A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang28/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   47

6. Luật tiếp cận thông tin


Sự cần thiết ban hành

Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và xã hội thông tin, xây dựng nền kinh tế tri thức, cơ chế bảo đảm quyền tự do tiếp cận thông tin cần phải được quy định và bảo đảm thực hiện. Nhà nước cần có cơ chế tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, công dân có thể tham gia vào môi trường thông tin mở nhằm bảo đảm tính hiệu quả, cạnh tranh và phát triển. Các cơ quan công quyền có trách nhiệm công bố thông tin cũng như tạo điều kiện cho việc tiếp cận thông tin, tiếp cận các tài liệu hành chính, công khai và minh bạch hoá hoạt động quản lý hành chính. Trong bối cảnh mở cửa, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, yêu cầu về công khai, minh bạch trong quá trình, thủ tục ban hành các quyết định hành chính cũng như công khai các kết quả hoạt động của các cơ quan công quyền cũng là một trong những yêu cầu của WTO.

Hiện nay, ở Việt Nam, việc thiếu các quy định về trách nhiệm của các cơ quan công quyền trong việc công khai thông tin đã dẫn đến tình trạng lợi dụng đặc quyền, đặc lợi của những người có điều kiện, vị trí công tác dễ dàng tiếp cận thông tin để trục lợi, gây nên sự bất bình đẳng, công bằng trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Việc thiếu minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý nhà nước và thiếu cơ chế tiếp cận thông tin làm hạn chế sự tham gia của tổ chức, công dân vào hoạt động quản lý nhà nước với tính chất là người giám sát, phản biện nhằm hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước. Trong việc thi hành pháp luật, do thiếu minh bạch trong hoạt động quản lý đã làm hạn chế về mặt nhận thức, tư duy của những người thi hành pháp luật, trong đó có cả các công chức thực thi pháp luật, dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất, thiếu bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dễ dàng tham nhũng, tuỳ tiện của các cơ quan công quyền, dễ dàng vi phạm pháp luật và không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Vì vậy, cần thiết ban hành Luật Tiếp cận thông tin.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Phạm vi điều chỉnh gồm: Quyền của công dân tiếp cận và thu thập các thông tin của cơ quan nhà nước; Trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước có liên quan cho người dân; Các trường hợp hạn chế quyền tiếp cận thông tin (bao gồm những trường hợp không được công khai thông tin: vì lý do an ninh quốc gia và ngoại giao, liên quan đến thông tin cá nhân và bí mật đời tư, thông tin thương mại và bí mật kinh doanh, quá trình điều tra hình sự, các thiết chế tài chính...; Các quy định pháp luật và hệ thống các thiết chế nhà nước cần thiết cho việc thực thi quyền tự do thông tin (ví dụ: trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin, các qui định về thời hạn, phí cung cấp thông tin, thủ tục khiếu nại...).

Đối tượng áp dụng của Luật tập trung vào các cơ quan hành chính nhà nước. Khi nói đến trách nhiệm cung cấp thông tin, pháp luật các nước đều nhấn mạnh đến trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan tư pháp có vai trò kiểm tra sự tuân thủ pháp luật và bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của công dân, có thể phán xét hành động của các cơ quan hành chính trong việc thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cũng có thể là một kênh giám sát hoạt động và trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan hành chính.

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Luật được xây dựng trên quan điểm bảo vệ và tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền tiếp cận thông tin (trừ những thông tin thuộc bí mật nhà nước) nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN;

Luật quy định những loại thông tin, tài liệu nào cần được công khai, quy định những loại tài liệu, thông tin cần bí mật, quy định quy trình cung cấp thông tin, tiếp cận và khai thác thông tin; quy định về chi phí do việc khai thác thông tin, quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin, quy định vấn đề công khai, minh bạch về tài chính;

- Về mặt kinh tế, tăng cường và mở rộng thông tin chính là nâng cao tri thức, đặc biệt với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin hiện đại, có thể đem đến những biến chuyển cơ bản trong việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Thông tin công khai, minh bạch còn giúp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng hơn vào các kế hoạch kinh doanh của mình, xây dựng cho mình các kế hoạch đầu tư dài hạn, điều này đem lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế. Luật sẽ góp phần bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, qua đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí kinh doanh và các rủi ro đầu tư.

- Về mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội công dân, việc người dân có đầy đủ các nguồn thông tin giúp họ đóng vai trò chủ động hơn trong xã hội và đóng góp nhiều hơn cho Nhà nước và cho sự phát triển đất nước nói chung.

- Về bảo đảm quyền cơ bản của công dân: tiếp cận thông tin vừa là quyền thụ hưởng trực tiếp, vừa là cơ sở để thực hiện các quyền cơ bản khác. Luật được ban hành nhằm bảo đảm quyền tiếp cận công bằng của người dân, mở rộng các hoạt động xã hội và làm cho đất nước ngày một phồn thịnh, bảo đảm an ninh trật tự. Các lợi ích trong xã hội được duy trì và cân bằng, hài hoà hoá, cùng giúp nhau phát triển.

- Về tăng cường dân chủ, Luật sẽ đưa ra các giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, tạo điều kiện cho người dân tham gia chủ động vào hoạt động quản lý nhà nước và tăng tính trách nhiệm của công dân cũng như các cơ quan công quyền, làm xã hội trở nên năng động và phát triển hơn. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin sẽ tạo cơ chế cho người dân tham gia phát hiện tiêu cực, tham nhũng.

- Về góc độ quản lý nhà nước, từ cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong Luật, sẽ hình thành cơ chế giám sát có hiệu quả từ công chúng tới các hoạt động của cơ quan công quyền, đặc biệt là các cơ quan hành chính, qua đó, các cơ quan này cũng sẽ hoạt động có hiệu quả và trách nhiệm hơn.

Qua cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, Luật sẽ đóng vai trò tích cực và có tác động mạnh mẽ đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nhất là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

- Về lợi ích xã hội, Luật sẽ thúc đẩy năng lực và cơ hội tiếp cận thông tin của công chúng, người dân có thể tự mình cải thiện cuộc sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi có điều kiện tiếp cận đầy đủ thông tin.

- Về lợi ích chính sách công, việc ban hành Luật sẽ thúc đẩy chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu, điều tra để tránh lãng phí ngân sách nhà nước, chi phí của tư nhân cũng như chi phí của các tổ chức xã hội khác khi tiến hành điều tra, nghiên cứu, do đó tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết để sử dụng vào các mục đích khác. Ngoài ra, việc ban hành Luật cũng sẽ giúp khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động trong các cơ quan công quyền, gây tốn kém kinh phí của Nhà nước.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

- Kinh phí xây dựng: ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ khác.

- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan liên quan tổ chức soạn thảo văn bản này.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương