BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi, TÂY Á, nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hoà xu-đĂNG



tải về 87.86 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu01.01.2018
Kích87.86 Kb.
#35227
BỘ CÔNG THƯƠNG

VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á
TÀI LIỆU CƠ BẢN NƯỚC CỘNG HOÀ XU-ĐĂNG



 


A. THÔNG TIN VỀ XU-ĐĂNG

  1. Khái quát

Vị trí địa lý: Cộng hoà Xu-Đăng (The Republic of Xu-Đăng) nằm ở phía Đông bắc châu Phi, Phía Bắc giáp với Ai Cập, Li-bi, Đông tiếp giáp với Hồng Hải, Eriteria và Ê-thi-ô-pi-a, Tây giáp Tchad và Trung Phi, Nam giáp Nam Xu-Đăng.

Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ở miền Nam, xa mạc khô ở miền Bắc



Ðịa hình: đồng bằng bằng phẳng, núi non ở phía Nam, Đông Bắc và Tây.

Diện tích: - Cộng hòa Xu-Đăng: 1.861.484 km2

- Cộng hòa Nam Xu-Đăng: 644,362 km2.

Dân số: CH Xu-Đăng: 36,78 triệu (7/2011); Cộng hòa Nam Xu-Đăng: 8,3 triệu (7/2011)

Tôn giáo: Đạo Hồi là quốc đạo. Dân miền Bắc theo đạo Hồi, dân miền Nam theo đạo Cơ đốc và đạo giáo nguyên thuỷ (Bái vật giáo)

Ngôn ngữ: Tiếng A-rập là ngôn ngữ chính thức, tiếng Nubia, tiếng Xu-Đăng, tiếng Anh…

Thủ đô: - Khartum (CH Xu-Đăng)

- Juba (CH Nam Xu-Đăng)

Ngày quốc khánh: - 1/1/1956 (CH Xu-Đăng)

- 9/7/2011 (CH Nam Xu-Đăng)

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, quặng sắt (trữ lượng nhỏ), đồng, crôm, kẽm, tungsten, mica, bạc, vàng.

Tổng thống kiêm Thủ tướng (Cộng hòa Xu-Đăng): Omar Hassan Ahmed Al-Bashir (từ năm 1993).

Tổng thống Cộng hòa Nam Xu-Đăng: Salva Kiir (từ 09/7/2011)

Thể chế: Cộng hoà



II. Lịch sử - Chính trị

Xu-Đăng là nước có lịch sử lâu đời. Từ năm 1.800 đến 1.000 trước Công nguyên, Xu-Đăng bị các triều đại Ai-Cập cổ đại thống trị. Năm 750, Vương quốc Cush được tạo lập ở miền Bắc Xu-Đăng. Thế kỷ thứ VI sau Công nguyên đạo cơ đốc thâm nhập Xu-Đăng. Đến thế kỷ XV người Ả-rập vào Xu-Đăng, đồng thời đạo Hồi cũng được truyền bá vào đây.

Năm 1504, Vương quốc Hồi giáo Funj được thành lập ở Xu-Đăng. Đầu thế kỷ XIX, Vương quốc này bị người Ai Cập thôn tính và trở thành một tỉnh của Ai Cập dưới triều vua Ali Pasha.

Năm 1877, thực dân Anh xâm lược Xu-Đăng lần thứ nhất nhưng bị thất bại. Năm 1898 Xu-Đăng bị Anh chiếm và trở thành thuộc địa của Anh, chịu sự cai quản gián tiếp của Anh thông qua Ai-cập. Trong thời kỳ thuộc địa, người Anh đã chia cắt Xu-Đăng thành hai miền Bắc và miền Nam. Chính sách này bị thủ tiêu năm 1946.

Ngày 12/2/1953, Anh và Ai-cập đã ký Hiệp định công nhận Xu-Đăng được quyền tự quyết trong thời gian quá độ 3 năm. Quyết định cho Xu-Đăng độc lập đã kéo theo cuộc binh biến của các đơn vị da đen tàn sát những sĩ quan A-rập và đưa đến cuộc nội chiến kéo dài. Nguyên nhân là miền Bắc định Hồi giáo hoá miền Nam, quân du kích miền Nam thì đòi chia cắt thành 2 quốc gia riêng.

Ngày 1/1/1956, Xu-Đăng tuyên bố độc lập, nước Cộng hoà Xu-Đăng được thành lập.

Ngày 17/1/1958, một nhóm quân nhân do tướng Ibrahim Abboud cầm đầu đã làm đảo chính quân sự lập nên chế độ độc tài quân sự.

Ngày 30/10/1964, Abboud đã buộc phải từ chức trước sức ép của nhân dân và một chính phủ tiến bộ có sự tham gia của đảng Cộng sản được thành lập. Sau cuộc tuyển cử tháng 6/1965, chính phủ liên hiệp thân phương Tây lên thay thế.

Ngày 25/5/1969, cuộc đảo chính quân sự của nhóm sĩ quan do Jaafer Nemery đứng đầu đã nổ ra. Nemery tuyên bố thành lập nước CHDC Xu-Đăng và lấy ngày 25/5 làm ngày quốc khánh. Chính phủ lúc đầu có những biểu hiện tích cực về mặt đối nội, đối ngoại nhưng dần quay lại đàn áp nhân dân và các lực lượng tiến bộ đối lập (đàn áp đảng Cộng sản năm 1971). Trong thời gian cầm quyền Nemery đã phải cải tổ chính phủ hàng chục lần và phải đối phó với 5 cuộc đảo chính quân sự.

Tháng 9/1983, Chính phủ Nemery áp đặt thực hiện luật Hồi giáo trên cả nước trong khi ở miền Nam có 30% tổng dân số không theo đạo Hồi. Trước việc áp đặt đạo luật này, các lực lượng li khai miền Nam nhất loạt chống đối.

Ngày 6/4/1985, một nhóm sĩ quan trẻ do tướng Swaredahab, Bộ trưởng Quốc phòng đứng đầu đã làm đảo chính lật đổ Nemery và lập ra Hội đồng quân sự lâm thời lãnh đạo đất nước do tướng Swaredahab làm Chủ tịch. Cuộc bầu cử tháng 4/1986 đã bầu ra Quốc hội mới. Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới, bầu Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng chủ quyền do ông Ahmed Ali-Mirghani làm chủ tịch và ông Sadek Al-Mahdi làm thủ tướng. Các đảng phái được tự do hoạt động công khai. Chính quyền cố gắng giải quyết vấn đề Nam Xu-Đăng. Tuy nhiên chính phủ của Thủ tướng Mahdi vẫn không giải quyết được các mâu thuẫn của đất nước. Cuộc nội chiến kéo dài đã đưa đến cuộc khủng hoảng quân sự, chính trị, văn hoá, kinh tế sâu sắc ở Xu-Đăng.

Ngày 30/6/1989, quân đội Xu-Đăng đã làm đảo chính quân sự lật đổ chính phủ dân sự của thủ tướng Sadek Al-Mehdi, tuyên bố thành lập Hội đồng chỉ huy Cách mạng cứu nước do tướng Omar Hassan Ahmed Al-Bashir đứng đầu. Đây là cuộc đảo chính lớn lần thứ 6 diễn ra tại Xu-Đăng trong vòng 20 năm.

Sau khi lên nắm quyền năm 1993, Tổng Thống Bashir đã chủ động đàm phán với quân giải phóng miền Nam Xu-Đăng (SPLA) nhằm đi đến giải pháp chấm dứt cuộc nội chiến. Tháng 1/2005, hai bên đã đạt được thoả thuận hoà bình: thành lập chính phủ chuyển tiếp, chia sẻ quyền lực, tiếp đó là tổ chức trưng cầu dân ý về quyền tự quyết cho miền Nam sau 6 năm chuyển tiếp. Tháng 9/2005, Chính phủ thống nhất Bắc-Nam được thành lập. Omar Hassan Ahmed Al-Bashir vẫn giữ chức Tổng thống. Chức Phó Tổng thống thứ nhất do lãnh tụ SPLA Salva Kiir Mayardit nắm.

Tuy nhiên nội chiến ở Xu-Đăng vẫn chưa thể chấm dứt. Từ 2/2003, các nhóm vũ trang Darfour (miền Tây Xu-Đăng) nổi dậy chống Chính phủ với lý do Chính phủ không quan tâm đến Darfour. Tình hình càng trở nên tồi tệ khi nhóm Hồi giáo người A-rập Janjaweed cướp bóc, tàn sát người nông dân gốc Phi tại Darfour. Dưới sức ép của Mỹ và EU, ngày 29 và 31/3/2005, HĐBA/LHQ đã thông qua nghị quyết 1591 và 1593 áp đặt các biện pháp cấm vận (đi lại, phong toả tài sản...) và đưa những người bị tình nghi gây tội ác chiến tranh ở Darfour ra Toà án Tội phạm Quốc tế (La-Hay). Ngày 5/5/2006, dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi, Phong trào Giải phóng Xu-Đăng (nhóm vũ trang lớn nhất ở Darfour) do Minawy đứng đầu ký Hiệp định hoà bình với Chính phủ Xu-Đăng. Ngày 31/7/2007, HĐBA đã ra nghị quyết 1769 thực hiện giai đoạn 3 triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình hỗn hợp LHQ-Châu Phi. Chính phủ Xu-đăng đã thông báo chấp nhận nghị quyết trên nhưng bảo lưu việc các nước phương Tây tham gia vào lực lượng này.  Hiện nay, chính phủ Xu-Đăng đang tiếp tục đàm phán với các lực lượng nổi dậy khác tại Darfur nhằm đem lại hoà bình toàn diện cho Xu-Đăng.

Cộng hòa Xu-Đăng là thành viên của LHQ, Liên minh châu Phi (AU), Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), quan sát viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)...

Ngày 09/7/2011, khu vực miền Nam Sudan chính thức tách khỏi nước Cộng hòa Sudan trở thành quốc gia độc lập với tên gọi nước Cộng hòa Nam Sudan và nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Người dân ở Juba, thủ đô của Nam Sudan, đã nhảy múa, đánh trống và hát quốc ca của quốc gia độc lập trẻ nhất thế giới này. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế cũng cảnh báo nguy cơ không ổn định của nước cộng hòa non trẻ, nghèo đói, bị chiến tranh tàn phá nhưng giàu dầu lửa này có thể gây bất ổn định toàn khu vực.

“Chiến tranh kinh tế” giữa hai miền Sudan có nguy cơ xảy ra khi ngày 18/7 Nam Sudan phát hành đồng tiền mới (đồng Bảng Nam Sudan), ngay lập tức ngày 24/7 Cộng hòa Sudan cũng cho phát hành đồng tiền mới. Việc hai bên quyết định phá vỡ ràng buộc về đồng bảng Sudan và phát hành đồng tiền mới gây lo ngại tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của cả hai quốc gia trong thời điểm hiện nay. Theo Pagan Amum, Tổng thư ký Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan cầm quyền ở Nam Sudan, Khartoum (Bắc Sudan) đã vi phạm một thỏa thuận quy định không được phát hành tiền mới trong vòng 6 tháng tới, sau khi Nam Sudan đã công bố đồng tiền của họ. Động thái này sẽ khiến cho Chính phủ Nam Sudan bị tổn thất ít nhất 700 triệu USD và gây thêm khó khăn cho Nam Sudan trong bối cảnh đất nước non trẻ và chưa phát triển này bắt đầu đáp ứng những nhu cầu cơ bản như giáo dục, y tế, nước và điện của hơn 8 triệu dân nước họ. Người dân ở Nam Sudan đang lưu hành một lượng tiền mặt khoảng 2 tỷ bảng Sudan (tiền cũ) tương đương 700 triệu USD, còn Chính phủ Bắc Sudan tuyên bố những đồng tiền đó không còn là đồng tiền pháp định.

Về dầu khí, do có hạ tầng như đường ống dẫn dầu để xuất khẩu dầu thô thông qua cảng Port – Sudan. Tháng 7 Sudan đã thông qua một đạo luật buộc Nam Sudan phải trả phí để sử dụng cơ sở hạ tầng dầu mỏ, một trong những nỗ lực nhằm bù đắp những thiệt hại lớn về doanh thu của hoạt động khai thác dầu khí sau khi miền Nam tuyên bố độc lập. Theo đạo luật này, miền Nam sẽ phải chi 22,8 USD cho mỗi thùng dầu để xuất khẩu dầu qua hệ thống ống dẫn dầu của miền Bắc. Không ít người dân miền Nam coi đây là đòn gây chiến về kinh tế của miền Bắc.

Một trong các trở ngại lớn của Nam Sudan sau khi tuyên bố độc lập là vấn đề mâu thuẫn giữa các bộ lạc và mâu thuẫn này đã trở thành cuộc đụng độ đẫm máu vào trung tuần tháng 8 làm 600 người chết và khoảng 980 người khác bị thương tại Jonglei, bang có diện tích lớn nhất tại Nam Sudan. Ngay lập tức, Liên Hợp Quốc đã phải triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới khu vực này để ngăn chặn tình trạng bạo lực tiếp tục leo thang và yêu cầu Chính phủ Nam Sudan phục hồi an ninh và đảm bảo việc bảo về dân thường tại đây.

III. Kinh tế

Xu-Đăng là một nước nông nghiệp. Lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 80% lao động toàn quốc, sản phẩm chính là cao lương, kê, lúa mỳ, bông, lạc, ngô, hướng dương. Xu-Đăng có đàn gia súc 12 triệu con (cừu, dê, lạc đà). Xu-Đăng được coi là nước có đất đai màu mỡ nhất nhưng vốn đầu tư vào nông nghiệp rất thấp. Hiện nay, Xu-Đăng mới canh tác được 50% đất trồng trọt.

Công nghiệp kém phát triển, chủ yếu tập trung vào các ngành dệt, xi-măng và chế biến thực phẩm. Xu-Đăng còn có các loại khoáng sản: sắt, đồng, mica, vàng, bạc... Trữ lượng dầu mỏ của Xu-Đăng khoảng 6,8 tỉ thùng (tính tại thời điểm 01/1/2010), sản lượng khai thác 466.000 thùng/ngày (2008), xuất khẩu 282.000 thùng/ngày (2008).

Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo sức mua đạt 68,44 tỷ USD, tăng trưởng 5,1%. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 30.5%, công nghiệp 29.5% và dịch vụ 39.9%, xuất khẩu đạt 10,29 tỷ USD, nhập khẩu đạt 9,18 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính là vừng, bông, thịt, đường, các sản phẩm từ dầu mỏ, keo arabic. Các sản phẩm nhập khẩu gồm lương thực, năng lượng, máy móc thiết bị, thuốc men, hoá chất, dệt may. Các bạn hàng thương mại chính là Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật, A-rập Xê-út...

Về kinh tế Sudan, Chính phủ Sudan dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 2,03% trong năm 2012. Sudan sẽ tăng cường xuất khẩu các mặt hàng phi dầu mỏ như vàng, bông, keo arabic (Gum Arabic) và vừng. Bộ trưởng Tài chính nước này Ali Mahmoud Abdel Rasoul cho biết nền kinh tế sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2011, thấp hơn mục tiêu của ngân sách ban đầu là 5%. Chính phủ sẽ cố gắng giữ mức lạm phát dưới 17%.

Đối với Nam Sudan, Tổng thống Salva Kiir đã kêu gọi nhân dân tập trung vào xây dựng đất nước, tăng cường sản xuất lương thực để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn viện trợ và có thể xuất khẩu sang các nước láng giềng. Nam Sudan với hơn 82 triệu hecta đất, nhưng chỉ 4% trong số đó được dùng để trồng trọt. Tại thời điểm tuyên bố độc lập ngày 09/7/2011, 10% đất của Nam Sudan đã cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê. Thực phẩm tại Nam Sudan trở nên đắt đỏ do Bắc Sudan đã ngăn dòng lưu thông hàng hóa qua sông và vận tải đường bộ tới Nam Sudan. Đồng thời người dân Nam Sudan cũng ngừng trồng trọt và chăn nuôi do tình hình an ninh không được đảm bảo, họ liên tục bị cướp phá.


B. QUAN HỆ VIỆT NAM – XU-ĐĂNG

I. Quan hệ chính trị - ngoại giao

Cộng hoà Xu-Đăng thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với nước ta từ 26/8/1969. Đại sứ ta tại Cai-rô (Ai Cập) kiêm nhiệm Xu-Đăng.

Tháng 12/1994, Đại sứ Xu-Đăng đầu tiên kiêm nhiệm Việt Nam đã vào ta trình Thư uỷ nhiệm. 

Tháng 9/1995, Tổng thống Xuđăng Omar Hassan Al-Bashir đã thăm hữu nghị chính thức nước ta. Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá và khoa học kỹ thuật.

Từ năm 1995 tới nay, Phía Bạn đã cử nhiều đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam như: Thứ trưởng Ngoại giao Mutrif Siddig (5/2003); Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp Magzoub El-Khalifa Ahmed (dự hội thảo Việt Nam – châu Phi tháng 5/2003), Bộ trưởng Ngoại giao Mustafa Osman Ismail (5/2005). Trợ l‎y Tổng thống, Phó Chủ tịch Đảng Quốc đại Na-phi A-li Na-phi (3/2007). Đại tướng Hag Almed Elgayli, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng Vũ trang Xu-đăng(8/2007), Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế, Đặc phái viên Tổng thống Xu-Đăng A-oát A-mét En-gia (8/2008 và 3/2009),

Tháng 9/2001, trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình thăm Xu-Đăng. Nhân dịp này, bạn đã bày tỏ mong muốn quan hệ nhiều mặt với Việt Nam. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, bạn đã trao cho ta dự thảo hợp tác chương trình nông nghiệp và sẵn sàng dành 15.600 ha đất phục vụ dự án trồng lúa giữa hai nước.

Tháng 7/2006, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng đã có chuyến thăm và làm việc tại Xu-Đăng.

Tháng 8/2009, Xu-Đăng đã chính thức mở Đại sứ quán tại Việt Nam.



Các hiệp định đã ký:

- Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa và Khoa học kỹ thuật (1995)

-Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (2003)

-Hiệp định hợp tác nông nghiệp (2003)



II. Quan hệ kinh tế - thương mại

Quan hệ thương mại giữa hai nước nhìn chung chưa phát triển và kim ngạch thương mại vẫn ở mức thấp. Những năm 60 và 70, Việt Nam đã nhập khẩu bông từ Xu-Đăng với khối lượng khá lớn, tuy nhiên sau đó, việc nhập khẩu này không còn được duy trì. Kim ngạch buôn bán hai chiều có sự gia tăng trong nhưng năm gần đây, nhưng thường không ổn định trong đó kim ngạch buôn bán tăng mạnh vào năm 2008. Trong năm này, Việt Nam đã xuất khẩu sang Xu-Đăng 23,9 triệu USD và nhập khẩu 39,5 triệu USD, Việt Nam xuất các mặt hàng chính như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (11,9 triệu USD), hạt tiêu (2 triệu USD), sản phẩm dệt may (2 triệu USD), nguyên phụ liệu thuốc lá (1,3 triệu USD), và nhập khẩu thép phế liệu (14 triệu USD), xăng (11,7 triệu USD), máy móc thiết bị dụng cụ (4,6 triệu USD)...

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Xu-Đăng, 2001 – 6/2011

Đơn vị: triệu USD


Năm

Tổng kim ngạch

Xuất khẩu

Nhập khẩu

2001

2,225

1,182

1,043

2002

0,964

0,571

0,393

2003

1,113

0,802

0,311

2004

2,422

2

0,422

2005

6,634

6,1

0,534

2006

7,527

3,409

4,118

2007

22,9

13,0

9,9

2008

63,4

23,9

39,5

2009

23,47

20,29

3,18

2010

20,89

16,07

4,82

6T/2011

11,95

10,2

1,75

Nguồn Tổng cục Hải quan Việt Nam

Do tác động của khủng hoảng kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Xu-Đăng giảm trong năm 2009 và 2010 khi chỉ đạt mức kim ngạch tương ứng là 23,47 triệu USD và 20.89 triệu USD. Các mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn của ta trong năm 2010 sang thị trường này là gạo 5,57 triệu USD (chiếm 34%), sắt thép 2,5 triệu USD (15%), dệt may 1,5 triệu USD (9%). Việt Nam nhập chủ yếu sắt thép phế liệu từ thị trường này trong năm 2010 với kim ngạch 2,3 triệu USD.



Trần Quang Tùng



Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 87.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương