A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật du lịch



tải về 1.82 Mb.
trang23/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   47

23. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật du lịch


Sự cần thiết ban hành

Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước giai đoạn 2011-2020: “Tập trung sức phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như: du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế. Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có đẳng cấp khu vực... Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt đẳng cấp quốc tế”, để ngành Du lịch thực hiện được những mục tiêu trên đòi hỏi Nhà nước phải tạo được môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động du lịch phát triển.

Luật du lịch được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, nhưng đến nay đã có nhiều thay đổi, đó là: Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày 07/11/2006; từ năm 2006 đến nay, nước ta đã ký nhiều Hiệp định và điều ước quốc tế với các nước và các tổ chức quốc tế. Do có nhiều thay đổi nên những quy định trong Luật du lịch không còn phù hợp cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện Luật Du lịch và các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay và xu thế hội nhập của đất nước trong tương lai.

Sau gần 5 năm thực hiện Luật du lịch, có thể tóm tắt những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực thi Luật như sau:

Việc thể chế hóa nội dung và trách nhiệm quản lý Nhà nước về du lịch tại điều 10 và điều 11 của Luật du lịch trong các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ, Tổng cục Du lịch, các Bộ, ngành cũng như các địa phương còn chưa rõ, vì thế công tác quản lý Nhà nước về du lịch vẫn còn hạn chế, gây ra khó khăn, bất cập rất lớn trong việc thực thi Luật Du lịch không chỉ ở các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, địa phương mà cả các doanh nghiệp du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Điều 14 trong Luật du lịch chưa được triển khai cụ thể.

- Điều 20, 21, Luật du lịch về thẩm quyền lập, phê duyệt, quyết định, quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể cho nên việc quản lý Quy hoạch phát triển du lịch ở các địa phương làm nhưng cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Trung ương không nắm được.

- Điều 22, điều 23, điều 24, điều 25 trong Luật du lịch và các điều 6,7, 8 và 9 trong Nghị định 92 về xếp hạng và công nhận khu du lịch và điểm du lịch quốc gia và địa phương. Các điều này chưa được thể chế hóa bằng các Thông tư cụ thể nên chưa công nhận được một khu du lịch, một điểm du lịch quốc gia hoặc địa phương nào. Đây là cơ sở cho khu du lịch, điểm du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao danh tiếng, thương hiệu và bảo vệ môi trường để các doanh nghiệp lữ hành đi quảng cáo thu hút khách.

- Điều 28 trong Luật du lịch và Điều 10 trong Nghị định 92 về Quản lý các khu du lịch và Ban quản lý các khu du lịch vẫn chưa được thể chế hóa bằng Thông tư hướng dẫn nên gặp rất nhiều khó khăn cho các địa phương trong việc quản lý các khu này.

- Điều 29 và điều 30 trong Luật du lịch về quản lý điểm du lịch và quản lý tuyến du lịch chưa được cụ thể hóa và triển khai trong thực tế.

- Điều 31,32 và 33 của Luật du lịch và Điều 11 của Nghị định 92 về công nhận đô thị du lịch chưa có Thông tư hướng dẫn và chưa triển khai thực hiện.

- Điểm 2, Điều 81 Luật du lịch và Điều 40 của Nghị định 92 về Văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài chưa được triển khai.

- Điểm 3, điều 81 Luật du lịch và điểm 2, điều 38 Nghị định 92, khoản 1, phần IV của Thông tư 89 về xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia chưa được triển khai.

Bên cạnh đó, công tác quản lý lữ hành vẫn còn nhiều bất cập, đó là việc quản lý các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa chưa được các địa phương quản lý chặt chẽ; vấn đề phân hạng, xếp loại các khu du lịch, điểm du lịch và tuyến du lịch theo Luật du lịch chưa được triển khai; công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế chưa được thường xuyên nên còn có hiện tượng người nước ngoài núp bóng doanh nghiệp Việt Nam hoặc không có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng vẫn tổ chức kinh doanh..v.v.



Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật du lịch áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch.



Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật du lịch được thực hiện trên các quan điểm chỉ đạo sau đây:

Thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành du lịch trong giai đoạn cách mạng hiện nay và những năm tiếp theo; quán triệt chủ trương của Đảng về, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho chiến lược phát triển du lịch, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Chỉ sửa đổi, bổ sung những nội dung đã được tổng kết, nghiên cứu kỹ và thực sự gây trở ngại cho tổ chức và hoạt động của ngành Du lịch; nội dung được sửa đổi, bổ sung phải được quy định cụ thể, sát với thực tế và tạo cơ sở pháp lý để Chính phủ và các cơ quan chức năng hướng dẫn chi tiết thi hành.

Nội dung sửa đổi, bổ sung Luật du lịch phải bảo đảm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước, phù hợp với chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay và những năm tiếp theo.

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển trên cơ sở nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các văn bản luật pháp, các cơ chế, chính sách cho du lịch để” Du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước”. Mặt khác, tăng cường công tác quản lý Nhà nước để ngăn ngừa kịp thời sự phát triển sai định hướng của Đảng và Nhà nước.



Nội dung chính

Những vấn đề cần được sửa đổi và bổ sung trong Luật du lịch.

- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài nhằm bảo đảm tính khả thi của Luật.

- Các quy định về tài nguyên du lịch trong Luật du lịch, cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng chỉ những tài nguyên nào có khả năng thu hút khách du lịch, có khả năng khai thác và được ngành Du lịch tận dụng để sinh ra lợi ích kinh tế - xã hội mới gọi là tài nguyên du lịch cho phù hợp với thực tế. Hơn nữa, cần bổ sung quy định về vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong việc quản lý sử dụng tài nguyên du lịch.

- Một số quy định có liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và quan hệ quốc tế trong lĩnh vực du lịch (các Điều 38, Điều 51) của Luật du lịch, cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định chung của Tổ chức Du lịch thế giới (UN WTO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thỏa thuận với ASEAN trong AFTA và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh cơ sở lưu trú; kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; về doanh nghiệp kinh doanh lữ hành vốn 100% việt Nam hoặc 100% vốn nước ngoài; và cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành; quy định về mua bảo hiểm đối với khách du lịch nội địa và đưa khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài; về khu, tuyến, điểm và đô thị du lịch; về xúc tiến du lịch quốc gia về đầu tư du lịch v.v... cần được sửa đổi, bổ sung cho sát hợp với thực tế hiện nay và những năm tiếp theo.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, trình độ của hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên du lịch; quản lý và sử dụng thuyết minh viên du lịch.



Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này với sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Kinh phí xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật du lịch do ngân sách nhà nước cấp theo quy định hiện hành.

Các dự án pháp lệnh:


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương