Axit cacboxylic các dạng bài tập và phưƠng pháp giảI



tải về 31.32 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích31.32 Kb.
#29525

Chuyên đề luyện thi Đại Học – Cao Đẳng



Chuyên đề : AXIT CACBOXYLIC


  1. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Dạng 1: Bài tập về phản ứng trung hoà:

Phương pháp:

- Với axit đa chức: Đặt CTTQ R(COOH)x



R(COOH)x + xNaOH R(COONa)x + xH2O

a ax a ax



2R(COOH)x + xBa(OH)2 R2(COO)2xBax + 2xH2O

a ax/2 a/2 ax

- Với axit đơn chức ( x=1): Đặt CTTQ RCOOH

RCOOH + NaOH RCOONa + H2O

2RCOOH + Ba(OH)2 (RCOO)2Ba + 2H2O


  • Nếu bài toán cho một hay một hỗn hợp các axit cacboxylic thuộc cùng một dãy đồng đẳng tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1 hoặc tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 theo tỉ lệ mol 2:1 thì đó là các axit đơn chức.

nNaOH = ( mmuối – maxit)/ 22 → x = nNaOH/ naxit

nBa(OH)2 = (mmuối ­– maxit)/ 133 → x= 2. nBa(OH)2/naxit

  • Lưu ý:

+ Nếu là axit no, đơn chức, mạch hở ta có thể đặt CTTQ là CnH2n+1COOH ( n≥0) hoặc CmH2mO2 (m ≥1)

+ Axit fomic có phản ứng tráng bạc do có nhóm chức anđehit trong phân tử.

+ Khối lượng chất rắn sau phản ứng: mRắn = mmuối + mNaOH(Ba(OH)2)

Ví dụ 1: Hõnn hợp X gồm hai axit cacboxylic A, B đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Cho 12,9g X tác dụng hết với 300ml dung dịch NaHCO3 1M, cô cạn dung dịch thu được đến khối lượng không đổi còn lại 21,05g chất rắn khan.


  1. Xác định CTCT thu gọn của A, B.

  2. Cho 12,9g hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, kết thức phản ứng thu được m gam kết tủa Ag. Tính giá trị của m.

Ví dụ 2: Một hỗn hợp gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit axetic. Lấy m gam hỗn hợp rồi thêm vào đó 75ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau đó phải dùng 25ml dung dịch HCl 0,2M để trung hoà NaOH dư. Sau khi đã trung hoà đem cô cạn dung dịch đến khô thu được 1,0425g hỗn hợp muối khan.

  1. Viết CTCT của 2 axit. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

  2. Tính giá trị của m.

Ví dụ 3: Cho hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3mol X, thu được 11,2lít khí CO2 (đktc). Nếu trung hoà 0,3mol X cần dùng 500ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là:

A. HCOOH, HOOC-COOH B. HCOOH, HOOC-CH2-COOH

C. HCOOH, C2H5COOH D. HCOOH, CH3COOH (KB­­­­­­­_2009)



Dạng 2: Bài tập về phản ứng đốt cháy:

- Với axit cacboxylic nói chung: Đặt CTTQ CnH2n+2-2k-2xO2x

CnH2n+2-2k-2xO2x + O2 → n CO2 + (n+1-k-x) H2O

- Với axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở: Đặt CTTQ CnH2nO2

CnH2nO2 + O2 → n CO2 + n H2O

nCO2 = nH2O

Nếu bài toán cho đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp các axit cacboxylic thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được nCO2 = nH2O thì đó là axit no, đơn chức.

Ví dụ 1: Một hỗn hợp A gồm 2 axit hữu cơ no ( mỗi axit không chứa quá 2 nhóm –COOH) có khối lượng 16g tương ứng với 0,175 mol. Đốt cháy hoàn toàn A rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong dư, thu được 47,5g kết tủa. Mặt khác nếu cho hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với dung dịch Na2CO3 thu được 22,6g muối. Tìm CTCT và tính khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp A.

Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z đa chức ( Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với Na, sinh ra 4,48lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần 2, sinh ra 26,4g CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp X là:

A. HOOC-CH2-COOH; 70,87% B. HOOC-CH2-COOH; 54,88%

C. HOOC-COOH; 60% D. HOOC-COOH; 42,86% (KB_2009)

Dạng 3: Bài tập về phản ứng este hoá:

RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O ; KC

KC =

B. BÀI TẬP:

Câu 1: Dẫy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là: KA_2009


    1. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO

    2. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH

    3. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO

    4. CH3COOH, HCOOH, CH3CHO, C2H5OH

Câu 2: Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chúc, đồng đẳng kế tiếp. Lấy m gam X đem tác dụng hết với 12g Na thì thu được 14,27g chất rắn và 0,336 lít H2 (đktc). Cũng m gam X tác dụng vừa đủ với 600ml nước Br2 0,05M. Công thức phân tử của hai axit là:

A. C3H2O2 và C4H4O2. B. C3H4O2 và C4H6O2.

C. C4H6O2 và C5H8O2 D. C3H6O2 và C4H8O2.

Câu 3: (KA_2009). Cho a mol hợp chất hữu cơ X ( chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là:

A. Etylen glycol B. Axit ađipic

C. Ancol o-hiđroxibenzylic D. Axit 3-hiđroxipropanoic.

Câu 4: Trộn đều ancol etylic, axit axetic vào nước được 4g dung dịch X. Đem toàn bộ dung dịch X tác dụng vừa đủ với Na được m gam chất rắn và 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 3,54 B. 10,8 C. 8,4 D. 4,14



Câu 5: Thuỷ phân hoàn toàn 511,5 g một lipit thu được 46g glixerol và hai loại axit béo. Hai axit đó là:

A. C15H31COOH và C17H35COOH B. C17H33COOH và C15H31COOH

C. C17H31COOH và C17H33COOH D. C17H33COOH



Câu 6: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit beo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là:

A. 6 B. 5 C. 3 D. 4

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,45 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là:

A. 8,96 B. 11,2 C. 6,72 D.13,44

Câu 8: X là một axit hữu cơ đơn chức. Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 6,72 lít O2 (đktc). X có tên gọi là:

A. Axit propionic B. Axit axetic C. Axit acrylic D. Axit butiric



Câu 9: Chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất?

A. CH2Cl- CH2-COOH B. CH3-CHCl-COOH

C. CH3-CH2-COOH D. CH2Br-CH2-COOH



Câu 10: Cho hỗn hợp T gồm 1 axit cacboxylic đơn chức X, 1 ancol đơn chức Y, 1 este của X vàY. Khi cho 0,5 mol hỗn hợp T tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thì thu được 0,4 mol Y. Thành phần % số mol của X trong hỗn hợp T là:

A. 33,33% B. 80% C. 44,44% D. 20%



Câu 11: Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ no, đơn chức. Trung hoà hết 6,7g X bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch thu được 8,9g muối khan. Còn khi cho 6,7g X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 10,8g Ag. Công thức của 2 axit là:

A. HCOOH và CH3COOH B. HCOOH và C3H7COOH

C. HCOOH và C2H5COOH D. HCOOCH3 và CH3COOH

Câu 12: Cho 20g hỗn hợp hai axit no, đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch Na2CO3 thì thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch muối. Cô cạn dung dịch thu được 28,8g muối khan. Giá trị của V là:

A. 2,24 B. 5,6 C. 4,48 D. 1,12



Câu 13: Cho 2,64g hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 40ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng của muối thu được sau phản ứng là:

A. 3,52g B. 6,45g C. 8,42g D. 4,24g

Câu 14: Cho 2 chất hữu cơ X, Y đồng đẳng kế tiếp với % oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% và 43.24%. Biết rằng X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. CTCT thu gọn của X, Y lần lượt là:

A. CH3COOH và C2H5COOH B. CH3CH(OH)COOH và C2H5CH(OH)COOH

C. C2H5COOH và C3H7COOH D. HCOOH và CH3COOH



Câu 15: Trộn 300ml dung dịch axit axetic 1M và 50ml ancol etylic 460 (d=0,8g/ml) có thêm một ít H2SO4 đặc vào một bình cầu và đun nóng bình cầu một thời gian, sau đó chưng cất thu được 19,8g este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là:

A. 65% B. 75% C. 85% D. 90%



Câu 16: Điều chế 13,5g axit lactic từ tinh bột qua con đường lên men lactic. Biết hiệu suất thuỷ phân tinh bột và lên men lactic tương ứng là 85% và 80%. Khối lượng tinh bột cần dùng là:

A. 22,33g B. 17,82g C. 17,867g D. 24,23g



Câu 17: Để trung hoà hoàn toàn 4,8g hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ A, B cần a mol NaOH thu được 6,78g muối khan. Giá trị của a là:

A. 0,05 B. 0,07 C. 0,09 D. 1,1



Câu 18: Hỗn hợp X gồm 2 axit no A, B. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 2,24lít O2 (đktc). CTCT thu gọn của 2 axit A, B là:

A. HCOOH và CH3COOH B. HCOOH và HOOC-COOH

C. CH3COOH và HOOC-COOH D. CH3COOH và HOOC-CH2-COOH

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 muối natri của 2 axit no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau cần 9,52 lít O2 (ở O0C, 2atm), phần chất rắn còn lại sau khi đốt cân nặng 10,6g. CTCT thu gọn của hai muối là:

A. HCOONa và CH3COONa B. CH3COONa và C2H5COONa

C. C3H7COONa và C4H9COONa D. C2H5COONa và C3H7COONa

Câu 20: Cho hỗn hợp X gồm ancol etylic và hỗn hợp 2 axit no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tác dụng hết với Na giải phóng ra 4,48 lít H2 (đktc). Mặt khác nếu đun nóng hỗn hợp X (xt: H2SO4 đặc) thì các chất trong hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 16,2g hỗn hợp este. CTCT thu gọn của 2 axit là:

A. HCOOH và CH3COOH B. C3H7COOH và C4H9COOH

C. CH3COOH và C2H5COOH D. C6H13COOH và C7H15COOH



GV: Nguyên Xuân Hoàng - Tổ Hoá - Trường THPT Lê Quảng Chí Trang


tải về 31.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương