BỘ CÔng thưƠng bộ khoa học và CÔng nghệ



tải về 0.51 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.51 Mb.
#21046
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

BỘ CÔNG THƯƠNG -

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: /2015/TTLT-BCT-BKHCN

Hà Nội, ngày tháng năm 2015


Bản dự thảo

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu



Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2013 về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:


a) Bổ sung khoản 1Điều 1các sản phẩm thép, hoạt động không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này:

- Sản phẩm thép nhập khẩu về để gia công xuất khẩu; nhập để sản xuất xuất khẩu chịu sự điều chỉnh của Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013.

- Các sản phẩm thép phục vụ các mục đích cụ thể đã quy định tại các Thông tư khác, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

- Hoạt động tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP  ngày 20 tháng 11 năm 2013.

- Các đơn hàng phục vụ mục đích đặc biệt như an ninh quốc phòng, Công trình/ Dự án trọng điểm quốc gia, Công trình/ Dự án được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt, các loại thép làm khuôn mẫu và sử dụng cho mục đích đặc biệt khác có xác nhận của Bộ Công Thương.

b) Bổ sung khoản 2 Điều 1 các đối tượng sau không thuộc phạm vi áp dụng

“Các doanh nghiệp chế xuất; doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất”.

2. Bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:

“1. Thành phần Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩntheo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật”.

3. Bổ sungKhoản 5 Điều 3 và Khoản 3 Điều 4 như sau:

Danh mục các chỉ tiêu kỹ thuật cần đánh giá chất lượng:

a) Đối với chỉ tiêu cơ lý và ngoại quan:

- Kiểm tra các chỉ tiêu Chiều dài, chiều rộng, chiều dày (đối với thép dạng tấm, thép dạng cuộn không kiểm tra chiều dày)

- Ngoại quan: Bề mặt, mép cán, …)

- Giới hạn chảy

- Giới hạn bền kéo

- Độ giãn dài tương đối

- Đối với sản phẩm có phủ/mạ/tráng: kiểm tra độ dày lớp phủ/mạ/tráng.

b) Đối với chỉ tiêu hóa:

- Kiểm tra 06 nguyên tố hóa học C, S, P, Si, Mn và Bo.

- Thép không rỉ (gỉ): kiểm tra 08 nguyên tố hóa học C, S, P, Si, Mn, Cr, Ni và Bo.

- Với thép hợp kim kiểm tra 06 nguyên tố hóa học C, S, P, Si, Mn, Bo và kiểm tra thêm tối thiểu 01 nguyên tố hóa học của thép hợp kim (theo chủng loại thép hợp kim do doanh nghiệp khai báo tại cơ quan hải quan).

c) Các sản phẩm được sử dụng biện pháp kiểm tra không phá hủy (độ bền, độ giãn dài, giới hạn chảy):

- Đối với thép có chiều dày từ 10mm trở lên, thép cây.

- Thép góc, thép hình, thép hình lượn sóng,

- Thép được cán 4 mặt hoặc ở dạng khuôn hộp kín, có chiều rộng trên 150 mm và chiều dày không dưới 4 mm, không ở dạng cuộn và không có hình nổi.

- Sản phẩm phục vụ cho thiết kế cụ thể, có hồ sơ thiết kế kỹ thuật chi tiết kèm theo, có phụ lục kèm theo hợp đồng có xác nhận của Bộ Công Thương.



4. Sửa đổi điểm a Khoản Điều 6 như sau:

“a) Việc kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu tại nguồn được thực hiện theo phương thức 5 quy định tại Điều 5 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ - thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất, do tổ chức chứng nhận được chỉ định chủ trì. Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ cử thành viên giám sát, thành phần gồm: đại diện của Bộ Công Thương (01 người), Bộ Khoa học và Công nghệ (01 người), tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Đơn vị đăng ký kiểm tra lựa chọn tổ chức chứng nhận được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định để thực hiện. Tổ chức chứng nhận kiểm tra hồ sơ chi tiết, lên kế hoạch đánh giá và báo Bộ Công Thương về chương trình làm việc, hồ sơ, thủ tục đăng ký theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Bộ Công Thương kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, ra Quyết định thành lập đoàn kiểm tra đánh giá tại nơi sản xuất.

Đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả đánh giá tại nơi sản xuất về quá trình sản xuất và về chất lượng mẫu điển hình về Bộ Công Thươngđể làm căn cứ xem xét, ra Quyết định việc miễn, giảm kiểm tra các sản phẩm đăng ký của công ty sản xuất trong thời hạn 03 năm. Trong thời gian còn hiệu lực của quyết định miễn, giảm kiểm tra, chất lượng sản phẩm sẽ được đánh giá, giám sátthông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất Tần suất đánh giá giám sát phải bảo đảm không quá 12 tháng/1 lần.

Chi phí cho việc kiểm tra tại nguồn do tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép chi trả. Chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy định tại Điều 31của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Mức chi cho thành viên giám sát được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính;

Đối với sản phẩm nhập khẩu đã kiểm tra tại nguồn, cơ quan Hải quan căn cứ vào Quyết định miễn kiểm tra chất lượng sản phẩm của Bộ Công Thương để làm thủ tục thông quan. Đối với sản phẩm kiểm tra theo phương thức 5 quy định tại Điều 5 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ, được miễn kiểm tra, việc xác định hàm lượng các nguyên tố hóa học được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan hải quan để xác định mã số hàng hóa, áp dụng đúng mức thuế suất và trị giá tính thuế của lô hàng.



5. Sửa đổi điểm d Khoản 4 Điều 6 như sau:

“d) Cơ quan Hải quan căn cứ vào chứng thư giám định hoặc giấy chứng nhận lô hàng để làm thủ tục thông quan. Đối với thép quy định tại Phụ lục II Thông tư này phải bổ sung thêm giấy tờ sau:

Hợp đồng mua bán hoặc ủy quyền nhập khẩu với người sử dụng đã được Bộ Công Thương xác nhận năng lực sản xuất (Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép không phải là người sử dụng thép)”.

6. Sửa đổi Điều 7 như sau:

“1. Đối với sản phẩm thép cùng tiêu chuẩn công bố, cùng mác thép, do cùng một người sản xuất với khối lượng nhập khẩu lần thứ 4 không vượt quá trung bình của 03 lần nhập khẩu liên tiếp trước đó, kết quả kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu, được miễn kiểm tra lần thứ 4 và thực hiện kiểm tra xác suất với các lô hàng kế tiếp trong 6 lô tiếp theo. Trong quá trình kiểm tra xác suất, nếu lô hàng không đảm bảo chất lượng thì tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục quy định. Hồ sơ đề nghị miễn, giảm kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu gửi về Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương).

a) Hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra

- Đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng theo mẫu tại Phụ lục IV Thông tư này;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân);

- Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa: 01 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân);

- Vận đơn (03 lần nhập khẩu trước): 03 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân);

- Chứng chỉ chất lượng của từng lần nhập khẩu: 01 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân).

b) Hồ sơ đề nghị kiểm tra xác suất

- Đơn đề nghị kiểm tra xác suất theo mẫu tại Phụ lục III;

- Quyết định miễn kiểm tra lần thứ 4 hoặc công văn xác nhận lô hàng được thực hiện kiểm tra xác suất lần trước liền kề;

- Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa: 01 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân - bản scan);

- Vận đơn có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân (bản scan) của lần nhập khẩu trước và của lần đề nghị;

- Chứng chỉ chất lượng của lần nhập trước: 01 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân).

c) Trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 1 Thông tư này hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng theo mẫu tại Phụ lục III;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân);

- Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa: 01 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân);

- Trường hợp phục vụ mục đích an ninh quốc phòng: xác nhận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với đơn hàng riêng cho mục đích an ninh, quốc phòng. Quyết định phê duyệt trúng thầu công trình/dự án. Hợp đồng cung cấp vật liệu cho công trình/dự án;

- Công trình/ Dự án được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt: tên công trình phải nằm trong danh mục Công trình/ Dự án được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt; Quyết định phê duyệt trúng thầu công trình/dự án. Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu cho công trình/dự án.

2. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương sẽ xem xét, trả lời việckiểm tra xác suất chất lượng thép nhập khẩu.

3. Trường hợp thép mỏng kỹ thuật điện, riêng đối với chỉ tiêu điện từ, tạm thời chấp nhận các kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu điện từ do phòng thử nghiệm của bên xuất khẩu cung cấp. kết quả thử nghiệm (test report/mill test) này phải được cấp bởi phòng thử nghiệm đã được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận nước ngoài là thành viên tham gia ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á -Thái Bình Dương (APLAC-Asian Pacific Laboratory Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận cho hoạt động thử nghiệm tại Việt Nam: Nộp bản sao chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận và có xác nhận của Bộ Công Thương”.



7. Sửa đổi khoản 1 Điều 10 như sau:

“1. Cơ quan Hải quan chỉ thông quan khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại điểm e khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 6 Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2013”.

8. Sửa đổi Danh mục các sản phẩm thép quy định tại Phụ lục 1 và 2 của Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2013. Chi tiết tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

Điều 2. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2015.



Điều 3. Tổ chức thực hiện

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng thép; các cơ quan quản lý chất lượng thép; các tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm, tổ chức giám định được chỉ định và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.



Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc

Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Công báo;

- Website: Chính phủ; BCT;

- Kiểm toán Nhà nước;



- Lưu: VT, KHCN.


tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương