A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang33/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   47

13. Luật phí, lệ phí


Sự cần thiết ban hành

Pháp lệnh phí và lệ phí được thông qua ngày 28/8/2001, có hiệu lực ngày 01/01/2002. Qua 8 năm thực hiện Pháp lệnh đã đạt được những kết quả quan trọng như: nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về phí, lệ phí; từng bước đổi mới cơ chế quản lý phí, lệ phí gắn với xã hội hoá, tạo cơ chế chủ động cho các đơn vị quản lý thu, nộp và sử dụng phí, lệ phí; phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong lĩnh vực phí, lệ phí; công tác tổ chức thu và quản lý, sử dụng nguồn thu phí, lệ phí từng bước đã công khai, tiết kiệm, hiệu quả hơn, góp phần cải cách thủ tục hành chính và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt nêu trên, qua thực tế 8 năm thực hiện Pháp lệnh đã bộc lộ một số vướng mắc, tồn tại. Cụ thể là:



- Phát sinh một số loại phí, lệ phí mới không có tên trong Danh mục phí và lệ phí: Từ năm 2002 đến nay, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản QPPL trong nhiều lĩnh vực, theo đó, đã phát sinh thêm nhiều khoản thu phí, lệ phí mà tại thời điểm ban hành Pháp lệnh phí, lệ phí chưa thể lường hết: Có khoản được quy định trong văn bản Luật, như: phí bay qua vùng trời, phí nhượng quyền khai thác tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam; phí công chứng tại Luật Công chứng… Có khoản được quy định trong văn bản Pháp lệnh, như: lệ phí kháng cáo tại Pháp lệnh Trọng tài thương mại... Có khoản được quy định trong các Nghị định của Chính phủ, như: phí thẩm định cấp phép hoạt động cai nghiện ma tuý tại Nghị định số 147/2003/NĐ-CP; lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Nghị định số 35/2006/NĐ-CP...

- Về thẩm quyền ban hành văn bản quy định về phí, lệ phí không thống nhất, thể hiện ở nhiều văn bản khác nhau: Pháp lệnh phí, lệ phí quy định chỉ ba (03) cơ quan có thẩm quyền là: Chính phủ, HĐND cấp tỉnh và Bộ Tài chính. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc phân cấp thẩm quyền quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với các phí, lệ phí không thống nhất, cụ thể như:

+ Đối với phí thi hành án: Theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí, tại Nghị định số 57/2002/NĐ-CP Chính phủ đã giao Bộ Tài chính quy định cụ thể, nhưng tại Điều 60 Luật thi hành án dân sự số quy định: “Chính phủ quy định mức phí thi hành án dân sự, thủ tục thu nộp, quản lý, sử dụng phí thi hành án dân sự”.

+ Đối với học phí: Đây cũng là khoản phí quan trọng vì có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà, nên tại Nghị định số 57/2002/NĐ-CP đã xác định thẩm quyền quy định cụ thể là Chính phủ. Tuy nhiên, Điều 105 Luật Giáo dục đã quy định thêm cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định mức thu phí (ngoài các cơ quan nêu tại Pháp lệnh phí, lệ phí) là “cơ sở giáo dục dân lập, tư thục”, “Bộ Giáo dục và Đào tạo” và “Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề”.

- Về danh mục phí, lệ phí: Có nhiều khoản thu tại thời điểm ban hành Pháp lệnh phí, lệ phí xác định là phí và đưa vào Danh mục phí, lệ phí là phù hợp, như: Phí trông giữ xe, phí vệ sinh, phí qua đò, phí chợ, phí bến bãi, các loại phí liên quan đến giám định, kiểm định, thử nghiệm, công nhận chất lượng hàng hóa... Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện cho thấy các loại phí này thường gắn với hoạt động của các tổ chức, đơn vị đang chuyển đổi sang mô hình đơn vị tự chủ tài chính theo cơ chế xã hội hoá. Việc quy định các loại phí này thuộc Danh mục phí có thể sẽ giảm tính chủ động thực hiện tự chủ tài chính trong hoạt động của một số đơn vị thu phí.

Theo quy định tại Điều 18 Pháp lệnh Phí và lệ phí thì : “Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước. Tổ chức, cá nhân thu phí có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí thu được theo quy định của pháp luật”.

Do đó, một số địa phương đề nghị chuyển một số loại phí thành giá dịch vụ, vận động theo cơ chế giá thị trường để chủ động hơn trong hoạt động thì mới bảo đảm thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá của Đảng và Nhà nước.

+ Có loại phí như phí an ninh, trật tự, phí phòng, chống thiên tai trùng với những khoản thu mang tính chất đóng góp tự nguyện (đóng góp Quỹ an ninh, quốc phòng theo quy định của Pháp lệnh dân quân tự vệ, hoặc Quỹ phòng, chống bão lụt) cần phải đưa ra khỏi Danh mục để tránh gây hiểu lầm trong việc thực hiện;

+ Có loại lệ phí có tính chất như một loại thuế, nhưng vẫn được xếp trong Danh mục phí, lệ phí, ví dụ như lệ phí trước bạ;

+ Có loại phí do văn bản pháp luật chuyên ngành đã có quy định mới, nên việc thu phí không còn phù hợp.

+ Có một số khoản phí, lệ phí tuy đã được quy định tại Danh mục phí, lệ phí nhưng trong thực tế không thực hiện, như: Phí sử dụng đường biển, phí cung cấp thông tin về tài chính doanh nghiệp, phí luồng lạch đường thuỷ nội địa...cần xem xét để đưa ra khỏi Danh mục phí, lệ phí.

+ Có khoản phí xếp chưa đúng lĩnh vực chuyên ngành, ví dụ “phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống” xếp vào Mục XII. Phí thuộc lĩnh vực tư pháp là chưa phù hợp.

Vì những lý do nêu trên, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Phí và lệ phí.

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Nội dung chính

Sửa Danh mục phí lệ phí theo hướng: Chuyển các khoản thu phí sang thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ (thực hiện theo pháp luật về giá). Đổi tên các loại phí, lệ phí hoặc chuyển loại có tính chất thuế sang hình thức một sắc thuế mới như một số loại phí bảo vệ môi trường không mang tính chất bù đắp trực tiếp chi phí khắc phục hậu quả của hoạt động gây ô nhiễm nên chuyển sang thu thuế bảo vệ môi trường. Cụ thể là phí xăng dầu đang áp dụng đối với xăng các loại, dầu diezel, dầu hoả, dầu mazút thành thuế môi trường. Đưa ra khỏi Danh mục những khoản phí, lệ phí trong thực tế không thực hiện hoặc trùng với các khoản thu khác, như: phí sử dụng đường biển; phí luồng lạch, đường thuỷ nội địa; phí an ninh, trật tự; phí phòng, chống thiên tai...

Đối với những loại phí, lệ phí còn hiệu lực thi hành: Tiếp tục sửa đổi những bất hợp lý để hoàn thiện hệ thống chính sách phí, lệ phí, cũng như bảo đảm công bằng trong việc hưởng thụ các dịch vụ, công việc thu phí, lệ phí của các tổ chức, cá nhân.

Nghiên cứu bổ sung thêm các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với các khoản phí, lệ phí cụ thể cho đồng bộ với pháp luật chuyên ngành và phù hợp với thực tế.

Nghiên cứu phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương quyết định các khoản thu phí, lệ phí gắn với chức năng quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

- Về kinh phí: 250 triệu đồng (vì dự kiến thông qua tại 01 kỳ họp QH).

- Về nhân lực: Ban soạn thảo và Tổ biên tập với sự tham gia của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Y tế, Giáo dục và đào tạo, Khoa học và Công nghệ...


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương