9 tháng Tư 20 tháng Tư, 1975



tải về 1.6 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích1.6 Mb.
#36029
  1   2   3   4   5   6
BẢO ĐỊNH

____________________________
TRẬN CHIẾN

CUỐI CÙNG
TUYẾN THÉP XUÂN LỘC

(9 tháng Tư - 20 tháng Tư, 1975)


____________________________________________________________



2010

Figure 1 Thiếu tướng Lê Minh Đảo họp báo tại Mặt trận Xuân Lộc ngày 13.4.75
Tôi sẽ giữ vững Long Khánh.

Tôi không cần biết phía bên kia sẽ đưa đến bao nhiêu Sư đoàn

để đánh chúng tôi,

rồi chúng tôi sẽ tiêu diệt họ”

Thiếu tướng Lê Minh Đảo

Tư lệnh Sư đoàn 18BB kiêm Tư lệnh Mặt trận Xuân Lộc

CẢM TẠ

Người viết chân thành cám ơn quí Chiến hữu có bài viết liên quan đến TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG được trích dẫn hay lấy ý để soạn thảo bài viết này.


Người viết đặc biệt cảm tạ:

Thiếu tướng Lê Minh Đảo, Cựu TL/SĐ18BB kiêm TL/Mặt trận Xuân Lộc,

Đại tá Hứa Yến Lến, TMT/HQ/SĐ18BB,

Đại tá Lê Xuân Hiếu, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 43, SĐ18BB,

Và các Chiến hữu Sư đoàn 18BB,

đã cho ý kiến, kể chuyện, hoặc cung cấp tài liệu để người viết có dịp soạn thảo bài viết.


Người viết chỉ là một lính trận, đã chiến đấu suốt 12 ngày đêm của TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG, viết lại theo những kinh nghiệm cá nhân và đồng đội, dĩ nhiên còn nhiều thiếu sót.
Một lần nữa xin cám ơn tất cả.
Bảo Định Nguyễn Hữu Chế

Cựu Tiểu đoàn trưởng TĐ2/43, SĐ18BB.



I. VÀO ĐỀ
Đất đỏ pha thêm màu máu đỏ

Nghìn thu lịch sử mãi ghi tên”

(Đăng Nguyên – Chiều Nhớ Xuân Lộc)


Xuân đã qua, Hè đang đến. Ngày trở nên dài và đêm ngắn lại. Thỉnh thoảng trời Xuân Lộc đổ cơn mưa rào. Mưa chợt đến rồi chợt đi. Mặt đất ẩm ướt, có lúc lầy lội bùn sình đất đỏ. Không lâu nữa, đất đỏ lại pha thêm màu máu đỏ. Máu của giặc, máu của ta, máu của người dân Việt của cả hai miền, “da vàng máu đỏ”.

Từ một tháng nay, Xuân Lộc rộn ràng không khí chiến tranh. Tin tức loan truyền nhanh chóng việc thất thủ Ban Mê Thuột, cuộc triệt thoái thất bại Quân đoàn II, cuộc di tản chiến thuật không thành công Quân đoàn I. Nhiều chiến binh oai hùng của QLVNCH sa cơ thất thế tại bãi biển Thuận An (Huế), bãi biển Sơn Chà (Đànẵng). Không biết câu thơ của ai đã diễn tả rất đúng trong trường hợp này:

Lạc nước hai xe đành bỏ phí,

Gặp thời một chốt cũng thành công”

Các chuyến bay vội vàng rời sân bay Đànẵng mắc nạn trên biển Đông, trong vùng biển Sa Huỳnh. Các tỉnh thành từ Thừa Thiên đến Khánh Hòa bị bỏ ngõ. Quân CSBV đã vào đến Phan Rang. Phan Rang đã trở thành vùng hỏa tuyến. Đồng bào từ ngoài Trung, từ Cao Nguyên Trung phần trốn chạy Cộng sản, ùn ùn bồng bế nhau vào Nam. Thị xã đất đỏ Xuân Lộc phút chốc trở nên náo nhiệt. Đường phố tràn ngập người dân tỵ nạn. Dân lo âu sợ hãi. Nét kinh hoàng lộ rõ trên những khuôn mặt dãi dầu mưa nắng. Lính âm thầm chịu đựng lo bố phòng. Chiến hào được đắp cao. Những vòng kẽm gai chằng chịt được nối thêm. Các ụ chống chiến xa được dựng lên hai đầu thị xã. Mìn, lựu đạn được gài cùng khắp.

Thần chiến tranh sắp vào đến cửa ngõ!

Thế rồi “Trận Chiến Cuối Cùng” đã đến! Đó là trận chiến Xuân Lộc tháng Tư năm 1975. Đây là trận đối đầu ác liệt, nhưng rất bi hùng giữa Quân và Dân VNCH với bọn xâm lăng CSBV. Trận chiến kéo dài suốt 12 ngày đêm. Khởi đầu từ lúc 5 giờ 40 phút sáng ngày 9 tháng Tư năm 1975, khi Thiếu tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4/CSBV phát lệnh tấn công, và chấm dứt vào lúc 5 giờ sáng ngày 21 tháng Tư năm 1975, khi Tiểu đoàn 2/43 của Thiếu tá Nguyễn Hữu Chế, đơn vị cuối cùng xuống núi (Núi Thị), rời Xuân Lộc, bắt đầu cuộc Hành quân Lui binh.

Xuân Lộc là chiến tuyến cuối cùng bảo vệ Thủ đô Sàigòn, bảo vệ VNCH. Mất Xuân Lộc là mất Sàigòn, mất VNCH!

Từ những cánh rừng cao su bạt ngàn xanh ngắt, từ những đồi núi trùng trùng điệp điệp, những khẩu đại pháo được ngụy trang kỹ, loại 75ly, 120ly, 130ly, và hỏa tiễn 122ly của quân Cộng sản Bắc Việt đồng loạt nã hàng ngàn trái đạn pháo vào Xuân Lộc. Thị xã nhỏ bé của tỉnh Long Khánh rung chuyển như đang trong cơn địa chấn. Ánh chớp đủ màu sắc xanh đỏ tím vàng. Ánh chớp lóe lên dồn dập, trông chẳng khác nào đêm hội hoa đăng. Ánh chớp xé tan màn đêm u tịch, phá tan bầu không khí ngột ngạt đang bao phủ từ một tháng nay.

Trời vẫn chưa sáng. Sương đêm còn dày đặc. Xuân lộc đang say sưa trong giấc ngủ muộn. Bổng nhiên đất trời rung chuyển. Khói súng mịt mù. Lưới đạn đan nhau. Đạn giặc, đạn ta xuyên qua màn đêm, như hàng ngàn hàng vạn vì sao băng. Tòa lâu đài cổ hai tầng tại Núi Thị rung rinh trước cơn bão lửa. Cây anten 292 như muốn gãy sập, nhưng thật kỳ diệu, vẫn can trường đứng vững!

Lúc bấy giờ là 5 giờ 40 phút sáng thứ Tư, ngày 9 tháng Tư năm 1975. Điều mọi người chờ đợi đã đến! Trận đánh bắt đầu. Đây là trận chiến cuối cùng mang tính quyết định. Sau đó là chấm dứt cuộc chiến. Một cuộc chiến tranh tồi tệ và tàn khốc trong lịch sử dân tộc Việt. Cuộc chiến do CSBV phát động. Do sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, ông ta và đồng bọn tự nguyện làm đội quân tiên phong cho Cộng sản Đệ tam Quốc tế trong mưu toan nhuộm đỏ thế giới! Cuộc chiến kéo dài gần 21 năm (tháng 7/1954-tháng 4/1975). Cuộc chiến tàn khốc đã tiêu hao hàng triệu sinh linh người dân Việt của cả hai miền. Chưa bao giờ mảnh đất hình chữ S, trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu bị tàn phá khủng khiếp như vậy.

Xuân Lộc là tỉnh lỵ của Long Khánh, là cửa ngõ hướng Đông đi vào Sàigòn, Thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa. Thị xã nằm trải dài theo đường QL.1, cách Sàigòn hơn 60 cây số. Hình thể Xuân Lộc như một ấp chiến lược, được bao quanh bằng bờ đê, với những hàng rào kẽm gai. Thị xã có khoảng 30 ngàn dân, diện tích chỉ vài cây số vuông. Phố xá nhỏ hẹp. Nắng bụi, mưa lầy. “Đi dăm phút đã về chốn cũ”.

Số đạn pháo quân CSBV bắn vào Xuân Lộc, tính bình quân, mỗi người dân Xuân Lộc lãnh ít nhất hơn một trái!

Xuân Lộc là nơi đặt bản doanh của Sư đoàn 18 Bộ binh, tiền thân là Sư đoàn 10BB. Sư đoàn chính thức được thành lập ngày 16 tháng 5 năm 1965, với cơ cấu được hình thành từ các Trung đoàn Bộ binh 43, 48, 52, Thiết đoàn 5 Kỵ binh, và các Tiểu đoàn Pháo binh 105ly và 155ly, gồm có 180, 181, 182 và 183, cùng các đơn vị kỹ thuật.

Kể từ ngày thành lập, Sư đoàn được đặt dưới quyền các vị Tư lệnh:

- Đại tá Nguyễn Văn Mạnh, sau này Trung tướng: 5 tháng 6 năm 1965.

- Chuẩn tướng Lữ Lan, sau này Trung tướng: 20 tháng 8 năm 1965.

- Đại tá Đỗ Kế Giai, sau này Thiếu tướng: 16 tháng 9 năm 1966.

- Chuẩn tướng Lâm Quang Thơ, sau này Thiếu tướng: 20 tháng 8 năm 1969.

- Đại tá Lê Minh Đảo, từ 04.04.72 đến ngày 30.04.75. Ông được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thăng cấp Chuẩn tướng tại mặt trận An Lộc tháng 11 năm 1972, và Tổng thống Trần Văn Hương thăng cấp Thiếu tướng ngày 25.04.75 do chiến công tại mặt trận Xuân Lộc.
Sư đoàn 18BB không phải là đơn vị đánh giặc giỏi. Trái lại là một trong vài sư đoàn tồi tệ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Lúc mới thành lập, phần lớn quân số là tân binh quân dịch, một số là lao công đào binh được phục hồi, những quân nhân vi phạm kỷ luật từ các đơn vị được thuyên chuyển đến.

Thoạt tiên Sư đoàn mang danh hiệu Sư đoàn 10 BB, với phù hiệu 10 ngôi sao trắng bao quanh ngọn núi Chứa Chan màu xanh thẩm. Đó là ngọn núi cao nhất vùng. Trong những ngày chiến cuộc, BTL/ Tiền Phương/QĐ4/CSBV của Thiếu tướng Hoàng Cầm đã đặt bản doanh tại đây, do Bùi Cát Vũ, TLP/QĐ chỉ huy.

Theo tính dị đoan của người Việt cũng như người phương Tây, số 10 là con số bù, “number ten”, là con số tượng trưng cho sự xui xẻo, và những điều không may. Ngày 1.1.1967, theo lời đề nghị của Chuẩn tướng Đổ Kế Giai, đương kim Tư lệnh Sư đoàn, Bộ TTM/QLVNCH đã chấp thuận cho cải danh thành Sư đoàn 18BB, với phù hiệu màu xanh nhạt tượng trưng cho màu trời, màu xanh đậm tượng trưng cho màu đất, và cung tên dựa vào truyền thuyết “Nỏ Thần” đời An Dương Vương (208 B.C.) trong lịch sử cổ đại của dân tộc Việt: “bắn một phát, giặc chết hàng vạn người!” (Trần Trọng Kim – VNSL).

Tại Xuân Lộc tháng Tư năm 1975, Cổ Loa Thành là tình đoàn kết gắn bó giữa quân (Sư đoàn 18BB) và dân (cư dân Long Khánh). Nỏ Thần là những khẩu súng cá nhân và cộng đồng, những trái mìn chống chiến xa,…của các chiến binh Miền Đông dũng cảm, giàu kinh nghiệm chiến trường. Tất cả một lòng quyết chiến quyết thắng.



Quân xâm lăng CSBV tung vào trận địa một lực lượng đông gấp 5 lần. Chúng bắn hàng chục ngàn trái đạn đại pháo, sử dụng chiến thuật biển người, liên tiếp mở nhiều đợt tấn công trong suốt 12 ngày đêm, nhưng kết quả, chỉ chuốc lấy thảm bại. Đạo quân xâm lược với hơn 40 ngàn tên, dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Hoàng Cầm, đã để lại tại trận hơn 6 ngàn xác chết, 37 xe tăng T-54 và PT-76 bị tiêu hủy. Đại quân của chúng bị chôn chặt bên ngoài vòng đai phòng thủ, để rồi bị ăn pháo và ăn bom! Sự thiệt hại của chúng còn nhiều hơn con số đếm được. Suốt trận chiến 12 ngày, chỉ có vài toán nhỏ bộ đội CSBV đi lạc vào bên trong thị xã, nhưng ngay sau đó đều bị tiêu diệt hoặc bị bắt sống làm tù binh.




tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương