A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam



tải về 1.82 Mb.
trang15/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   47

25. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam


Sự cần thiết ban hành

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 (Bộ luật 2005) được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2005 và Chủ Tịch nước công bố theo Lệnh số 13/2005/L-CTN ngày 27/6/2005 có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế quốc dân và Ngành Hàng hải nói riêng. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật hàng hải nước ta, đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa hoạt động hàng hải thế giới đang ngày càng gia tăng và vai trò “đầu mối”, vừa là “cầu nối” của kinh tế hàng hải đối với nền kinh tế quốc dân cũng như kinh tế biển nói riêng đang đòi hỏi được phát huy.



Sau hơn 5 năm áp dụng Bộ luật 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật đã góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế quốc dân và ngành Hàng hải nói riêng; đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hàng hải ở nước ta.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện Bộ luật đã phát sinh một số vấn đề sau:

Một số chế định của Bộ luật 2005 quy định chưa rõ nên thường dẫn đến hiễu sai, nhất là một số khoản, điểm, tiết trong Chương II (Tàu biển), Chương IV (Cảng biển), Chương V (Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển), Chương XV (Giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải), Chương XVI (Hợp đồng bảo hiểm hàng hải) và một số Chương khác.

Có những chế định liên quan được điều chỉnh trong một số VBQPPL thuộc ngành, lĩnh vực khác chưa thống nhất với quy định của pháp luật hàng hải (pháp luật hàng hải Việt Nam và các điều ước, thỏa thuận hàng hải quốc tế mà Việt Nam là thành viên). Đặc biệt là các chế định liên quan đến đầu tư xây dựng và việc sử dụng đất đai phát triển cảng; thủ tục hành chính tại cảng biển (cả cảng dầu khí ngoài khơi); thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hàng hải; mua, bán, thế chấp và bán đấu giá tàu biển; trục vớt tài sản chìm đắm ở biển; lương, bảo hiểm, phụ cấp và các chế độ đặc thù khác đối với thuyền viên, hoa tiêu; điều kiện bảo đảm an toàn của cảng, tuyến đường thủy nội địa mà tàu biển được phép hoạt động; hoạt động thủy sản, khai thác tài nguyên, thi công công trình và các hoạt động của phương tiện thủy (tàu quân sự, phương tiện thủy nội địa, tàu cá ...) trong vùng nước cảng biển; hoạt động vận tải thủy từ bờ ra đảo và các hoạt động liên quan khác.



Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Dự án Luật quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học. Đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ, cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa chỉ áp dụng trong trường hợp có quy định cụ thể của Bộ luật này.

Dự án Luật áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng hải tại Việt Nam.

Những quan điểm, chính sách cơ bản

Nội dung chính

Sửa đổi một số Điều có nội dung không rõ ràng, không xác định trách nhiệm của các đối tượng có liên quan trong thi hành văn bản tại Chương II (Tàu biển), Chương IV (Cảng biển), Chương V (Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển), Chương XV (Giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải), Chương XVI (Hợp đồng bảo hiểm hàng hải) và một số Chương khác;

Bổ sung những quy định mới chưa được quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Sửa đổi, bổ sung toàn diện nhằm khắc phục các bất cập hiện hành, góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về hàng hải;

Từng bước nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước tại cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện pháp luật hàng hải, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về hàng hải, thương mại, hải quan, biên phòng, du lịch và các lĩnh vực khác tại cảng biển; bảo đảm trật tự, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phong ngừa ô nhiễm môi trường từ hoạt động hàng hải tại cảng biển.

Các quy định sửa đổi, bổ sung sau khi được thông qua và có hiệu lực sẽ được các cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, bảo đảm việc thực thi theo đúng quy định, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động hàng hải nói riêng và nền kinh tế nói chung, đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hàng hải, giúp hệ thống pháp luật hàng hải Việt Nam tiệm cận hơn nữa với các quy định của luật pháp hàng hải quốc tế. Góp phần hạn chế tiêu cực trong hoạt động hàng hải.



Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Về nhân sự: Nhân sự cho việc nghiên cứu xây dựng Dự án Luật được bảo đảm từ Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Trường ĐH hàng hải, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, các hiệp hội và các Bộ, ngành liên quan khác như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học-Công Nghệ, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Biển và hải đảo;

Về Tài chính: kinh phí phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng Dự án Luật và trang thiết bị phục vụ Dự án Luật sẽ được bảo đảm từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp thông qua Bộ Giao thông vận tải, nguồn phí hàng hải và các nguồn hỗ trợ khác (nếu có).

26. Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước


Sự cần thiết ban hành

Luật kiểm toán nhà nước được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006. Đây là văn bản pháp luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, cơ sở pháp lý cao nhất hiện nay quy định về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.

Sau 6 năm thi hành Luật kiểm toán nhà nước, địa vị pháp lý của KTNN được nâng lên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của KTNN được quy định đầy đủ hơn; quy mô, loại hình và chất lượng kiểm toán được mở rộng và tăng cường; vị trí, vai trò của KTNN ngày càng được khẳng định, nhất là từ khi thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định của Luật kiểm toán nhà nước. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật kiểm toán nhà nước đã phát sinh nhiều vấn đề mới cần phải giải quyết, một số quy định của Luật kiểm toán nhà nước bộc lộ những bất hợp lý cần phải được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của KTNN:

- Địa vị pháp lý của KTNN được quy định trong Luật kiểm toán nhà nước (Điều 13) chưa thể hiện được bản chất của cơ quan KTNN với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất như khuyến cáo của INTOSAI và thông lệ các nước trên thế giới (KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất hoặc KTNN là cơ quan kiểm toán tối cao), dẫn đến nhận thức của các cấp, các ngành, công chúng và xã hội nói chung về vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của KTNN chưa đầy đủ và toàn diện, thậm chí còn có nhận thức sai lệch về vị trí pháp lý, tổ chức và hoạt động KTNN.

- Chức năng, nhiệm vụ của KTNN chưa bao quát hết đối với việc kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài chính và tài sản công; chưa thực hiện kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối; chưa thực hiện kiểm toán thuế, kiểm toán nợ công; chưa quy định rõ nhiệm vụ tiền kiểm của KTNN.

- Việc phân cấp cho Tổng KTNN trong vấn đề thiết lập hệ thống tổ chức của KTNN còn hạn chế.

- Chưa có quy định về chế tài đối với các hành vi vi phạm Luật kiểm toán nhà nước của đơn vị được kiểm toán và của tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Mối quan hệ giữa KTNN với các cơ quan của Quốc hội; các Bộ, ngành và chính quyền các cấp trong hoạt động kiểm toán chưa được quy định cụ thể trong Luật kiểm toán nhà nước.

- Do địa vị pháp lý của KTNN chưa được quy định trong Hiến pháp như nhiều nước trên thế giới nên chưa đảm bảo sự tương thích giữa Luật kiểm toán nhà nước với các luật có liên quan như: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

Quan điểm chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Luật kiểm toán nhà nước

- Thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển KTNN; phát triển KTNN thành công cụ trọng yếu và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước; hỗ trợ, phục vụ đắc lực cho hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong thực hiện chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của các địa phương.

- Bảo đảm tính độc lập cao đối với hoạt động kiểm toán nhà nước; hoàn thiện địa vị pháp lý của KTNN bảo đảm tương xứng vị trí, vai trò của KTNN với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất của Nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Kế thừa và phát huy những mặt tích cực của Luật kiểm toán nhà nước hiện hành; bổ sung những nội dung chưa được điều chỉnh, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tế hoạt động của KTNN; bảo đảm sự thống nhất và tương thích giữa Luật kiểm toán nhà nước với các luật khác có liên quan.

- Mở rộng phạm vi, đối tượng kiểm toán và nhiệm vụ của KTNN bảo đảm bao quát hết nhiệm vụ của KTNN đối với việc kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài chính công.

- Tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước bảo đảm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.



Định hướng sửa đổi, bổ sung Luật kiểm toán nhà nước

- Địa vị pháp lý của KTNN: Để xác lập địa vị pháp lý của KTNN đúng với bản chất của cơ quan KTNN, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của INTOSAI và phù hợp với thông lệ quốc tế, vấn đề trước tiên và mang tính quyết định là bổ sung vào Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước những quy định cơ bản về vị trí pháp lý của KTNN và Tổng KTNN. Đây là những quy định nền tảng cho tổ chức và hoạt động của KTNN; đồng thời, là cơ sở pháp lý cho việc quy định địa vị pháp lý của KTNN trong Luật kiểm toán nhà nước và bảo đảm sự tương thích giữa Luật kiểm toán nhà nước với Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật NSNN và các luật khác có liên quan. Do vậy, KTNN đề xuất bổ sung vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam một số điều khoản quy định về vị trí pháp lý, tính độc lập của cơ quan KTNN; thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng KTNN đã được xác định tại Nghị quyết số 927/2010/NQ-UBTVQH12 ngày 19/4/2010 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2010 như sau:

+ “Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

+ “Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước”.

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Luật kiểm toán nhà nước như sau:

“1. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

2. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước”.

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN: Bổ sung nhiệm vụ kiểm toán thuế; nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; kiểm toán nợ công và nhiệm vụ trình ý kiến để Quốc hội xem xét quyết định dự toán NSNN; mở rộng phạm vi, đối tượng kiểm toán; tăng loại hình kiểm toán hoạt động và tiến hành kiểm toán hoạt động ngay từ khi các hoạt động về sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước hoạt động kinh tế - xã hội mới bắt đầu triển khai. Xác định phạm vi, đối tượng kiểm toán cụ thể hơn trên cơ sở nguồn lực hiện có của KTNN đảm bảo phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân sách nhà nước...

- Về tổ chức của KTNN: Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm người đứng đầu KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực trong công tác kiểm toán; thống nhất tên gọi của các KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực và chức danh kiểm toán trưởng tương thích với tên gọi của cơ cấu tổ chức và chức danh tương đương trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước.

- Bổ sung quy định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của KTNN: Sửa đổi, bổ sung các nội dung về ưu đãi khuyến khích kiểm toán viên nâng cao hiệu quả công tác; quy định cụ thể hơn về mối quan hệ công tác giữa KTNN và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động của KTNN; về thời gian gửi và trình tài liệu để tạo điều kiện cho việc hoàn thành báo cáo thẩm tra, báo cáo kiểm toán trình quốc hội; giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán; việc xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm toán.



Nguồn lực và điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước

- Kinh phí bảo đảm cho việc soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước được ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật; tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, các cơ quan KTNN các nước trên thế giới.

- Việc soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước do các chuyên gia của KTNN và các chuyên gia trong các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện.

- Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chương trình Quốc gia phòng, chống tham nhũng. Theo đó, KTNN được giao chủ trì phối hợp với các bộ ngành có liên quan tổng kết 5 năm thi hành Luật kiểm toán nhà nước và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật kiểm toán nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ trên, ngày 7/01/2010 KTNN đã ban hành Kế hoạch số 21/KH-KTNN sơ kết 5 năm thực hiện Luật kiểm toán nhà nước và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật kiểm toán nhà nước; thành lập Ban chỉ đạo, Tổ biên tập thực hiện sơ kết 5 năm thực hiện Luật kiểm toán nhà nước. Đến nay KTNN đã bước đầu hoàn thiện Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật kiểm toán nhà nước và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật kiểm toán nhà nước. Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5043/VPCP-PL ngày 25/7/2011, việc tổng kết thi hành Luật kiểm toán nhà nước và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước dự kiến được hoàn thành trong tháng 6/2012.



- Cơ quan chủ trì soạn thảo: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước do KTNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan soạn thảo.

Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương