Ai đà ĐẶt tên cho dòng sôNG? Hoàng Phủ Ngọc Tường



tải về 30.08 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu05.12.2022
Kích30.08 Kb.
#53922
  1   2   3   4   5   6
AI-ĐÃ-ĐẶT-TÊN-CHO-DÒNG-SÔNG-SỬA-LẦN-3


AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
Hoàng Phủ Ngọc Tường

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ban đầu có tên là “Hương ơi, e phải mày chăng?” là bài bút ký do nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết ở Huế vào ngày 4 tháng 1 năm 1981, và được in trong tập sách cùng tên vào năm 1986. Một phần bài bút ký này đã được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam (chương trình Ngữ văn lớp 12) và được đánh giá là một đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương.




  1. KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

  1. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Hoàng Phủ Ngọc Tường được người đời biết tới là nhà văn của những dòng sông. Bởi nếu sông miệt mài chảy về biển lớn không ngơi nghỉ thì Hoàng Phủ Ngọc Tường miệt mài sáng tác không ngơi nghỉ để đóng góp cho đời những áng văn thơ hay. Các tác phẩm chính làm nên tên tuổi của Hoàng Phủ Ngọc Tường bao gồm: “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu” (1971), “Rất nhiều ánh lửa” (1979), “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (1986), “Bản di chúc của cỏ lau” (1984), “Ngọn núi ảo ảnh” (1999), …

Hoàng Phủ Ngọc Tường gây ấn tượng với độc giả bởi phong cách văn học độc đáo. Ông là nhà văn chuyên viết về kí và là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất nước ta hiện nay”. Nét đặc sắc trong sáng tác của Hoàng Phủ là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.


  1. Tác phẩm

    1. Thể loại

Kí là thể loại đặc trưng của văn học dùng để ghi chép, tái hiện những sự việc, hoàn cảnh mang tính chân thật. Giá trị cơ bản của kí là đưa đến cho người đọc những hình ảnh sống động và cụ thể nhất về đối tượng.


  1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" in trong tập bút kí cùng tên. Tập sách gồm tám bài kí, viết ngay sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, đang bừng bừng cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhưng ở Hoàng Phủ Ngọc Tường lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thường gắn với tình yêu thiên nhiên và truyền thống văn hóa sâu sắc.


  1. Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng. Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung. Lấy tên nhan đề cho bài bút ký dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở người đọc về nguồn gốc tên gọi của dòng sông, nói lên những khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế. Cùng với đó, nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.


  1. Tóm tắt tác phẩm

Bài bút kí đã ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với xứ hú mơ mộng đã đi vào lòng người và với truyền thống lịch sử xứ Huế.

Lúc ở thượng nguồn, sông Hương có vẻ đẹp mãnh liệt và hoang dại, có nhiều ghềnh thác đáy vực bí ẩn. Có thể xem sông Hương như bản trường ca của rừng già.

Lúc về đồng bằng, sông Hương thơ mộng làm say đắm lòng người. Hai bên bờ sông Hương chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên. Dòng sông mềm như tấm lùa uốn cong, cảnh đẹp như bức tranh có đường nét, hình khối trôi đi giũa hai dãy đồi sừng sửng như thành quách, cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lưu Bảo. Sông Hương có vẻ đẹp đa màu biến ảo: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.

Lúc qua thành phố Huế, sông Hương trôi đi thực chậm chảy lặng lờ như điệu slow. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Trên sông vọng lại tiếng hát trong một khoang thuyền nào đó. Sông Hương mang vẻ đẹp vừa trữ tình, vừa trầm mặc gắn liền với lịch sử bi tráng của dân tộc mà trên thế giới không có dòng sông nào như thế. Và trước về với biển sông hương lưu luyến tình cảm với thành phố Huế ví như nỗi vấn vươn của nàng Kiều với Kim Trọng.





  1. tải về 30.08 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương