Chúng ta có thể TỰ HÀo nói rằNG, hoàng cung thăng long thời lý VỐn từng đƯỢc xây dựng rất nguy nga, tráng lệ VÀ CÓ nhiều công trình kiến trúc gỗ to lớN, hoàNH tráNG, không thua kém so với các kiến trúC CUng đIỆn nổi tiếng ở châU Á“



tải về 3.78 Mb.
Chuyển đổi dữ liệu03.02.2023
Kích3.78 Mb.
#54172
KIẾN-TRÚC-THÀNH-THĂNG-LONG-THỜI-LÝ


"CHÚNG TA CÓ THỂ TỰ HÀO NÓI RẰNG, HOÀNG CUNG THĂNG LONG THỜI LÝ VỐN TỪNG ĐƯỢC XÂY DỰNG RẤT NGUY NGA, TRÁNG LỆ VÀ CÓ NHIỀU CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ TO LỚN, HOÀNH TRÁNG, KHÔNG THUA KÉM SO VỚI CÁC KIẾN TRÚC CUNG ĐIỆN NỔI TIẾNG Ở CHÂU Á“. PGS.TS BÙI MINH TRÍ

Hình ảnh phục dựng hoàng cung Thăng Long thời Lý đặt trên bản đồ ngày nay.
Năm 1010, Lý Thái Tổ xây dựng thành Thăng Long với 4 cửa: Tường Phù, Quảng Phúc, Đại Hưng, Diệu Đức. Đến năm 2029, nhà Lý hoàn thành việc quy hoạch xây dựng kinh đô Thăng Long với cấu trúc tổng thể gồm 3 vòng thành: Đại La thành (vòng ngoài), Thăng Long thành (vòng giữa hay còn gọi là Hoàng Thành), Long Thành (vòng trong cùng hay còn gọi là Cấm Thành). Trong các vòng thành nối tiếp nhau xây dựng các cung điện, lầu gác, chùa, tháp, đền, đài, đàn tế, miếu, quán.
Nhà Lý tiến hành 56 đợt xây dựng lớn nhỏ với hơn 207 công trình kiến trúc, 3 dợt quy hoạch lớn nhất được làm vào các năm 1010, 1029 và 1203.
+ năm 1010, xây dựng quần thể cung điện ở khu trung tâm gồm 8 điện, 1 cùn, 1 lầu, 2 chùa với điện Càn Nguyên-toà chính điện để vua thiết triều.
+ năm 2029, tại khu trung tâm, Lý Thái Tông cho xây dựng quần thể cung điện mới gồm 7 điện, 2 lầu, 1 gác, trong đó điện Thiên An là toà điện thiết triều.
+ năm 1203, Lý Cao Tông tiến hành một đợt xây dựng ở phía Tây tẩm điện với 6 điện, 1 đình và một số lầu khác.
Phục dựng hoàng cung Thăng Long thời nhà Lý.

Kiến trúc thời Lý tại Hoàng Thành Thăng Long được phát hiện với một quần thể hơn 50 dấu tích, xác thực cho một lịch sử xây dựng hoa lệ của Kinh Đô nước Đại Việt dưới vương triều Lý.


Các công trình kiến trúc được thể hiện rõ qua dấu tích mặt bằng, quy luật phân bố hệ thống móng trụ đỡ chân tảng đá kê cột của bộ khung kiến trúc chịu lực bằng gỗ, có mái lợp ngói âm dương, ngói mũ sen….
Mặt bằng kiến trúc Lý rất đa dạng: hình chữ nhật, hình vuông, hình lục giác, bát giác được xây dựng quy mô kiên cố và rất quy chuẩn về phương vị, thước đo.

Sơ đồ mặt bằng công trình kiến trúc thời Lý.

Hình ảnh mặt bằng tổng thể của hệ thống cung điện thời Lý qua dấu vết khảo cổ.

Vật liệu trang trí cung điện độc đáo: ngói gắn lá để trang trí rồng, phượng, các tượng đầu rồng, phượng trang trí trên nóc mái,…


Sơ đồ mái cung điện và một số vật liệu tảng trí đã được khai quật.
Xung quanh nhiều kiến trúc còn có các hành lang, tường bao, cống nước, giếng nước, đường đi được xây dựng công phu, minh chứng cho trình độ cao của vương triều Lý trong qui hoạch đô thị.

Dấu tích đường nước thời Lý.
Những phát hiện đặc biệt trong kiến trúc thời Lý tại hoàng thành Thăng Long.
- Chìa khoá “đấu-củng”
Hệ thống kết cấu “đấu - củng” chính là “chìa khóa” mở ra khả năng phục dựng hình ảnh của các công trình kiến trúc gỗ. Hệ thống “đấu - củng” được sử dụng rất phổ biến và sáng tạo. Đây là một loại kết cấu đỡ mái gồm hai bộ phận cấu thành là "đấu" và "củng". "Đấu" đóng vai trò là bệ đỡ, còn “Củng” giống hình khuỷu tay, đóng vai trò là tay đỡ được dùng để đỡ một kết cấu khác bên trên.
- Kiến trúc bát giác
Dấu tích kiến trúc Bát giác ở khu C, khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu được phỏng đoán có thể là nhà chứa kinh (1021) hoặc kiến trúc kiểu tháp Phật nhiều tầng. Tuy nhiên, với vị trí nằm đúng trên trục đối xứng bắc – nam của một quần thể kiến trúc rất rộng lớn, nhiều khả năng đây là dấu tích của một cung điện thời Lý trong khu vực Cấm thành Thăng Long 
Dấu tích nền móng cột kiến trúc Bát Gúac thời Lý, mỗi người tượng trưng cho một chiếc cột.

Lầu bát giác so sánh với công trình ở Trung Quốc
Những kết quả nghiên cứu phục dựng mặt bằng tổng thể các công trình kiến trúc thời Lý là cơ sở tiền đề để quảng bá hình ảnh, phát huy hơn nữa giá trị của Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, giúp cho lịch sử có thể được “nhìn thấy” gần hơn.”
tải về 3.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương