhật học tập ở các trường Đồng Văn thư viện, Chấn Võ học hiệu;

Câu 675: Hãy cho biết ý nghĩa của cao trào 1930 – 1931, mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh?
Đáp án: Cao trào 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh chính là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng tháng Tám. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng vùng lên với nghị lực phi thường. Giai cấp công nhân và nông dân lần đầu tiên thể hiện mình trong khối liên minh vĩ đại. Hình thức chính quyền dân chủ nhân dân lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Đảng ta, bằng thực tiễn đấu tranh đã có dịp kiểm chứng đường lối cách mạng của mình trong bản luận cương chính trị được thông qua tháng 10/1930. Điều hệ trọng hơn cả là Đảng và quần chúng cách mạng càng gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù. Xô Viết Nghệ Tĩnh là kỳ tích đầu tiên của cách mạng Việt Nam đã có tiếng vang sâu rộng trong và ngoài nước. Cao trào cách mạng 1930 – 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Câu 676: Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Những nhiệm vụ cấp bách được đặt ra tại phiên họp này là gì?

Đáp án: có 6 vấn đề được đưa ra đó là:

- Một là, nhân dân đang đói, Chính phủ phát động phong trào tăng gia sản xuất, mở cuộc lạc quyên, tiết kiệm góp cho người nghèo.

- Vấn đề thứ hai là nạn dốt, đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ.

- Vấn đề thứ ba là đề nghị Chính phủ càng sớm tổ chức Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống,…

- Vấn đề thứ tư: Mở chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính.

- Vấn đề thứ năm: bỏ ba thứ thuế thuế thân, thuế chợ, thuế đò, cấm tuyệt đối hút thuốc phiện.



- Vấn đề thứ sáu: tuyên bố tín ngưỡng tự do và Lương giáo đoàn kết.

Câu 677: Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam trải qua bao nhiêu đời vua Hùng? Hãy kể tên các đời vua Hùng đó?
Đáp án: Theo Hùng triều ngọc phả cho rằng có 18 đời vua Hùng Vương. Đó là: Hùng Dương (tức Lộc Tục); Hùng Hiền (tức Sùng Lãm); Hùng Lân; Hùng Việp; Hùng Hy; Hùng Huy; Hùng Chiêu; Hùng Vỹ; Hùng Định; Hùng Hy; Hùng Trình; Hùng Võ; Hùng Việt; Hùng Anh; Hùng Triều; Hùng Tạo; Hùng Nghị; Hùng Duệ.

Câu 678: Để ngăn chặn âm mưu và bước tiến của quân xâm lược Pháp tại vùng đất phương Nam, năm 1860, triều đình Huế đã quyết định phong Nguyễn Tri Phương làm nguyên soái Nam Kỳ và cử ông vào Gia Định để thay cho Tôn Thất Hiệp. Thực hiện chủ trương “công thủ”, tướng Nguyễn Tri Phương đã cho xây dựng công trình gì?

Đáp án: Đó là công trình đại đồn Kỳ Hòa hay còn gọi là Chí Hòa, làm cơ sở cho việc ngăn chặn và đánh bại các cuộc tấn công của liên quân Pháp – Tây Ban Nha, không cho chúng mở rộng chiến tranh xâm lược ra các tỉnh xung quanh, đồng thời giam chân chúng trong phạm vi thành Gia Định.

Câu 679: Chèo – loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc ta được xuất hiện từ khi nào? cho biết vài nét về loại hình nghệ thuật này?

Đáp án: Chèo có từ thời Đinh – Tiền Lê. Trong các vở chèo thường miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn. Nêu lên khát vọng sống thanh bình trong một xã hội phong kiến đầy bất công là đặc điểm nổi bật trong nội dung của chèo, nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác. Nội dung của các vở chèo được lấy từ những câu chuyện cổ tích, truyện Nôm và được biến đổi thành những tác phẩm nghệ thuật trình diễn trên sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Trong các vở chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sĩ tử hiền lành, tốt bụng luôn đỗ đạt làm quan còn người vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng, kết thúc vở chèo luôn là những kết thúc có hậu.

Câu 680: Hãy cho biết Hội nghị thành lập xứ ủy Nam Bộ diễn ra ở đâu và vào thời gian nào? do ai chủ trì?

Đáp án: Thực hiện Nghị quyết ngày 5/9/1954 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về việc chuyển hướng công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới ở miền Nam, tháng 10/1954, tại khu căn cứ Chắc Băng trong rừng U Minh (Vĩnh Thuận, Cà Mau), đã diễn ra Hội nghị thành lập xứ ủy Nam Bộ. Đồng chí Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã chủ trì hội nghị.

Câu 681: Vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên đến thăm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là ai?

Đáp án: Sau bảy ngày Hà Nội được giải phóng, trong hai ngày 17 và 18/10/1954, nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vui mừng được đón tiếp Thủ tướng Ấn Độ - Jawaharlal Nehru. Đây là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên đến thăm Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

Câu 682: Trình bày hệ thống tổ chức Nhà nước Văn Lang?

Đáp án: Hùng Vương -> Lạc Hầu -> Lạc Tướng -> Công xã nông thôn.

- Hùng Vương là vua, người đứng đầu cả nước về mặt chính trị, cha truyền con nối 18 đời theo truyền thuyết, đồng thời là người chỉ huy quân sự và chủ trì các nghi lễ tôn giáo.

- Giúp việc cho Hùng Vương (Vua) có Lạc Hầu. Lạc Hầu là những tướng tá to nhỏ có trong tay quân đội và có thể sẵn sàng trấn áp các địa phương không chịu thuần phục. Lạc Hầu còn có quyền thay Vua giải quyết các công việc trong nước. Vua và Lạc Hầu đóng tại trung tâm đất nước, nơi có hệ thống giao thông thuận lợi.

- Dưới Lạc Hầu là Lạc Tướng. Nước Văn Lang được chia thành 15 bộ (15 bộ lạc). Đứng đầu mỗi bộ là Lạc Tướng. Nhiệm vụ của Lạc Tướng là phân bổ và đốc thúc việc cống nạp, truyền đạt mệnh lệnh từ trên xuống và tổ chức lực lượng khi có chiến tranh.



- Dưới Bộ là Công xã nông thôn. Đứng đầu công xã nông thôn là Bố chính (già làng) – tầng lớp có vị trí rất quan trọng trong cư dân Tây Nguyên cho đến tận bây giờ.

Câu 683: Trong lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ qua làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam ngày 26/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bên cạnh việc kêu gọi đồng bào Nam Bộ anh dũng đứng lên đánh đuổi Thực dân Pháp, Hồ Chí Minh còn dặn dò những lời mang đậm tính nhân văn, anh chị hãy đọc lại đoạn văn đó?

Đáp án: “…Tôi chỉ muốn dặn đồng bào Nam Bộ một lời: Đối với những người Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta phải canh phòng cho cẩn thận, nhưng phải đối đãi với họ cho khoan hồng. Phải làm cho thế giới, trước hết là làm cho dân Pháp biết rằng chúng ta là quang minh chính đại. Chúng ta chỉ đòi quyền độc lập tự do, chứ chúng ta không vì tư thù, tư oán, làm cho thế giới biết chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước”.

Câu 684: “Trận Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh muôn dặm

Trận Tốt Động thây phơi đầy nội, thối để nghìn thu” Hai câu thơ trên của Nguyễn Trãi trong Bình ngô Đại cáo ghi lại chiến thắng oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn trong trận đánh nào? vào năm mấy?

Đáp án: Một trong những thắng lợi giòn giã, có ý nghĩa chiến lược của nghĩa quân Lam Sơn vào cuối năm 1426 đã làm chấn động đến kinh hoàng nhà Minh, đó chính là trận Tốt Động – Chúc Động. Thắng lợi này đã được Triều liệt đại phu – Nguyễn Trãi ghi tả lại trong tác phẩm bất hủ “Bình ngô Đại cáo”.

Câu 685: Hãy cho biết Lý Thánh Tông ngay sau khi lên ngôi vua lấy quốc hiệu là gì? vào năm mấy?

Đáp án: Đại Việt sử ký toàn thư ghi rằng mùa đông năm giáp Dần, tức vào năm 1054, nhằm ngày mùng 1 tháng 10 âm lịch, Lý Thánh Tông ngay sau khi lên ngôi đổi quốc hiệu là Đại Việt.

Câu 686: Tháng 2/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đã tặng cho đồng bào miền Nam danh hiệu cao quí nào? nhân sự kiện lịch sử gì?

Đáp án: Tháng 2/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ tặng đồng bào miền Nam danh hiệu vẻ vang “Thành đồng tổ quốc”. Hơn 60 năm đã trôi qua, lịch sử dân tộc Việt Nam mãi mãi ghi nhớ một sự kiện hào hùng của dân tộc đó là Nam Bộ kháng chiến.

Câu 687: Cuộc kháng chiến đầu tiên nào của dân tộc ta chống lại các thế lực xâm lược phương Bắc được ghi vào lịch sử?

Đáp án: Từ năm 214 TCN đến năm 208 TCN, sau sáu năm chiến đấu ngoan cường và anh dũng, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt chống quân xâm lược nhà Tần đã giành thắng lợi, chặn đứng cuộc tiến công ồ ạt của quân Tần vào Văn Lang và giết chết cả chủ tướng giặc là Đồ Thư, làm thất bại âm mưu xâm lược và thống trị của đế chế Tần. Nhờ có uy danh thắng lợi này, Thục Phán được tôn lên làm vua thay cho Hùng Vương. Thục Phán xưng là An Dương Vương và đặt quốc hiệu mới là Âu Lạc.

Câu 688: Hãy cho biết ý nghĩa của quốc hiệu Âu Lạc?

Đáp án: Hiện nay có hai cách giải thích khác nhau:

- Cách giải thích thứ nhất cho rằng, Âu là chim Âu và Lạc là chim Lạc – hai loài chim di trú có khả năng bay cao và bay xa mà tổ tiên ta rất tôn thờ, nhân đó lấy tên chim là quốc hiệu. Những người chủ trương giải thích theo cách thứ nhất này đã tổng hợp kết quả phân tích từ nhiều tư liệu khác nhau. Và sức thuyết phục của cách lý giải này được cộng thêm bởi hình ảnh những con chim khỏe khoắn đang sải cánh bay được chạm khắc trên tất cả những chiếc trống đồng đã được khai quật.



- Cách giải thích thứ hai cho rằng Âu là Âu Việt, còn Lạc là Lạc Việt – hai khối cộng đồng dân cư từng có quá trình lâu dài cùng chung lưng đấu cật để cùng chinh phục thiên nhiên, từng có mối quan hệ giao lưu văn hóa từ rất nhiều thế kỷ trước đó và đặc biệt là từng sát cánh chiến đấu chống quân Tần xâm lăng. Quốc hiệu Âu Lạc chính là tên gọi tắt của hai khối cộng đồng dân cư này.

Câu 689: Ngày 15/12/1910, chiếc máy bay đầu tiên xuất hiện trên bầu trời Việt Nam. Bạn biết gì về sự kiện này?

Đáp án: Vào mùa xuân năm 1791, một quả khinh khí cầu được thả lên trời ở Sài Gòn. Sự kiện này đã gấy ấn tượng mạnh trong nhân dân Sài Gòn. Ngày 15/12/1910, viên phi công người Bỉ, Ông Van Den Born với chiếc máy bay hai tầng cánh Farman II, bay lên bầu trời Sài Gòn. Đây là một sự kiện chấn động ở Việt Nam và cả Châu Á. Và đây là chiếc máy bay đầu tiên bay trên bầu trời Việt Nam.

Câu 670: Ngày 02/5/1933, cuộc đấu tranh quyết liệt ở tòa án đại hình Sài Gòn diễn ra khi Thực dân Pháp xét xử 120 chiến sĩ cộng sản, trong đó có các đồng chí Phạm Hùng, Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương, Lê Quang Sung, Hà Huy Giáp,…bạn biết gì về sự kiện này?

Đáp án: Sau cao trào 1930 – 1931, thực dân Pháp đã bắt hàng vạn cán bộ đảng viên và quần chúng cách mạng giam giữ trong các nhà tù ở đất liền, đày ra Côn Đảo và các đảo khác thuộc Pháp. Nhiều cơ sở cách mạng ở Sài Gòn bị phá. Tình hình hết sức khó khăn cho cách mạng Việt Nam. Trước tình hình đó, các chiến sĩ cách mạng vẫn nêu cao khí phách kiên cường bất khuất của người cộng sản, ngay cả khi đứng trước mặt kẻ thù. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh ở phiên tòa đại hình Sài Gòn, khi chính quyền thực dân xét xử 120 chiến sĩ cộng sản diễn ra từ ngày 02 đến ngày 09/5/1933. Vụ án này được gọi là “Procès monstre” (vụ án khổng lồ) và được mệnh danh là “ Vụ án Đảng Cộng sản Đông Dương).

Câu 671: Người phụ nữ duy nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) là ai?

Đáp án: Nguyễn Thị Minh Khai.

Câu 672: Hãy cho biết nội dung “Luật 10/59” của Ngô Đình Diệm.

Đáp án: Luật được ban hành ngày 06/5/1959 mang tên “Luật 10/59” về thành lập các tòa án quân sự đặc biệt để xử các tội gọi là “phá hoại”, “xâm phạm an ninh quốc gia”,…Theo Luật 10/59, tội xử chỉ có hai mức: tử hình và khổ sai chung thân. Xét xử chỉ được kéo dài tối đa 3 ngày, không có giảm khinh, không có kháng cáo, bản án thi hành ngay,…Không kể đối với “cộng sản đã ngoài vùng pháp luật”, tức không cần xét xử, luật này giành cho tất cả mọi người được qui là “phá rối trị an”.

Câu 673: Trong thời gian từ 1917 đến 1921, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập, tham gia và được đề cử vào những tổ chức nào?

Đáp án: - Cuối 1918: Nguyễn Ái Quốc đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp, cũng là “người Việt Nam đầu tiên vào một chính đảng Pháp” .

- Ngày 18/6/1919, với tên gọi “Nguyễn Ái Quốc”, người thay mặt cho “Hội những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp gửi tới hội nghị Vecxây, Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm.

- Là một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp vào năm 1920.

- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa Đế quốc.



Câu 674: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược Hán vào năm 40 là ai? cho biết vài nét về nhân vật này?

Đáp án: Đó là Trưng Trắc. Trưng Trắc là con gái của Lạc tướng Mê Linh, người thuộc dòng dõi nhiều đời bên ngoại của Hùng Vương. Cha mất sớm, Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị được mẹ là bà Man Thiện nuôi dưỡng. Năm 34, Trưng Trắc trưởng thành và kết hôn với con trai của Lạc tướng Chu Diên tên là Thi Sách.

Năm 40, khi lòng căm phẫn của nhân dân ta đối với chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đông Hán dâng cao, lại cũng là lúc Thi Sách bị Thái thú Tô Định giết hại, Trưng Trắc đã cùng em gái và nhiều bậc hào kiệt khác phát động và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Trước khi xuất quân, hai bà đã tổ chức Hội thề lớn ở Hát Môn, với bốn điều:



Một rửa sạch nỗi nhục mất nước

Hai nối lại cơ nghiệp xưa của vua Hùng

Ba trả thù cho chồng là Thi Sách bị Tô Định giết hại

Bốn quyết thành công.

Câu 675: Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà nổi tiếng được Lý Thường Kiệt sáng tác trong dịp nào?

Đáp án: Cuối năm Bính Thìn (1076), nhà Tống ồ ạt đưa quân sang xâm lược nước ta. Quân đội Đại Việt lúc bấy giờ do Lý Thường Kiệt chỉ huy. Giặc tràn xuống bờ Bắc sông Cầu và đội quân tiên phong chúng đã bắt đầu chọc thủng được chiến tuyến Như Nguyệt, tinh thần chiến sĩ ta đang xuống. Nhận rõ điều đó, Lý Thường Kiệt đã bí mật đang đêm cho người vào đền thờ Trương tướng quân ở ngay bên bờ sông Cầu, đọc to bài thơ không đề:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch nghĩa:



Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Đây chính là bài thơ thần kích động tinh thần yêu nước thành sức mạnh chiến đấu trực tiếp giết kẻ thù. Bài thơ được đọc đi đọc lại nhiều lần. Càng về sau tiếng ngâm càng sang sảng. Nghe tiếng thơ rền vang, tinh thần quân ta phấn chấn, ào ạt xông lên giết giặc. Bên kia bờ Bắc, quân Tống nghe tiếng thơ ngâm mà hoảng sợ, bạt vía kinh hồn. Quân Tống đại bại sau trận ấy nhanh chóng rút quân về nước.



Câu 676: Bộ Luật Hồng Đức – một công trình lập pháp lớn của triều Hậu Lê được xây dựng và ban hành dưới thời nào? Hãy cho biết đôi nét về bộ luật này?

Đáp án: Nhằm đáp ứng nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi cho mọi tầng lớp trong xã hội. Năm 1483, với niên hiệu Hồng Đức thứ 14, vua Lê Thánh Tông đã chủ xướng và quyết định triệu tập các đại thần trong cung, cho biên soạn một bộ luật chính thức của triệu đại mình mang tên “Luật Hồng Đức”.

Bộ Luật gồm có 722 điều, chia thành 16 chương. Đây là một bộ luật khá hoàn chỉnh, có quy mô và cũng là bộ luật thành văn đầu tiên của nước nhà. Bộ luật này được các đời vua kế tiếp ở các thế kỷ XVII – XVIII bổ sung và sửa đổi với tên gọi “Lê triều hình luật”.



Câu 677: Cải lương là một loại hình nghệ thuật sân khấu ra đời ở Sài Gòn trong khoảng thời gian từ 1917 – 1920, gánh hát qui mô đầu tiên đầu tiên thành lập ở Sài Gòn dùng danh hiệu “Đoàn hát cải lương” là gánh hát nào?

Đáp án: Phần lớn các nhà nghiên cứu lịch sử sân khấu Việt Nam đều thống nhất cho rằng sự ra đời và công diễn vở “Vì nghĩa quên nhà” là một trong những tín hiệu đầu tiên, đánh dấu dự ra đời của loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương. Đây là tác phẩm mô phỏng hài kịch phương Tây, tác giả là Lê Quang Liêm và Hồ Biểu Chánh.

Trong thập niên đầu của thế kỷ 20, ở miền Tây Nam Kỳ có sự xuất hiện của những nhà hát tư nhân, phần lớn do những nhân vật có tiền trong xã hội xây dựng. Sự ra đời của những nhà hát này nhằm tạo điều kiện cho tuồng hát dân tộc trình diễn và phát triển. Bên cạnh đó nhiều gánh hát ở Mỹ Tho, Sa Đéc, Sóc Trăng,…cũng được thành lập. Khoảng năm 1915 – 1920, những gánh hát này không chỉ biểu diễn ở tỉnh mà còn lên Sài Gòn diễn. Thực tế, gánh hát biểu diễn cải lương, nhưng về danh nghĩa thì chưa chính thức dùng danh từ cải lương. Gánh hát thầy Năm Thận dùng danh từ ca ra bộ, gánh Tân Phước Nam xưng là gánh hát Tân Thời hay Kim Thời,…

Giữa năm 1920, gánh hát Tân Thinh – gánh hát qui mô đầu tiên thành lập tại Sài Gòn (đường Boresse – nay là đường Yersin, quận I). Chủ nhân của gánh hát là Trương Văn Thông, nguyên quán tại Sa Đéc. Chủ gánh hát chính thức gọi Tân Thinh là “Đoàn hát cải lương”, phía dưới bảng hiệu có đôi liễn nêu tôn chỉ:

Cải cách hát ca theo tiến bộ



Lương truyền tuồng tích sách văn minh”

Câu 678: Tinh thần và hào khí của người dân Nam Bộ bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược thể hiện sâu sắc qua bài hát “Nam Bộ kháng chiến”. Tác giả của bài ca này là ai? nội dung cơ bản của bài hát này?

Đáp án: Tác giả của bài hát “Nam Bộ kháng chiến” là nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn. Bài hát đã cho thấy khí thế của nhân dân Nam Bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng trong hoàn cảnh lịch sử hết sức nguy ngập. Đó là sự quay lại của Thực dân Pháp với quyết tâm cướp nước ta một lần nữa vào đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945.

Đứng trước tình thế nguy cấp, nhân dân Nam Bộ nói chung và Sài Gòn, Gia Định nói riêng đã nghe lời hiệu triệu của xứ ủy Nam Bộ và ủy ban hành chánh Nam Bộ đứng lên “theo tiếng kêu sơn hà nguy biến”, bắt đầu thời kỳ Nam Bộ kháng chiến. Nhân dân thành phố đã tổ chức bãi công, bãi thị, bãi khóa, bất lợp tác với địch, ném giường tủ, bàn, ghế, xe cộ ra đường và hạ cây chắn ngang đường để chặn bước tiến của kẻ thù. Hàng vạn thanh niên nam nữ hăng hái gia nhập 350 đội vũ trang, được trang bị đủ loại vũ khí đã liên tục tấn công địch trên khắp địa bàn thành phố. Người thanh niên chỉ có “nóp với giao mang ngang vai, nhưng thân trai nào kém oai hùng”.

Tất cả mọi tầng lớp nhân dân Sài Gòn – ChợLớn – Gia Định đã “thề quyết chống quân ngoại xâm…đem thân liều cho nước….đem thân ta đền ơn nước”. Sau một thời gian cầm cự quân địch trong nội thành Sài Gòn, quân ta được lệnh rút ra các huyện ngoại thành xây dựng căn cứ và tiếp tục chiến đấu. Có thể nói quân và dân Nam Bộ đại diện cho quân và dân cả nước, đã đi trước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thứ hai, qua đó “muôn thu sau lưu tiếng anh hào. Người dân Việt lắm chí cao”.


tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương