Bờ Biển Ngà xuất khẩu ca cao trở lại Chuyến tàu đầu tiên chở ca cao đã rời cảng Abidjan đi Mỹ ngày 10/5, kết thúc hơn 4 tháng cấm vận xuất khẩu loại nhân màu nâu quý giá này



tải về 9.44 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích9.44 Kb.
#31089


Những bao ca cao đang được chất lên tàu tại cảng Abidjan ngày 10/5

Bờ Biển Ngà xuất khẩu ca cao trở lại

Chuyến tàu đầu tiên chở ca cao đã rời cảng Abidjan đi Mỹ ngày 10/5, kết thúc hơn 4 tháng cấm vận xuất khẩu loại nhân màu nâu quý giá này.

Theo cơ quan quản lý cảng Abidjan, xuất khẩu ca cao của Bờ Biển Ngà đã phục hồi trở lại. Chiếc tàu đầu tiên chở 1700 tấn ca cao của đất nước xuất khẩu số 1 thế giới sản phẩm này đã thả neo tại cảng Abidjan. Treo cờ hiệu của Thổ Nhĩ Kỳ, con tàu mang tên «Askabat» đã khởi hành từ cảng Abidjan vào lúc 14h giờ địa phương tới cảng San Pedro cũng của Bờ Biển Ngà nằm cách đó 370km về phía Tây. Tại đây, con tàu này sẽ bốc thêm 7000-8000 tấn ca cao trước khi băng qua Đại Tây Dương tới Mỹ.



500.000 tấn nhân ca cao tồn đọng

Trong khi cà phê và ca cao chiếm tới 40% nguồn thu xuất khẩu của Bờ Biển Ngà, khoảng 20% GDP của nước này và 35% nguồn cung thế giới thì Thủ tướng Alassan Ouattara (thuộc phe của Tổng thống mới đắc cử) đã kêu gọi một lệnh cấm vận đối với việc xuất khẩu sản phẩm này kể từ tháng thứ hai của cuộc khủng hoảng hậu bầu cử tại Bờ Biển Ngà (tháng 1/2011).

Được hỗ trợ bằng các biện pháp trừng phạt của Châu Âu và được các thương gia theo dõi sát sao, lệnh cấm xuất khẩu này có mục tiêu lấy đi của cựu Tổng thống Laurent Gbagbo một nguồn tài chính đáng kể. Lệnh cấm này cũng đã kéo theo việc tăng rất mạnh giá ca cao thế giới. Các tập đoàn như Cargill, ADM, Armajaro... đã phải ngừng hoạt động thu mua, xuất khẩu ca cao sau quyết định này. Trong suốt cuộc khủng hoảng, gần 500.000 tấn nhân ca cao (bằng 1/3 sản lượng ca cao của Bờ Biển Ngà) đã bị chất đống tại các cảng Abidjan và San Pedro trước khi Thủ tướng Ouattara tuyên bố «phục hồi ngay lập tức» việc xuất khẩu sau khi phe của cựu Tổng thống Gbagbo thất thủ ngày 11/4/2011.
Trao đổi thương mại với Việt Nam
Bờ Biển Ngà là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Tây Phi nói riêng và ở châu Phi nói chung. Trong 7 năm trở lại đây, kim ngạch giữa hai nước đã không ngừng tăng cao. Nếu như năm 2003, trao đổi thương mại song phương mới chỉ đạt 9,66 triệu USD thì đến năm 2010, con số này đã lên tới 262 triệu USD trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà 133 triệu USD và nhập khẩu 129 triệu USD. Các mặt mà ta xuất khẩu nhiều sang Bờ Biển Ngà là gạo, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm dệt may, cao su. Về nhập khẩu, ta mua từ Bờ Biển Ngà các mặt hàng hạt điều, thép phế liệu, gỗ và sản phẩm gỗ...
Trong quý I năm nay, các doanh nghiệp của ta đã xuất khẩu được 14,2 triệu USD, tăng 273%. Tuy nhiên, kết quả này chỉ đạt được trong tháng 1/2011 còn hai tháng tiếp theo, do khủng hoảng chính trị, doanh nghiệp của ta gần như đã ngừng giao dịch hoàn toàn với thị trường này.

Với việc tình hình chính trị tại Bờ Biển Ngà ổn định trở lại và Chính phủ nước này dỡ bỏ lệnh cấm vận đối tàu thuyền đi lại và xuất nhập khẩu, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và thị trường này chắc chắn sẽ có sự phục hồi và tăng trưởng./.


Hoàng Đức Nhuận (theo Jeune Afrique)
Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

tải về 9.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương