An Mai Đỗ O. Cist



tải về 0.63 Mb.
trang1/21
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích0.63 Mb.
#35092
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21
EYMARD

An Mai Đỗ O.Cist.

NHÂN

CÁCH


ĐỜI

TU

2015


MỤC LỤC


LỜI NGỎ

MỤC LỤC 1

Những suy tư trong tập sách này như một kết quả đánh dấu 20 năm kể từ ngày Tông huấn Vita Consecrata ra đời. Thật thú vị ! Đây cũng là dịp Đức Phanxicô công bố: Năm 2015 - Năm về Đời Sống Thánh Hiến. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của toàn Giáo hội đến với những người sống đời thánh hiến. Những ưu ái ấy như là một nhắc nhở mỗi tu sĩ luôn dấn thân triệt để hầu làm vinh danh Chúa và đáp lại nguyện vọng của mọi người. 4

DẪN NHẬP 5

1.NHỮNG THÁCH ĐỐ CHO ĐỜI TU NGÀY NAY 7

1.1.Danh 7

1.1.1.Chủ nghĩa vô thần 7

1.1.2.Quyền lực 8

1.2.LỢI 9

1.2.1.Chủ nghĩa duy vật 9

1.2.2.Chiếm hữu 10

1.3.THÚ 11

1.3.1.Chủ nghĩa khoái lạc 11

1.3.2.Hưởng thụ 11

2.NHỮNG MẶT NẠ TRONG ĐỜI TU 12

2.1.Cái tôi vĩ đại 12

2.2.Cái tôi nhút nhát 13

2.3.Cái tôi nệ luật 14

2.4.Cái tôi hình thức 16

2.5.Cái tôi tích cực 17

2.6.Cái tôi tiêu cực 17

2.7.Cái tôi tự ái 18

3.NHỮNG CƠ CHẾ TỰ VỆ TRONG ĐỜI TU 19

3.1.Cơ chế tự vệ chối bỏ thực tế 19

3.2.Cơ chế tự vệ dồn nén 19

3.3.Cơ chế tự vệ đóng cửa 20

3.4.Cơ chế tự vệ thay thế 20

3.5.Cơ chế tự vệ gán ghép cảm xúc 21

3.6.Cơ chế tự vệ phản ứng 21

3.7.Cơ chế tự vệ nhập tâm 21

3.8.Cơ chế tự vệ hoài cổ 21

3.9.Cơ chế tự vệ hợp lý hóa 22

4.NHÂN CÁCH TÔN GIÁO 22

4.1.Thuật ngữ 22

4.2.Tiêu chuẩn đánh giá 23

4.3.Chướng ngại 24

4.4.Tiến trình hình thành nhân cách tôn giáo 26

4.4.1.Thần tượng 26

4.4.2.Cầu khẩn 27

4.4.3.Hiệp thương 28

5.NHÂN CÁCH ĐỜI TU 29

5.1.Chướng ngại 29

5.1.1.Không trung thực 29

5.1.2.Lệ thuộc 30

5.1.3.Cầu toàn 30

5.1.4.Ghen tị 31

5.2.Những giai đoạn đời tu 32

5.2.1.Bước đầu đời tu 32

5.2.2.Khấn sinh 38

5.2.3.Tuổi già 39

5.3. Tiêu chuẩn () 39

5.3.1.Tự do đáp trả lời mời gọi 40

5.3.2.Ước muốn chiếm hữu 41

5.3.3.Con tim không chia sẻ 43

6.CỘNG ĐOÀN GIÚP HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH ĐỜI TU 44

6.1.Cộng đoàn là một hồng ân 44

6.2.Cộng đoàn yêu thương 45

6.3.Cộng đoàn hiệp thông 46

7.TRƯỞNG THÀNH ĐỜI TU 47

7.1.Cảm xúc 47

7.2.Lý trí 49

7.3.Ý chí 51

8.GIỚI TÍNH TRONG ĐỜI TẬN HIẾN 52

9.CẦU NGUYỆN() 54

9.1.Cầu nguyện với Thiên Chúa nào ? 54

9.2.Cảm xúc an toàn 55

9.3.Chữa lành và giải thoát 56

10.SỐNG TRONG CHÚA THÁNH THẦN 59

10.1.Hiện hữu. 59

10.2.Thể lý 60

10.3.Tâm lý 62

10.4.Tâm linh 63

11.LINH ĐẠO ĐỜI TU 66

11.1. Thuật ngữ 67

11.2.Tự hủy 67

11.3.Niềm vui 69

11.4.Hiệp thông 70

12.CĂN TÍNH 71

13.NHÂN CÁCH ĐIỂN HÌNH 73

13.1.Thánh Phanxicô thành Assisi 73

13.2.Thánh Têrêsa HĐGS 75

KẾT LUẬN 76



LỜI NGỎ

Những suy tư trong tập sách này như một kết quả đánh dấu 20 năm kể từ ngày Tông huấn Vita Consecrata ra đời. Thật thú vị ! Đây cũng là dịp Đức Phanxicô công bố: Năm 2015 - Năm về Đời Sống Thánh Hiến. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của toàn Giáo hội đến với những người sống đời thánh hiến. Những ưu ái ấy như là một nhắc nhở mỗi tu sĩ luôn dấn thân triệt để hầu làm vinh danh Chúa và đáp lại nguyện vọng của mọi người.


Nhưng làm cách nào hầu dấn thân triệt để nếu không phải là ra sức học hỏi và thi hành sứ vụ theo ơn gọi mình lãnh nhận từ Giáo hội. Một lối tiếp cận mà cuốn sách này đề nghị: theo nhãn quan tâm lý học. Ngày nay, tâm lý học đã đi vào từng sinh hoạt của đời sống con người; tuy nhiên, vẫn còn những giới hạn mà chỉ có trong lãnh vực siêu nhiên mới có câu trả lời thỏa đáng. Một khi nhìn nhận đời sống thánh hiến là một ân ban thì chiều kích siêu nhiên phải được ưu tiên trong sinh hoạt hằng ngày của tu sĩ. Nếu tâm lý học giúp con người khai thác tận tầng sâu của hữu thể mình (vô thức) thì nó vẫn không giúp con người được chữa lành hoàn toàn; điều này đòi buộc phải nại đến ân sủng. Theo nhà thần bí Tauler: không ai có thể tự mình đi vào chiều sâu nội tâm lòng mình. Chỉ có Thánh Thần, Đấng dẫn dắt, đồng thời, là Đấng chữa lành và thánh hóa chúng ta, Ngài khả dĩ giúp mỗi người sống đời thánh hiến cảm nghiệm chiều kích dài, rộng, cao, sâu của tình yêu Chúa.

Xác tín như thế, chúng ta sẽ tránh được thái độ duy tâm lý, và cẩn trọng hơn khi tiếp cận những khoa học của thời đại mà không sợ lạc đường, vì đã có Đấng dẫn đường đồng hành với chúng ta.


DẪN NHẬP


Có thể nói, từ khi con người hiện hữu cũng là lúc nhân cách mỗi người được biết đến. Thật vậy, mỗi người với những tài năng, tư chất… đều góp phần trong việc hình thành nhân cách cá nhân. Nhưng mỗi thời, người ta dùng một lối nói khác nhau. Khổng Tử đã đề cao con người khi nói nhân linh ư vạn vật. Đồng thời, ông đề ra các đức tính giúp sống đời nhân bản: nhân, lễ, nghĩa, trí và tín. Hay Đông Phương có một câu nói khá phổ biến sống theo luân thường đạo lý, còn Tây Phương lại nói nhiều đến đạo đức con người theo nhãn quan triết học…và có cả một chủ trương nhân bản. Mãi đến thế kỷ XX, người ta mới sử dụng phổ biến thuật ngữ nhân cách. Chính nhân cách mới là một giá trị mà con người mọi thời phải cố công đào luyện để hoàn thành chính mình.

Hơn nữa, ngày nay con người càng muốn đề cao nhân cách vì xã hội đã có quá nhiều lạm dụng và lệch lạc, gây hư hại phẩm giá con người. Từ thời Phân Tâm Học ra đời (1) cho đến thế kỷ XXI này, đã có nhiều thuyết bàn về nhân cách dưới nhiều góc độ khác nhau: nhân cách cái tôi, nhân cách hiện sinh…Trong tập sách nhỏ này, người viết muốn nhấn mạnh đến nhân cách đời tu. Hay nói cách khác, người viết cố gắng phác hoạ chân dung người sống đời thánh hiến. Trong một xã hội phát triển đến mức chóng mặt như hiện nay, những người sống đời tận hiến chắc chắn không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Vì thế, cần nêu lên những thách đố mà tu sĩ thời nào cũng đối diện, cách riêng những vấn nạn mới trong thời đại chúng ta.

Vào thời Trung Cổ, có thể nói xã hội và Giáo hội đang sống trong cảnh thịnh vượng, xa hoa (2), thì Thánh Thần đã gởi đến chân dung của thánh Phanxicô khó nghèo, một nhân cách điển hình sống trong thời đó. Ngài vốn xuất thân từ bậc trung lưu đã từng sống phóng túng như những người “sành điệu”, sau đó được ơn hoán cải, ngài chọn Bà Chúa nghèo làm lẽ sống. Một người vốn giàu có lại chấp nhận và vui nhận sống nghèo để cách nào đó trả lời cho con người thời bấy giờ biết rằng: hạnh phúc và niềm vui đích thực không hệ tại sự giàu sang sung túc nhưng là sự khó nghèo trong tâm hồn.

Gần đây hơn, chúng ta biết đến chân phước Têrêsa thành Calcutta. Mẹ đã nhận được giải Nobel hoà bình của quốc tế năm 1979. Mẹ không những được Giáo hội biết đến mà còn được cả thế giới ngưỡng mộ bởi sự dấn thân triệt để cho người cùng khổ. Trong khi xã hội đạt đến đỉnh cao của sự phát triển kinh tế, người ta tôn vinh những người giàu có và quyền lực, Thánh Thần đã gởi đến cho Giáo hội một người đồng hành với người cùng khổ bị xã hội loại bỏ. Mẹ đã đến với những người hấp hối đang bị dòi bọ rút rỉa tại khu ổ chuột Calcutta với một ước muốn họ chết như một con người. Có thể nói, mẹ là một trong những người tiên phong trong việc hành động cụ thể nhằm bảo vệ phẩm giá con người. Thiết tưởng, đó là một nhân cách điển hình cho thời đại chúng ta.

Bên cạnh đó, cũng còn nhiều linh mục, tu sĩ bị xã hội lên án về việc lạm dụng tình dục, sử dụng tiền bạc quá mức qui định…đã làm cho Giáo hội phải đau lòng vì những phần tử sa phạm. Đó là những gì lộ ra bề mặt, bề trong vẫn không thiếu những lối sống phản chứng trong đời tu. Những biểu hiện tiêu cực ấy là dịp các nhà đào tạo phải đặt ra vấn nạn: Đâu là những nét tiêu biểu làm nên nhân cách đời tu ?

Như chúng ta đã biết: nhân cách là một thực tại sống động. Bởi đó, nó không ngừng được hội nhập và lột xác mỗi ngày. Nếu hiểu đời tu là một cuộc lội ngược dòng thì nhân cách mà một tu sĩ muốn xây dựng cho bản thân phải đáp ứng những thách đố của thời đại (Phần 1) nhưng nhờ ơn Chúa và gương lành của các thánh, họ tiến bước mà nắm chắc phần thắng trong hy vọng lớn lao.

Có nhiều cách tiếp cận vấn đề này, người ta có thể tìm hiểu bản chất đời tu để từ đó đề ra một dạng thức hiện hữu của một tu sĩ, xét như một nhân cách đời tu, hoặc có thể khởi đi từ lời mời gọi của Thiên Chúa đến việc đáp trả của cá nhân trong cung cách cá vị của mình. Chúng ta hãy khởi đi từ những thách đố của thời đại, từ đó, rút ra những kinh nghiệm giúp mỗi tu sĩ sống trọn ơn gọi của mình. Thách đố thì rất nhiều, chúng ta chỉ nêu lên 3 điều: danh, lợi thú. Như thế, thách đố này không phải chỉ thời này các tu sĩ mới đối diện nhưng đã có từ khi con người hiện hữu; bởi đó, các tu sĩ cần nhận ra những hình thức mới từ những đặc tính cũ. Song song với 3 thách đố ấy, chúng ta muốn hướng đến 3 lời khấn, như cách đáp ứng đúng đắn cho một tu sĩ bước theo. Thật vậy, danh tiếng người đời thường đi tìm nơi tạo vật, các tu sĩ đi tìm trong Thiên Chúa (khấn vâng phục); lợi lộc người đời vẫn tìm nơi của cải chóng qua, các tu sĩ tìm cách chiếm được Chúa là phần gia nghiệp (khấn khó nghèo); lạc thú người đời tìm trong hưởng thụ xác thịt, các tu sĩ sống tình yêu phổ quát cho Chúa và cho mọi người (khấn khiết tịnh).

Những thách đó vừa kể trên quá tinh vi và phức tạp, nó đã ăn sâu trong mọi tư tưởng, lời nói cũng như việc làm của con người. Thế nên, bước vào đời tu, các ứng sinh cần tái khám phá những mặt nạ và các cơ chế tự vệ vẫn đeo bám mình. Xét về mặt tự nhiên, một khi đối diện với điểm yếu, mặt trái hay bóng tối này trong cuộc sống, xem ra là một bất lực; tuy nhiên, nhờ ơn Chúa, người được thánh hiến dễ dàng đối diện và vượt qua. Đó là giải pháp đức tin mà mỗi tu sĩ cần đến khi gặp những khó khăn trong đời tu. Theo một nghĩa nào đó, đây là hành trình xây dựng nhân cách tôn giáo với ý thức sự hiện diện của Chúa trong đời sống thường ngày. Cụ thể hơn, nhờ những gợi ý của tông huấn Vita Consecrata, các tu sĩ sống và thể hiện đời sống đức tin, cậy và mến qua 3 lời khấn dòng. Điều này đòi buộc người sống đời thánh hiến phải thấm nhuần linh đạo của Đức Kitô. Và qua những mẫu gương điển hình như một gợi ý cho hành trình ơn gọi của mỗi tu sĩ.

Những gì được trình bày trong tập sách này chỉ mang tính gợi ý và không tránh được những thái độ chủ quan, rất mong sự góp ý xây dựng của các bạn độc.



tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương