A di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa 阿彌陀經疏鈔演義 Phần 44



tải về 461.13 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích461.13 Kb.
#36545
  1   2   3   4
A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

阿彌陀經疏鈔演義

Phần 44

Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Giảo duyệt: Huệ Trang và Đức Phong

 

Tập 87

 

Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang một trăm bốn mươi sáu, đoạn lớn thứ bảy của phần Huyền Nghĩa.



 

Thất, bộ loại sai biệt

七、部類差別

(Bảy, bộ loại sai khác).

 

Trong đoạn này lại chia thành ba tiểu đoạn:



 

Sơ minh bộ. Nhị minh loại. Tam phi bộ phi loại.

初明部。二明類。三非部非類。



(Thứ nhất là nói về bộ, thứ hai là giảng về loại, thứ ba là [nói về những kinh] chẳng thuộc về bộ hay loại).

Trước hết, chúng ta coi tiểu đoạn thứ nhất.

 

Sơ, minh bộ.

(Huyền Nghĩa) Dĩ tri thử kinh, tông thú xung thâm, vị thẩm đương bộ đẳng loại, vi hữu kỷ chủng. Sơ tiên minh bộ giả, bộ hữu nhị chủng: Nhất vi Đại Bổn, nhị vi thử kinh.

初明部。

(玄義) 已知此經,宗趣沖深,未審當部等類,為有幾種。初先明部者,部有二種:一謂大本,二謂此經。

(Trước hết, nói về bộ.

Huyền Nghĩa: Đã biết kinh này có Tông và Thú sâu xa, chưa rõ nếu xét theo bộ loại thì sẽ có mấy loại. Trước hết, nói về bộ, bộ có hai loại: Một là Đại Bổn, hai là kinh này).

Khi nghiên cứu kinh Di Đà, cũng chẳng thể thiếu khuyết đoạn này. Trong một đời giáo học của đức Phật, nói tới pháp môn này, trừ bộ kinh này ra, những kinh hoàn toàn tương đồng với pháp môn này sẽ được gọi là “đồng bộ”. Những kinh điển nào hoàn toàn tương đồng? [Ngoài ra, còn có những kinh] chẳng hoàn toàn tương đồng, nhưng là cùng một loại, [tức là] đều cùng nói tới chuyện vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Đồng bộ thì đều dùng phương pháp trì danh. Dùng phương pháp bất đồng là như Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh dùng quán tưởng. Còn có [các kinh khác] dùng trì chú, hay dùng phương pháp khác, nhưng đều là cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, những kinh ấy được gọi là “đồng loại”. Còn có những kinh chẳng phải là đồng loại, mà cũng chẳng phải là đồng bộ, [tức là] giảng kèm thêm [Tịnh Độ], những kinh điển ấy càng nhiều. Giảng kèm thêm, khuyên chúng ta niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đại khái có hơn một trăm loại. Do vậy, biết rằng: Trong bốn mươi chín năm giáo học, Thích Ca Mâu Ni Phật coi trọng pháp môn này, nên Ngài không ngừng tuyên dương. Chúng ta xem lời chú giải:

 

(Sớ) Bộ giả, dĩ thị tổng quy nhất bộ, nhi hữu tường lược.

() 部者,以是總歸一部,而有詳略。



(Sớ: “Bộ” là cùng gom chung vào một bộ, nhưng giảng giải chi tiết hay đại lược [khác nhau]).

 

Cùng thuộc một bộ kinh, nhưng có kinh giảng tỉ mỉ hơn một chút, có kinh giảng đơn giản hơn một chút.



 

(Sớ) Tường vi Đại Bổn.

() 詳為大本。



(Sớ: Giảng tường tận là Đại Bổn).

 

Đại Bổn là kinh Vô Lượng Thọ, giảng tỉ mỉ.



 

(Sớ) Lược vi thử kinh.

() 略為此經。



(Sớ: Giảng đại lược là kinh này).

 

“Thử kinh” là kinh A Di Đà, tức Tiểu Bổn, văn tự ít, giảng tỉnh lược một chút.

 

(Sớ) Đại Bổn hữu lục.

() 大本有六。



(Sớ: Đại Bổn có sáu loại).

Tổng cộng có sáu thứ (sáu bản dịch khác nhau).

 

(Sớ) Nhất danh Vô Lượng Bình Đẳng Thanh Tịnh Giác Kinh, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch.

() 一名無量平等清淨覺經,後漢支婁迦讖譯。



(Sớ: Bản thứ nhất tên là Vô Lượng Bình Đẳng Thanh Tịnh Giác Kinh do ngài Chi Lâu Ca Sấm (Lokasema)1[1] dịch vào thời Hậu Hán).

 

Các bản dịch thời cổ gồm mười hai loại, hiện thời chỉ còn giữ được năm loại.



 

(Sớ) Nhị danh Vô Lượng Thọ Kinh, Tào Ngụy Khang Tăng Khải dịch. Tam danh A Di Đà Kinh, dữ kim kinh đồng danh, Ngô Chi Khiêm dịch.

() 二名無量壽經,曹魏康僧鎧譯。三名阿彌陀經,與今經同名,吳支謙譯

(Sớ: Bản thứ hai có tên là Vô Lượng Thọ Kinh, do ngài Khang Tăng Khải dịch vào thời Tào Ngụy, bản dịch thứ ba tên là A Di Đà Kinh, có cùng tên với kinh này, do ngài Chi Khiêm2[2] dịch vào đời Ngô).

Ngô là Đông Ngô, Tào Ngụy đều là thời đại Tam Quốc.

 

(Sớ) Tứ danh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, Tống Pháp Hiền dịch.

() 四名無量壽莊嚴經,宋法賢譯。



(Sớ: Bản thứ tư tên là Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, do ngài Pháp Hiền3[3] dịch vào đời Tống).

 

Đây là nhà Triệu Tống4[4], sau nhà Đường là nhà Tống, Triệu Khuông Dận làm hoàng đế của triều đại này.



 

(Sớ) Ngũ xuất Bảo Tích đệ thập bát kinh, danh Vô Lượng Thọ Như Lai Hội, Nguyên Ngụy Bồ Đề Lưu Chí dịch.

() 五出寶積第十八經,名無量壽如來會,元魏菩提流志譯。



(Sớ: Bản thứ năm trích từ quyển mười tám của kinh Bảo Tích, có tên là Vô Lượng Thọ Như Lai Hội, do ngài Bồ Đề Lưu Chí dịch vào thời Nguyên Ngụy).

Quyển thứ mười tám của kinh Đại Bảo Tích là Vô Lượng Thọ Như Lai Hội, có ý nghĩa hoàn toàn giống với kinh Vô Lượng Thọ. Vương triều Nguyên Ngụy5[5] thuộc thời đại Nam Bắc triều, do Thác Bạt Khuể thành lập. Đây là năm loại bản dịch trực tiếp từ Phạn văn, là bản dịch từ nguyên văn.

 

(Sớ) Lục danh Phật Thuyết Đại A Di Đà Kinh, Tống Long Thư cư sĩ Vương Nhật Hưu giả.

() 六名佛說大阿彌陀經,宋龍舒居士王日休者



(Sớ: Bản thứ sáu mang tên Phật Thuyết Đại A Di Đà Kinh, do cư sĩ Long Thư Vương Nhật Hưu đời Tống).

 

Thứ sáu là bản hội tập do cư sĩ Vương Long Thư (Vương Nhật Hưu) đời Tống hội tập. Long Thư là địa danh, hiện nay là Thư Thành thuộc tỉnh An Huy. [Vương Nhật Hưu được] gọi là Long Thư là do người đời sau tôn xưng ông ta. Vị cư sĩ này cả đời học Phật, hoàn cảnh gia đình khá giả, sau khi đậu Tiến Sĩ, không ra làm quan, có công danh, nhưng không làm quan. Gia cảnh khá giả, sống thoải mái, chuyên tu Tịnh Độ. Ông ta đã dùng mấy bản dịch thời cổ, nhưng chỉ đọc bốn bản dịch, chưa đọc kinh Bảo Tích, hội tập bốn thứ bản dịch, biên soạn thành một bản mới, nay chúng ta gọi là Đại A Di Đà Kinh, [bản ấy] do cư sĩ Long Thư biên soạn. Bản biên tập này vẫn chưa hoàn toàn lý tưởng, người đời sau phê bình ông ta cũng rất nhiều. Có người nói khi ông biên tập kinh này, đại khái thuộc độ tuổi trung niên, cũng tức là nói ông ta biên tập khi công phu tu hành của chính mình vẫn chưa thành tựu. Cuốn Long Thư Tịnh Độ Văn thật sự lỗi lạc, đó là tác phẩm [do ông Vương] viết vào lúc tuổi già. Chính ông ta đứng vãng sanh, biết trước lúc mất, không ngã bệnh. Có thể thấy ông ta vãng sanh phẩm vị chắc chắn chẳng thấp. Đây là một vị tại gia cư sĩ, suốt đời niệm A Di Đà Phật.



 

(Sớ) Tổng thủ tiền chi tứ dịch, tham nhi hội chi. Duy trừ Bảo Tích, bỉ sở vị cập.

() 總取前之四譯,參而會之。唯除寶積,彼所未及。



(Sớ: Đã gộp chung bốn bản dịch đầu tiên để tham khảo, hội tập. Chỉ trừ bản dịch trong kinh Bảo Tích là chưa dùng đến).

 

Tham khảo rồi hội tập. Ông ta chỉ dùng bốn bản dịch gốc để soạn thành bản hội tập.



 

(Sớ) Nhiên thượng ngũ dịch, hỗ hữu dị đồng. Hán Ngô nhị dịch, tứ thập bát nguyện, chỉ tồn kỳ bán, vi nhị thập tứ, kỳ dư văn trung, đại đồng tiểu dị.

() 然上五譯,互有異同。漢吳二譯,四十八願,止存其半,為二十四,其餘文中,大同小異。



(Sớ: Nhưng trong năm bản dịch ấy, có những chỗ giống nhau và khác biệt. Trong hai bản dịch thuộc đời Hán và Ngô, bốn mươi tám nguyện chỉ còn một nửa, tức là hai mươi bốn nguyện. Những phần kinh văn khác, chỉ khác biệt đôi chút).

Bản Hán dịch là Bình Đẳng Thanh Tịnh Giác Kinh, bản Ngô dịch là A Di Đà Kinh. Đối với bốn mươi tám nguyện, bản Bình Đẳng Thanh Tịnh Giác Kinh và bản A Di Đà Kinh do ngài Chi Khiêm dịch đều là hai mươi bốn nguyện. Các bản dịch của Khang Tăng Khải và Pháp Hiền đều là bốn mươi tám nguyện. Đối với bản hội tập của cư sĩ Hạ Liên Cư, quý vị mở xem phần hai mươi bốn nguyện [sẽ thấy] vốn là bốn mươi tám nguyện. Trong một nguyện, [nhiều khi] cụ đã gộp hai hay ba nguyện lại. Trên thực tế, hai mươi bốn nguyện và bốn mươi tám nguyện nội dung hoàn toàn tương đồng, chỉ là những điều mục được gộp vào hay tách ra khác nhau mà thôi. Do vậy, bản hội tập của cư sĩ Hạ Liên Cư hay hơn bản do Vương Long Thư biên soạn, hay hơn cả mấy bản dịch gốc, đúng là đã biên tập những chỗ tinh hoa trong các bản dịch cổ, biên tập vô cùng khéo. Nay chúng ta đang dùng bản này.

 

(Sớ) Vương thị sở hội, giảo chi ngũ dịch, giản dị minh hiển, lưu thông kim thế, lợi ích thậm đại.

() 王氏所會,較之五譯,簡易明顯,流通今世,利益甚大。



(Sớ: Bản hội tập của họ Vương, so với năm bản dịch gốc, đơn giản, dễ đọc, rõ ràng, được lưu thông trong hiện thời, có lợi ích rất lớn).

Đây là cái nhìn của Liên Trì đại sư trong đời Minh, có thể thấy thuở ấy, bản Đại A Di Đà Kinh do cư sĩ Long Thư biên tập rất được người khác hoan nghênh.

 

(Sớ) Đản kỳ bất diêu Phạn bổn, duy chước Hoa văn, vị thuận dịch pháp.

() 但其不繇梵本,唯酌華文,未順譯法。



(Sớ: Nhưng bản ấy chẳng phát xuất từ [chánh kinh bằng] tiếng Phạn, chỉ châm chước từ những bản tiếng Hán, chưa theo đúng cách dịch thuật).

 

Ông ta không phiên dịch từ nguyên bản tiếng Phạn, mà chỉ dùng bốn bản dịch tiếng Hán để biên tập thành một bản mới mà thôi!



 

(Sớ) Nhược dĩ Phạn bổn trùng phiên nhi thành lục dịch, tức vô nghị hĩ.

() 若以梵本重翻而成六譯,即無議矣。



(Sớ: Nếu dùng bản tiếng Phạn để dịch lại thành bản dịch thứ sáu, sẽ chẳng có ai dị nghị).

Mọi người sẽ chẳng tranh cãi với ông ta.

 

(Sớ) Cố bỉ bất ngôn dịch, nhi ngôn giảo chánh dã.

() 故彼不言譯而言校正也。



(Sớ: Vì thế, ông ta không nói là dịch, mà nói là giảo chánh).

 

Cư sĩ Vương Long Thư rất khiêm hư, không nói là phiên dịch, mà nói là “giảo chánh”, tức là gộp mấy phiên bản lại để chỉnh lý.



 

(Sớ) Hựu kỳ trung khứ thủ cựu văn, diệc hữu vị tận.

() 又其中去取舊文,亦有未盡。



(Sớ: Hơn nữa, trong bản hội tập, việc chọn lựa để bỏ đi, hay giữ lại những câu kinh văn từ các bản dịch cổ cũng chưa trọn vẹn).

 

Đây là những chỗ phê bình đối với [bản hội tập của] ông ta; nói cách khác, ông ta đã bỏ sót những chỗ trọng yếu, đáng tiếc quá!



 

(Sớ) Như tam bối vãng sanh.

() 如三輩往生。



(Sớ: Như trong phần ba bậc vãng sanh).

Đây là một đoạn kinh văn rất trọng yếu, giảng về ba bậc vãng sanh.

 

(Sớ) Ngụy dịch.

() 魏譯。



(Sớ: Bản dịch đời Ngụy).

 

Tức là bản của ngài Khang Tăng Khải.



 

(Sớ) Giai viết phát Bồ Đề tâm.

() 皆曰發菩提心。



(Sớ: [Đối với cả ba bậc] đều nói là “phát Bồ Đề tâm”).

 

Đối với vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, phát Bồ Đề tâm rất trọng yếu.



 

(Sớ) Nhi Vương thị duy trung bối phát Bồ Đề tâm, hạ viết bất phát, thượng cánh bất ngôn, tắc cao hạ thất thứ.

() 而王氏唯中輩發菩提心,下曰不發,上竟不言,則高下失次。



(Sớ: Nhưng ông Vương chỉ nói bậc Trung phát Bồ Đề tâm, bậc Hạ chẳng phát, còn bậc Thượng hoàn toàn chẳng nhắc tới. Đấy chính là đã đánh mất thứ tự cao thấp).

 

Đây là chỗ thiếu hoàn mỹ của ông ta. Trong bản dịch của ngài Khang Tăng Khải, các bậc đều phải phát Bồ Đề tâm, vì Tây Phương Cực Lạc thế giới là Đại Thừa Phật pháp; chẳng phát Bồ Đề tâm sẽ không tương ứng với Tây Phương Tịnh Độ. Vì thế, phát Bồ Đề tâm rất trọng yếu. [Trong bản hội tập của ông Vương], thượng phẩm không nhắc tới, văn tự bị thiếu sót, trung phẩm thì có, trong phần hạ phẩm, ông ta bảo “chẳng phát”. Đây là chỗ bị người khác phê bình, bảo là “cao hạ thất thứ” (đánh mất thứ tự cao thấp). Nếu coi “chẳng phát Bồ Đề tâm” là cao, mà do hạ phẩm chẳng phát, [vậy thì lẽ ra hạ phẩm] phải cao hơn trung phẩm, đấy là thứ tự điên đảo. Nếu coi phát Bồ Đề tâm là cao, mà [trong phần kinh văn] thượng phẩm lại mơ hồ chẳng nói. Đây cũng là chỗ khiến cho người ta nghi hoặc.



 

(Sớ) Thả văn trung đa thiện căn, toàn tại phát Bồ Đề tâm, nhi tam bối bất đồng, đồng nhất phát tâm, chánh vãng sanh yếu chỉ, nãi phản lược chi, cố vân vị tận.

() 且文中多善根,全在發菩提心,而三輩不同,同一發心,正往生要旨,乃反略之,故云未盡。



(Sớ: Hơn nữa, “nhiều thiện căn” [như đã được nói] trong kinh văn hoàn toàn do phát Bồ Đề tâm, tuy ba bậc khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ phát tâm, đấy chính là tông chỉ trọng yếu trong vãng sanh, mà ông ta lại ngược ngạo gạt bỏ, cho nên nói là “chưa trọn vẹn”).

 

Điều này có nghĩa là như cổ nhân đã nói: “Tuy hay khéo lắm, nhưng chưa trọn vẹn!” Chưa thể đạt đến tận thiện tận mỹ, nên bản này có khuyết điểm, sai sót. Đây là một ví dụ rất rõ rệt. Ở đây nêu rõ: Cả ba bậc đều cùng phát tâm. Đây là điều kiện vãng sanh trọng yếu nhất, nhất định phải “phát Bồ Đề tâm”. Ông ta tỉnh lược đi, đó là chuyện rất đáng tiếc!



 

(Sớ) Nhiên kim Sớ Sao sở dẫn, nghĩa tắc kiêm thâu ngũ dịch, ngữ tắc đa tựu Vương văn.

() 然今疏鈔所引,義則兼收五譯,語則多就王文。



(Sớ: Nhưng nay những phần kinh Vô Lượng Thọ được trích dẫn trong bản Sớ Sao này, ý nghĩa bao gồm cả năm bản dịch gốc, nhưng kinh văn phần nhiều trích theo bản của ông Vương).

 

Trong bản Sớ Sao do Liên Trì đại sư biên soạn có những phần trích dẫn, Ngài giải thích: Những ý nghĩa ấy chủ yếu dựa theo năm thứ bản dịch gốc của kinh Đại Bổn, nhưng kinh văn trích dẫn, đa phần chọn lựa từ bản của ông Vương Long Thư. Ông Vương Long Thư giỏi văn chương, văn chương khéo léo [nên Tổ dùng bản ấy để trích dẫn kinh văn], nhưng [luận định] nghĩa lý thì luôn tuân thủ năm bản dịch gốc từ thời cổ. Vì thế, cái hay của Sớ Sao là ở chỗ này! Có thể nói: Đọc bộ Sớ Sao là đọc toàn bộ tất cả kinh luận của Tịnh Độ Tông, vì toàn bộ đều được trích dẫn. Không chỉ trích dẫn năm bản dịch ấy, mà Quán Kinh, Cổ Âm Vương Kinh, Bi Hoa Kinh thảy đều trích dẫn. [Ngay cả những kinh] không phải đồng bộ, mà cũng chẳng phải đồng loại như kinh Hoa Nghiêm và kinh Pháp Hoa, thảy đều được trích dẫn. Do vậy, Sớ Sao quả thật mênh mông, to lớn, tinh tường, sâu xa. Đấy là lời tán thán của Ngẫu Ích đại sư. Nói cách khác, học Phật không chỉ là học Tịnh Độ Tông, quý vị đọc Sớ Sao mà thật sự đọc thông suốt thì tất cả các tông phái khác cũng đều thông suốt, vì [kinh điển của các tông phái khác] Ngài đã đều trích dẫn rồi! Đối với chúng ta hiện thời mà nói, bộ sách này càng đúng là lợi ích chẳng thể nghĩ bàn!



 

(Sớ) Dĩ Vương bổn thế sở thông hành, nhân tập kiến cố.

() 以王本世所通行,人習見故。



(Sớ: Do bản của ông Vương phổ biến trong cõi đời, người ta đã quen thấy).

 

Chọn văn tự của Vương Long Thư văn có cái lợi là mọi người [cảm thấy] quen thuộc.



 

(Sớ) Dư ngũ gián thủ.

() 餘五間取。



(Sớ: Đôi khi chọn từ năm bản dịch gốc).

Đôi khi cũng phải chọn từ năm bản dịch cổ.

 

(Sớ) Nhi khái dĩ Đại Bổn tiêu chi, cố thượng lục chủng giai danh Đại Bổn.

() 槩以大本標之,故上六種皆名大本



(Sớ: Nhưng đều gọi chung là Đại Bổn, bởi cả sáu bản trên đây đều được gọi là Đại Bổn).

Trong Sớ Sao, hễ nhắc đến Đại Bổn, [thì danh xưng Đại Bổn] bao gồm sáu thứ này. Sáu thứ này đều được gọi là Đại Bổn; nhưng rốt cuộc chọn lấy bản nào thì nhất định phải là bản mà chính quý vị cảm thấy thân thuộc nhất. Khi không quen, quý vị sẽ tìm không được, sẽ chẳng biết là bản nào!

 

(Sớ) Kim thử kinh giả, danh vi Tiểu Bổn.

() 今此經者,名為小本。



(Sớ: Nay kinh này được gọi là Tiểu Bổn).

Kinh A Di Đà do Cưu Ma La Thập đại sư phiên dịch được gọi là Tiểu Bổn.

 

(Sớ) Văn hữu phồn giản, nghĩa vô thắng liệt.

() 文有繁簡,義無勝劣。



(Sớ: Kinh văn chi tiết hay đơn giản, nhưng ý nghĩa chẳng hơn kém).

Hai câu này rất trọng yếu. “Văn hữu phồn giản”: Văn tự có dài hay ngắn, kinh Vô Lượng Thọ văn tự nhiều, kinh văn dài. Kinh văn của kinh Di Đà ngắn, nhưng “nghĩa vô thắng liệt” (ý nghĩa chẳng hơn kém), nội dung như nhau, ý nghĩa hoàn toàn như nhau. Do vậy, hai bộ kinh này thuộc loại đồng bộ, giống nhau, một kinh giảng tỉ mỉ, kinh kia giảng tỉnh lược một chút.

 

Nhị, minh loại

二、明類

(Thứ hai là nói về loại)

 

Đoạn thứ hai giảng về “loại”. Loại là chẳng cùng bộ.



 

(Huyền nghĩa) Nhị, minh loại giả, tự hữu tam chủng: Nhất Quán Kinh, nhị Cổ Âm Vương Kinh, tam Hậu Xuất A Di Đà Kệ Kinh.

(玄義) 二、明類者,自有三種:一觀經,二鼓音王經,三後出阿彌陀偈經。

(Huyền Nghĩa: Hai, nói về loại thì có ba thứ: Một là Quán Kinh, hai là Cổ Âm Vương Kinh, ba là Hậu Xuất A Di Đà Kệ Kinh).

 

Đây là ba bản khác nhau.



 

(Sớ) Loại giả, bất đồng kỳ bộ, nhi đồng kỳ loại. Như tùng côn đệ, tuy bất đồng phụ, nhi đồng kỳ tổ, diệc danh tỷ kiên, tương vi đẳng di, cố viết đồng loại.

() 類者,不同其部,而同其類。如從昆弟,雖不同父,而同其祖,亦名比肩,相為等夷,故曰同類。



(Sớ: “Loại” là chẳng cùng bộ, mà cùng loại. Như anh em họ, tuy chẳng cùng một cha, nhưng có cùng một tổ, cũng gọi là “ngang vai vế”, cùng là ngang hàng, nên gọi là “đồng loại”).

 

“Đồng bộ” giống như cùng một người, hoàn toàn tương đồng. “Đồng loại”: Tuy không phải là cùng một người, nhưng giống như anh em họ, tuy không có cùng một cha, nhưng có cùng một ông nội. Quan hệ “đồng loại” cũng hết sức mật thiết.

 

(Sớ) Quán Kinh giả, Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh.

() 觀經者,觀無量壽佛經。



(Sớ: Quán Kinh là Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh).

Tuy mục tiêu cũng là vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, nhưng phương pháp tu hành khác nhau, kinh này dùng phương pháp quán tưởng.

 

(Sớ) Cụ đàm thập lục diệu môn.

() 具談十六妙門。



(Sớ: Giảng trọn vẹn mười sáu phép Quán mầu nhiệm).

 

Có mười sáu phép Quán.



 

(Sớ) Nhất Tâm Tam Quán, tường bổn Sớ Sao.

() 一心三觀,詳本疏鈔。



(Sớ: Nhất Tâm Tam Quán được giảng chi tiết trong cuốn Sớ Sao của kinh ấy).

 

Chữ “bổn Sớ Sao” chỉ Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Sao. Nói theo lý luận Tịnh Độ, bộ kinh ấy cũng rất trọng yếu.



 

(Sớ) Cổ Âm Vương Kinh giả, Phật tại Chiêm Ba đại thành, Già Già linh trì, dữ tỳ-kheo bách nhân thuyết. Trung vân: “Nhược hữu tứ chúng, thọ trì A Di Đà Phật danh hiệu, lâm mạng chung thời, Phật dữ thánh chúng, tiếp dẫn vãng sanh” đẳng.

() 鼓音王經者,佛在瞻波大城,伽伽靈池,與比丘百人說。中云:若有四眾,受持阿彌陀佛名號,臨命終時,佛與聖眾,接引往生等。



(Sớ: Cổ Âm Vương Kinh6[6]: Đức Phật ngự tại đại thành Chiêm Ba (Campaka), nơi ao thiêng Già Già, giảng cho một trăm vị tỳ-kheo. Trong ấy có đoạn nói: “Nếu có tứ chúng thọ trì danh hiệu của A Di Đà Phật, khi lâm chung, Phật và thánh chúng sẽ tiếp dẫn vãng sanh” v.v...)

 

Cách nói này hoàn toàn chẳng khác gì Đại Bổn và kinh này. Vì thế, nó và kinh này cũng là đồng loại, đều nhằm khuyên con người vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới .



 

(Sớ) Hậu Xuất Kệ Kinh giả, thỉ chung duy kệ, thị già đà bộ.

() 後出偈經者,始終唯偈,是伽陀部。



(Sớ: Hậu Xuất Kệ Kinh là từ đầu đến cuối đều là kệ, thuộc loại Già-đà).

Kệ Kinh từ đầu đến cuối là kệ tụng. “Già-đà” (Gāthā) là Cô Khởi Tụng, nhằm phân biệt không phải là Trùng Tụng (Geya).

 

(Sớ) Trung vân: “Phát nguyện dụ chư Phật, thệ nhị thập tứ chương”.

() 中云:發願喻諸佛,誓二十四章



(Sớ: Trong ấy có đoạn: “Phát nguyện khuyên chư Phật, lời thề hăm bốn chương”).

 

Có cùng số lượng lời nguyện với Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh.



 

(Sớ) Nguyện chỉ tồn bán, dữ Hán Ngô nhị dịch đồng, nhi tứ thập bát nguyện, tự cổ cập kim, truyền dương dĩ cửu, nhị thập tứ giả, hoặc Phạn bổn khuyết lược, vị khả tri dã.

() 願止存半,與漢吳二譯同,而四十八願,自古及今,傳揚已久,二十四者,或梵本缺略,未可知也



(Sớ: Nguyện chỉ còn một nửa, giống với hai bản dịch đời Hán và đời Ngô, nhưng bốn mươi tám nguyện từ xưa đến nay được lưu truyền, hoằng dương đã lâu. Hai mươi bốn nguyện có thể là do bản tiếng Phạn bị thiếu sót không chừng!)

 

Đối với chuyện này, Liên Trì đại sư chẳng khảo chứng cặn kẽ.



 

(Sớ) Hoặc vấn: Cổ Âm diệc thuyết trì danh, vân hà bất dữ kim kinh đồng bộ?

() 或問,鼓音亦說持名,云何不與今經同部



(Sớ: Có kẻ hỏi: Kinh Cổ Âm Thanh Vương cũng nói đến trì danh, cớ sao chẳng phải là đồng bộ với kinh này?)

 

Câu hỏi này hay lắm! Trích dẫn từ Cổ Âm Vương Kinh trong đoạn kinh văn này, quả thật là dạy chúng ta trì danh niệm Phật, đáng lẽ phải là cùng bộ, vì lẽ gì phân định là đồng loại, chẳng phải là đồng bộ?



 

(Sớ) Đáp: Dĩ hữu chú cố. Bỉ kinh tuy thuyết trì danh, trọng trì chú cố.

() 答:以有咒故。彼經雖說持名,重持咒故。



(Sớ: Đáp: Do có thần chú. Kinh ấy tuy nói đến trì danh, nhưng coi trọng trì chú).

Trong kinh ấy có chú, đặc biệt nhấn mạnh trì chú. Có lẽ cũng có đồng tu hoài nghi, vì sao cùng khuyên cầu sanh Tịnh Độ, mà đức Phật nói nhiều phương pháp ngần ấy? Ở đây, phải hiểu: Đức Phật thuyết pháp ứng cơ, giống người Trung Quốc tuyệt đại đa số thích trì danh, thích niệm danh hiệu Phật; nhưng ở những nơi khác như Tây Tạng, Ni Bạc Nhĩ (Nepal), Tây Khang7[7], còn có người ngoại quốc, có rất nhiều người thích trì chú. Thích trì chú bèn dạy quý vị trì chú; ưa trì danh bèn dạy quý vị trì danh; chuộng quán tưởng bèn dạy quý vị quán tưởng. Đức Phật ứng cơ thuyết pháp, chúng ta phải hiểu điều này! Phương pháp khác nhau, nhưng nhất định đạt tới mục đích tương đồng. Nhưng trong tất cả các phương pháp, nếu quý vị so sánh đôi chút thì trì danh thuận tiện và dễ dàng nhất, vẫn là đơn giản và dễ dàng hơn trì chú. Xét về hiệu quả, thưa quý vị, càng đơn giản, càng đắc lực.

Theo Trúc Song Tùy Bút của Liên Trì đại sư, có người hỏi Ngài: “Ngài dạy người khác niệm Phật như thế nào?” Ngài đáp: “Dạy người khác niệm Phật sáu chữ Nam-mô A Di Đà Phật”. Người ta bèn hỏi Ngài: “Chính lão nhân gia thì niệm theo cách nào?” “Niệm bốn chữ A Di Đà Phật”. Khác nhau! Người ta hỏi: “Vì sao Ngài dạy người khác niệm sáu chữ, chính mình niệm bốn chữ?” Ngài nói: “Bản thân tôi trong một đời này tâm nguyện quyết định muốn cầu sanh Tịnh Độ. Vì thế, chấp trì danh hiệu bốn chữ, đơn giản mà! Dạy người khác, chưa chắc họ đã có tâm nguyện ấy, chưa chắc phát nguyện vãng sanh trong một đời này. Vì thế, thêm vào Nam-mô sẽ tốt hơn một chút”. Nam-mô có nghĩa là cung kính hay quy y. “Nam-mô A Di Đà Phật” dịch nghĩa sang tiếng Hán là “quy y A Di Đà Phật” hay “cung kính A Di Đà Phật”, thêm vào lời lẽ khách sáo! Nếu chính Ngài đã quyết định muốn cầu sanh Tịnh Độ trong một đời này, những chữ khách sáo đều khỏi nhắc tới, bỏ sạch, quyết định vãng sanh mà! Nếu chính mình tâm sanh tử chẳng thiết tha, thêm Nam-mô sẽ tốt hơn. Nếu trong một đời này, thật sự mong vãng sanh thế giới Cực Lạc, hãy học theo Liên Trì đại sư, càng đơn giản càng đắc lực. Do lúc lâm chung, một niệm cuối cùng càng đơn giản càng tốt, quá dài, quá rườm rà, e rằng cho đến lúc ấy sẽ chẳng đắc lực, phiền lắm!

Do đây biết rằng: Phương pháp trì danh này, tại Trung Quốc hơn một nghìn năm qua, lịch đại tổ sư cực lực đề xướng là rất có lý. Các Ngài không đề xướng trì chú, không đề xướng quán tưởng, chuyên môn đề xướng trì danh, trong ấy có đạo lý rất sâu. Nương theo pháp môn này tu hành, người thành tựu, người vãng sanh trong các đời vô số như trong Vãng Sanh Truyện đã ghi chép, đó chỉ là chép một, bỏ sót cả vạn, [những trường hợp vãng sanh] không được ghi chép rất nhiều, được ghi chép rất ít.

 

Tam, phi bộ phi loại.

(Huyền Nghĩa) Tam, minh phi bộ loại giả, đới thuyết Tịnh Độ.

三、非部非類。


Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 461.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương