Asoka: cuộC ĐỜi và SỰ nghiệp tuyển tập các bài viết về vua a dục Phật Giáo và a-dục Vương



tải về 0.5 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu01.01.2018
Kích0.5 Mb.
#35256
  1   2   3   4   5   6   7   8   9
ASOKA: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Tuyển tập các bài viết về vua A Dục

Phật Giáo và A-dục Vương
K. R. Norman
Nguyên Tâm Dịch

---o0o---



Nguồn

http://thuvienhoasen.org

Chuyển sang ebook 6-8-2009

Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com

Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
Mục Lục

QUAN ĐIỂM CHUNG ĐƯƠNG THỜI VỀ A-DỤC VƯƠNG

DỊCH PHẨM BIÊN NIÊN SỬ PÀLI

VỀ CHÍNH BẢN THÂN A-DỤC VƯƠNG

PHÁP HÀNH CỦA A-DỤC VƯƠNG

SỰ CHINH PHỤC VÀ CÁC SỨ GIẢ CỦA A DỤC VƯƠNG

PHẬT GIÁO CỦA A DỤC VƯƠNG

VỀ ĐẠO DỤ Ở BAIRÀT

Hoàng Đế Asoka, Con Người của Hòa Bình  và Tình Nhân Bản

Đại đế Asoka và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp

I. Tiểu sử của Đại đế Asoka trước và sau khi tức vị

II. Sự nghiệp Asoka đối với Phật giáo

III. Nhận định

Đại đế Asoka Maurya  và những pháp dụ khắc trên đá

PHẦN I: DẪN NHẬP

PHẦN 2: NỘI DUNG NHỮNG PHÁP DỤ KHẮC TRÊN ĐÁ CỦA ĐẠI ĐẾ ASOKA MAURYA (304 TTL. – 232 TTL.)

Hoàng Đế Asoka Giã Từ Chinh Chiến

Trường ca KALINGA

Lời mở đầu

I. Bạo chúa A Dục

II. Chuyển luân vương A Dục


---o0o---


QUAN ĐIỂM CHUNG ĐƯƠNG THỜI VỀ A-DỤC VƯƠNG


Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:

"Khái niệm thành lập nên Sàsana hay Phật giáo ở một quốc gia riêng biệt hoặc ở một nơi nào đó, lần đầu tiên do chính A-Dục Vương thai nghén nên. Ông ta là vị vua đầu tiên chấp nhận Phật giáo như là một quốc giáo, và khởi đầu cho một cuộc chinh phục tâm linh vĩ đại gọi là Dhamma-vinaya… Như một nhà chinh phục và cai trị mà thường thiết lập chính quyền ở những quốc gia bị chinh phục do chính mình bằng chính trị, cũng vậy A-Dục Vương có lẽ đã nghĩ đến việc thành lập nên cái gọi là sàsana ở những quốc gia bị ông ta chinh phục".

Trong một vài tác phẩm khác tôi cũng bắt gặp cùng một lập luận như vậy: "A-Dục Vương là vị vua Phật giáo đầu tiên", "A-Dục Vương được gắn liền với Phật giáo đại chúng, và với việc tiến hành rất nhiệt tâm những hoạt động tôn giáo như hành hương và chiêm bái các Xá-lợi qua vấn đề ông ta quan tâm đến việc xây dựng ngôi bảo tháp và điện thờ", rồi thì "A-Dục Vương là nhân vật chính trị và tâm linh vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ xưa".

Những lời bình luận như vậy là theo kiểu mà như A-Dục Vương đã được miêu tả trong các tác phẩm viết về Nguyên thủy Phật giáo. Tôi đã cũng bỏ ra một quãng thời gian rất dài của đời mình để nghiên cứu về các bia ký của A-Dục Vương, song từ các bia ký ấy không khi nào tôi có thể tìm thấy được chân dung một con người hoàn toàn trùng khớp với những gì mà chúng ta đã viết về ông ta cả. Chính vì lẽ đó, hôm nay tôi muốn khảo chứng lại vai trò mà A-Dục Vương đã đóng trong lịch sử Phật giáo, và tôi cũng xin chia xẻ những gì chúng tôi biết về ông ta qua các văn bản Phật giáo với nguồn thông tin mà chúng tôi có thể lấy được từ các bia ký của ông.

---o0o---

DỊCH PHẨM BIÊN NIÊN SỬ PÀLI


Chắc hẳn là mọi người ai ai cũng biết về A-Dục Vương thông qua nguồn thông tin về vị vua nầy trong Biên Niên Sử tiếng Pàli, là đặc biệt là trong bộ Mahàvamsa, mặc dầu rất nhiều cùng câu chuyện được kể với chi tiết rõ ràng hơn trong các nguồn tư liệu bằng tiếng Sanskrit và Trung Quốc.

Trong bộ Mahàvamsa có ghi rằng sau khi phụ thân ông, Bindusàra, băng hà thì A-Dục Vương đã giết 99 trong số 100 người anh em của mình, chỉ còn để sót lại một mình Tissa mà thôi và ông nghiễm nhiên trở thành người trị vì độc tôn cõi Diêm-phù-đề (Jambudvìpa). Thế rồi sau khi nghe vị Sa-di Ni-câu-thuật (Nigrodha) thuyết giảng, ông thắm nhuần Tam quy và Ngũ giới…và trở thành một vị Ưu-bà-tắc (Upàsaka). Chúng ta cũng được biết rằng A-Dục Vương là người hộ trì vững chắc cho Phật giáo, ngăn chặn không cho bất kỳ tôn giáo nào bành trướng cả. Ông đã ngưng không bố thí thức ăn hằng ngày cho 60.000 vị Bà-la-môn mà trước đây cha ông đã từng bố thí, và thay vào đó cúng dường thực phẩm cho 60.000 vị Tỳ-kheo. Ông còn ra lệnh cho xây dựng 84.000 ngôi tịnh xá (vihàra) ở 84.000 thị trấn, trong số đó ngôi tịnh xá nổi tiếng nhất là ngôi tịnh xá do chính bản thân ông lập nên ở Pàtaliputra – tịnh xá Asokàràma; và ông còn dựng các ngôi bảo tháp (stùpa) ở những nơi mà Đức Phật đã đến viếng thăm. Tư tưởng muốn trở thành người kế Pháp đã thuyết phục đư?c ông cho phép người con trai Mahinda và cô con gái Sanghamittà gia nhập tăng đoàn vào năm thứ 6 khi ông tại vị, và chính sau nầy Mahinda đã được phái sang Srilanka (Tích Lan) với tư cách là một nhà truyền giáo. Vào thời điểm phân chia bộ phái Phật giáo trong Tăng đoàn thì chính đích thân ông lắng nghe các vị Tỳ-kheo tỏ bày những quan điểm của họ và có thể quyết định ai là thuộc phái chính thống và ai là ngoại đạo. Sau khi cuộc phân phái đã được giải quyết ổn thỏa, cuộc kết tập (sangìti) lần thứ III được tổ chức dưới sự bảo trợ của ông.

Bộ Mahàvamsa cho hay rằng vì những việc làm ác của ông nên mới đầu người ta gọi ông là Candàsoka (A-Dục Vương hung bạo), nhưng sao nầy nhờ những việc làm lương thiện của ông mà ông được gọi là Dhammàsoka (A-Dục Vương mộ đạo). Dĩ nhiên, sự thay đổi tên gọi cũng muốn nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa một A-Dục Vương không biết gì về Phật giáo và A-Dục Vương với tư cách là một Phật tử vậy.

---o0o---


VỀ CHÍNH BẢN THÂN A-DỤC VƯƠNG


Chúng ta có thêm một số thông tin về A-Dục Vương khi đọc các trụ đá của ông ta.

Tỷ dụ như, câu chuyện ông quay về với Phật giáo được ghi lại trong Biên Niên Sử hình như có chút gì đó hơi khác với thông điệp ông ghi trên trụ đá. Lịch sử đầu tiên A-Dục Vương để tâm đến Phật giáo được kể lại trong bức Đạo dụ khắc trên đá (Minor Rock Edict) đầu tiên. Nhưng trái lại, tôi như vừa mới nhấn mạnh ở trên, theo nguồn tư liệu Pàli, thì A-Dục Vương đã hồi tâm về với Phật giáo, đã cho xây dựng 84.000 tịnh xá, rồi thì cho phép người con trai và người con gái mình gia nhập vào Tăng đoàn trong suốt 6 năm tại vị của ông; tuy nhiên, chúng ta có thể cân nhắc từ những lời lẽ của A-Dục Vương rằng ông hồi tâm về với Phật giáo chỉ sự thật xảy ra đúng ngay sau cuộc chiến tranh ở Kalinga. Hơn nữa trong bức Đạo dụ thứ 13, ông còn nhấn mạnh rằng việc ấy chỉ xảy ra khi ông được tôn phong 8 năm. Việc ông hồi tâm có thể cho là đúng vì ông hối hận, cũng không phải vì ông giết anh chị em mình; việc này hình như bị phản bác lời xác chứng mà ông đã viết cho anh chị em mình trong Đạo dụ thứ 5. Thật ra lý do ông hồi tâm là vì việc ông đã đưa đi đày ải 150.000 người, việc ông giết 100.000 người và cái chết của rất nhiều người ở thành Kalinga. Bộ Biên Niên Sử quả là không biết tí gì về vụ tàn sát đẫm máu này. Vào thời điểm mà ông ban hành Đạo dụ thì ông đã là một cư sĩ Phật tử trong hơn hai năm rưỡi rồi, bao gồm cả một năm khi ông chưa thực sự thuận thành cho lắm - Điều này có nghĩa rằng sau khi ông đã hồi tâm về với Phật giáo thì ông vẫn chưa phải là một Phật tử nhiệt tâm - và rồi hơn một năm sau khi ông đã thuận thành, hộ trì Tăng đoàn với nhữngh kết quả tốt đẹp. Ông nói rằng: "tôi đã có tiến bộ tốt". Khi ông ban hành Đạo dụ đầu tiên thì cũng đúng vào thời điểm ông tại vị năm thứ 11. Ông ban hành Đạo vị thứ 3 vào năm thứ 12, vậy thì Đạo dụ đầu tiên và thứ 2, mặc dù không ghi niên đại, ắt là được ban hành trong cùng một năm này hay là vào năm thứ 11 vậy.

Tuy nhiên, như câu chuyện có liên quan trong Đạo dụ đầu tiên thì chẳng có bằng chứng trực tiếp nào chứng tỏ đó là Giáo đoàn Phật giáo mà ông tham gia. Mặc dù trong một đoạn văn của Đạo dụ (Đạo dụ ở Maski) mà ông diễn tả như là một Budhasake. Hultzsch đã dịch từ này là "(Tôi là) Buddha-Sakya" (Phật Thích Ca). Dường như có lẽ sự ghép chữ Budh được thực hiện bởi một người viết ở địa phương để "chỉnh lại" từ upàsake (Ưu-bà-tắc) mà A-Dục Vương đã thảo ra. Điều đáng chú ý là từ Budhasake hay tiếng tương của nó không hề xuất hiện trong bất cứ đoạn văn khác của Đạo dụ đầu tiên. Tất cả của những đoạn văn khác đều có chữ upàsaka.

Chắc hẳn là người khắc Đạo dụ biết được rằng chẳng có một dấu hiệu nào nhắc đến bộ phái mà A-Dục Vương tham gia để trở thành một Ưu-bà-tắc, mà ông ta cũng muốn cho được sự tình rõ ràng đối với các đọc giả sau này, nên đã ghép chữ "Buddha" vào trước chữ upàsáka, rồi khắc lên trụ đá.

Tuy nhiên, sự xác chứng về A-Dục Vương trở thành một Phật tử được công nhận qua việc ông đến viếng thăm cây Bồ-đề, việc này được diễn tả trong Đạo dụ thứ 8 ban hành lúc ông được tôn phong 10 năm. Đây chắc hẳn là một trong những kết quả đầu tiên sau khi ông hồi tâm trở về với Phật giáo, và điều này có lẽ cũng trùng khớp với cuộc viếng thăm Tăng-già mà nhờ đó đã cải thiện đời sống tôn giáo của ông.

Thật vậy, chúng ta có thể đoan chắc rằng đối với A-Dục Vương, thì Tăng-già có nghĩa là Tăng-già Phật giáo, bởi vì ngay trong Đạo dụ thứ 11, khi ông tổng kết hết những thành tựu của mình, ông tuyên bố rằng ông đã thiết lập những vị "Đại quan" (Mahamatra) có đức độ để trông coi về vụ việc của Tăng chúng, của các vị Bà-là-môn, các vị Ajìvika (Tà mạng ngoại đạo), Kỳ-na giáo đồ và các giáo phái khác thì có ghi rõ tên, nhưng Tăng-giàđây phải là Tăng-già Phật giáo.

Thế thì chẳng còn nghi ngờ gì rằng A-Dục Vương là một cư sĩ Phật tử, nhưng cũng không có lý do gì mà tin rằng tâm trí ông lại gắn liền với tôn giáo khác, và chúng ta có thể thấy trong Đạo dụ thứ 6 là ông tôn kính tất cả các bộ phái bằng nhiều hình thức khác nhau; và theo ông thì hình thức hay nhất là đích thân đến viếng thăm họ. Như chúng ta thấy, pháp hành của ông là đạo đức trái với tâm linh, cho nên nếu nói cho công bằng thì ông ta cũng có thể là tín đồ Kỳ-na giáo vậy.

---o0o---




tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương