A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi)



tải về 1.82 Mb.
trang6/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47

14. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi)


Sự cần thiết ban hành

Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam được thực hiện theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội khoá XI, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006. Thực tế thực hiện trong 5 (năm) năm qua cho thấy, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra khi ban hành Luật. Việc thực hiện Luật đã có tác động tích cực đến nền kinh tế - xã hội của đất nước và đã đạt được những mục tiêu đề ra là: Góp phần tích thúc đẩy, bảo hộ có hiệu quả đối với sản xuất trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Góp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước; Tạo lập khuôn khổ pháp lý trong việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bên cạnh một số ưu điểm, Luật thuế xuất khẩu, thuế thuế nhập khẩu hiện hành đã bộc lộ một số vấn đề cần phải xem xét để tiếp tục hoàn thiện, cụ thể là:

+ Một là, một số quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không còn phù hợp với quy định của các VBQPPL mới được Quốc hội ban hành trong thời gian gần đây như các quy định liên quan đến quản lý thuế trong Luật quản lý thuế, quy định liên quan đến ưu đãi đầu tư trong Luật đầu tư và quy định của Luật ban hành VBQPPL;

+ Hai là, một số quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, qua thực hiện có những vướng mắc, cần phải sửa đổi để phát huy hiệu lực, hiệu quả, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế thất thu cho ngân sách nhà nước.

+ Ba là, một số quy định liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đang thực hiện theo các văn bản dưới luật sau một thời gian thực hiện có tính ổn định cần được quy định trong Luật để bảo đảm tính minh bạch và nâng cao tính pháp lý.



Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

- Áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, bao gồm cả hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

- Các tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng điều chỉnh của văn bản.

Những quan điểm, chính sách cơ bản

- Quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian tới.

- Phù hợp, thống nhất, đồng bộ với quy định của Hiến pháp, các bộ luật và luật hiện hành; phù hợp với các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.

- Kế thừa và phát huy những ưu điểm, những quy định vẫn còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, khắc phục được những hạn chế, bất cập trong những quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo môi trường pháp lý, thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi cho đối tượng thi hành luật.

Nội dung chính

- Sửa đổi quy định về đối tượng không chịu thuế. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành có quy định một số trường hợp không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, song chưa bao quát hết các trường hợp phát sinh trên thực tiễn. Theo quy định hiện hành thì đối với hàng hoá xuất khẩu nếu thuộc diện chịu thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu phải nộp thuế xuất khẩu, song trên thực tế có những loại hàng hoá xuất khẩu lại được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên thu thuế xuất khẩu trong trường hợp này không khuyến khích việc các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động (mục tiêu của việc đánh thuế xuất khẩu về cơ bản là để hạn chế việc sử dụng nguồn tài nguyên trong nước).

- Sửa đổi quy định về phương pháp tính thuế. Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì phương pháp tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm hai loại là thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối. Thực tế hiện này bên cạnh hai phương pháp này còn có phương pháp tính thuế hỗn hợp, kết hợp thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối. Đây là phương pháp tính thuế được nhiều quốc gia sử dụng và thực tế trong thời gian qua cũng đã được áp dụng ở nước ta đối với một số loại khoáng sản xuất khẩu. Việc quy định phương pháp đánh thuế hỗn hợp trong Luật là cần thiết, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có những diễn biến khó dự báo trước.

- Sửa đổi quy định về thẩm quyền ban hành thuế suất. Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thẩm quyền quy định thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Luật ban hành VBQPPL có hiệu lực 01/01/02009 đã bãi bỏ hình thức Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó, quy định về thẩm quyền cần được sửa đổi cho phù hợp với quy định của Luật ban hành VBQPPL. Ngoài ra, Luật hiện hành cũng không có quy định cụ thể về thẩm quyền ban hành thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt như mức thuế suất trong CEPT/AFTA, trong ASEAN-Nhật Bản. Những nội dung này cần được sửa đổi vào Luật để bảo đảm tính pháp lý.

- Sửa đổi quy định về miễn thuế, giảm thuế. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đã quy định 11 đối tượng được miễn thuế nhập khẩu. Khi ban hành luật này để thống nhất về chính sách, thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử theo quy định của WTO, các quy định về miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành được tổng hợp từ các văn bản pháp luật ban hành từ lúc nền kinh tế còn mới bước vào giai đoạn hội nhập, môi trường đầu tư còn kém hấp dẫn trên nguyên tắc chọn mức ưu đãi cao nhất.

Tuy nhiên, thực tế thực hiện 3 năm vừa qua cho thấy một số chính sách về miễn thuế nhập khẩu đã bộc lộ một số điểm không phù hợp, cần được rà soát để sửa đổi cho phù hợp với việc sửa đổi về chính sách ưu đãi thuế nói chung trong thời gian qua; lược bỏ những quy định không có căn cứ thực tế hoặc việc thực hiện có vướng mắc (như quy định về miễn thuế đối với phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ; quy định về miễn thuế 5 năm đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; quy định miễn thuế lần đầu đối với hàng hoá là trang thiết bị nhập khẩu của dự án đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn; miễn thuế đối với trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ...).

- Xử lý đối với quy định về kê khai thuế, nộp thuế, truy thu thuế, khiếu nại, xử lý vi phạm và trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức thực hiện Luật. Luật quản lý thuế đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 đã bãi bỏ các quy định về quản lý thuế như: nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện luật xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Điều 13); thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế (Điều 14 và Điều 15); truy thu thuế (Điều 21); khiếu nại và xử lý vi phạm (Điều 22, Điều 23 và Điều 24); tổ chức thực hiện (Điều 25, Điều 26 và Điều 27). Do đó, các nội dung về quản lý thuế trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không còn hiệu lực thi hành

Nội dung chính

Phạm vi điều chỉnh: Quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.

Phương pháp tính thuế: Đối với hàng hoá chịu thuế theo thuế suất %: Số thuế phải nộp xác định bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu (x) giá tính thuế (x) thuế suất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế.

- Đối với hàng áp dụng thuế tuyệt đối: Số thuế phải nộp xác định bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu (x) mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá tại thời điểm tính thuế.

- Trường hợp hàng hoá mà áp dụng cả thuế suất % và thuế tuyệt đối thì tính theo cả hai phương pháp nêu trên.

Thuế suất: Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, gồm có: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam (các nước là thành viên WTO – 149 nước). Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam (ASEAN/CEPT, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Nhật bản...). Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

Thẩm quyền ban hành và nguyên tắc quy định thuế suất: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành khung thuế suất thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu ưu đãi. Thủ tướng Chính phủ quy định mức thuế tuyệt đối hoặc khung mức thuế tuyệt đối đối với các mặt hàng trong trường hợp cần thiết (như thuế nhập khẩu đối với ô tô cũ đã qua sử dụng, thuế xuất khẩu đối với một số loại khoáng sản...). Bộ Tài chính quy định mức thuế suất cụ thể của: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thuế nhập khẩu thông thường, thuế tuyệt đối.

Các biện pháp về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa: Miễn thuế, giảm thuế. Rà soát quy định nội dung miễn thuế, giảm thuế cho phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian tới, trong đó bám sát nguyên tắc khuyến khích sử dụng hàng hoá trong nước đã sản xuất được, khuyến khích sản xuất chế biến sâu, sử dụng công nghệ cao... Hoàn thuế: kế thừa nội dung quy định hoàn thuế còn phù hợp tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Các giải pháp để thực hiện chính sách:

- Về cơ sở pháp lý: Thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật hải quan và các VBQPPL có liên quan, như Luật thương mại, Luật ban hành VBQPPL, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế... Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập hoặc là thành viên (như Văn kiện gia nhập WTO, Công ước quốc tế về hài hoà và đơn giản thủ tục hải quan), các Hiệp định song phương, đa phương...

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Sử dụng nguồn nhân lực của Bộ Tài chính và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương