A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang35/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   47

15. Luật chứng khoán (sửa đổi)


Sự cần thiết ban hành

Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006, và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007, và được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010.

Luật chứng khoán là văn bản luật đầu tiên điều chỉnh hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Qua một thời gian thực hiện, Luật chứng khoán đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, bảo đảm thị trường hoạt động công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu đã đề ra đối với giai đoạn đầu phát triển của thị trường chứng khoán. Trong thời gian tới, việc nghiên cứu sửa đổi Luật chứng khoán là cần thiết trên cơ sở các lý do sau:

- Nền kinh tế thế giới, đặc biệt là thị trường tài chính, vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng và đang từng bước phục hồi. Yêu cầu củng cố, tổ chức lại thị trường tài chính là tất yếu; qua đó đòi hỏi phải rà soát, tạo lập một mặt bằng pháp lý mới chặt chẽ, minh bạch và phù hợp;

- Luật chứng khoán hiện tại được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu đối với giai đoạn đầu phát triển của thị trường chứng khoán. Cùng với xu hướng phát triển của thị truờng tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, pháp luật về chứng khoán cần phải được cập nhật theo thông lệ quốc tế, phù hợp hơn với trình độ và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường (về chủng loại và chất lượng hàng hoá, sự đa dạng của dịch vụ cung cấp, tính chuyên nghiệp của các tổ chức trung gian thị trường, nhận thức của nhà đầu tư…), đáp ứng yêu cầu hội nhập thị trường tài chính khu vực và thế giới;

- Việc sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán năm 2010 mới chủ yếu tập trung vào giải quyết những vấn đề thực sự vướng mắc trong thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán và thực tế thi hành Luật chứng khoán, chưa đưa ra những thay đổi cơ bản. Quy định về chứng khoán cần được rà soát, sửa đổi để phù hợp với chiến lược phát triển thị trường tài chính nói chung và chiến lược phát triển thị trường chứng khoán 2011-2010. Ngoài ra sau một thời gian thực hiện, nhiều nội dung của văn bản hướng dẫn cần được nâng lên thành quy định của Luật.

Với những lý do nêu trên, trong thời gian tới việc sửa đổi một cách căn bản đối với Luật chứng khoán là cần thiết.

Nội dung chính

Trên cơ sở mục tiêu và yêu cầu nêu trên, ngoài các nội dung kế thừa từ các quy định tại Luật chứng khoán hiện hành, Luật chứng khoán sửa đổi sẽ được bổ sung và chỉnh sửa theo hướng sau:



- Đối với hoạt động chào bán chứng khoán: Hoạt động phát hành phải bảo đảm hiệu quả trong huy động và sử dụng vốn, trong đó:

Về chào bán riêng lẻ: quy định các hình thức, điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ.

Về chào bán ra công chúng: xem xét bỏ quy định về mệnh giá chứng khoán, các đợt chào bán ra công chúng phải có tổ chức bảo lãnh phát hành, thay thế quy định điều kiện chào bán theo luật hiện hành sang cơ chế đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng với UBCKNN sau khi công bố đầy đủ thông tin (full disclosure regulation). Cơ chế đăng ký chào bán sau khi công bố đầy đủ thông tin là xu thế chung hiện tại được các nước đang thực hiện. Theo tinh thần của cơ chế này thì thị trường (chứ không phải là cơ quan quản lý nhà nước) có khả năng đánh giá hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành, và vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước không nên làm thay thị trường. Cơ chế cấp phép phát hành theo điều kiện sẽ phù hợp hơn với một thị trường mới hình thành và phát triển, nhận thức nhà đầu tư về chứng khoán cũng như về hoạt động của doanh nghiệp còn thấp; chi tiết hóa nội dung các Bản cáo bạch, các hoạt động quảng cáo. Tự do hóa hoạt động phát hành trên cơ sở các chuẩn mực và tiêu chí phát hành ở mức độ cao theo thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với mức độ nhận thức của công chúng đầu tư và tính tự chịu trách nhiệm của tổ chức phát hành. Đối với phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần: quy định này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và phù hợp với thực tế

- Về quản trị công ty: thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số, quản trị rủi ro, đạo đức nghề nghiệp...;

- Về tổ chức thị trường, niêm yết và giao dịch: tổ chức thị trường và niêm yết theo xu hướng thế giới; pháp luật điều chỉnh mô hình tổ chức thị trường theo hướng Tập đoàn; thị trường phi tập trung, thị trường phái sinh, công bố thông tin trên thị trường; hoạt động của TTLKCK theo mô hình CCP; kết nối thị trường chứng khoán khu vực và quốc tế; niêm yết chứng khoán trên SGD theo hướng nâng cao điều kiện niêm yết, quy định về điều kiện đối với các chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài niêm yết tại Việt Nam; chế độ báo cáo và công bố thông tin của tổ chức phát hành Việt Nam niêm yết tại nước ngoài. Quy định rõ về thị trường trái phiếu, đặc biệt là thị trường trái phiếu Chính phủ; các bảng giao dịch đối với từng loại chứng khoán. Quy định tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch.

- Về công bố thông tin: hoàn thiện chế độ công bố thông tin nhằm bảo đảm tính minh bạch của thị trường.

- Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán: các dịch vụ chứng khoán theo hướng chuyên nghiệp và chiều sâu, chuyển từ Mô hình hoạt động chuyên biệt (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ) sang Mô hình hoạt động đa năng, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán trở thành những tập đoàn tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, hoạt động đa ngành nghề; thiết lập cơ chế giám sát các tổ chức trung gian chứng khoán dựa trên mức độ rủi ro; hoàn thiện các quy định về quản trị rủi ro và an toàn tài chính theo thông lệ tốt nhất, cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán, nếu đáp ứng một số điều kiện kỹ thuật, được sử dụng các phần mềm quản trị rủi ro nội bộ hiện đại xác định theo chỉ tiêu VaR; chi tiết hóa các quy định về đạo đức nghề nghiệp, nguyên tắc trong hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán cho khách hàng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng trong hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh;

Bổ sung các quy định về công ty quản lý quỹ như: quy định về Tài khoản ghi danh đại diện, Tài khoản tùy nghi; bổ sung phạm vi đầu tư của các Hợp đồng quản lý danh mục cho phù hợp với thực tế (các hợp đồng này về cơ bản dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật dân sự nhiều hơn là luật CK). Nâng cấp các quan hệ đã bền vững tại các Thông tư, Nghị định hiện hành thành các quy định trong Luật sửa đổi. Bổ sung các quy định về quỹ theo thông lệ quốc tế (thông thường quỹ đều có tư cách pháp nhân) tạo cơ sở cho việc đầu tư bất động sản của quỹ sẽ an toàn hơn.



Mở rộng đối tượng tham gia quỹ thành viên: các cá nhân nước ngoài, các cá nhân có tiềm lực tài chính, Quỹ được huy động từ vốn mới, độc lập với các thông tin tài chính của các tổ chức khác, vì vậy việc kéo dài thời hạn này sẽ giúp việc huy động vốn hiệu quả hơn, phù hợp với thông lê quốc tế, bổ sung điều kiện (fit & proper) cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đối với các tổ chức tự quản: Từng bước tự do hóa hoạt động tổ chức thị trường giao dịch và cung cấp các dịch vụ thanh toán, lưu ký. Thiết lập các điều kiện cấp phép cho các tổ chức, cá nhân được thành lập và tổ chức thị trường (SGDCK kể cả chứng khoán phái sinh, hoặc các hệ thống giao dịch chứng khoán – Electronic Communications Networks (ECNs)) và cung cấp các dịch vụ thanh toán, lưu ký (TTLKCK) theo thông lệ quốc tế. Xây dựng các quy định về điều kiện cấp và thu hồi giấy phép, cơ cấu tổ chức, điều kiện đối với lãnh đạo của các tổ chức tự quản (SGDCK, TTLKCK và các tổ chức khác) chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, hoạt động quản lý thị trường của tổ chức tự quản, trích lập và quản lý các quỹ dự phòng, bảo hiểm trách nhiệm; cơ cấu tổ chức và hoạt động quản trị công ty của các công ty sở hữu tổ chức tự quản, việc niêm yết cổ phiếu của Công ty sở hữu tổ chức tự quản, quy định về giải thể, phá sản tổ chức tự quản...

Quy định về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.

Về địa vị pháp lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Thị trường chứng khoán hiện thay đổi rất nhanh chóng, đòi hỏi cơ quan quản lý phải phản ứng kịp thời, nhanh chóng. Mặt khác, quy mô và ảnh hưởng của thị trường đối với nền kinh tế cũng ngày càng lớn. Do đó, vị thế của cơ quan quản lý thị trường là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phải được củng cố, để bảo đảm khắc phục được sự chậm trễ trong điều hành thị trường, được trao quyền hướng dẫn các hoạt động về chứng khoán, quản lý toàn diện các đối tượng tham gia thị trường, đồng thời giao quyền tự quản cho các Sở GDCK nhằm phát huy vai trò của các nhà tổ chức thị trường theo thông lệ quốc tế.

Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương