BỘ CÔng thưƠng trung tâm thông tin công nghiệp và th­ƯƠng mại chuyêN ĐỀ tình hình thưƠng mại mặt hàng quặng sắT, thép phế liệu và phôI thép của việt nam quý I/2011 và DỰ báO



tải về 349.23 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích349.23 Kb.
#21794
1   2

Thị trường

Quý I/2011

% so QI/2010

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Giá (USD/tấn)

Lượng

Trị giá

Giá

Urugoay

880

342.033

388










Na Uy

738

313.822

425










Thái Lan

460

281.795

613

-6,82

109,83

125,19

Aruba

652

267.437

410










Công Gô

661

261.028

395

18,74

58,02

33,08

Hà Lan

654

241.429

369

-96,48

-96,40

2,34

Marôc

514

221.078

430

230,12

435,67

62,26

Thụy Điển

532

212.696

400

96,00

171,29

38,41

Mêhicô

526

203.839

388










Malaysia

644

203.753

316

512,94

933,82

68,67

Thụy Sỹ

485

193.884

400

-49,34

-31,31

35,59

Bacbađôt

389

153.758

395

-10,62

12,19

25,52

Lào

588

142.005

242

499,52

805,64

51,06

Goa đơ lúp

259

102.652

397










French Guiana

245

94.541

386










Tây Ban Nha

240

85.880

358

-88,79

-86,57

19,79

Gioocdani

211

77.000

365

-61,28

-54,19

18,31

ả Rập Xê út

125

49.711

399

-96,22

-94,99

32,42

Hy Lạp

121

48.400

400










Đảo Oalit & Phutuna

108

39.861

368










Malauy

103

35.921

350










Libêria

72

28.123

391










Brunei

49

20.482

418










Bỉ

41

17.238

425

-98,15

-97,43

38,55

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng dựa trên cơ sở số liệu Thống kê của Tổng cục Hải quan)

Hơn một nửa số thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam trong quý I/2011 cập cảng Hải Phòng, tăng 27,13% so với cùng kỳ năm 2010. Gần 34% thép phế liệu được nhập khẩu về các cảng tại Vũng Tàu, chủ yếu là cảng Phú Mỹ (đạt 192,22 nghìn tấn, tăng 47,13%).



Nhập khẩu thép phế liệu về các cảng/cửa khẩu trong quý I/2011

Cảng/cửa khẩu

Quý I/2011

% so QI/2010

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Cảng Hải Phòng

308.577

127.330.295

27,13

63,22

Cảng Phú Mỹ (Vũng Tàu)

192.222

85.885.817

47,13

80,92

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

68.001

30.547.978

37,16

78,83

Cảng Tiên sa (Đà Nẵng)

8.807

3.645.192

19,00

61,76

Cảng Tân Cảng - Cái Mép (Vũng Tàu)

3.583

1.572.259

2.484

3.772

Cảng SITV (Vũng Tàu)

2.136

880.544







Cảng Hiệp Phước (Hồ Chí Minh)

1.322

619.121

586,74

972,13

Cảng Vict

1.292

734.068

28,52

51,73

Cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang)

911

206.611

-57,98

-39,62

Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình)

571

139.285

482,17

788,30

Cảng Cần Thơ

497

115.040







Cảng SP-PSA (Vũng Tàu)

492

201.744







Cửa khẩu Phước Tân (Tây Ninh)

329

122.659







Cảng Tân cảng (Hồ Chí Minh)

136

47.277

-52,13

-81,25

Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh)

17

2.720







(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng dựa trên cơ sở số liệu Thống kê của Tổng cục Hải quan)

3. Nhập khẩu phôi thép

Lượng phôi thép nhập khẩu trong quý I/2011 giảm 37,92% so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sản lượng phôi thép trong nước tăng và do trong quý IV/2010 các doanh nghiệp đã nhập khẩu dự trữ được một lượng phôi thép khá lớn với giá thấp từ 575-580 USD/tấn. Theo ước tính, sản lượng phôi sản xuất trong nước hiện đã đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu nội địa, tăng so với mức 64% của năm 2010.

Vừa qua, ngày 17/4, Công ty TNHH khoáng sản luyện kim Việt - Trung, Tập đoàn gang thép Côn Minh (Trung Quốc) và UBND tỉnh Lào Cai đã khởi công Nhà máy sản xuất thép, công suất một triệu tấn/năm, tại thị trấn Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai). Giai đoạn I, nhà máy gang thép Tằng Loỏng xây dựng dây chuyền luyện gang, luyện thép công suất 500 nghìn tấn phôi thép/năm. Dự kiến đến cuối năm 2012, dây chuyền này đi vào hoạt động, sản xuất ra phôi thép.

Giai đoạn II, từ 2012 - 2015 sẽ sản xuất thép cán, công suất 500 nghìn tấn/năm; đồng thời đầu tư dây chuyền luyện gang và phôi thép thứ hai, nâng tổng công suất đạt một triệu tấn/năm. Do đó, nhập khẩu phôi thép của Việt Nam sẽ giảm dần.

Giá phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam liên tục tăng trong 3 tháng đầu năm, từ 581 USD/tấn trong tháng 12/2010 lên 589 USD/tấn trong tháng 1/2011, 632 USD/tấn trong tháng 2 và 678 USD/tấn trong tháng 3. Giá nhập khẩu trung bình trong 3 tháng đầu năm nay là 628 USD/tấn, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2010. Với mức giá này, các doanh nghiệp cán thép bán ra với giá khoảng trên dưới 16 triệu đồng/tấn là hợp lý. Trên thực tế, doanh nghiệp cán thép đã bán tới 17 triệu đồng/tấn (chưa gồm VAT). Đó là chưa kể lượng thép xây dựng bán ra trong quý I được cán từ nguồn phôi thép nhập khẩu về trong quý IV/2010 với giá từ 575-580 USD/tấn. Điều này một lần nữa khẳng định, các doanh nghiệp thép lại tiếp tục đón đầu tăng giá.

Diễn biến lượng và giá phôi thép nhập khẩu của Việt Nam năm 2008 -2010

Nga và Malaysia là 2 thị trường cung cấp phôi thép cho Việt Nam trong năm 2010. Tuy nhiên, trong quý I/2011, nhập khẩu từ 2 thị trường này lại giảm mạnh 33,62% và 94,08%. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh về giá từ 2 thị trường này giảm so với một số thị trường khác. Theo số liệu thống kê thực tế, giá nhập khẩu từ 2 thị trường Nga và Malaysia trong quý I năm nay đạt trung bình 647 USD/tấn và 681 USD/tấn trong khi giá nhập khẩu từ Nhật Bản chỉ ở mức 614 USD/tấn. Lượng nhập khẩu từ Nhật Bản trong quý I/2011 tăng 48,5% đạt 87,43 nghìn tấn.



Dự báo, trong quý II/2011, nhập khẩu phôi thép sẽ tiếp tục đạt thấp do tồn kho thép cuối quý I còn khá cao 360 nghìn tấn thép xây dựng và 580 nghìn tấn phôi (mức bình thường khoảng 300 nghìn tấn và 500 nghìn tấn). Bên cạnh đó, tiêu thụ thép xây dựng trong nước trong quý II sẽ chậm lại do các doanh nghiệp đã tích hàng khá nhiều trong quý I và một số dự án sẽ bị hoãn triển khai theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.

Thị trường cung cấp phôi thép cho Việt Nam quý I/2011

Thị trường

Quý I/2011

% so QI/2010

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Giá (USD/tấn)

Lượng

Trị giá

Giá

Nhật Bản

87.425

53.644.477

614

48,50

90,30

28,15

Malaysia

78.534

50.798.536

647

-33,62

-12,71

31,51

Thái Lan

23.656

15.842.228

670

34,11

72,19

28,39

Hàn Quốc

20.101

13.013.938

647

0,53

34,41

33,70

Australia

15.651

9.046.278

578










Singapore

12.264

8.253.416

673










Mỹ

12.194

6.600.084

541










Canada

10.447

5.967.844

571










Nga

9.856

6.709.372

681

-94,08

-91,41

44,94

Braxin

5.991

3.055.206

510










(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng dựa trên cơ sở số liệu Thống kê của Tổng cục Hải quan)

Trong quý I năm nay, nhập khẩu phôi thép về cảng Tân Thuận (Hồ Chí Minh) đạt cao nhất với 117,37 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng 42%, tăng 57,74% so với quý I/2010. Lượng phôi nhập về cảng Phú Mỹ đạt 89,6 nghìn tấn, tăng 65,39% và chiếm tỷ trọng 32%. Trong khi đó, lượng nhập khẩu về các cảng Hải Phòng, cảng Bến Nghé, cảng Cát Lái, cảng Tân Cảng lại giảm rất mạnh.



Lượng phôi thép nhập khẩu về các cảng/cửa khẩu trong quý I/2011

Cảng/cửa khẩu

Quý I/2011

% so QI/2010

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Cảng Tân Thuận (Hồ Chí Minh)

117.372

73.867.184

57,74

103,16

Cảng Phú Mỹ (Vũng Tàu)

89.611

56.157.966

65,39

105,02

Cảng Hải Phòng

51.448

31.611.566

-81,57

-76,00

Cảng Bến Nghé (Hồ Chí Minh)

11.171

6.753.340

-34,98

-18,94

Cảng Vict

5.991

3.055.206







Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

669

1.734.926

-87,26

-33,75

Cảng Tân Thuận Đông (Hồ Chí Minh)

172

145.757







Cảng Bà Rịa Vũng Tàu

101

180.333







Cảng Tiên sa (Đà Nẵng)

80

66.400







Cảng khô - ICD Thủ Đức

51

81.752







Cảng Tân cảng (Hồ Chí Minh)

2

7.196

-61,31

-64,66

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng dựa trên cơ sở số liệu Thống kê của Tổng cục Hải quan)

Phần IV. Một số đề xuất

1. Đối với xuất khẩu quặng sắt

1.1. Giải pháp đối với nhà nước

+ Các giải pháp chủ yếu

- Trước tình trạng nguồn cung quặng sắt ngày một khan hiếm trên thế giới các nước đều kêu gọi cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu quặng sắt và theo kinh nghiệm từ các quốc gia như Trung Quốc và Mỹ là để sử dụng nguồn tài nguyên có hạn một cách khôn ngoan, hiệu quả. Đây là tài nguyên có hạn về số lượng và ngày một ít đi. Ví dụ như Trung Quốc, họ để giành quặng sắt và nhập khẩu để phục vụ sản xuất trong nước. Mỹ cũng không xuất khẩu quặng sắt mà chỉ nhập khẩu. Tuy nhiên, chính phủ không nên cấm triệt để xuất khẩu quặng vì quặng có nhiều loại, rất đa dạng. Trong nước chỉ dùng loại nào đó thôi chứ không phải tất cả các loại.  Do vậy, chính phủ có thể cho xuất khẩu khoáng sản, căn cứ vào tiêu chí: loại quặng nào trong nước có chế biến, tiêu thụ thì dành lại, còn trong nước không tiêu thụ hoặc tiêu thụ ít thì xuất khẩu.

- Chính phủ có thể nâng thuế xuất khẩu quặng sắt lên nhằm hạn chế xuất khẩu quặng thô mới được xử lý ở dạng: rửa, bóc tách... trong những năm qua đã gây ra hậu quả: đến nay nhiều doanh nghiệp sản xuất thép trong nước thiếu nguyên liệu, phải nhập khẩu. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ quặng sắt trong nước đã tăng cao nên cần hạn chế xuất khẩu để các lò luyện thép có nguyên liệu. Nếu doanh nghiệp mua được quặng trong nước, dù sao cũng sẽ rẻ hơn so với xuất khẩu.

- Chính phủ có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất quặng bán trong nước bởi theo đại diện một công ty khai thác quặng cho rằng, công ty cũng muốn bán cho doanh nghiệp trong nước nhưng có khó khăn về khoảng cách địa lý, cước phí vận tải cao… Một số doanh nghiệp trong nước có đến xem quặng nhưng lại trả giá quá thấp nên không bán được. Trong khi đó, bán cho các doanh nghiệp Trung Quốc lại rất dễ: họ sẵn sàng đặt cọc 20 – 50%, chấp nhận cả quặng xấu, hàm lượng sắt kém. Thậm chí có công ty mua hàng triệu tấn về để đó, chưa sử dụng vẫn cứ mua, thậm chí, với giá cao. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp sản xuất quặng chỉ thích xuất khẩu chứ không thích bán trong nước.



+ Một số giải pháp khác:

- Giải pháp về cơ sở hạ tầng: ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng tại các tỉnh có nguồn quặng đang và sẽ được khai thác phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước.



- Giải pháp về chính sách

+ Xây dựng chính sách sử dụng, kinh doanh xuất nhập khẩu quặng sắt với phương châm sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài nguyên, nâng cao hiệu quả kinh tế của việc khai thác, chế biến quặng sắt, đưa dần các hoạt động xuất khẩu quặng sắt đi theo đường chính ngạch, trên cơ sở hợp đồng trung và dài hạn, đảm bảo hài hoà sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nâng cao giá trị kinh tế của khoáng sản quặng sắt.

+ Xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi về tài chính, thuế, đất đai đối với dự án đầu tư khai thác quặng sắt làm nguyên liệu cho sản xuất phôi thép trong nước. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến quặng sắt theo quy hoạch phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Tạo nguồn vốn ngân sách và tín dụng nhà nước để hỗ trợ cho công tác thăm dò và đầu tư khai thác một số mỏ quặng sắt.

+ Có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học chuyên ngành địa chất, tuyển khoáng và khai thác thực hiện các dự án thăm dò, khai thác quặng sắt và luyện kim trong nước.



- Về hợp tác quốc tế:

+ Đối với các dự án mỏ quặng sắt trong nước, để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời đảm bảo sự đồng bộ giữa khâu khai thác mỏ và luyện kim, có thể hợp tác đầu tư phần mỏ dưới hình thức liên doanh với nước ngoài, phía Việt Nam nắm cổ phần chi phối.

+ Đối với các mỏ khai thác quy mô nhỏ, khai thác tận thu, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tự làm.

+ Giải pháp quản lý Nhà nước về tài nguyên, khoáng sản 

- Thực hiện nghiêm túc quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt trên địa bàn khai thác. 

- Đề cao vai trò tham mưu và trách nhiệm đề xuất, thẩm định của Sở Công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý hoạt động khoáng sản. Tăng cường sự phối hợp quản lý của các ngành, các cấp về tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác. 

- Các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản muốn được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản phải có năng lực tài chính, có trình độ công nghệ tiên tiến, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý chuyên ngành được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm trong hoạt động khoáng sản, có dự án đầu tư khả thi, hiệu quả được thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật; Thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ môi trường, có cam kết quỹ bảo vệ môi trường và các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, ký cam kết lập quỹ bảo vệ môi trường, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ đối với địa phương. Không cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện và năng lực. Công bố công khai các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản. 

- Việc lập dự án đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; lập thiết kế cơ sở và thiết kế mỏ phải do các đơn vị tư vấn chuyên ngành có đủ kinh nghiệm và điều kiện hoạt động xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật. 

- Thanh tra, kiểm tra các hoạt động khoáng sản, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo quản lý tài nguyên khoáng sản tỉnh. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của các đội quản lý liên ngành về khoáng sản. 

- Tăng cường biên chế và cơ cấu tổ chức, trang bị điều kiện làm việc cho hệ thống quản lý Nhà nước về các hoạt động khoáng sản đến cấp huyện.

- Quản lý và phát hiện tiềm năng quặng sắt: sớm xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý dữ liệu địa chất về quặng sắt bằng công nghệ tin học trên phạm vi cả nước để lưu trữ quốc gia; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chương trình điều tra nhằm phát hiện thêm các mỏ và điểm quặng sắt có tiềm năng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung Trung Bộ; khoanh định diện tích mỏ và các công trình phục vụ khai thác của các mỏ, điểm mỏ trong quy hoạch để sử dụng đất hợp lý, nhằm giảm thiểu đền bù và giải tỏa sau này. Đẩy mạnh công tác thăm dò chi tiết để chuẩn bị tài nguyên cho các dự án đưa vào khai thác giai đoạn 2006 - 2020.



1.2. Đề xuất với doanh nghiệp

- Để giải quyết tình trạng căng thẳng về nguồn cung quặng sắt các doanh nghiệp cần đẩy mạnh sản xuất quặng sắt trong nước; như vậy, không những chủ động được đầu vào mà giá cũng sẽ thấp hơn nhập khẩu.

- Các doanh nghiệp khai thác quặng cần hợp tác chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp sản xuất thép, có thể bằng hình thức mua cổ phần của nhau để gắn chặt lợi ích. Ngoài ra, các doanh nghiệp khai thác quặng không nên tính kế hoạch kinh doanh dựa chủ yếu vào xuất khẩu. Năm 2011 việc sản xuất thép đòi hỏi lượng quặng lớn và do trong nước còn ít quặng sắt nên các doanh nghiệp không nên xuất khẩu nữa.



- Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư cải tiến dây chuyền để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất; Tăng cường tìm kiếm, huy động nguồn cung cấp tín dụng đa dạng để giảm chi phí vay vốn đến mức thấp nhất; Theo dõi sát diễn biến thị trường thép thế giới và trong nước; Đánh giá, phân tích dự báo thị trường làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, điều hành kế hoạch sản xuất, kinh doanh. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần quyết tâm trong việc thực hiện các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm giảm chi phí quản lý, giảm tiêu hao vật tư, năng lượng để hạ giá thành sản phẩm. 

* Một số giải pháp khác:

+Giải pháp về hạ tầng cơ sở 

- Cần phải gắn quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác và chế biến quặng sắt, trên địa bàn khai thác với quy hoạch các ngành có liên quan của địa bàn khai thác đó. 

- Tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện có phục vụ cho công tác tìm kiến, thăm dò, khai thác và chế biến. 

- Về khai thác và sử dụng quặng sắt:

+ Áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực khai thác, chế biến quặng sắt, nâng cao năng suất lao động, quản lý giá thành chặt chẽ để sản phẩm có khả năng cạnh tranh.

+ Tập trung nghiên cứu lựa chọn các công nghệ luyện kim thích hợp để sử dụng hiệu quả tối đa nguồn quặng sắt và các nguyên liệu khác trong nước.

+ Đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ khai thác, chế biến quặng.



+Giải pháp về vốn 

- Huy động từ các nguồn vốn: Ngân sách nhà nước (Bao gồm cả ODA); vay tín dụng; vốn: tư nhân, hỗn hợp, cổ phần, FDI…trong đó chủ yếu là vốn doanh nghiệp. 

- Kêu gọi các nguồn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong, ngoài nước. 
 - Lựa chọn phương án đầu tư hợp lý, có trọng điểm vào các mỏ phù hợp với quy hoạch này và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn khai thác. 
+ Giải pháp về nguồn nhân lực 

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành. Thu hút cán bộ, công nhân có chuyên môn, kỹ thuật cao. 


  - Ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương, lao động của các hộ bị ảnh hưởng và các hộ trong diện di dời tái định cư bởi hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. 

- Hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho công nhân trong ngành khai thác, chế biến khoáng sản theo quy chế hiện hành của nhà nước. 



+ Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ 

- Khâu khai thác và tuyển rửa chủ yếu sử dụng công nghệ và thiết bị trong nước, chỉ nhập một số thiết bị nước ngoài có chất lượng nổi trội hẳn và đặc thù riêng với quặng sắt. 

- Đánh giá lại trình độ công nghệ các mỏ đã và đang tiến hành khai thác, chế biến để có phương án đầu tư mới hoặc cải tạo nâng cao hiệu quả sản xuất. 
  - Đối với các loại quặng nhỏ, quặng bùn sử dụng công nghệ thiêu kết đóng bánh, vê viên…để tận dụng tối đa giá trị tài nguyên. 

+ Giải pháp bảo vệ môi trường và sinh thái 

- Các dự án khai thác và chế biến quặng sắt phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm và triệt để các giải pháp bảo vệ môi trường từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án khai thác, chế biến. 

- Các doanh nghiệp khai thác quặng sắt Việt Nam cần thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm an ninh trật tự xã hội tại các địa bàn có quặng sắt.

- Xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng sắt với công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thăm dò, khai thác và chế biến quặng sắt, trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên.

2. Về sản xuất và nhập khẩu phôi thép

Trong những năm gần đây, sản xuất phôi thép của Việt Nam đã liên tục tăng mạnh nhờ có một số nhà máy đi vào hoạt động. Nếu như năm 2005, sản lượng phôi thép của Việt Nam chỉ ở mức 1,32 triệu tấn thì đến năm 2010 đạt 3,2 triệu tấn. Theo mục tiêu phát triển tổng thể của ngành Thép Việt Nam, đến năm 2015, sản lượng phôi thép sản xuất trong nước đạt 6 - 8 triệu tấn; năm 2020 đạt 9 - 11 triệu tấn và năm 2025 đạt 12 - 15 triệu tấn phôi thép, đáp ứng hoàn toàn nhu cầu trong nước.

Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện một số giải pháp như sau:

+ Sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao và suất tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng thấp để giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

+ Cần ưu tiên cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thép phế, phục vụ sản xuất phôi thép.

+ Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn nhập khẩu thép xây dựng.




Tài liệu tham khảo

  1. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

  2. Bản tin “Giao thông vận tải và Xây dựng” thuộc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

  3. Website và các tạp chí ngành thép







Каталог: TWFiles -> ADMIN
TWFiles -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
TWFiles -> BỘ CÔng thưƠng số: 1057/QĐ-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
TWFiles -> BỘ TÀi chính số: 124/2008/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TWFiles -> THÔng tư Quy định chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
TWFiles -> CHÍnh phủ Số: 83
TWFiles -> 1. Trường Trung học phổ thông Thăng Long, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
TWFiles -> Danh mục các mặt hàng đà ĐĂng (TỪ tháng 1-12/2009)
TWFiles -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
TWFiles -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc Lập Tự Do Hạnh Phúc HỢP ĐỒng đẶt mua ấn phẩm năM 2016

tải về 349.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương