Phẩm chất Hồ Chí Minh



tải về 1.89 Mb.
Chuyển đổi dữ liệu06.12.2022
Kích1.89 Mb.
#53926
Phẩm chất Hồ Chí Minh


Phẩm chất Hồ Chí Minh
Phẩm chất Hồ Chí Minh có 4 ý chính:

  • Lý tưởng cao cả, hoài bão cứu dân, cứu nước.

  • Ý chí, nghị lực to lớn

  • Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới và cách mạng

  • Tận trung với nước, tận hiếu với dân

  1. Lý tưởng cao cả, hoài bão cứu dân, cứu nước

Sau khi chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và phong chào đấu tranh chống thực dân, chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định rời Tổ quốc đi sang Phương Tây tìm con đường giải phóng dân tộc vào tháng 6 năm 1911.

Sau 30 năm bôn ba ở nhiều quốc gia trên thế giới, Bác về nước để lãnh đạo nhân dân chống lại thực dân.



  1. Ý chí, nghị lực to lớn

B ác ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng, làm bồi bài trên chuyến tàu của Pháp

Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông bị tra tấn nhưng cũng không thể dập tắt được ý chí của Bác.
Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9/1943, Hồ Chí Minh được trả tự do.
Trải qua 30 năm bôn ba trên thế giới để tìm con đường cứu nước, đi qua nhiều quốc gia, trải qua nhiều những sự kiện lớn, những khó khăn vất vả để cứu nước của bác đã thể hiện được ý chí nghị lực của người.

  1. Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới và cách mạng

Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động.
Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc
Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:
Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập, cần thiết nhất là phải sự vào chính mình.
- Đi sang phương Tây do:
- Nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.
- Có khoa học - kĩ thuật và nền văn minh phát triển.
- Có chính quyền thực dân đang đô hộ nhiều dân tộc trên thế giới.
Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là con đường đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.
Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Tháng 4/1922, Hội xuất bản báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nhiều bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản tại Paris năm 1925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng.


Hình ảnh của “báo người cùng khổ” cre: baotanglichsu.vn


Hình ảnh “ Bản án chế độ thực dân”


Hình ảnh của “bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam”
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập hợp in thành sách “Đường Kách mệnh” - một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.


Văn kiện “Đường cách mệnh”

  1. Tận trung với nước, tận hiếu với dân:

Quyết định rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba 30 năm qua nhiều quốc gia cho đất nước để tìm ra con đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân giành lại quyền tự do độc lập.
Ngày 2/9/1945, Bác đọc tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Một tháng rưỡi sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư đầy tâm huyết tới Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (đăng báo Cứu quốc, số 69, ngày 17/10/1945). Bức thư ngắn nhưng Người gửi gắm vào đó nhiều điều.
Trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng(1), Bác bày tỏ sự quan tâm về mối quan hệ giữa Chính phủ và người dân. Ðây là mối quan hệ gắn kết khăng khít: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường”. Trong thời Trần vẻ vang oanh liệt nhưng Trần Quốc Tuấn nhìn ra được gốc rễ vấn đề mà bảo: Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước gắng sức, khoan thư sức dân để làm kế rễ sâu bền gốc - đó là thượng sách giữ nước. Nguyễn Trãi thì cho rằng, chở thuyền và lật thuyền đều do dân. Trong thư này, Bác viết: “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Với Chính phủ, Bác viết: “các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân... Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”. Ðó là Chính phủ “công bộc”, Chính phủ phục vụ.
Khi thành lập nước Bác đã đưa ra chính sách xóa bỏ nạn đói, nạn dốt của đất nước với phong trào “nắm gạo cứu đói” “Bình dân học vụ”


Hình ảnh Bác tại lớp bình dân học vụ
Bác luôn luôn lo nghĩ đến cuộc sống của các chiến sĩ, trẻ em trên cả nước

Hình ảnh của Bác tại chiến khu Việt Bắc








Bác là một người vô cùng giản dị.



tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương