A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang43/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

27. Luật hiến máu


Sự cần thiết ban hành Luật hiến máu

Máu và các chế phẩm từ máu là loại thuốc đặc biệt, chỉ được lấy từ người hiến máu. Các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm các chất thay thế máu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Do vậy, máu người vẫn là nguyên liệu chính để cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Một người bị chấn thương gây mất máu thì cần có máu để cấp cứu, nhiều bệnh nhân phẩu thuật cần có máu thì ca mổ mới được tiến hành, nhiều ca mổ sản khoa nếu có máu sẽ cứu được cả mẹ và con, nhiều bệnh nhân thiếu máu cần có máu để điều trị. Như vậy, truyền máu là một biện pháp điều trị quan trọng mang lại sự sống cho bao nhiêu người bệnh. Do thiếu nguồn người hiến máu nên mỗi năm vẫn có hàng trăm ngàn người tử vong vì không được truyền máu kịp thời. Tuy nhiên, việc sự dụng máu nếu không đúng quy định cũng sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, có thể tử vong hoặc nhiễm các bệnh qua đường truyền máu, để lại hậu quả lâu dài cho người bệnh, gia định họ và cho xã hội. Các bênh có thể lây truyền là HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai …

Phong trào vận động hiến máu tình nguyện được bắt đầu ở Việt Nam vào những năm 1994 tại Viện Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai, tiền thân của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương ngày nay và sau đó lan rộng ra toàn quốc. Tại thời điểm năm 1993, lượng máu lưu gom của cả nước chỉ được khoảng 120.000 đơn vị máu/năm, so với tính toán của WHO thì chỉ đạt 7,5% nhu cầu. Nhiều trường hợp bệnh nhân cần máu để cấp cứu chấn thương, để phẩu thuật có chuẩn bị, cần máu điều trị nhưng đã tử vong do không có máu kịp thời. Nhận thấy được vai trò của máu trong cấp cứu và điều trị bệnh nhân, ngày 07/4/200, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg về việc vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện. Tiếp đó, ngày 28/12/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 198/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình an toàn truyền máu giai đoạn 2001 - 2010 và và ngày 15/01/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg về việc đầu tư xây dựng 4 trung tâm truyền máu khu vực Hà Nội, Huế, Chợ Rẫy và Cần Thơ từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới. Nhờ có các quyết định quan trọng này đi kèm với hai nguồn kinh phí từ chương trình và dự án, lượng máu thu gom của cả nước năm 2010 đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2001. Trong đó, lượng máu thu gom từ người hiến máu tình nguyện không lấy tiền tăng từ 33% năm 2001 lên 84% năm 2010.

Tuy đã có thành công bước đầu nhưng hoạt động truyền máu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc động viên toàn dân tham gia hiến máu tình nguyện. Tình trạng thiếu máu vẫn còn rất phổ biến ở các cơ sở y tế, đặc biệt vào các dịp hè và sau Tết âm lịch. Nhiều bệnh nhân do không có máu để cấp cứu kịp thời đã tử vong rất đáng tiếc, nhiều bệnh viện do không có máu để điều trị đã làm kéo dài thời gian nằm việc của bệnh nhân, dẫn đến hiệu quả điều trị không cao. Việc thiếu nguồn người hiến máu tình nguyện không lấy tiền đang là khó khăn lớn nhất trong việc bảo đảm có máu phục vụ công tác cấp cứu và điều trị bệnh. Sự vào cuộc của các tổ chức xã hội như Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh đã phần nào giám bớt được những khó khăn này.

Ngày 26/02/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 123/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về vận động hiến máu tình nguyện. Tại 63 tỉnh, thành trong cả nước, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động tích cực. Mặc dù vậy, nguồn người hiến máu tình nguyện vẫn đang rất khó khăn. Các bệnh viện vẫn đang từng giờ, từng ngày mong có đủ máu và chế phẩm máu để cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân. Như vậy, mặc dù đã có sự vào cuộc của Chính phủ và toàn xã hội, nhưng bằng các văn bản chính thức thông thường đã không giải quyết được tình trạng thiều nguồn người hiến máu trầm trọng như hiện nay.

Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực hiện nay, để giải quyết tình trạng thiếu nguồn người hiến máu, Chính phủ các nước đã đề xuất ban hành Luật hiến máu (Blood Donation Law) hoặc các luật khác có liên quan đến vấn đề hiến máu … Sau khi Luật hiến máu được Quốc hội các nước ban hành, tình trạng khan hiếm máu cho cấp cứu và điều trị đã cơ bản được giải quyết. Ví dụ như Trung Quốc, trước khi Luật hiến máu được ban hành (ban hành năm 1977 và có hiệu lực năm 1998), tình trạng thiếu máu cũng tương tự như ở Việt Nam hiện nay. Lượng máu thu gom trên toàn quốc chỉ đạt 20% nhu cầu. Sau khi có Luật hiến máu ra đời, lượng máu thu gom hàng năm đã tăng rõ rệt. Năm 2006, lượng máu thu gom toàn quốc đạt 60 - 70% nhu cầu. Tỷ lệ người hiến máu tình nguyện trong cả nước Trung Quốc đạt 98%.

Để giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nguồn người hiến máu ở nước ta, việc ban hành Luật hiến máu là hết sức cần thiết vì các lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất là xuất phát từ nhu cầu sử dụng máu và chế phẩm máu ngày càng cao. Theo tính toán lý thuyết của WHO, ở các nước đang phát triển, dựa trên số dân của mỗi nước, cẫn có 2% số dân hiến máu mỗi năm. Như vậy, mỗi năm Việt Nam với khoảng 86 triệu dân (điều tra dân số năm 2009) sẽ cần 1.720.000 đơn vị máu. Theo thống kê năm 2010 của Bộ Y tế, lượng máu tiếp nhận của cả nước đạt 675.438 đơn vị (đáp ứng 40% nhu cầu về máu và tỷ lệ hiến máu mới đạt 0,78% số dân hiến máu).

Thứ hai là xuất phát từ thực trạng của công tác an toàn truyền máu ở nước ta hiện nay khi vẫn đang sử dụng các kỹ thuật sàng lọc bằng huyết thanh chưa bảo đảm an toàn, đang ở mức độ thô sơ; nhiều cơ sở truyền máu vẫn còn dùng kỹ thuật ngưng kết, kít nhanh để xét nghiệm sàng lọc máu (HIV) nên chưa sàng lọc được các bệnh lây truyền qua đường máu khi chúng còn ở giai đoạn cửa sổ. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở y tế vẫn đang thực hiện truyền máu toàn phần (>80% ở hầu hết các tỉnh) do chưa đủ điều kiện để sản xuất các chế phẩm màu dẫn đến tình trạng vừa lãng phí máu, vừa không bảo đảm an toàn. Một vấn đề bất cập nữa của công tác an toàn truyền máu nữa là chưa được xây dựng hệ thống truyền máu lâm sàng nên việc theo dõi và hướng dẫn sử dụng máu còn rất lạc hậu.

Thứ ba là vấn đề an toàn truyền máu hiện nay đang là một trong những khoảng trống của hệ thống pháp luật về y tế vì máu cũng là một dạng của mô, nhưng xuất phát từ các đặc thù của máu là có thể tách kết cấu của một đơn vị máu thành nhiều phần nhỏ để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau; chất lượng và số lượng máu phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cấp máu (người hiến máu); việc hiến máu không giống như việc hiến các mô, bộ phận khác của cơ thể người; kỹ thuật lấy máu đơn giản hơn so với lấy mô, bộ phận khác của cơ thể người … Chính vì lý do đó, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 đã không điều chỉnh việc hiến, truyền máu, mà để cho văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh.

Trong khi đó vấn đề an toàn truyền máu hiện nay chỉ được điều chỉnh bằng quy tắc truyền máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành năm 2007, nên hiệu lực chưa cao.

Thứ tư là xuất phát từ việc thể chế hoá các quan điểm của Đảng về công tác quản lý y tế bằng pháp luật. Tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã đưa việc bảo đảm an toàn truyền máu là một trong các giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Thứ năm là xuất phát từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Tại nhiều nước trên thế giới đã xẩy ra một số cuộc khủng hoảng lớn do các tai biến truyền máu gây ra, đặc biệt là đã làm lây nhiễm các bệnh nguy hiểm như HIV, viên gan, bệnh bò điên, sốt rét, … Chỉ đề cập đến các tai biến lây truyền HIV trong truyền máu, ở Pháp có khoảng 4.000 người nghiễm HIV do có những sai sót trong sàng lọc các đơn vụi máu hay việc lây nhiễm HIV cho khoảng 5.000 người bệnh hemophilia do sử dụng huyết tương nhập khẩu từ Mỹ, Có nhiều nguyên nhân gây ra các vụ việc này, trong đó một lý là thiếu văn bản pháp lý chặt chẽ và cập nhật. Chính vì vâỵ, để bảo đảm an toàn cả về lượng máu cung cấp cũng như chất lượng máu và chế phẩm máu truyền cho người bệnh và giải quyết các vấn đề khác liên quan, nhiều nước trên thế giới đã ban hành Luật về truyền máu như ở Pháp, Đức, Liên bang Nga, Trung Quốc, .../

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

a) Phạm vi điều chỉnh:

Luật hiến máu điều chỉnh các vấn đề về hiến máu nhân đạo; Hiến các thành phần máu như: tiểu cầu, hồng cầu, huyết tương, tế bào gốc, ... kiểm soát hoạt động hiến máu; sản xuất, lưu hành các chế phẩm máu; xuất khẩu, nhập khẩu chế phẩm máu; các quy định chuyên môn kỹ thuật trong truyền máu; quản lý hồ sơ, tài liệu và hệ thống tổ chức truyền máu.



b)Đối tượng áp dụng:

Cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền, các lực lượng vũ trang nhân dân, các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội và công dân, kể cả các tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.



Những quan điểm, nội dung chính của văn bản.

a) Quan điểm chỉ đạo xây dựng văn bản.

- Bảo đảm an toàn truyền máu, giảm các rủi ro, tai biến trong truyền máu góp phần nâng cao sức khoẻ cho nhân dân;

- Thể hiện tính nhân đạo, quan điểm công bằng, hiệu quả trong hoạt động cung cấp và sử dụng máu, tạo thuận lợi cho mọi người dân đều hưởng các dịch vụ truyền máu với lượng lượng ngày càng cao;

- Thể hiện tính đoàn kết, tương trợ, chia sẻ rủi ro giữa người dân khoẻ mạnh và nhưng người bệnh góp phần bảo đảm an sinh xã hội;

- Thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước; phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội và sự phát triển của nền y học nước nhà trong từng giai đoạn phát triển.

b) Nội dúng chính của Luật hiến máu:

Luật sẽ bao gồm các nội dung sau:

- Chương I – Những quy định chung;

- Chương II - Hiến máu và các thành phần máu;

- Chương III - Kiểm soát hoạt động hiến máu;

- Chương IV - Sản xuất, lưu hành các chế phẩm máu;

- Chương V - Xuất khẩu, nhập khẩu máu và chế phẩm máu;

- Chương VI – Các quy định chuyên môn kỹ thuật trong truyền máu;

- Chương VII - Quản lý hồ sơ, tài liệu;

- Chương VIII - Hệ thống tổ chức truyền máu;

- Chương IX - Điều khoản thi hành.

Dự báo tác động kinh tế - xã hội:

a) Về mặt xã hội:

- Luật hiến máu được ban hành sẽ từng bước khắc phục tình trạng thiếu máu và dần tiến tới bảo đảm đủ máu cho công tác điều trị cũng như dự phòng các thiên tai, thảm hoạ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chất lượng cuộc sống cho người bệnh, bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội.

- Với những nội dung của Luật hiến máu, Luật sẽ góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi công dân về tính nhân đạo của con người, nâng cao tình tương thân tương ái trong cộng đồng và phát huy tinh thần, truyền thống lá lành đùm lá rách, một trong những nét đẹp của văn hoá mang bản sắc Việt Nam.

b) Về mặt kinh tế:

- Luật hiến máu được ban hành sẽ tạo cơ chế pháp lý cho việc hiến máu và các thành phần máu nhân đạo. Khi nguồn máu hiến tăng lên sẽ sản xuất được nhiều các chế phẩm của máu và các chế phẩm huyết tương nên sẽ góp phần giảm chi phí của Nhà nước cho việc mua, nhập khẩu các chế phẩm của máu và các chế phẩm huyết tương dùng trong điều trị bệnh nhân.

- Luật khi đi vào thực hiện sẽ làm tăng lượng máu tiếp nhận hàng năm, cung cấp đủ máu và máu an toàn cho điều trị bệnh, sẽ góp phần giảm tỷ lệ tử vong, kịp thời cứu sống người bệnh góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Luật khi đi vào thực hiện sẽ có máu và các thành phần máu dự trữ cho các thảm hoạ, có máu dự trữ cho an ninh, quốc phòng, có đủ nguồn máu hiếm và đủ chất lượng sử dụng cho người nước ngoài sẽ góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, tăng cường việc hợp tác và đầu tư quốc tế vào Việt Nam.

- Luật khi đi vào thực hiện sẽ có đủ nguồn tế bào gốc để thực hiện việc ghép tế bào gốc trong điều trị bệnh, một trong những phương pháp điều trị tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn y học của Việt Nam, làm tăng thêm niềm tin của bạn bè quốc tế về trình độ Y học của Việt Nam. Các bệnh nhân cần điều trị ghép tế bào gốc sẽ không phải ra nước ngoài thực hiện, nhà nước sẽ tiết kiệm được một khoản ngoại tệ lớn tới hàng tỷ USD mỗi năm.

28. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình

Sự cần thiết ban hành

Việc sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được xuất phát từ những căn cứ sau:



- Thứ nhất, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập quốc tế đã phát sinh nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến gia đình và các quan hệ trong gia đình mà chưa được pháp luật hôn nhân và gia đình quy định hoặc quy định chưa cụ thể như vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính, tình trạng chung sống như vợ, chồng không đăng ký kết hôn, tình trạng ly thân, thỏa thuận tiền hôn nhân về tài sản...

- Thứ ba, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 còn có rất nhiều bất cập, vướng mắc trong quy định của luật và trong thực tiễn thi hành cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời như các quy định về tuổi kết hôn, vấn đề mang thai hộ, quyền sở hữu giữa vợ và chồng, xác định cha, mẹ, con, ly hôn...

- Thứ tư, hệ thống pháp luật Việt Nam từ năm 2000 đến nay đã có những bước phát triển, hoàn thiện, trong đó có nhiều quy định liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình và gia đình (Luật bình đẳng giới năm 2006, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật nuôi con nuôi năm 2010, Luật người cao tuổi năm 2009, Luật đất đai năm 2003, Luật nhà ở năm 2005…). Bộ luật dân sự năm 2005 với tư cách là đạo luật “gốc” của Luật hôn nhân và gia đình cũng đang trong giai đoạn thực hiện các hoạt động chuẩn bị sửa đổi cơ bản với những định hướng cải cách quan trọng về chủ thể, quyền nhân thân, đại diện, giao dịch, tài sản, sở hữu, thừa kế và hợp đồng… Việc ban hành Luật hộ tịch cũng đang thực hiện các hoạt động chuẩn bị để đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII. Trước thực tiễn xây dựng pháp luật như vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình là cần thiết để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong công nhận và bảo hộ các quyền nhân thân và tài sản của các chủ thể hôn nhân và gia đình, trong điều chỉnh các quan hệ về nhân thân và tài sản giữa các thành viên trong gia đình và giữa các thành viên trong gia đình với người thứ ba;

- Thứ năm, hiện tại Việt Nam đã là thành viên của rất nhiều điều ước quốc tế có liên quan đến việc công nhận và bảo hộ các quyền về nhân thân và tài sản của cá nhân cần được rà soát để thực hiện các cam kết quốc tế có liên quan đến quyền hôn nhân gia đình của cá nhân trong việc sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Phạm vi sửa đổi: (1) sửa đổi toàn diện các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn thi hành; (2) bổ sung các quy định để điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hoặc những vấn đề còn vướng mắc mà chưa được pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.



Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Nội dung chính

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định về kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn: tuổi kết hôn, giới tính trong kết hôn, nguyên tắc giải quyết và hậu quả pháp lý của kết hôn trái pháp luật;

- Thứ hai, bổ sung chế định chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn, bao gồm điều kiện công nhận hôn nhân, hậu quả pháp lý của việc công nhận hay không công nhận các bên chung sống như vợ chồng có hôn nhân hợp pháp, quyền nhân thân và tài sản của các bên trong quan hệ chung sống…;



- Thứ ba, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung chế định về khế ước hôn nhân - thỏa thuận tiền hôn nhân về tài sản;

- Thứ tư, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung theo hướng minh bạch hóa, công khai trong công nhận quyền, trong giao dịch và trong quan hệ với người thứ ba;

- Thứ năm, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng theo hướng minh bạch hóa, công khai trong công nhận quyền, trong giao dịch và trong quan hệ với người thứ ba;

- Thứ sáu, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về xác định cha, mẹ, con, đặc biệt vấn đề mang thai hộ, đẻ thuê, sinh con theo phương pháp khoa học...;

- Thứ bảy, nghiên cứu bổ sung chế định ly thân: căn cứ ly thân, thủ tục giải quyết ly thân và hậu quả pháp lý của ly thân, chấm dứt ly thân;

- Thứ tám,, sửa đổi, bổ sung các quy định về căn cứ ly hôn, thủ tục giải quyết ly hôn, điều kiện hạn chế ly hôn, hậu quả pháp lý của ly hôn;



- Thứ chín, sửa đổi, bổ sung các quy định tại chương Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài về các nội dung xung đột pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

- Thứ mười, rà soát lại các quy định của Luật hôn nhân và gia đình loại bỏ các quy định trùng lắp với Bộ luật dân sự, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật nuôi con nuôi ...

Căn cứ vào phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình, trên cơ sở kế thừa Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986 và 2000 và học tập kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi dự kiến được xây dựng thành 11 Chương. Cụ thể như sau: Những quy định chung; Kết hôn; Chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn; Quan hệ giữa vợ và chồng; Xác định cha, mẹ, con; Quan hệ giữa cha mẹ và con; Quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình; Cấp dưỡng; Ly thân; Ly hôn; Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương