A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang44/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

29. Luật nhà văn


Sự cần thiết ban hành

Văn học là nòng cốt của văn hóa. Chúng ta đã có Luật di sản văn hóa, Luật xuất bản, Luật điện ảnh, nên rất cần có Luật: Luật nhà văn hoặc Luật phát triển văn học hoặc Luậ văn học. Thực trạng văn học rất nhiều vấn đề đang đặt ra: Viết về các nhân vật lịch sử như thế nào? nhiều tác phẩm viết về lịch sử gây tranh cải vì bóp méo, xuyên tạc, biến dạng các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử; nhiều tranh chấp về bản quyền, về hồi ký, người kể, người ghi; các hiện tượng đạo văn trắng trợn; quyền sở hữu trí tuệ; quyền thừa kế; chế độ nhuộn bút…Với những bản thảo khó in xử lý thế nào? Do vậy, cần cụ thể hóa 4 điều cấm của Luật xuất bản (Điều 10 của Luật xuất bản có 4 khoản cấm đó, nhà xuất bản không được xuất bản, nhưng người tạo ra sản phẩm vi phạm 4 điều cấm đó thường hay gặp trong lĩnh vực của viết văn và người viết văn không cần qua nhà xuất bản vẫn có sách truyền tay…) Trên thế giới nhiều nước đã có Luật văn học, Thái Lan có Luật từ năm 1931



Đối tượng áp dụng

- Đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo ra sản phẩm văn học.

- Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước đó.

Phạm vi điều chỉnh

- Luật này quy định đối với cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn học

- Quyền và nghĩa vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động văn học

- Hoạt động văn học bao gồm: sản phẩm văn học, truyện ngắn tiểu thuyết, thơ ca, lý luận phê bình, kịch bản, hội hoạ, âm nhạc…vv…v… thuộc Hội nhà văn quản lý.

Những quan điểm và chính sách cơ bản:

- Nhà nước ủng hộ và động viên những sản phẩm văn học đưa lại quyền lợi và lợi ích của nhân dân, của Đảng mang tính động viên trong hiện tại cũng như lâu dài đối với dân tộc Việt Nam.

- Nhà nước khuyến khích những sáng tạo về văn học mà được nhân dân và thế giới công nhận, đồng tình.

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để cho nền văn học phát triển theo nguyện vọng của dân tộc, theo đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Nhà nước nghiêm cấm những tác phẩm văn học tuyên truyền chống lại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực, truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi truỵ, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, anh ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định; Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

- Nhà nước có những giải thưởng thích đáng đối với những tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu.

- Nhà nước tạo điều kiện về tài chính, thời gian để cho các tác phẩm văn học có ý nghĩa ra đời.

- Nhà nước tổ chức lưu trữ các tác phẩm văn học có ý nghĩa cho dân tộc, cho Đảng cộng sản Việt Nam.



Dự kiến nguồn lực

- Nguồn lực theo quỹ cua Luật

- Nguồn lực từ Hội nhà văn

- Nguồn lực từ các nhà tài trợ (ít)


30. Luật bảo đảm trật tự, an toàn xã hội


Dự án này đã được đưa vào Chương trình chuẩn bị năm 2012.

31. Luật truy nã tội phạm


Sự cần thiết ban hành

Thứ nhất, truy nã tội phạm là một trong những hoạt động điều tra được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó lực lượng Công an giữ vai trò chủ công được thực hiện bằng cách áp dụng tổng hợp các biện pháp mà pháp luật cho phép nhằm phát hiện, bắt giữ bị can, bị cán, người bị kết án phạt tù hoặc tử hình đang lẩn trốn phục vụ công tác điều tra, xét xử và thi hành án, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Truy nã tội phạm là một chế định trong Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng mới chỉ có một số điều luật quy định chung về truy nã, thẩm quyền ra quyết định truy nã, thông báo quyết định truy nã... còn chủ yếu là các văn bản của liên ngành hoặc Bộ Công an như Quyết định số 1385/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 12 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy chế về công tác truy nã; Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 2 tháng 6 năm 1990 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng đẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội tự thú; Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 7 tháng 1 năm 1995 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) hướng dẫn thực hiện một số quy định về truy nã bị can, bị cáo trong giai đoạn truy tố và xét xử. Những văn bản này được ban hành 10 năm, tậm chí có văn bản được ban hành trên 20 năm nên một số quy định không còn phù hợp với thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm, do đó cần ban hành văn bản có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh hoạt động truy nã tội phạm có tính chất liên ngành.



Thứ hai, tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2010 cả nước hiện còn 17.582 đối tượng bị truy nã, trong đó có 5.107 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ bắt đối tượng bị truy nã ít hơn so với số đối tượng bị truy nã phát sinh. Số đối tượng trốn truy nã nhiều tỷ lệ thuận với số vụ án bị tạm đìch chỉ điều tra chưa giải quyết. Qua phân tích, trong hơn 17 nghìn đối tượng trốn truy nã hiện nay, có khoảng trên 500 đối tượng có 3 tiền án trở lên, 7 đối tượng có mức án tử hình, 65 đối tượng có mức án tù chung thân. Số đối tượng truy nã tồn tại ngoài xã hội là mầm mống và nguyên nhân của nhiều hoạt động phạm tội, là mối nguy cơ thách thức đối với An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của đất nước, nhiều đối tượng sau khi trốn truy nã tiếp tục gây ra các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng (từ năm 1995 đến nay có khoảng trên 4 nghìn đối tượng truy nã tiếp tục phạm tội bị bắt lại; trong quá trình truy bắt đối tượng truy nã hàng chục cán bộ, chiến sỹ Công an hy sinh, bị thương).

Thứ ba, quá trình truy nã tội phạm lực lượng Công an gặp rất nhiều vướng mắc nhiều năm chưa giải quyết được như:

+ Chính sách đối với đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về có áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, tạm giữ hay không? mức độ được hưởng chính sách hình sự (khi kết án hoặc khi giảm án); Trường hợp phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi... trốn truy nã ra đầu thú có tạm giam không? có được tạm hoãn thi hành phạt tù không?

+ Khó khăn trong việc thanh loại đối tượng truy nã ra khỏi diện truy nã nhất là số đối tượng truy nã phạm tội ít nghiêm trọng trốn lâu năm, đối tượng già yếu, đang mắc bệnh hiểm nghèo, đối tượng trốn ra nước ngoài nay đã định cư, làm ăn ổn định ở nước ngoài có nhiều đóng góp xây dựng Tổ quốc….(nguyên tắc của pháp luật hiện hành là không áp dụng thời hiệu đối với đối tượng truy nã, khi nào bắt được thì sẽ xử lý).

+ Bất cập trong việc giam, giữ đối tượng bị bắt theo lệnh truy nã khi cơ quan ra quyết định truy nã chưa kịp vào tiếp nhận đối tượng truy nã bị bắt (Viện kiểm sát nơi bắt được đối tượng truy nã không phê chuẩn lệnh tạm giam vì cho rằng hồ sơ của đối tượng tạm giam không đầy đủ, nếu giam thì trái pháp luật, không giam thì đối tượng bỏ trốn…).

+ Bất cập trong cơ chế phối hợp giữa các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam với các nước trong lĩnh vực truy nã tội phạm như phối hợp trao đổi thông tin, trong việc bắt, dẫn độ tội phạm truy nã quốc tế…,nhất là đối với những nước mà giữa Việt Nam và nước đó chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp.

+ Hoạt động truy nã liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều chính sách kinh tế, xã hội, pháp luật khác nhau như vấn đề quản lý dân cư, quản lý đối tượng, việc huy động các tầng lớp nhân dân tham gia vận động, bắt đối tượng truy nã; chế độ chính sách đối với người làm công tác truy nã tội phạm...

Tất cả những vướng mắc nêu trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả truy bắt đối tượng truy nã mà các VBQPPL của liên ngành hoặc Bộ Công an không thể khắc phục được.

- Thứ tư, trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động mở cửa, hội nhập với khu vực và các nước trên thế giới tình hình tội phạm có xu hướng gia tăng, điều đó cũng là nguyên nhân để gia tăng đối tượng bị truy nã. Bên cạnh đó với xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, việc giao thương giữa Việt Nam với các nước mở rộng, lợi dụng điều này các đối tượng phạm tội trong nước trốn ra nước ngoài và ngược lại người nước ngoài phạm tội trốn vào Việt Nam có xu hướng gia tăng (thực tế hiện nay có hàng nghìn đối tượng phạm tội tại Việt Nam trốn truy nã ra nước ngoài và cũng có hàng nghìn đối tượng phạm tội ở nước ngoài trốn vào Việt Nam mà chúng ta phải tiến hành truy nã qua kênh Interrpol và Aseanpol).

Vì vậy, việc xây dựng, ban hành Pháp lệnh truy nã tội phạm là cần thiết nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập, đảm bảo phục vụ đắc lực cho yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phù hợp với tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN trong tình hình hiện nay.



Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật truy nã tội phạm điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phối hợp truy bắt đối tượng bị truy nã; giữa cơ quan thực hiện nhiệm vụ truy bắt với đối tượng bị truy nã; chính sách huy động các tầng lớp nhân dân tham gia vận động, bắt đối tượng bị truy nã ra đầu thú, tự thú; chính sách đối với các đối tượng đầu thú, tự thú; điều kiện, tiêu chuẩn để thanh loại đối tượng truy nã ra khỏi diện bị truy nã; tổ chức, lực lượng, quyền hạn, nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách truy nã tội phạm; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan...

Luật được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác).

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

- Quán triệt và thể chế hoá kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác bắt truy nã tội phạm.

- Tổng kết đầy đủ, toàn diện về tổ chức và hoạt động truy nã tội phạm ở nước ta trong những năm qua, kế thừa những kinh nghiệm tốt của thực tiễn công tác truy nã tội phạm nhằm nâng cao hiệu quả công tác này; tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về công tác truy nã tội phạm của một số nước trên thế giới.

- Bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các bộ luật, luật và pháp lệnh khác có liên quan.



Nội dung chính

Luật truy nã tội phạm bao gồm những nội dung chủ yếu sau: quy định Cơ quan chuyên trách truy nã tội phạm; Hoạt động truy nã; Bảo đảm điều kiện cho hoạt động truy nã tội phạm; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động truy nã; Hợp tác quốc tế trong truy nã tội phạm.



Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Bộ Công an là cơ quan chủ trì, có sự phối hợp tham gia của các Bộ, ngành có liên quan: Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao…



Về nguồn lực tài chính: do ngân sách Nhà nước cấp.

Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương