8. Nhóm sâu hại gốc rễ cây na



tải về 126.72 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích126.72 Kb.
#28068
8. Nhóm sâu hại gốc rễ cây na

8.1. Mối hại gốc



Mối thường hại cây con trong mùa khô, mối tập trung hại ở những nói có độ ẩm 50-60 %, có nhiều sản phẩm thực vật bán hoai mục như than, lá cây khô, rễ cây mục nát…Trong vườn ươm, mối chủ yếu tấn công hại hoặc hom giống, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng của cây con, giảm chất lượng của cây giống.




Hình 4.1.26: Mối hại gốc

Biện pháp phòng trừ

Mua thuốc trừ mối dạng bột, đem trộn vào giá thể dùng để cho vào bầu ươm cây giống (Gieo hạt giống, ươm hom, hoặc cấy cây con) theo tỷ lệ như hướng dẫn trên bao bì để phòng mối xâm nhập vào bầu ươm.



Trước khi xếp bầu vào luống trong vườn ươm, cần dùng thuốc trừ mối dạng dung dịch phun khắm khu vực vườn ươm, mối phát hiện thấy mùi thuốc mối sẽ không đến khu vực phun thuốc, tránh được mối tấn công cây con trong giai đoạn này.

Dùng các thuốc hóa học sau để phòng trừ: Basudin, Lidanfor, Sevidol. Dùng 1 trong các loại thuốc trên trộn lẫn với cát theo tỷ lệ 1:10 rác xung quanh gốc và hố.

- Mối hại gốc: Khi thấy triệu chứng cây na bị mối hại dùng thuốc Padan 0,2% tưới vào gốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 6-7 ngày (mỗi hốc 2-3 lít nước thuốc để đuổi mối).

8.2. Sâu bọ hung

Sâu trưởng thành xuất hiện vào giữa tháng 3 và đầu tháng 4, ban ngày chui xuống đất, chập tối bay ra ăn lá. Sâu trưởng thành sống kéo dài đến 6 hoặc 7 tháng. Chúng đẻ trứng ở trong đất, nơi có cỏ hoai mục.

Sâu non sống trong đất chuyên ăn rễ cây non. Mỗi năm có một thế hệ sâu non phát triển trong thời gian khoảng 9 tháng.

Trưởng thành vũ hóa chui ra khỏi mặt đất tạo thành đàn đi ăn lúc hoàng hôn, thường sau cơn mưa của đầu mùa xuân và đầu mùa hè.

- Triệu chứng: rễ na, lá na, cây na non bị cắn, phá hoại vào ban đêm.

- Tác hại: Bọ hung phá hoại rễ cây na, lá na và cây na non.

- Biện pháp phòng:

+ Làm cỏ, phát quang, vệ sinh vườn ươm

+ Xử lý đất trước khi gieo ươm bằng thuốc bột Vibasu 10H, xới đất để diệt nhộng.

+ Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành.






Hình 4.1.27. Bọ hung hại gốc

- Biện pháp trừ: Phun thuốc Folithion 0,1% lên luống cây bị hại vào lúc 5 hoặc 6 giờ chiều.

8.3. Nhóm dế phá hại cây na

Nhóm dế phá hại cây na bao gồm dế dũi và dế mèn phá hại cây vườn ươm từ tháng 4 đến tháng 10, mạnh nhất vào tháng 5 và tháng 6. Ban ngày chúng ẩn lấp dưới đất, ban đêm, cả dế non và dế trưởng thành thường cày những đường ngang dọc trên mặt luống để ăn rễ cây. Dế phá hại mạnh từ tháng 2 đến tháng 4. Ban ngày chúng ở dưới hang sâu khoảng 20cm, ban đêm chúng bò ra cắn cây non để ăn. Dế mèn nâu nhỏ: phá hại mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 5. Ban ngày chúng ẩn nấp dưới các đám cỏ khô, ban đêm bò ra ăn cây con.





Hình 4.1.28. Dế dũi

Hình 4.1.29. Dế mèn

- Triệu chứng: mầm và lá non bị cắn, phá hoại vào ban đêm.

- Tác hại: Dế làm cụt ngọn cây, phá hoại lá non làm gây hại cho cây mầm, cây con.

- Biện pháp phòng:

+ Làm cỏ xới xáo, phát quang bụi rậm tạo vườn na thông thoáng.

+ Thường xuyên kiểm tra vườn ươm để kịp thời phát hiện tình hình phát sinh, phát triển của sâu.

+ Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo ươm

- Biện pháp trừ:

+ Phun thuốc Folithion 0,1% lên luống cây bị hại vào lúc chiều tối

+ Bả độc gồm cám rang, rau lang băm nhỏ, thuốc Folithion 0,1% hoặc Vibasu 10H.

9. Nhóm sâu ăn lá

9.1. Sâu cuốn lá

Sâu non cuốn lá tạo thành tổ để ăn và sống trong đó, dần dần tổ sâu chuyển sang mầu nâu và có các vết sâu ăn trông xơ xác. Sâu non bò sang lá non mới và lặp lại quy trình cũ. Nhộng phát triển trong lá bị cuốn. Thời gian cho một vòng đời ngắn từ 3 đến 4 tuần. Trưởng thành chỉ sống được 3 đến 4 ngày.

- Triệu chứng: lá non, chồi và búp non bị cuốn tạo thành tổ, các vết sâu ăn trông xơ xác





Hình 4.1.30. Vòng đời của sâu cuốn lá

- Tác hại: sâu ăn lá non, chồi non gây hại nặng cho cây con

- Phòng:

+ Thường xuyên kiểm tra vườn ươm để kịp thời phát hiện tình hình phát sinh, phát triển của sâu.

+ Thu lượm bao lá có sâu bên trong đem đốt hoặc giết.

- Trừ:

+ Phun thuốc Regent 800WG hoặc Karate 2,5EC



Dùng các thuốc hóa học sau để phòng trừ: Decis (0,2%), Sunmicidin (0,2%), Padan (0,2%).

9.2. Sâu róm

Con cái đẻ khoảng 200 đến 215 quả trứng, sau 10 ngày trứng nở. Sâu non có 4 lần lột xác. Thời gian sâu non tuổi 1 khoảng 16 ngày, sâu non tuổi 2 khoảng 17 ngày, sâu tuổi 3 khoảng 16 ngày, sâu tuổi 4 khoảng 15 ngày và sâu tuổi 5 khoảng 20 ngày. Giai đoạn tiền nhộng kéo dài 3 – 5 ngày và giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 15 ngày. Vòng đời của sâu róm là khoảng 114 ngày ở nhiệt độ 250C. Trưởng thành sau khi vũ hóa tiến hành cặp đôi và đẻ trứng, thời gian đẻ trứng kéo dài 3 – 5 ngày.

- Triệu chứng: Sâu róm non ăn trụi toàn bộ lá cây.

- Tác hại: Sâu róm ăn lá làm lá cây bị trụi, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

- Biện pháp phòng:

+ Thường xuyên kiểm tra vườn ươm để kịp thời phát hiện tình hình phát sinh, phát triển của sâu.

+ Thu lượm trứng, nhộng đem đốt.




Hình 4.1.31. Sâu róm

- Biện pháp trừ:

+ Dùng biện pháp thủ công bắt giết sâu non.

+ Phun thuốc Trebon, Sherpa hay Actara.

9.3. Sâu xám

Bao gồm: sâu xám lớn, sâu xám nhỏ, sâu xám vàng.....

- Triệu chứng: lá non, mầm bị cắn, phá hoại vào ban đêm



- Tác hại: phá hoại lá, mầm non và gây hại đến cây mầm, cây con.

- Phòng:


+ Làm cỏ, phát quang vườn na.

+ Thường xuyên kiểm tra vườn ươm để kịp thời phát hiện tình hình phát sinh, phát triển của sâu.

- Biện pháp trừ sâu xám:

+ Bắt sâu non vào sáng sớm






Hình 4.1.32. Vòng đời của sâu xám

+ Làm bả độc gồm cám rang + rau lang băm nhỏ + thuốc Folithion 0,1% đặt tại vườn ươm với khoảng cách 5 bả/sào (360m2).

+ Phun thuốc hóa học Folithion 0,1% phun lên luống cây mới bị hại vào lúc chiều tối.

+ Sâu xám là loại côn trùng có tính hướng sáng, do đó có dùng bẫy đèn bắt sâu xám trưởng thành.

10. Chế biến một số loại thuốc trừ sâu thảo mộc

10.1. Khái niệm

Thuốc trừ sâu thảo mộc là loại thuốc dân gian, nó được điều chế, chiết xuất từ thực vật để trừ các loại sâu hại cây trồng.

10.2. Đặc điểm thuốc thảo mộc

Phương pháp nhận biết những loại cây cỏ có chứa chất độc dùng làm thuốc trừ sâu:

- Quan sát chất dịch (nhựa) của cây: Nếu dịch cây có mùi nồng, làm da người bị dị ứng nóng hoặc mẩn ngứa thì dịch của cây đó có chứa độc tố (cây thuốc cá, hạt củ đậu).

- Ngửi mùi: Những cây có chứa chất độc đều có mùi nồng, hắc, cay... nói chung là khó ngửi (lá và vỏ của cây xoan, lá thuốc lá, thuốc lào, cây cà độc dược...).

- Theo dõi những động vật nhỏ sống quanh cây (nhện, kiến...), nếu không có những động vật nhỏ sống quanh cây và dùng cây làm thức ăn thì có thể nhận định cây đó có chứa chất độc có thể dùng làm thuốc trừ sâu (riêng cây thuốc lá, thuốc lào vẫn có rệp và sâu xanh gây hại).



Phương pháp thu hái nhng loi cây c dùng m thuc tr sâu: Tùy từng loại cây cỏ và các bộ phận chứa chất độc của cây, có loại cây chứa chất độc ở rễ (cây thuốc cá...), có cây chứa độc tố ở hạt (hạt na, hạt củ đậu...), có cây chứa độc tố ở lá và thân (cây xoan, thuốc lá...). Do đó cần căn cứ vào những đặc điểm trên của cây mà có biện pháp thu hái khi các bộ phận của cây có hàm lượng độc tố cao nhất nhằm tăng hiệu quả diệt trừ sâu của thuốc.

Phương pháp thu hái nhng loi cây c dùng m thuc tr sâu: Tùy từng loại cây cỏ và các bộ phận chứa chất độc của cây, có loại cây chứa chất độc ở rễ (cây thuốc cá...), có cây chứa độc tố ở hạt (hạt na, hạt củ đậu...), có cây chứa độc tố ở lá và thân (cây xoan, thuốc lá...). Do đó cần căn cứ vào những đặc điểm trên của cây mà có biện pháp thu hái khi các bộ phận của cây có hàm lượng độc tố cao nhất nhằm tăng hiệu quả diệt trừ sâu của thuốc.

Phương pháp chế biến: Có thể dùng biện pháp thủ công mà mọi người đều có thể làm được như sau:

- Ngâm lấy nước: Sau khi thu hái cây có chứa độc tố cần rửa sạch, thái nhỏ ngâm trong nước (thau, vại...) sau đó đậy kín. Thời gian ngâm tùy từng loại cây, thường từ 1-2 ngày. Trong lúc ngâm có thể đảo mạnh tay để độc tố thoát ra hòa vào nước. Ngâm xong gạn lấy nước trong, bỏ bã.

- Nấu: Rửa sạch cây cỏ, thái nhỏ cho vào nồi đun sôi từ 1-2 giờ. Nấu xong gạn lấy nước, khi phun hòa với nước lã.

- Ép lấy nước: Rửa sạch, thái nhỏ, ngâm vào nước vài phút rồi xay nát và ép lấy nước. Phương pháp này thích hợp với những cây cỏ có chứa nhiều dịch chất độc như rễ cây thuốc cá, lá xoan...

Những thuốc được chế biến từ cây cỏ không được để lâu sẽ mất tác dụng diệt sâu, khi nào cần dùng mới thu hái chế biến.

Phương pháp sử dng: Tùy theo đối tượng sâu hại trên vườn na mà sử dụng nồng độ đặc hoặc loãng khác nhau. Khi pha chế các loại thuốc từ cây cỏ ta có thể cho thêm ít xà phòng hoặc dầu khoáng nhằm làm tăng độ bám dính của thuốc. Những loại chế biến từ cây cỏ rất phù hợp để tiêu diệt các loại sâu hại cây na nhằm tạo ra các sản phẩm rau quả an toàn cho người tiêu dùng.

10.3. Chế biến một số thuốc trừ sâu thảo mộc

10.3.1. Thuốc trừ sâu từ cây xoan

Công dụng: thuốc chế biến từ lá, quả cây xoan đâu có tác dụng diệt trừ sâu cuốn lá, rệp, sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ. Thuốc ít độc với côn trùng có ích.

- Cách chế biến dung dịch nước lá xoan: Lá xoan khô ngâm một ngày trong nước với tỷ lệ 1 kg lá khô/10 lít nước. Sau khi ngâm để một thời gian thì vò nát rồi lọc lấy dung dịch. Khi sử dụng thì thêm 0,1 % xà phòng hoặc 0,005% saliman rồi mới đem phun.

- Cách chế biến bột quả xoan: lấy quả xoan sắp chín phơi khô và nghiền nhỏ thành dạng bột. Khi sử dụng thì thêm 5 % saliman.




Hình 4.1.33: Lá, quả cây xoan đâu

Liều dùng: cứ 1 ha dùng 28 kg bột lá xoan. Cách pha chế như sau: cứ 1 kg pha vào 10 lít nước, ngâm trong một ngày rồi lọc kỹ. Sau đó pha thêm 10 lít nước lã và 5 g saliman hoặc một ít xà phòng.

Mức trung bình thuốc có thể diệt 50-60% sâu nhưng pha thêm hóa chất trừ sâu thì hiệu quả tiêu diệt sẽ tăng lên 80-90%. Ba ngày sau khi phun thuốc mới phát huy tối đa hiệu quả diệt sâu.

10.3.2. Thuốc chế biến từ hạt cây củ đậu

Hạt cây củ đậu có chứa 3% các độc tố có tác dụng diệt côn trùng gây hại nhưng ít độc đối với thiên địch hại cây na.

Những chất độc này có tác dụng diệt trừ sâu bọ. Vì vậy hạt cây củ đậu được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu.

Phạm vi sử dụng thuốc trừ sâu chế biến từ hạt củ đậu tương đối rộng. Trên cây na hoặc họ thập tự thuốc diệt sâu tơ, sâu xanh, bướm trắng, rệp, bọ nhảy.



Thuốc còn có tác dụng diệt bọ xít đùi to, bọ nẹt… Có hại đối với sâu phá hoại nhưng thuốc không ảnh hưởng đến côn trùng có ích cho mùa màng. Vậy vậy việc dùng thuốc từ hạt củ đậu được sử dụng ngày càng rộng rãi.

Có hai cách tạo thuốc trừ sâu từ hạt củ đậu:

- Dùng dung môi hữu cơ để tách chiết các chất độc trong hạt củ đậu, quá trình chế tạo khá phức tạp và khá tốn kém.




Hình 4.1.34: Quả và củ đậu

- Dùng hạt củ đậu rồi nghiền nhỏ thành dạng bột thật mịn. Sau đó thêm 5% chất bám dính, chất chống lắng…trộn đều tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Người ta lấy 200-250 g thuốc dạng bột rồi pha với nước, ngâm khoảng 12 giờ rồi dùng vải lọc bã lấy nước, thêm nước cho được 10 lít dung dịch rồi đem phun.

Thuốc dính vào sâu hại làm sâu hại chết, dính vào lá cây sẽ khiến sâu không ăn lá, gây ra hiện tượng “ngán ăn”. Khi ruộng đã phun thuốc thì côn trùng, sâu bọ có hại không dám bén mảng đến.

10.3.3. Chế phẩm thuốc sâu từ cây Ruốc cá (dây mật)

Thuốc từ sâu từ Ruốc cá có hiệu quả diệt trừ sâu khá cao. Trừ sâu tơ đạt hiệu quả 70-80%, trừ rầy xanh hại na đạt 70%, trừ rệp hại bông có hiệu quả 70-80 %; thuốc trừ sâu này pha thêm một ít thuốc hóa học thì có thể diệt sâu ba ba hại rau muống, có khả năng làm chậm tốc độ sinh trưởng của sâu tơ, rệp hại bông.



Rễ Ruốc cá được thu hoạch, hong khô đem chế biến thành dạng bột hoặc lỏng. Thuốc lỏng: ngâm rễ cây rồi giã hay vắt lấy nước. Sau đó cho thêm một chút chất phụ gia vào thuốc rồi đem phun. Thuốc dạng bột: rễ được nghiền nhỏ thành bột mịn, trước khi dùng phải trộn, ngâm rồi mới phun, dùng 5-7 kg/ha hòa trong 400 lít nước.




Hình 4.1.35: Ruốc cá

10.3.4. Chế thuốc trừ sau từ thuốc lá

Thuốc trừ sâu làm từ thuốc lá có khả năng diệt trừ bọ trĩ, sâu đục thân, bọ xít dài, sâu cuốn lá nhỏ, các loại rệp hại…

Để chế thuốc người ta lấy lá thuốc cho vào ngâm 1 ngày trong nước lã với tỷ lệ 1 kg lá/ 20-40 lít nước. Sau đó vớt ra nghiền nhỏ rồi lọc đem đi phun.





Hình 4.1.36: Thuốc lá

10.3.5. Thuốc thảo mộc kết hợp tỏi, ớt, gừng và rượu





(a)

(b)

THUỐC TRỪ SÂU THẢO MỘC











(c)

(d)

Hình 4.1.37. Thuốc trừ sâu kết hợp giữa tỏi (hình a), ớt (hình b), gừng (hình c) và rượu (hình d)

Chuẩn bị một số nguyên liệu: 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít rượu.. 

Theo hướng dẫn, giã tỏi, ớt, gừng, sau đó đem ngâm trong các chum hoặc thùng kín, đổ khoảng 1 lít rượu vào và bịt kín. Trong qua trình ngâm không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng, hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu.

Có thể ngâm từng loại nguyên liệu riêng rẽ hoặc ngâm chung cả 3 loại vào 1 thùng. Nếu ngâm riêng thì cứ 1 kg nguyên liệu thì ngâm với 1 lít rượu, nếu ngâm chung cả 3 loại thì ngâm với 3 lít rượu. Đây có thể coi là nước cốt để pha chế khi phun. 

Thời gian ngâm nguyên liệu ớt, tỏi, gừng với rượu là 15 ngày, với mục đích cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Như vậy, tỷ lệ các chất gây cay trong dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại.

Về cách pha với nước để phun cho rau, liều lượng pha là chúng ta đổ 60ml nước cốt rượu ớt, 60 ml nước cốt rượu tỏi, 60ml nước gừng. Sau đó lấy nước pha thêm 12 lít nước. Trong trường hợp nếu ta ngâm chung vào 1 thùng thì chúng ta sẽ lấy khoảng 200ml nước cốt và pha với 12 lít nước.

10.3.6. Chế biến thuốc trừ sâu từ cây nghể

Nghể là cây mọc tự nhiên ở vùng đồi, bãi, ruộng cao trong mùa mưa ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong cây nghể có 7 - 15% chất Hypetin và Persicarin. Đây là loại chất độc thực vật, có hiệu lực trừ sâu chủ yếu qua tiếp xúc, đường ruột.



.



Hình 4.1.38: Cây nghể

Chế phẩm trừ sâu từ cây nghể có thể trừ được nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút như: rệp muội, nhện đỏ, sâu ăn lá; có độ độc trung bình với người và động vật máu nóng; nhanh phân giải trong cơ thể và môi trường sống; không để lại tồn dư trong nông sản thực phẩm.

Thuốc trừ sâu thảo mộc chế biến từ cây nghể được các cơ quan chức năng khuyến khích sử dụng để sản xuất nông sản an toàn.

Cách chế biến: 1 kg thân, lá cây nghể tươi thái nhỏ hoặc 0, 3 kg thân lá cây nghể khô +0, 2 kg vôi cục, ngâm với 10 lít nước ấm 30 – 35 độ C trong 24 giờ, lọc lấy nước pha loãng với nước lã sạch 10 - 15 lít + 200ml chất bám dính (hoặc 0,2% xà phòng bột) để phun.

Chú ý, hiệu lực của thuốc trừ sâu chế biến từ cây nghể cao khi nhiệt độ môi trường trên 30 độ C và giảm khi nhiệt độ xuống thấp hơn 20 độ C.



B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi

Trình bày đặc điểm gây hại, các biện pháp phòng, trừ các loại sâu hại trên cây na?



2. Bài tập thực hành

2.1. Bài tập thực hành 4.1.1: Chế biến ra thành phẩm các thuốc thảo mộc từ các nguyên liệu thông thường tại địa phương để phòng trừ các loại côn trùng gây hại. Cách thức tiến hành:

- Chia thành nhiều nhóm: mỗi nhóm từ 3-5 học viên

- Nội dung: Chế biến ra thành phẩm các thuốc thảo mộc từ các nguyên liệu thông thường.

- Địa điểm: phòng học, tại ruộng, vườn đang sản xuất

- Viết báo cáo kết quả thực hiện

Cụ thể như sau:

- Cách thc: mỗi học viên được nhận các dụng cụ điều tra, giấy, viết...

- Thi gian hoàn thành: 2 giờ/1 học viên

- Hình thc tnh bày: báo cáo số liệu

- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở mức độ sử dụng các loại thuốc trừ sâu thảo mộc thông thường phù hợp và kết quả phòng trừ thành phẩm đó.

- Kết qu sn phm cn đt đưc:Chế biến được các loại thuốc trừ sâu

thảo mộc thông thường theo quy trình hướng dẫn.



- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

Chế biến và sử dụng được các loại thuốc trừ sâu thảo mộc và tác dụng sinh học của chúng.

Chế biến được các loại thuốc trừ sâu thảo mộc thông thường theo quy trình hướng dẫn.

Tính khả thi

Có khả năng thực hiện

2.2. Bài tập thực hành 4.1.2: Thực hiện quy trình phòng trừ sâu hại na.

  • Địa điểm: Ngoài vườn na

  • Thiết bị dụng cụ, vật tư:

Thước mét, khay, vợt, cuốc, xẻng, dao phát, giấy, bút, thước kẻ, ống đong, kính lúp. Túi ni lon hoặc bình đựng mẫu.

Dụng cụ pha chế thuốc: xô nước, ống đong, cân , que khuấy.

Máy phun thuốc sâu động cơ và bình phun tay trong tình trạng sử dụng tốt.

Bảo hộ lao động: quần áo, khẩu trang, ủng, găng tay..

Thuốc BVTV

*Trình tự các bước thực hiện công việc:



Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, trang bị vật tư

- Dụng cụ, trang bị:

+Thước m, khay, vợt, cuốc, xẻng, dao phát, giấy, bút, thước kẻ, ống đong, kính lúp. Túi ni lon hoặc bình đựng mẫu.

+ Dụng cụ pha chế thuốc: xô nước, ống đong, cân , que khuấy.

+ Máy phun thuốc sâu động cơ và bình phun tay trong tình trạng sử dụng tốt.

+ Bảo hộ lao động: quần áo, khẩu trang, ủng, găng tay

* Chú ý: dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ, số lượng dụng cụ tùy thuộc vào số người làm, các dụng cụ được tiến hành kiểm tra đảm bảo an toàn trước khi sử dụng.

+ Thuốc trừ sâu: Một số loại thuốc trừ sâu sử dụng cho cây na .

+Vườn na: Vườn na thời kỳ kiến thiết cơ bản và vườn na thời kỳ sản xuất kinh doanh.

Bước 2: Điều tra, xác định thành phần loài sâu hại na

- Xác định phương pháp điều tra sâu hại na đúng

- Căn cứ vào đặc điểm hình thái, tập tính sinh sống và triệu chứng gây hại của các loại sâu hại chè để nhận biết đúng.

- Thực hiện điều tra xác định sâu thành phần.



Bước 3: Điều tra, xác định loài sâu hại na chủ yếu

Sâu hại chính là những sâu hại đang phát triển mạnh, đang gây hại hoặc có khả năng thành dịch. Mỗi loại sâu hại chính có những phương pháp điều tra riêng.

+ Xác định sâu hại chính cần có những căn cứ sau:

- Căn cứ vào đặc điểm hình thái, tập tính sinh sống và triệu chứng gây hại của các loại sâu hại na để nhận biết đúng loài sâu hại na chủ yếu.

- Căn cứ vào mức độ gây hại (mật độ sâu, tỷ lệ hại) điều tra, tính toán được.

- Căn cứ vào số liệu dự báo thời tiết khí hậu của vùng.

- Căn cứ vào số liệu theo dõi diễn biến sâu hại của vùng (địa phương).

+ Một số công thức tính toán trong điều tra sâu hại:



Mật độ sâu (con/ lá) =

Tổng số sâu điều tra

Số lá điều tra



Mật độ sâu (con/vợt) =

Tổng số sâu điều tra

Số lần vợt

+ Tỷ lệ từng pha phát dục (%)

Tỷ lệ từng pha phát dục (%) =

Số sâu điều tra của từng pha

× 100

Tổng số sâu điều tra được

+ Thực hiện điều tra diễn biến sâu hại chủ yếu theo các bước chính và yêu cầu kỹ thuật như sau:

Tên

công viêc

Thiết bị dụng cụ

Yêu cầu kỹ thuật các bước

Điều tra diễn biến sâu hại na

Hộp petri, kính lúp cầm tay, ống nghiệm, túi ni lon, tiêu bản các pha phát dục của sâu hại chính (rệp sáp, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ), máy tính, sổ ghi chép.

- Điều tra định kỳ 5- 7 ngày/ lần

- Chọn vườn na đại diện cho giống, tuổi cây (thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh).

- Điều tra đầy đủ các loại sâu hại chính, phát hiện có trên vườn na.

- Tính toán chính xác các chỉ tiêu theo dõi.



+ Hướng dẫn chi tiết thực hiện các bước công việc điều tra diễn biến sâu hại:

Các bước công việc

Hướng dẫn thực hiện

1. Chọn vườn na điều tra

Chọn vườn na đại diện cho từng thời kỳ của cây na (thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh)

2. Chọn điểm điều tra

Chọn 5 điểm theo đường chéo.

3. Chon lá cây

Chọn mỗi điểm 20 lá

4. Cách điều tra




4.1.Điều tra trứng

+ Điều tra trứng, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rệp sáp

Bóc gân lá non, cọng lá na có vết chích quan sát kỹ, đếm số trứng trong tất cả các lá điều tra, tính mật độ trứng/lá



4.2. Điều tra sâu non

- Với rếp sáp phấn, bọ xít muỗi: Quan sát kỹ, đếm số sâu non ở 5 điểm điều tra, tính bình quân con/lá mỗi loại

- Với nhện đỏ hại na: đếm trực tiếp hay gián tiếp số nhện của 5 điểm (100lá)



4.3. Điều tra trưởng thành.

Quan sát từ xa đến gần các điểm, khua động cho trưởng thành bay lên.

Điều tra bằng vợt theo đường chéo góc mỗi điểm vợt

2 -5 vợt tuỳ mức độ trưởng thành.

Đếm số lượng trưởng thành.



4.5.Tính toán các chỉ tiêu.

Áp dụng công thức tính toán mật độ sâu, tỷ lệ từng pha

- Hình thức tổ chức: Chia nhóm nhỏ 2 - 3 người thực hiện các công việc điều tra Xác định sâu hại, diễn biến sâu hại chủ yếu.

- Kiểm tra đánh giá: Giáo viên quan sát các thao tác các bước thực hiện công việc của từng nhóm học viên báo cáo kết quả thực hành nhóm ghi vào bảng sau, giáo viên nhận xét cho điểm.

Kết quả điều tra diễn biến sâu hại chủ yếu trên vườn chè

Ngày, tháng, năm:........................................................................................

Địa điểm điều tra:.........................................................................................

Tình hình thời tiết 5 ngày qua:.....................................................................


Tên sâu

Giống, địa thế, tuổi cây

Tình hình sinh trưởng

Mật độ sâu

(con/lá) hoặc

(con/m2)


Tỷ lệ lá bị hại (%)

Tỷ lệ diện tích bị hại (%)

Tỷ lệ tuổi sâu (%)



















1

2

3

4

5

Bước4: Thực hiện phòng trừ sâu hại na

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp:

+ Làm cỏ, trồng cây phù trợ, bón phân cân đối hợp lý đảm bảo đúng thời gian cách ly.

+

H×nh 14: NhÖn ®á


(Metatetrannychus Bioculatus)

H×nh 15: Bä xÝt muçi


(Helopeltis Sp)




Đốn đúng thời vụ, đúng quy cách,

+ Bao quả đúng quy cách, đảm bảo thời gian cách ly với thuốc BVTV và phân bón.

+ Phun thuốc hoá học trừ sâu hại chủ yếu.

Căn cứ vào loài sâu hại, mức độ bị hại của sâu (mật độ sâu, tỷ lệ hại), chỉ phun thuốc trừ sâu khi sâu hại chủ yếu đạt tới ngưỡng phòng trừ.

Công việc phun thuốc gồm các bước:

Chuẩn bị dụng cụ, trang bị thuốc BVTV.

Đọc kỹ nhãn các loại thuốc.

Chọn loại thuốc và pha chế đúng: Chọn thuốc có tính chọn lọc, ít độc hại

Pha thuốc đúng nồng độ, liều lượng trên bao bì.

Dùng bình bơm tay hoặc máy phun động cơ để phun.

Thực hiện phun thuốc hóa học (theo nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV đúng cách trên đồng ruộng và đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV).

Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ sau phun và đưa về nơi bảo quản theo đúng quy định.



Bước 5: Kiểm tra sau khi phun

Căn cứ vào kết quả điều tra mật độ sâu trước và sau khi phun thuốc BVTV để đánh giá được hiệu quả của thuốc BVTV với loài sâu chủ yếu.

Quan sát thời tiết khí hậu sau khi phun, nếu gặp trời mưa phải phun lại.

C. Ghi nhớ:

- Đặc điểm hình thái, triệu chứng gây hại và biện pháp phòng, trừ các loại sâu hại na.

- Sử dụng thuốc trừ sâu hại na phải là thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, không sử dụng thuốc trong danh mục cấm sử dụng.

- Phun thuốc trừ dịch hại phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng sử dụng thuốc sâu trên đồng ruộng.

- Chỉ phun thuốc khi sâu hại đạt tới ngưỡng phòng trừ.

- Đảm bảo sản phẩm quả na an toàn phải tuân theo quy tắc sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt chú ý thời gian cách ly với từng loại thuốc.









tải về 126.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương