BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 81.19 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích81.19 Kb.
#464

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /2015/TT-BCT


Hà Nội, ngày tháng năm 2015


Dự thảo 2
(10/11/2015)


THÔNG TƯ

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh
Thông tư số 56/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện




Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam;

Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh và Thông tư số 56/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện như sau:

  1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh (sau đây viết tắt là Thông tư số 30/2014/TT-BCT) như sau:

  1. Sửa đổi Khoản 3, bổ sung Khoản 3a sau Khoản 3 Điều 4 như sau:

“3. Các nhà máy điện không tham gia thị trường điện bao gồm:

a) Nhà máy điện BOT;
b) Nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo, trừ thủy điện;
c) Nhà máy điện có các ràng buộc đặc thù về năng lượng sơ cấp.

3a. Nhà máy điện thuộc khu công nghiệp chỉ bán một phần sản lượng lên hệ thống điện quốc gia và không xác định được kế hoạch bán điện dài hạn tham gia thị trường điện khi đáp ứng đủ các điều kiện theo một trong các hình thức sau:

  1. Trực tiếp tham gia thị trường;

  2. Tham gia thị trường thông qua đơn vị chào giá thay thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

  1. Bổ sung Khoản 1a sau Khoản 1 Điều 5 như sau:

“1a. Đơn vị phát điện có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện đối với từng nhà máy điện về Cục Điều tiết điện qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:

            1. Đăng ký theo hình thức trực tuyến tại địa chỉ sau:

http://thamgiathitruongdien.dvctt.gov.vn).

            1. Qua đường bưu điện;

            2. Trực tiếp tại trụ sở của Cục Điều tiết điện lực;


  1. Sửa đổi Khoản 3 Điều 5 như sau:

“3. Số lượng hồ sơ:

a) 01 bộ đối với đăng ký theo hình thức đăng ký trực tuyến;

b) 02 bộ đối với đăng ký qua đường bưu điện hoặc đăng ký trực tiếp tại trụ sở của Cục Điều tiết điện lực.”


  1. Bãi bỏ khoản 1; sửa đổi khoản 2 Điều 6 như sau:

“2. Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ (trong trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp) hoặc trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu điện hoặc đăng ký theo hình thức trực tuyến).

  1. Sửa đổi Điểm a, Điểm b Khoản 5 Điều 6 như sau:

“a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực ban hành Quyết định phê duyệt tham gia thị trường điện, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Đơn vị phát điện và thông báo cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện;

b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:

- Cục Điều tiết điện lực gửi văn bản gửi trực tiếp, theo hình thức trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện tới Đơn vị phát điện nêu rõ lý do hồ sơ không hợp lệ và yêu cầu Đơn vị phát điện giải trình, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Đơn vị phát điện nhận được văn bản yêu cầu, Đơn vị phát điện gửi Cục Điều tiết điện lực bằng hình thức gửi trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua đường bưu điện văn bản giải trình và hồ sơ hoàn thiện;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản giải trình và hồ sơ hoàn thiện của Đơn vị phát điện, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tổ chức đánh giá hồ sơ theo quy định tại Khoản này.”


  1. Sửa đổi Khoản 1 Điều 11 như sau:

“1. Giá trị nước được sử dụng cho việc lập kế hoạch vận hành tuần tới và là dữ liệu đầu vào để xác định giới hạn giá chào của tổ máy thuỷ điện trong thị trường điện.”


  1. Sửa đổi Điểm b Khoản 5 Điều 15 như sau:

“b) Tỷ lệ sản lượng điện năng thanh toán theo giá hợp đồng được quy định riêng cho các loại hình công nghệ (thủy điện, nhiệt điện) và các nhà máy điện đặc thù, tỷ lệ này không cao hơn 95% và không thấp hơn 60%.”


  1. Sửa đổi Khoản 3 Điều 17 như sau:

“3. Chi phí biến đổi của tổ máy được xác định bằng giá biến đổi trong hợp đồng có cập nhật các yếu tố ảnh hưởng đến giá biến đổi của năm N theo phương pháp được thỏa thuận trong hợp đồng.”


  1. Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 22 như sau:

Phương án 1:
“a) Giá trần bản chào giá của tổ máy nhiệt điện được xác định theo công thức sau:

Trong đó:



: Giá trần bản chào của tổ máy nhiệt điện (đồng/kWh);

KDC: Hệ số điều chỉnh giá trần theo kết quả phân loại tổ máy nhiệt điện. Đối với tổ máy nhiệt điện chạy nền KDC = 0%; tổ máy nhiệt điện chạy lưng KDC = 5%; tổ máy nhiệt điện chạy đỉnh KDC = 20%;

PNLC: Giá nhiên liệu chính của tổ máy nhiệt điện (đồng/kCal hoặc đồng/BTU);

PNLP: Giá nhiên liệu phụ của tổ máy nhiệt điện (đồng/kCal hoặc đồng/BTU);


HR: Suất hao nhiệt tại mức tải bình quân của tổ máy nhiệt điện (BTU/kWh hoặc kCal/kWh);”

Phương án 2
“a) Giá trần bản chào giá của tổ máy nhiệt điện được xác định bằng suất tăng chi phí của tổ máy tại mức tải 100% công suất đặt (đồng/kWh);

Suất tăng chi phí của tổ máy tại mức tải 100% công suất đặt được xác định căn cứ vào đường đặc tính quan hệ vào ra của tổ máy được thống nhất trong hợp đồng hoặc trong hồ sơ đàm phán hợp đồng mua bán điện do Đơn vị mua buôn duy nhất cung cấp (bằng đạo hàm của đường đặc tính quan hệ vào ra của tổ máy tại mức tải 100% công suất đặt). Trường hợp không có số liệu về đường đặc tính quan hệ vào ra trong hợp đồng hoặc trong hồ sơ đàm phán hợp đồng mua bán điện, đường đặc tính quan hệ vào ra của tổ máy đó được xác định bằng suất hao nhiệt của nhà máy điện chuẩn cùng nhóm theo công nghệ phát điện và công suất đặt.”

  1. Sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 22 như sau:
“a) Giá trần bản chào giá của tổ máy nhiệt điện được xác định theo công thức sau:

Trong đó:



: Giá trần bản chào của tổ máy nhiệt điện (đồng/kWh);

KDC: Hệ số điều chỉnh giá trần theo kết quả phân loại tổ máy nhiệt điện. Đối với tổ máy nhiệt điện chạy nền KDC = 0%; tổ máy nhiệt điện chạy lưng KDC = 5%; tổ máy nhiệt điện chạy đỉnh KDC = 20%;



: Giá biến đổi cho năm N theo hợp đồng mua bán điện dạng sai khác của nhà máy điện (đồng/kWh).”

  1. Sửa đổi Điểm a Khoản 3 Điều 31 như sau:

“a) Sản lượng phát điện dự kiến trong mô phỏng thị trường điện của nhà máy điện cho từng chu kỳ giao dịch.”

  1. Sửa đổi Khoản 2 Điều 35 như sau:

“2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố các thông số áp dụng để tính toán giá trần bản chào của tổ máy nhiệt điện và kết quả tính toán giá trần bản chào của tổ máy nhiệt điện trong tháng tới theo lịch vận hành thị trường điện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.”

  1. Sửa đổi Khoản 1 Điều 36 như sau:

“1. Sản lượng hợp đồng tháng được phép điều chỉnh trong trường hợp lịch bảo dưỡng sửa chữa của nhà máy tháng M bị thay đổi so với kế hoạch vận hành năm theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để đảm bảo an ninh hệ thống điện hoặc do các nguyên nhân không phải của nhà máy. Việc điều chỉnh sản lượng hợp đồng tháng trong trường hợp này theo nguyên tắc sau: Dịch chuyển giữa các tháng phần sản lượng Qc tương ứng với thời gian sửa chữa bị dịch chuyển, đảm bảo tổng Qc các tháng trong năm có điều chỉnh là không đổi theo hướng dẫn tại Quy trình điều chỉnh sản lượng hợp đồng do Cục Điều tiết điện lực ban hành.

Trường hợp nhà máy bị thay đổi lịch bảo dưỡng sửa chữa vào tháng cuối năm thì không dịch chuyển sản lượng Qc tương ứng với thời gian sửa chữa của tháng này vào năm tiếp theo.”



  1. Sửa đổi Khoản 2 Điều 36 như sau:

Phương án 1:

“2. Trường hợp lưu lượng nước về bình quân từ ngày 01 tháng 01 năm N đến ngày 20 hàng tháng (nhưng không ít hơn 4 tuần) chênh lệch so với lưu lượng nước về tính toán trong kế hoạch năm đối với tháng đang vận hành ở mức +/- 50%, các nhà máy thuỷ điện có trách nhiệm phối hợp xác nhận với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị mua buôn duy nhất và báo cáo Cục Điều tiết điện lực để xem xét điều chỉnh cho tháng kế tiếp theo hướng dẫn tại Quy trình điều chỉnh sản lượng hợp đồng do Cục Điều tiết điện lực ban hành.”



Phương án 2:

Bãi bỏ Khoản 2 Điều 36 (trường hợp lưu lượng nước về thực tế quá thấp so với dự báo đã có cơ chế tách nhà máy ra khỏi thị trường điện).



  1. Sửa đổi Khoản 3 Điều 37 như sau:

“3. Trường hợp sản lượng hợp đồng của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i lớn hơn sản lượng phát lớn nhất của nhà máy điện thì sản lượng hợp đồng trong chu kỳ giao dịch đó được điều chỉnh bằng sản lượng phát lớn nhất của nhà máy điện. Sản lượng phát lớn nhất của nhà máy trong chu kỳ giao dịch tương ứng với sản lượng trong một giờ tính theo công suất đặt quy định trong hợp đồng mua bán điện.”

  1. Bổ sung Điều 37a sau Điều 37 như sau:

Điều 37a. Điều chỉnh sản lượng hợp đồng giờ

1. Trường hợp tổ máy của nhà máy bị sự cố, sản lượng hợp đồng giờ (Qc giờ) của nhà máy từ chu kỳ giao dịch kế tiếp chu kỳ giao dịch thứ 72 kể từ thời điểm bị sự cố cho đến thời điểm tổ máy khả dụng được điều chỉnh như sau:

a) Trường hợp sản lượng phát thực tế tại điểm giao nhận (Qmq) của nhà máy nhỏ hơn Qc nhà máy trong các chu kỳ tiếp theo (tính từ chu kỳ giao dịch kế tiếp chu kỳ giao dịch thứ 72 trở đi đến khi tổ máy bị sự cố khả dụng) thì điều chỉnh sản lượng hợp đồng giờ bằng sản lượng Qmq của nhà máy;


  1. Trường hợp Qmq của nhà máy lớn hơn hoặc bằng Qc nhà máy trong các chu kỳ tiếp theo (tính từ chu kỳ giao dịch kế tiếp chu kỳ giao dịch thứ 72 trở đi đến khi tổ máy bị sự cố khả dụng) thì không điều chỉnh Qc nhà máy.

2. Trường hợp tổ máy của nhà máy kéo dài thời gian sữa chữa so với kế hoạch đã được phê duyệt, sản lượng hợp đồng của nhà máy được điều chỉnh như sau:

a) Trường hợp sản lượng phát thực tế tại điểm giao nhận (Qmq) của nhà máy nhỏ hơn Qc nhà máy trong các chu kỳ kéo dài sửa chữa thì điều chỉnh sản lượng hợp đồng giờ bằng sản lượng Qmq của nhà máy;

b) Trường hợp Qmq của nhà máy lớn hơn hoặc bằng Qc nhà máy trong các chu kỳ kéo dài sửa chữa thì không điều chỉnh Qc nhà máy.

3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố các sự kiện tổ máy bị sự cố hoặc sửa chữa kéo dài và gửi cho Đơn vị mua buôn duy nhất và Đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch để làm cơ sở tính toán điều chỉnh Qc.

4. Đơn vị mua buôn duy nhất và Đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch có trách nhiệm ký xác nhận lại sản lượng hợp đồng tháng và sản lượng hợp đồng giờ của nhà máy đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”


  1. Sửa đổi khoản 7 Điều 41 như sau:

“7. Sản lượng dự kiến của các nhà máy thuỷ điện bị tách ra ngoài thị trường do vi phạm mức nước giới hạn tuần được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán lập lịch huy động trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới.”

  1. Sửa đổi Khoản 4 Điều 80 như sau:

“4. Trường hợp tổ máy bị ràng buộc phải phát giảm công suất do vi phạm giới hạn nhiệt lưới điện liên quan đến truyền tải trực tiếp công suất của nhà máy lên hệ thống mà nguyên nhân không do lỗi của nhà máy dẫn đến không đảm bảo sản lượng hợp đồng giờ thì sản lượng hợp đồng giờ trong các chu kỳ bị ràng buộc phải phát giảm công suất áp dụng cho thanh toán trong thị trường điện của nhà máy được điều chỉnh bằng sản lượng phát thực tế của nhà máy trong chu kỳ giao dịch đó. Đơn vị phát điện và Đơn vị mua buôn duy nhất sửa đổi, bổ sung phụ lục sản lượng hợp đồng tháng làm cơ sở cho việc thanh toán.”

  1. Sửa đổi Khoản 5 Điều 80; bãi bỏ Khoản 7 Điều 80; sửa đổi Khoản 9 Điều 80 như sau:

“5. Trường hợp tổ máy bị ràng buộc phải phát giảm công suất hoặc ngừng máy do sửa chữa, bảo dưỡng đường dây trực tiếp nối với nhà máy hoặc các đường dây liên quan dẫn đến phải cắt điện đường dây trực tiếp nối với nhà máy dẫn đến không đảm bảo sản lượng hợp đồng giờ thì sản lượng hợp đồng giờ trong các chu kỳ liên quan áp dụng cho thanh toán trong thị trường điện của nhà máy được điều chỉnh bằng sản lượng phát thực tế của nhà máy trong chu kỳ giao dịch đó. Đơn vị phát điện và Đơn vị mua buôn duy nhất sửa đổi, bổ sung phụ lục sản lượng hợp đồng tháng làm cơ sở cho việc thanh toán.”

“9. Trường hợp nhà máy điện tuabin khí tạm thời gián tiếp tham gia thị trường điện theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để đảm bảo an ninh hệ thống điện, toàn bộ sản lượng phát điện của nhà máy điện trong các chu kỳ giao dịch có liên quan được thanh toán theo giá hợp đồng mua bán điện.”


  1. Bổ sung Điều 85A sau Điều 85 như sau:

Điều 85A: Hình thức xác nhận bảng kê thanh toán và sự kiện thị trường

Đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch, Đơn vị mua buôn duy nhất và Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm sử dụng chữ ký số để phục vụ công tác xác nhận, phát hành bảng kê thanh toán thị trường điện và xác nhận các sự kiện thị trường điện.”



  1. Sửa đổi Khoản 3 Điều 100 như sau:

“3. Trước ngày 20 hàng tháng, lập và công bố báo cáo vận hành thị trường điện tháng trước.”

  1. Bổ sung Khoản 3 Điều 114 như sau:

“3. Trình Lãnh đạo Bộ hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm”

  1. Bổ sung Khoản 1a sau Khoản 1 Điều 115 như sau:

“Xây dựng bổ sung các quy trình, trình Cục Điều tiết điện lực ban hành, bao gồm:

a) Quy trình đào tạo, kiểm tra và công nhận chức danh kỹ sư điều hành giao dịch thị trường điện;

b) Quy trình điều chỉnh sản lượng hợp đồng.”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện.


  1. Sửa đổi Khoản 10 Điều 2 như sau:

“Năm cơ sở là năm xác định:

a)Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt lần đầu đối với các dự án nhà máy điện khởi công sau ngày 03 tháng 02 năm 2015 hoặc Tổng mức đầu tư hiệu chỉnh gần nhất trước thời điểm khởi công xây dựng nhà máy đối với các dự án nhà máy điện khởi công trước ngày 03 tháng 02 năm 2015,

b) Vốn đầu tư được quyết toán.”


  1. Sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 5 như sau:

“a) Tổng mức đầu tư được xác định trên cơ sở:

- Tổng mức đầu tư lần đầu hoặc Tổng mức đầu tư hiệu chỉnh gần nhất trước thời điểm khởi công xây dựng nhà máy đối với các dự án nhà máy điện khởi công trước ngày 03 tháng 02 năm 2015;

- Vốn đầu tư được quyết toán (đồng);

- Không đưa vào Tổng mức đầu tư của dự án hoặc Vốn đầu tư được quyết toán của dự án các chi phí đầu tư, nâng cấp thiết bị để duy trì vận hành nhà máy điện sau 20 năm vận hành thương mại.”



  1. Sửa đổi nội dung TCnc tại Khoản 2 Điều 6 và Khoản 2 Điều 11 như sau:

“TCnc: Tổng chi phí nhân công Năm cơ sở được xác định tại năm vận hành thương mại của nhà máy gồm chi phí tiền lương, chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn, các loại phụ cấp kèm theo (đồng) và được quy đổi về Năm cơ sở theo tỷ lệ:

- Trường hợp mức lương áp dụng tính toán chi phí nhân công tại năm vận hành thương mại của nhà máy bằng mức lương tối thiểu vùng, tỷ lệ quy đổi về Năm cơ sở xác định căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng;

- Trường hợp mức lương áp dụng tính toán chi phí nhân công tại năm vận hành thương mại của nhà máy cao hơn mức lương tối thiểu vùng, tỷ lệ quy đổi về Năm cơ sở xác định theo tỷ lệ trượt giá không quá 2,5%/năm. Trường hợp không xác định được tổng chi phí nhân công như trên, các bên áp dụng theo phương pháp tính toán tại Khoản 4 Điều này;”


  1. Sửa đổi nội dung Ckd tại Khoản 3 Điều 7 như sau:

“Ckd: Tổng chi phí khởi động bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí khác cho khởi động (đồng); số lần khởi động cho phép do hai bên thỏa thuận trên cơ sở nhu cầu hệ thống điện và đặc tính vận hành của nhà máy điện;”

  1. Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 14 và Điểm b Khoản 2 Điều 15 như sau:

“b) - Trường hợp mức lương áp dụng tính toán chi phí nhân công tại năm vận hành thương mại của nhà máy bằng mức lương tối thiểu vùng, thành phần giá vận hành và bảo dưỡng cố định theo chi phí nhân công tháng t, năm j () được xác định theo công thức sau (đồng/kWh):

Trong đó:



: giá vận hành và bảo dưỡng cố định theo chi phí nhân công được xác định theo phương pháp quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 56/2014/TT-BCT (đồng/kWh);

: Mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm thanh toán tháng t, năm thứ j (đồng/người/tháng);

: Mức lương tối thiểu vùng Năm cơ sở (đồng/người/tháng).

- Trường hợp mức lương áp dụng tính toán chi phí nhân công tại năm vận hành thương mại của nhà máy cao hơn mức lương tối thiểu vùng, hoặc chi phí nhân công được xác định theo Tổng vốn đầu tư xây lắp và thiết bị của nhà máy trên cơ sở tổng mức đầu tư tính toán giá điện, thành phần giá vận hành và bảo dưỡng cố định theo chi phí nhân công tháng t, năm j () được xác định theo công thức sau (đồng/kWh):



Trong đó:



: giá vận hành và bảo dưỡng cố định theo chi phí nhân công được xác định theo phương pháp quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 56/2014/TT-BCT (đồng/kWh);

i: Tỷ lệ trượt thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công không vượt quá 2,5%/năm;

l: Số thứ tự năm thanh toán tính từ Năm cơ sở (đối với Năm cơ sở l=1).”


  1. Sửa đổi Khoản 4 Điều 3 Phụ lục 3 Hợp đồng mua bán điện mẫu (Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương) như sau:

“4. Trong thời gian dừng thị trường điện hoặc giai đoạn trước khi nhà máy tham gia thị trường điện: Tiền điện thanh toán cho phần điện năng tại Điểm giao nhận điện trong thời gian dừng thị trường điện hoặc giai đoạn trước khi nhà máy tham gia thị trường điện được xác định theo giá hợp đồng quy định tại mục I Phụ lục V Hợp đồng.”

Điều 3. Hiệu lực thi thành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

2. Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng có liên quan thuộc Bộ, các đơn vị có liên quan và các thành viên thị trường điện chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.



Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;

- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Bộ trưởng;

- Các Thứ trưởng;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Website Bộ Công Thương;

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

- Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia;

- Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia;

- Công ty mua bán điện;

- Các Tổng công ty Điện lực;

- Lưu: VT, ĐTĐL, PC.


KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG


Hoàng Quốc Vượng




Каталог: userfile -> User -> trungnla -> files
files -> CHÍnh phủ Số: 127/2015/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
User -> §¹i häc Quèc gia Hµ Néi Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
User -> Phụ lục I (Kèm theo Thông tư liên tịch số 29 /2010/ttlt-bgdđt-btc-blđtbxh ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Số: 14754 /QĐ-bct hà Nội, ngày 31 tháng 12năm 2015
files -> Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 51 /2015/tt-bct hà Nội, ngày 29
files -> CỤC ĐIỀu tiếT ĐIỆn lực cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 81.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương