ĐẠi họC ĐÀ NẴNG



tải về 33.48 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích33.48 Kb.
#12834

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Số: 233 /KH – ĐHĐN




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Đà Nẵng, ngày 12 tháng 01 năm 2012








KẾ HOẠCH

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường 2012

(thực hiện Đề án 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009)


Thực hiện Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường (Đề án 1928); văn bản số 6142/BGDĐT-PC ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Đề án 1928, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường 2012 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, viên chức và sinh viên ĐHĐN, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, viên chức và sinh viên; phê phán và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật, tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

- Kết hợp giáo dục chính khóa với giáo dục ngoại khóa; kết hợp giáo dục thông qua các môn học với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và địa phương trong công tác phổ biến, giáo dục và tuyên truyền chấp hành pháp luật; nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

II. CÁC NỘI DUNG CHÍNH

1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật

1.1. Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật: Luật Giáo dục (sửa đổi), Luật Giáo dục đại học, Luật Công chức, Luật Viên chức, Luật Giao thông, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Lao động…; Đề án 1928 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; các nghị quyết, thông tư, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo liên quan đến phạm vi quản lý, lĩnh vực hoạt động, công tác của nhà trường và các quy định thuộc lĩnh vực chuyên môn của từng đối tượng.

1.2. Tổ chức hiệu quả tuần sinh hoạt công dân của học sinh, sinh viên (HSSV) đầu năm học, đầu khóa. Tổ chức “Ngày pháp luật” trong nhà trường. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong HSSV. Tập trung trang bị cho HSSV những lý luận cơ bản về pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân, về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bảo vệ môi trường, bảo hiểm y tế, quy chế đào tạo, thi cử và các quy định cụ thể liên quan đến cuộc sống và học tập của HSSV.

2. Xây dựng, triển khai các chương trình giáo dục pháp luật

2.1. Rà soát và hoàn thiện các chương trình giáo dục pháp luật chuyên ngành hiện đang thực hiện ở một số ngành học. Nghiên cứu xây dựng chương trình, giáo trình và triển khai việc tổ chức giảng dạy Pháp luật đại cương ở các ngành học khác (theo yêu cầu Đề án 1928 và quy định tại Khoản 2, Mục II Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07.12.2007 của Chính phủ; Khoản 7 Chỉ thị số 45/2007/CT-BGDĐT ngày 17.8.2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

2.2. Xây dựng, bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy Pháp luật chuyên ngành và Pháp luật đại cương theo yêu cầu thực tế của các chương trình đào tạo. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trong nhà trường. Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ phù hợp với đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác giáo dục pháp luật.

2.3. Tổ chức tọa đàm, nghiên cứu khoa học về phổ biến, giáo dục pháp luật trong chương trình đào tạo nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác này. Tổ chức thi sinh viên giỏi, Olympic hoặc thi tìm hiểu về pháp luật trong HSSV.



3. Một số giải pháp hỗ trợ khác

3.1. Hoàn thiện Tiểu ban Pháp chế trong Ban Thanh tra, Pháp chế và Thi đua. Thành lập Tổ Thanh tra – Pháp chế tại các Trường thành viên và Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum.

3.2. Xây dựng, bổ sung các tài liệu pháp luật theo chuyên đề, sách và tạp chí chuyên ngành về luật theo yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học. Thành lập tủ sách pháp luật ở các trường, phân hiệu và Cơ quan Đại học Đà Nẵng. Nghiên cứu, sử dụng mạng thông tin cho việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, pháp luật, các văn bản pháp quy, quy chế, quy định.

3.3. Lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các nội dung sinh hoạt Đoàn, Hội Sinh viên nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tuổi trẻ học đường và trách nhiệm công dân đối với xã hội.

3.4. Chấp hành nghiêm túc pháp luật, triển khai thực hiện đầy đủ yêu cầu của các văn bản pháp quy, các chương trình, kế hoạch của Nhà nước, Ngành Giáo dục và địa phương.

3.5. Thường xuyên tự kiểm tra, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách, việc thực hiện kỷ cương trong nhà trường, đảm bảo nền nếp dạy học, thi cử, chấp hành nội quy, quy chế, kỷ luật lao động, học tập. Thực hiện định kỳ chế độ tiếp dân; giải quyết kịp thời kiến nghị, khiếu nại, tố cáo (nếu có).

Kinh phí tổ chức các hoạt động được thực hiện theo Thông tư số 73/2010/TT-BTC-BTP ngày 14/3/2010 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và các quy định hiện hành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đại học Đà Nẵng

- Ban Tổ chức Cán bộ tham mưu cho Giám đốc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1928 về phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; phối hợp với Văn phòng Đảng ủy lập kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, Nhà nước trong cán bộ, viên chức, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.

- Ban Đào tạo phối hợp các trường tổ chức rà soát, xây dựng, triển khai các chương trình giáo dục pháp luật theo hướng dẫn của Đề án 1928 và các văn bản liên quan, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; tổ chức tọa đàm về nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình đào tạo; nghiên cứu đưa nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình thi sinh viên giỏi.

- Ban Công tác HSSV phối hợp với Đoàn Thanh niên lập kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho HSSV trong tuần sinh hoạt công dân đầu năm học, khóa học và sinh hoạt ngoài giờ lên lớp; tổ chức Olympic hoặc thi tìm hiểu về pháp luật trong HSSV; phối hợp với địa phương trong công tác giáo dục pháp luật.

- Văn phòng Đại học Đà Nẵng tổ chức sử dụng mạng thông tin tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chủ trương, pháp luật, các văn bản pháp quy, quy chế, quy định.

- Trung tâm Thông tin học liệu rà soát, xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường và phổ biến, cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong lĩnh vực này.

- Ban Thanh tra, Pháp chế và Thi đua tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách, quy chế, việc thực hiện kỷ cương, nề nếp trong nhà trường; theo dõi, kiểm tra và tham mưu, báo cáo Giám đốc về tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn ĐHĐN; đề xuất với Hội đồng thi đua khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác này.

- Đoàn Thanh niên tổ chức “Ngày pháp luật”, đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào nội dung sinh hoạt, hoạt động phong trào.



2. Các trường thành viên, Phân hiệu thuộc Đại học Đà Nẵng

- Các Trường và Phân hiệu ĐNĐN tại Kon Tum tiến hành thành lập Tổ Thanh tra – Pháp chế trực thuộc Ban Giám hiệu (hoặc Phòng Đào tạo). Trong Tổ có Nhóm Pháp chế thực hiện công tác pháp chế trong nhà trường và cùng các phòng chức năng tham mưu cho Ban Giám hiệu triển khai kế hoạch này.

- Phòng Đào tạo các Trường và Phân hiệu bố trí thời lượng, thời gian và tổ chức cho HSSV được học tập học phần “Pháp luật đại cương” hoặc chuyên đề “Pháp luật đại cương”.

- Xây dựng, bổ sung tủ sách pháp luật trong nhà trường; sử dụng mạng thông tin cho việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, pháp luật, quy chế, quy định.

Các Trường, các đơn vị trực thuộc gửi báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường năm 2012 về Đại học Đà Nẵng (qua Ban Thanh tra, Pháp chế và Thi đua) trước ngày 10/12/2012.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề cần trao đổi thêm, đề nghị liên hệ với Thường trực Ban Chỉ đạo Thực hiện đề án 1928 theo địa chỉ: Ban Thanh tra, Pháp chế và Thi đua, số 41 Lê Duẩn, Thành phố Đà Nẵng.





Nơi nhận:

- Đảng ủy, Ban Giám đốc;

- Các trường, các đơn vị trực thuộc;

- Công đoàn, Đoàn TNCSHCM;

- Lưu: VT, TTrPC & TĐ


GIÁM ĐỐC

(Đã ký)






tải về 33.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương