A: phần mở ĐẦU



tải về 216.5 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu02.03.2022
Kích216.5 Kb.
#51145
  1   2   3   4
Hình tượng nhân vật Santiagô trong Ông già và biển cả của Hemingway


EBOOKBKMT.COM - HỖ TRỢ TÀI LIỆU HỌC TẬP

A: PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài

Ernest Hemingway (1899 – 1961) bất tử không chỉ nhờ sự nghiệp sáng tác mà ngay chính quan niệm sống của ông cũng đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự bất tử. Cuộc sống mạnh mẽ, đầy đam mê đã mang lại huyền thoại Hemingway ngay trong lúc ông còn rất trẻ. Ông đã để lại cho nhân loại một di sản văn học tuy không nhiều về số lượng, không phong phú về thể loại nhưng đã chuyển tải được nhiều vấn đề bức thiết, có tính muôn thuở của nhân loại.

Sáng tác của Hemingway nhờ đó đã tạo nên sức lôi cuốn, tác phẩm của ông là đề tài thu hút sự suy nghĩ, tìm hiểu của nhiều cây bút thuộc nhiều thế hệ nghiên cứu, phê bình trẻ tuổi, là đề tài nghiên cứu của nhiều luận án tiến sĩ, thạc sĩ ở các viện nghiên cứu và các trường Đại học. Mặc dù vậy thì những hiểu biết về Hemingway vẫn còn là một ẩn số với nhiều người. Đặc biệt tính đến nay các công trình chuyên sâu đi tìm hiểu về hình tượng nhân vật trong một sáng tác thì vẫn chưa thành hệ thống. Vậy nhân vật Santiagô trong Ông già và biển cả biểu hiện như thế nào? Và Hemingway đã thể hiện năng lực tư duy của mình ra sao? Để tìm được câu trả lời trọn vẹn nhất thì việc đi vào tìm hiểu “Hình tượng nhân vật Santiagô trong Ông già và biển cả của Hemingway” là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Nó giúp ta hiểu sâu hơn tác phẩm và những nét nghệ thuật độc đáo của ông, bổ sung thêm kiến thức về một tác giả văn học lớn đang được đưa vào giảng dạy ở các bậc học trong trường phổ thông và Đại học. Đặc biệt hơn với việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta sống tốt hơn, vững tin hơn trong cuộc sống đầy khó khăn và biến động hiện nay. Trên đây là những lý do chính để chúng tôi lựa chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu của mình.




  1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

“Ông già và biển cả” là một tác phẩm mẫu mực của thời đại. Tác phẩm góp phần đưa tên tuổi của Hemingway lên tột đỉnh vinh quang, đoạt giải Nobel văn học năm 1954. Việc nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm này đã thu hút được sự chú ý của nhiều giới nghiên cứu và phê bình trên toàn thế giới. Đã có nhiều công trình lớn nhỏ nghiên cứu về tác phẩm và văn phong của ông.

Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu của PGS.TS. Lê Huy Bắc trong cuốn “Nhà văn Ernest Hemingway, Nhà xuất bản Hà Nội, 2006 có nói: “Hemingway luôn tâm niệm sẽ cố viết cho bằng được áng văn xuôi chân thực về con người. Đối với ngôn ngữ, ông khao khát tước lột để bóc trần nó đến tận xương tuỷ.”

GS.TS Trần Đình Sử trên “Văn học và tuổi trẻ số tháng 10, năm 2008” trình bày về vài nét đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Hemingway. Bài báo có viết: “Về nghệ thuật, nét đặc sắc của Hemingway trong tác phẩm này là sáng tạo ra con người như một ý thức về mình. Mọi sự vật, hoạt động khách quan đều được đưa vào ý thức ông lão. Và vì như vậy, việc sử dụng lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm mới có ý nghĩa. Con người ý thức của lão Santiagô cho thấy lão đã chiến đấu bằng toàn bộ thâm tâm, bằng hữu thức và vô thức. Chỉ nói về lời độc thoại nôi tâm mà không nói đến mục đích nghệ thuật của thủ pháp ấy trong việc xây dựng hình tượng con người thì chưa hiểu thi pháp của tác giả. Lời độc thoại nội tâm ở đây chỉ là những chi tiết rời rạc, thiếu trọn vẹn và do đó tác phẩm còn để lại nhiều chỗ trống… Biết bao chỗ trống trong tác phẩm đang chờ người đọc giải mã, tạo thành một chiều sâu không bao giờ khám phá hết.”.

Lê Đình Cúc trong bài “Hemingway và những tác phẩm tiêu biểu của ông” đăng trên Tạp chí văn học số 6/1997 đã có những đánh giá khách quan và công bằng về tác phẩm của Hemingway, trong đó có tác phẩm “Ông già và biển cả”. Theo ông, đó là một tuyệt tác văn xuôi điêu luyện, tài hoa với nội dung tiến bộ, đầy tính nhân văn. Tác giả cho rằng: “Những người cộng sản có thể hi sinh thân mình nhưng dù là hi sinh, dù là thất bại, họ cũng góp phần làm cho giai cấp và nhân dân cùng chiến thắng, còn ông lão Santiagô dù là người lao động nhưng vẫn có vẻ gì đó như một anh hùng đi săn. Quý tộc hay tư sản đi săn vì thích thể thao, thích bắn được con thú, còn có được hưởng thụ con thú ấy hay không thì không cần thiết”. Bài viết chỉ mang tính chất điểm sách nhưng Lê Đình Cúc đã đi vào đánh giá nội dung tư tưởng, nghệ thuật tổ chức, những thành công và hạn chế của Hemingway. 



Trong bài “Nghệ thuật tiểu thuyết Hemingway”, Lê Đình Cúc viết: “Đọc Chuông nguyện hồn ai, Giã từ vũ khí và Ông già và biển cả, chúng ta thấy tính hài hước và tượng trưng là hai yếu tố lớn, cơ bản trong nghệ thuật Hemingway. Nhưng rõ ràng Hemingway không phải là nhà văn tượng trưng và càng không phải là nhà văn hài hước, ông sáng tạo những yếu tố tượng trưng và hài hước để chuyên chở chủ nghĩa hiện thức thật khéo léo và tinh vi.” Như vậy, bài viết đã nghiêng về đánh giá nghệ thuật tác phẩm. 

Cuốn sách Hemingway – Núi băng và hiệp sĩ của Lê Huy Bắc (năm 1999) của NXB Giáo dục Hà Nội là quá trình nghiên cứu suốt chín năm của tác giả về Hemingway. Đặc biệt, phần hai là nội dung chính từ luận án tiến sĩ. Cuốn sách này đã đề cập đầy đử đến mọi phương diện đó là con người, tài năng, tác phẩm và những kiểu nhân vật trung tâm tiêu biểu mà Hemingway đã dày công tạo dựng.

Đặc biệt, năm 2000, Lê Huy Bắc đã cho ra đời cuốn sách Hemingway những phương trời nghệ thuật của NXB Giáo dục, Hà Nội nhằm tuyển chọn các công trình nghiên cứu về Hemingway và Tham luận Hội thảo khoa học 100 năm Hemingway nhằm tuyển chọn các công trình nghiên cứu về Hemingway. Đây là ấn phẩm có quy mô lớn nhất ở Việt Nam về Hemingway kể từ những năm 1960 cho đến nay. Cuốn sách đã đáp ứng được yêu cầu rộng rãi của bạn đọc yêu thích văn hocpj nói chung và Hemingway nói riêng cũng như học sinh, sinh viên và những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy.

Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu khác như: Tiểu thuyết Hemingway của Đặng Anh Đào, Bàn về Ông già và biển cả của Phùng Văn Tửu, Hemingway - người góp phần làm mới văn xuôi thế kỷ XX của Vương Trí Nhàn, Đối thoại và độc thoại nội tâm trong Ông già và biển cả của Lê Huy Bắc…

Tuy nhiên một công trình cụ thể về đề tài này thì vẫn chưa nhiều và còn có những mặt hạn chế. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến và những thành tựu mà các công trình trước đây mang lại. Thông qua đề tài này, chúng tôi sẽ đi vào phân tích hình tượng nhân vật Santiagô trong Ông già và biển cả của Hemingway, đồng thời cũng nêu lên giá trị mà hình tượng nhân vật mang lại góp vào phần thành công của cuốn tiểu thuyết.


  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài này là Hình tượng nhân vật Santiagô trong Ông già và biển cả.

Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một đề tài tiểu luận nhỏ, đồng thời với kiến thức còn hạn chế của bản thân về văn học nước ngoài nói chung và văn học Mỹ nói riêng. Đề tài chỉ được nghiên cứu một cách khái quát trong phạm vi cuốn tiểu thuyết Ông già và biển cả bản dịch Lê Huy Bắc _ NXB Văn học và đặc biệt xoáy sâu vào hình tượng nhân vật Santiagô trong tác phẩm.



  1. Phương pháp nghiên cứu


tải về 216.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương